Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
1,18 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ PHƢƠNG NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRỊNH THỊ PHƢƠNG NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS. Lê Văn Lân, người thầy tận tình đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ, động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, các Quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh khuyến khích, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khóa học của mình. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Trịnh Thị Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Học viên Trịnh Thị Phƣơng 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Phạm vi nghiên cứu 11 4. Mục đích nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Kết cấu của luận văn 12 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 13 1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng 13 1.1.1. Một số quan niệm về biểu tượng 13 1.1.2. Đặc trưng của biểu tượng 16 1.1.3. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc biệt. 19 1.2. Hành trình sáng tác thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 24 1.2.1. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1954 25 1.1.2. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 – 1975 27 Chƣơng 2: CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 32 2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên 32 2.1.1. Hình ảnh biểu tượng dòng sông 32 2.1.2. Hình ảnh biểu tượng biển 39 2.1.3. Hình ảnh biểu tượng trăng 43 2.1.4. Hình ảnh biểu tượng hoa 50 2.2. Biểu tƣợng con ngƣời 56 2.2.1. Hình ảnh biểu tượng người mẹ 56 2.2.2 . Hình ảnh người tình 60 2 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 67 3.1. Hình ảnh 67 3.2. Các biện pháp tu từ 72 3.3. Giọng điệu 78 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Biểu tượng nghệ thuật là một dạng mã hóa những cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống. Những hình ảnh xuất hiện với tần số cao, mang nhiều giá trị tượng trưng đã trở thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật. Những biểu tượng đó sẽ bộc lộ cá tính sáng tạo, phong cách tác giả, khuynh hướng văn học và cả đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Nghiên cứu tác giả, tác phẩm từ góc độ biểu tượng do đó đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật. 1.2. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu và có nhiều đóng góp đáng kể. Thơ Tế Hanh không hướng về thế giới vĩ mô xa lạ mà tìm về những cảnh đời bình dị, gần gũi của quê hương trong cách cảm nghĩ chân thực, hồn nhiên và giàu ý vị của tuổi hoa niên. Đời thơ Tế Hanh như Xuân Diệu nói là dòng suối trong thầm thì, róc rách đi vào những mạch thầm kín của tình đời, tình người. Cùng với thế hệ các nhà thơ xuất hiện trước Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh đã đi qua chặng đường sáng tác khá dài trên 60 năm và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Không kể tập tiểu luận Thơ và cuộc sống mới và thơ viết cho thiếu nhi, ông có khoảng hơn 20 tập thơ. Đến với thơ Tế Hanh, người đọc dễ dàng bắt gặp một hồn thơ hồn hậu, trong trẻo và tràn đầy cảm xúc. Hồn thơ ấy lại được biểu hiện ra bởi một thế giới của những gì rất gần gũi, quen thuộc, bình dị như cuộc sống thường ngày của mọi người mà không thiếu những vẻ đẹp sâu xa. Trong đó, ta thấy có những hình ảnh được xuất hiện nhiều lần, mang giá trị tượng trưng và trở thành chìa khóa mã hóa thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Đó là những loại từ tập trung biểu đạt từng nội dung về thiên nhiên (sông, biển, ánh trăng, hoa…) và con người (người mẹ, người tình “em”…). Những hình ảnh thực đó của 4 đời sống đã hiện lên với tất cả nét chân mộc và “điêu huyền” của nó, phù hợp với tạng cảm xúc, quan niệm thẩm mỹ, góp phần đem lại nét riêng, độc đáo của phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh. 1.3. Tế Hanh là cây bút sớm được phát hiện, khẳng định. Thơ ông đã thu hút được sự quan tâm, đánh giá, phê bình của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình. Vì thế, từ trước đến nay đã có nhiều bài trên các sách, báo, tạp chí, trang web… viết về sáng tác của Tế Hanh. Đa số, các bài viết đều làm nổi bật những đặc sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, đồng thời cũng chỉ ra được vị trí của mỗi tập thơ trong chặng đường thơ của Tế Hanh. Nhìn chung, các bài viết vẫn chỉ dừng ở thế giới thơ, phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh hoặc những chặng đường thơ. Vì vậy, nghiên cứu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 – 1975 chúng tôi muốn giải mã các các hình ảnh biểu tượng để có được chìa khóa đi vào tác phẩm, khám phá được những mạch ngầm tư tưởng, những cách tân nghệ thuật mới mẻ của Tế Hanh. Từ đó khẳng định những đóng góp quan trọng của ông đối với nền văn học nước nhà trong lĩnh vực thơ ca. 1.4. Tìm hiểu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 với việc khảo sát, thống kê, giải mã những hình ảnh biểu tượng xuất hiện trong những sáng tác của Tế Hanh 1945 - 1975 sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về diện mạo và quá trình đổi mới của thơ Việt Nam thời kì 30 năm chiến tranh. Hy vọng, đây sẽ là một hướng đi mới, có triển vọng, đem lại nhiều kết quả nghiên cứu khả quan và có giá trị. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trước cách mạng tháng Tám (1945) Tế Hanh là bông hoa nở muộn, thuộc lớp nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới nhưng đã ít nhiều khẳng định được bản sắc, tài năng của mình. 5 Năm 1939, tập thơ Nghẹn ngào của Tế Hanh đạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn, tên tuổi ông bắt đầu có sức thu hút đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học. Đánh giá cao tài năng của nhà thơ trẻ này, Hoài Thanh trân trọng giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh tế, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình không sắc, không âm thanh như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới của những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật” [40, tr. 140]. “Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”… “Sự thành thực của thi nhân không thể ngờ tới được” [40, tr. 140]. Cũng với tập thơ đầu tay này, Nhất Linh nhận định: “Ông Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi sĩ có tài…Hai bài Quê hương và Những ngày nghỉ học là hai bài thơ hay của thơ ca Việt Nam và hai bài đó đủ định giá trị của nhà thơ Tế Hanh” [22, tr. 283], điệu hồn thơ riêng của ông ngay từ đầu cũng được Nhất Linh nắm bắt tinh tế “Một linh hồn rất phong phú có những rung động rất sâu sắc và để diễn tả tâm hồn, ông có đủ nghệ thuật và cách đặt câu, tìm chữ”… “Nghẹn ngào là thơ của một người có tấm lòng giàu, dễ rung động trước muôn nghìn cảnh hoặc tầm thường, hoặc éