1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập khoa kế toán đại học thăng long tại công ty kỹ nghệ và hạ tầng TELIN

50 612 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 288,5 KB

Nội dung

Với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên qui mô lớn đã đặt ra vấn đề lớn phải giải quyết đó là: Làm sao phải quả

Trang 1

Lời mở đầu 2

Phần I 3

Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3

1.1.1 Vài nét về Công ty TELIN 3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 3

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán của Công ty 4

1.2.1 Phòng Kỹ thuật thi công 4

1.2.2 Phòng Kinh tế thị trường 4

1.2.3 Phòng Tài chính Kế toán 4

1.2.4 Phòng Quản lý cơ giới 4

1.2.5 Phòng Vật tư 4

1.2.6 Phòng Tổ chức hành chính 5

1.2.7 Phòng Xuất nhập khẩu 5

1.3 Tổ chức công tác kế toán 6

1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của từng người 6

1.3.2 Khái quát bộ máy kế toán qua sơ đồ sau 6

1.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TELIN 7

Phần 2 8

thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kỹ nghệ và hạ tầng telin 8

2.1 Nghành nghề kinh doanh chính 8

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TELIN 8

2.2.1 Quy trình chung 8

2.2.2 Nghiên cứu một quy trình hoạt động điển hình của Công ty TELIN 9

2.3 Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của TELIN 10

2.4 Tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty 13

2.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản 17

2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 17

Trang 2

2.5.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn 17

2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 18

2.6 Cơ cấu lao động và tiền lương 19

Phần 3 21

Nhận xét và kết luận 21

3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của Công ty TELIN 21

3.1.1 Những ưu điểm 21

3.1.2 Những nhược điểm tồn tại 22

3.1.3 Phương hướng phát triển của Công ty 22

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 23

Kết luận 25

Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập 26

Nhận xét của đơn vị thực tập 27

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong sự ổn định và bắt đầu có tích luỹ Đồng thời chúng ta cũng thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài Do đó vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản

vì thế cũng tăng nhanh

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân Hàng năm ngành xây dựng cơ bản thu hút gần 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước Với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên qui mô lớn đã đặt ra vấn

đề lớn phải giải quyết đó là: Làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp

Với cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập ở nước ta hiện nay bên cạnh việc các doanh nghiệp sản xuất phải xác định đúng đối thủ cạnh tranh thì việc hạ giá thành

Trang 3

sản phẩm là con đường cơ bản và lâu dài để tăng lợi nhuận Đồng thời là tiền đề đểtăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần cải thiện đời sốngvật chất, tinh thần cho người lao động

Do đó việc phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính, sẽ trở thành các thông tinquan trọng tạo đòn bẩy kinh tế, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm,đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp xây lắpthông tin này là cơ sở kiểm soát vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản Hơn nữa, với Nhànước thì thông tin này làm cơ sở để thu thuế

Đây là một Báo cáo với nội dung tương đối rộng, mà thời gian nghiên cứu hạnchế Do vậy báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế Emmong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy (cô) giáo, của cán bộ công nhân viênCông ty Kỹ nghệ và hạ tầng TELIN, của các bạn để bản báo cáo hoàn thiện hơnnữa Qua đó em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụtốt hơn nữa công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo trong Bộ môn Kinh Tế, cám ơnbác Nguyễn Trọng Thái Phó giám đốc cùng các cô Phòng Kế toán Công ty KỹNghệ và Hạ Tầng TELIN đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em (cháu) hoàn thành báocáo thực tập này

Nội dung bản báo cáo gồm 3 phần:

Phần I: Qúa trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Kỹ Nghệ và

Hạ Tầng TELIN

Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty Kỹ Nghệ và HạTầng TELIN

Trang 4

Phần I

Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Kỹ Nghệ

và Hạ Tầng TELIN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Vài nét về Công ty TELIN

 Tên công ty: Công ty Kỹ nghệ và Hạ tầng TELIN

LIMITED

 Tên viết tắt: TELIN CO ,LTD

 Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN được thành lập theo quyết định số:2059/ GP UB ngày 09 tháng 09 năm 1995 của Uỷ ban nhân dân Thành Phố HàNội

 Được Uỷ ban Kế hoạch (nay là sở Kế hoạch và đầu Tư) Thành phố Hà Nộicấp giấy phép đăng ký kinh doanh số: 051940 ngày 16 tháng 9 năm 1995

 Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN là công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên, hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, có bộ máy kế toán,

Trang 5

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty

Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN “chuyên ngành” xây lắp Với bề dầynhiều năm kinh nghiệm, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên lâu năm, lànhnghề vì vậy trong nhiều năm qua Công ty luôn luôn hoàn thành vượt mức, đảm bảothu nhập cho người lao động và có đầy đủ công ăn việc làm, được khách hàng tínnhiệm

Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như:công trình Nhiệt điện Phả Lại, Nhà Hát Lớn gần đây là công trình đóng cọc xử lýnền móng cho Đài thông tin Duyên Hải Hải Phòng, Nhà máy xi măng Bút Sơn, một

số tuyến đường Quốc lộ 1A, đường Quảng Bình, lắp đặt hệ thống máy phát điệncho một số trung tâm và bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bưu Điện, Bệnh viên Nhi sản xuất cấu kiện bê tông

Để đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay Công ty đã đầu tư một dây chuyền sảnxuất gạch GRANITE hiện đại của Trung Quốc với giá trị gần 3 tỷ đồng năm 1998.Chính vì vậy sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, nhanh chóngchiếm lĩnh thị trường tạo uy tín với khách hàng

Có được thành tích kể trên là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể Ban giám đốc,các phòng ban chức năng và của từng CBCNV trong Công ty

1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy kế toán của Công ty

Ban giám đốc: đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo,giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc phụ trách thi công và Phó giám đốc phụtrách về vật tư cơ giới, tài chính

Các phòng chức năng bao gồm

1.2.1 Phòng Kỹ thuật thi công

Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, quản lý thi côngcác công trình xây dựng, nền móng và vật liệu xây dựng Đồng thời hỗ trợ cho hoạtđộng kinh doanh bán hàng, thực hiện triển khai hợp đồng

Nhiệm vụ: thiết kế, lắp đặt các thiết bị theo hợp đồng Thực hiện các hoạtđộng tổ chức thi công, quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ công trình, quản lý

Trang 6

công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, thực hiện công việc bảo hành, bảo dưỡngcác sản phẩm mà công ty đó cung cấp cho các khách hàng.

Tập hợp và báo cáo Giám đốc các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm

và dịch vụ mà công ty cung ứng, qua đó Ban lãnh đạo công ty nghiên cứu và xâydựng các chiến lược cụ thể nhằm cung cấp tới khách hàng những sản phẩm vàdịch vụ hoàn hảo nhất, tin cậy nhất

1.2.2 Phòng Kinh tế thị trường

Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty trong các lĩnh vực nghiên cứuthị trường, kinh tế, kế hoạch và tổ chức thực hiện kinh doanh, thực hiện các hoạtđộng quản lý trong những lĩnh vực trên theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty Ngoài ra còn có nhiệm vụ: duy trì quan hệ với các đối tác truyến thống,thường xuyên báo cáo Giám đốc các thông tin thu thập được về kế hoạch đầu

tư, mua sắm của các đối tác và khách hàng

1.2.3 Phòng Tài chính Kế toán

Có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toánthống kê theo đúng qui định pháp luật, đáp ứng yêu cầu tài chính cho sản xuất kinhdoanh, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực kinh

tế tài chính, chịu trách nhiệm xác định chi phí giá thành của sản phẩm và các côngtrình

Nhiệm vụ kết hợp với Phòng Kinh tế thị trường:để lập dự toán, hồ sơ dự thầucho các lĩnh vực như cung cấp thiết bị, xây dựng…

1.2.4 Phòng Quản lý cơ giới

Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác quản lý kỹ thuật cơgiới đối với toàn bộ thiết bị xe máy ví dụ: máy xúc, máy ủi, máy san nền… Thựchiện các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng xe máythiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế cao

Trang 7

1.2.5 Phòng Vật tư

Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công ty về lĩnh vực vật tư

Nhiệm vụ: tổ chức khai thác, cung ứng, dự trữ vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuấtkinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế

về BHXH của nhân viên, thực hiện công tác BHXH cho nhân viên

Khái quát bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ dưới đây

Trang 8

Ngoài những nhiệm vụ trên, các phòng và các bộ phận đều phải thực hiện nhữngnhiệm vụ sau:

- Quản lý, phân công công việc, đôn đốc nhân viên làm việc theo nhiệm vụ

- Triển khai nội quy và các quy chế đến từng nhân viên đồng thời kiểm tra, đônđốc việc thực hiện nội quy và quy chế

- Tham gia nhận xét đánh giá hoạt động của nhân viên

- Phối hợp làm việc với các phòng, các bộ phận khác khi được yêu cầu

- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên

- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc

Phòng

QL cơ giới

Phòng Vật tư TC hành Phòng

chính

Ban giám đốc

Phòng nhập khẩu

Trang 9

- Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp giúp việc kế toán trưởng, thu nhận báo cáochi tiết và nhật ký chung các phần hành của các kế toán khác Tiến hành tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành công trình, lập các báo cáo kế toán với cấp trên, kêkhai thuế giá trị gia tăng hàng tháng với cơ quan thuế.

- Kế toán thanh toán - ngân hàng: Thực hiện giao dịch với ngân hàng, thanh toánthu chi tiền mặt, theo dõi quản lý số dư về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay,tiền tạm ứng

- Kế toán vật tư : Có nhiệm vụ ghi chép kịp thời chính xác số lượng, chất lượng, giá

cả vật tư trong việc nhập, xuất tồn kho Hàng tháng tính giá thành yếu tố vật liệutheo quy định

- Kế toán tài sản cố định kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kịp thời,chính xác số hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định Căn cứ vào tỉ lệ khấuhao đã quy định để tính khấu hao vào đối tượng sử dụng Là kế toán kiêm thủ quỹnên kế toán TSCĐ còn quản lý trực tiếp tiền mặt và thực hiện thanh toán các khoảnthu chi bằng tiền mặt

- Kế toán nhật ký chung: hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc của các bộ phận kếtoán chuyển đến để tiến hành ghi nhật ký chung, có trách nhiệm bảo quản lưu giữchứng từ gốc theo đúng quy định của Nhà nước

1.3.2 Khái quát bộ máy kế toán qua sơ đồ sau

Kế toán vật tư

Kế toán nhật ký chung

Nhân viên kế toán các đội sản xuất

Trang 10

1.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TELIN

Hình thức kế toán nhật ký chung, với hình thức này công ty có các loại sổ nhưsau: nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng, sổ cái, sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chung: Mở cho mọi đối tượng liên quan đến mọi nghiệp vụ theo trình

tự thời gian

Nhật ký chuyên dùng: để theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay

Sổ cái tài khoản: Công ty mở sổ cái cho các tài khoản 152, 154, 334, 141, 621,

622, 627,

Lập bảng cân đối số phát sinh của tất cả các tài khoản sử dụng

Ngoài ra kế toán Công ty còn mở hệ thống sổ chi tiết để theo dõi các tài khoản,khoản mục cụ thể như : Sổ chi tiết tài khoản 154, 141, 334, 331,

Trên cơ sở bảng cân đối số phát sinh kế toán lập các báo cáo tài chính bao gồm

4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo quí vànăm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty

sinh

Trang 11

Phần 2 thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kỹ nghệ và hạ tầng

telin

2.1 Nghành nghề kinh doanh chính

 Xây dựng công trình giao thông

 Xây lắp hệ thống xử lý nước và ống dẫn nước

 Xây dựng lắp đặt đường dây và trạm biến áp, máy phát điện

 Xây dựng công trình dân dụng:

o Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi

o Sản xuất vật liệu xây dựng

 Lắp đặt điện tử cơ lạnh, máy công nghiệp và thang máy

Trang 12

 Ngày 03 tháng 05 năm 1997 Công ty đăng ký bổ sung ngành nghề xây dựng:san nền, xử lý nền móng các công trình.

2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TELIN

2.2.1 Quy trình chung

Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN tổ chức hoạt động với một số ngành nghềkinh doanh trong đó truyền thống là: Xây dựng, san lấp mặt bằng, xử lý nền móng,sản xuất gạch Granite, đầu tư lắp đặt thiết bị, máy phát điện

Xét quy trình chung xây dựng dân dụng và xử lý nền móng bằng phương phápcông nghiệp:

Với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng, tác động trực tiếp đến công tác tổchức quản lý Trong quá trình sản xuất thi công, giá dự toán trở thành thước đo vàđược so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh Sau khi hoàn thành côngtrình, giá dự toán lại là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá thành quyết toán côngtrình và thanh lý hợp đồng đã ký kết

Ngành nghề của Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN mang tính đặc chủng nêndây chuyền công nghệ của công ty có những đặc trưng riêng, song vẫn mang nétchung quy trình công nghệ của ngành xây dựng Ví dụ hoạt động san lấp nền móng,hiện nay công ty áp dụng quy trình công nghệ chủ yếu sau:

Trên cơ sở các khâu chủ yếu trên, tuỳ thuộc vào mỗi công trình thì mỗi khâu đólại được mở rộng ra thành những bước công việc cụ thể hơn

Chẳng hạn giai đoạn san nền có thể đắp hoặc đào và chi tiết được tiến hànhtheo trình tự sau:

Khảo sát

San nền

Đóng cọc

Đúc cọc

Trang 13

Đào xúc  Vận chuyển  Đắp  San  Đầm  Kết thúc.

Trên cơ sở nắm chắc các quy trình công nghệ của Công ty sẽ giúp cho việc tổchức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phíkhông cần thiết, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạncuối cùng Từ đó góp phần làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty Kỹ Nghệ và Hạ Tầng TELIN là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên, hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, có bộ máy kế toán, sổ sách

kế toán riêng Công ty chịu trách nhiệm trước bộ chủ quản, cũng như các bên cóliên quan về toàn bộ hoạt động của Công ty Với tư cách pháp nhân Công ty có thểđứng ra vay vốn, ký kết các hợp đồng kinh tế trên cơ sở các hợp đồng kinh tế nàyCông ty tiến hành giao khoán cho các bộ phận sản xuất thi công cấp dưới

Ngoài ra còn có một xưởng sửa chữa và một dây chuyền sản xuất gạch Granite.Mỗi bộ phận được sắp xếp và phân công nhiệm vụ cụ thể và luôn cố gắng đảm bảothi công các công trình theo hợp đồng đã ký

2.2.2 Nghiên cứu một quy trình hoạt động điển hình của Công ty TELIN

Dưới đây đề cập đến chi tiết một quy trình từ lúc trúng thầu tới lúc kết thúc việclắp đặt hệ thống máy phát điện 630k tại Bệnh Viện Bưu Điện

Bước1: Chuẩn bị hồ sơ dự thầu, kèm theo “Giấy phép bán hàng của nhà sảnxuất” cho phép TELIN có thể sử dụng hàng hóa của Công ty công nghiệp SDMO -Cộng hoà Pháp - chào trong hồ sơ dự thầu, chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, chứngchỉ nguồn gốc hàng hoá, tài liệu kỹ thuật,

Bước 2: Sau khi nhận thông báo trúng thầu, ký kết hợp đồng kinh tế với chủđầu tư, cán bộ kinh doanh có nhiệm vụ lập “Phiếu đặt hàng” với Công ty SDMOtheo nội dung của hợp đồng đã tiến hành ký kết (Máy phát điện SDMO TypeV630k, mới 100%, Nhập khẩu đồng bộ từ Pháp, công suất phát liên tục573KVA/458KW, …) và đảm bảo việc nhận thiết bị diễn ra trong vòng 2 tháng.Bước 3: Phòng kinh doanh sẽ chuyển yêu cầu thanh toán của hợp đồng chophòng kế toán Với hình thức thanh toán L/C, kế toán thanh toán ngân hàng sau khi

Trang 14

nhận được thông báo của ngân hàng ACB nhanh chóng chuyển khoản 50% giá trịhợp đồng (1.750.000.000 đồng) như đã thoả thuận.

Bước 4: Sau khi nhận tiền thanh toán, bên cung cấp sẽ tiến hành giao hàng Vìđiều khoản thương mại là FOB nên nhân viên phòng xuất nhập khẩu tiến hành thuêcông ty EMIC của Singapore vận chuyển về Việt Nam với chi phí là 250.000.000đồng bằng tàu biển Trong trường hợp này Công ty TELIN chỉ chịu một nửa tươngđương 125.000.000 đồng, nửa còn lại do SDMO thanh toán

Bước 5: Công ty TELIN chuyển 40% số tiền còn nợ cho SDMO khi nhận đượcthông báo từ phía ngân hàng là đã có đủ bộ chứng từ và giữ lại 10%

Bước 6: Với “Thư bảo lãnh” của ngân hàng ACB, TELIN được nhận trước 30%giá trị hợp đồng là 1.485.000.000đồng (Tổng giá trị hợp đồng là 4.950.000.000đồng) từ phía chủ đầu tư là Bệnh Viện Bưu Điện Sau đó TELIN tiến hành lắp đặt

và hoàn thiện trong 3,5 tháng kể từ ngày nhận được thiết bị cho chủ đầu tư

Bước7: Tiến hành bàn giao và nhận 60% giá trị hợp đồng ( 2.970.000.000đồng)

từ phía chủ đầu tư

Bước 8: Bảo hành miễn phí thiết bị trong vòng 12 tháng hoặc 2000 giờ hoạtđộng, sau đó nhận nốt 10% giá trị hợp đồng còn lại

Bước 9: Cung cấp dịch vụ bảo trì sau giai đoạn bảo hành, TELIN cử cán bộ tớihiện trường để kiểm tra định kỳ 6 hay 12 tháng một lần

Những khó khăn:

+ Dịch vụ vận tải tại Singapore đắt hơn so với nhiều nước trên thế giới

+ Thủ tục hải quan chưa thật sự thông thoáng gây mất nhiều thời gian

+ Vận tải quốc tế ở nước ta chưa thực sự phát triển nên thường gặp khó khăn trongviệc ký kết hợp đồng thương mại như FCA, FOB, … Không thực sự chủ động vềthời gian giao nhận hàng và lộ trình của tàu

+ Việc giữ 10% giá trị hợp đồng cho tới lúc kết thúc giai đoạn bảo hành gây ảnhhưởng tới khả năng xoay vòng vốn của công ty

Điểm thuận lợi:

Trang 15

+ Thị trường Pháp đa dạng nhà cung cấp nên thuận lợi cho Công ty Telin lựa chọnnhà cung cấp

+ TELIN là nhà phân phối của chi nhánh SDMO tại Châu á Thái Bình Dương có trụ

sở tại Singapore nên cũng được ưu tiên hơn về giá cả và khoảng cách vận chuyển.+ Từ đầu năm 2003 các hãng lớn có chính sách thu hút khách hàng bằng cách hỗ trợmột nửa chi phí vận chuyển

+ Cung cấp máy phát điện, thiết bị điện là một trong những lĩnh vực phát triểnmạnh nhất của TELIN Nên đối với TELIN việc thực hiện quy trình này đã có khánhiều kinh nghiệm

2.3 Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của TELIN.

Tình hình hoạt động của một công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảngkhai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính,những người quan tâm (như nhà đầu tư hay nhà quản lý) có thể dễ dàng tìm thấyđược những thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp

Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của TELIN trong hai năm 2002 2003

-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1 Doanh thu

thuần

51,183,273,511

52,288,259,805

Trang 16

2 Giá vốn hàng

bán

43,762,778,089

45,795,108,811

Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh của hai năm 2002- 2003, ta có thể thấy

chỉ tiêu doanh thu năm 2003 tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2003 lại thấp hơn

Trang 17

so với năm 2002 Có thể nói trong giai đoạn này Công ty tăng trưởng vẫn chưa ổnđịnh Ngoài mục tiêu tăng doanh thu, Công ty nên quan tâm hơn tới vấn đề giảm chiphí.

+ Doanh thu thuần: Năm 2003 là 52.288.259.805 đồng tăng 2,16% tuơng ứng1.104.986.294 đồng Về mặt lượng tuy doanh thu thuần chỉ tăng 2,16%, một con sốkhông hề lớn, thế nhưng nó cũng cho thấy được sự nỗ lực trong việc thực hiệnchiến lược kinh doanh của công ty

+ Giá vốn hàng bán: Tăng 4,64% tương ứng 2.032.330.722 đồng so với năm 2002(43.762.778.089 đồng) Có thể thấy sự gia tăng của giá vốn (4,64%) nhanh gấp đôi

so với sự gia tăng của doanh thu thuần (2,16%), nên đây là lý do khiến lợi nhuậncủa công ty không cao

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đặc điểm nghành nghề kinh doanh của công

ty (Xây lắp và lắp đặt) Trong những năm tới, công ty nên chú trọng hơn tới việcgiảm thiểu chỉ tiêu giá vốn bằng cách tìm thêm những nhà cung cấp mới, để từ đó

có thể so sánh nhằm tìm ra một mức giá phù hợp nhất với chất lượng Đồng thời,nên đầu tư công nghệ hiện đại để giảm giá thành các công trình xây dựng, nâng caokhả năng cạnh tranh cho công ty

+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệpnăm 2003 tăng 191.115.171đồng so với năm 2002 tương ứng 4,17% Công ty cũngnên xem xét lại bộ máy cơ cấu tổ chức nhằm cắt bỏ những tồn tại bất hợp lý để giatăng lợi nhuận

Chi phí bán hàng năm 2003 giảm so với năm 2002 là 1.066.477.025 đồng, tươngứng 43,43% Nguyên nhân chính là do từ đầu năm 2003 các hãng như SDMO,MATAC, AMIC….đồng loạt hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu 50% chi phí vậnchuyển

+ Chi phí và thu nhập tài chính: Khoản thu nhập tài chính năm 2003 tăng so vớinăm 2002 là 27.038.639 đồng (72,17%) Sự gia tăng này xuất phát từ thực tế đầunăm 2003 TELIN gia tăng đầu tư góp vốn liên doanh, và đầu tư dài hạn vào các

Trang 18

công ty khác (Tăng 201,1%), do vậy thu nhập từ khoản đầu tư tài chính này có thểcũng tăng lên.

+ Lợi nhuận bất thường năm 2003 âm so với 2002 là 71.660.743 đồng, sự giảm sútnày là do khoản chi phí bất thường tăng vượt quá mức tăng của khoản thu nhập bấtthường Công ty cần chú ý tới khoản mục này và cố gắng khống chế mức gia tăngcủa chi phí để gia tăng lợi nhuận

+ Lợi nhuận sau thuế: năm 2002 cao hơn năm 2003 là 69.555.368 đồng, tương ứngnăm 2003 giảm 22,86% so với năm 2002 Tình hình kinh doanh của công ty năm

2003 không được khả quan lắm Sự sụt giảm này là do Doanh thu thuần gia tăngkhông lớn bằng sự gia tăng của các khoản chi phí như gia vốn hàng bán, chi phí bấtthường…

Kết luận: Lợi nhuận sau thuế của công ty dương, công ty làm ăn vẫn có lãi nhưng

so với năm 2002 khoản lợi nhuận này lại giảm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sựsụt giảm này trong đó có chi phí, vì vậy trong những năm tới công ty cần có biệnpháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận

Trang 19

Bảng cân đối kế toán

Danh

Số chênh lệch

Tỷ lệ(%) Mức tăng (giảm)

Trang 20

- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạnIII Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Trang 21

- Vay ngắn hạn 3,803,187,572 2,610,250,381 (31.37) (1,192,937,191)

- Nợ dài hạn đến hạn trả

- Các khoản phải trả phải nộp khácII

- Quỹ phát triển kinh doanh

- Quỹ khen thởng phúc lợi

- Nguồn vốn đầu tư XDCB

II Nguồn kinh phí

Trang 22

CộNG NGUồN VốN 66,625,282,853

59,723,452,29

Trang 23

Về tài sản: Năm 2003 là 59.723.452.299VNĐ, so với năm 2002 giảm6.901.830.554 đồng tương đương 10,36% do:

- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2003 là 44.642.416.266 đồng

giảm 15.712.452.636 đồng so với năm 2002 hay giảm 26,03% Trong đó:

+ Tiền mặt: Năm 2003 là 838.611.007 đồng, so với năm 2002 giảm 53,95%tương ứng 1.982.518.660 đồng Việc sụt giảm một lượng tiền lớn như vậy ảnhhưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của TELIN, do vậy công ty nên giảiquyết sớm vấn đề này bằng cách đưa ra những chính sách phù hợp hơn như chiếtkhấu thanh toán cho khách hàng với tỷ lệ cao

+ Các khoản phải thu: Năm 2002 là 49.295.372.888 đồng, nhưng năm 2003 chỉcòn 24,131,091,901đồng, giảm (25.164.280.987) đồng tương ứng 51,05% Lý do có

sự sụt giảm này là trong năm 2003 này TELIN đã hoàn thiện và bàn giao các côngtrình cho bốn chủ đầu tư lớn như Khu CN Đình Vũ Hải Phòng, BĐ tỉnh Hưng Yên,

KS Kim Liên, CT than Hòn Gai và đã được thanh toán gần hết giá trị hợp đồng.Làm giảm khoản phải thu khách hàng từ 47.641.443.170 năm 2002 xuống còn23.350.484.959 đồng năm 2003, tương ứng 50,99%

+ Tồn kho: Năm 2003 là 15.851.952.527 đồng tăng 208,4% so với năm 2002,( tăng xấp xỉ 10.711.954.955 đồng)

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2003 là 15.081.036.033 đồng tăng140.51% (tương đương 8.810.622.082 đồng ) so với năm 2002 Về tài sản cố định,trong năm 2003 doanh nghiệp không đầu tư mua sắm thêm mà tham gia góp vốnliên doanh với Công ty MIEN Hàn Quốc, tăng khoản này lên tới 8.625.725.000đồng (tăng 308,52% )

Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2003 là 59.723.452.299 đồng giảm so vớinăm 2002 là 6.901.830.554 đồng, xấp xỉ 10,36% do:

+ Nợ ngắn hạn: Năm 2003 là 7.993.124.758 đồng, giảm 7.109.523.084 đồng (xấp xỉ47,07% ) Sự sụt giảm này chủ yếu giảm từ khoản vay ngắn hạn, người mua trả tiền

Trang 24

trước, đặc biệt là sự sụt giảm của Khoản phải trả người bán từ 2.710.346.054 đồngnăm 2002 xuống 560.124.560 đồng năm 2003, khoảng 79,33%

Điều này có thể giải thích như sau: Thông thường khi mua thiết bị lắp đặt có giá trịlớn, TELIN không phải trả ngay toàn bộ giá trị hợp đồng, mà sẽ được nhà cung cấpcấp tín dụng cho tới khi TELIN bàn giao và hoàn thành công trình cho chủ đầu tư(khoảng 10% giá trị hợp đồng) Trong năm 2003 việc hoàn thành hợp đồng đã kýkết với bốn công ty lớn ( đã nhắc ở trên ) đã giúp thanh toán hết được các khoản nợvới nhà cung cấp

+ Nợ dài hạn: Năm 2003 số dư cuối kỳ của tài khoản này bằng 0, TELIN đã thanhtoán toàn bộ các khoản nợ dài hạn của kỳ trước là 3.206.586.296 đồng

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2003 tăng không đáng kể ( khoảng 4%, tươngđương 207.692.530 đồng) so với năm 2002 là 51.522.635.011 đồng Các quỹ củacông ty đều được trích lập từ các khoản lợi nhuận của công ty theo đúng quy địnhpháp luật

2.5 Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản

2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thánh toán của Công ty TELIN được thể hiện qua bảng số liệu sau

Khả năng thanh

toán tức thời Tængnîng¾nh¹n

mÆtTiÒn

Trang 25

Khả năng thanh toán hiện thời: năm 2003 là 5,59 lần so với năm 2002 lớn hơn0,52 lần và cả hai năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 rất nhiều, điều đó chứng tỏ việc

dự trữ tài sản lưu động của công ty dư thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắnhạn

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2003 (3,60 lần) giảm sovới năm 2002 là 1,04 lần, tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn lớn hơn 1 nên không có gìđáng lo ngại Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho năm 2003 tăng 208,4% trongkhi tỷ lệ nợ ngắn hạn chỉ giảm 32,81% Công ty nên quan tâm hơn tới chính sáchhàng lưu kho nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thườngxuyên, không nên để hàng lưu kho quá nhiều bởi thị trường Việt Nam hiện tại chứađầy biến động về giá cả Sự biến động đó đôi khi có ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sửdụng vốn của công ty

Chỉ tiêu thanh toán tức thời: Năm 2003 là 0,1 giảm so với 2002 là 0,05 lần, tuynhiên chỉ tiêu này lại nhỏ hơn 1 rất nhiều Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năngthanh toán của công ty nếu như nó không huy động kịp thời số tiền cần thiết khi cóhoạt động bất thường xảy ra Công ty nên dự trữ một lượng tiền vừa phải (xác địnhlượng tiền mặt dự trữ tối ưu dựa trên mô hình Boumol), không nên giữ quá nhiềutiền mặt vì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của công ty

2.5.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được phản ánh qua bảng số liệu dưới đây

Ngày đăng: 07/07/2015, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w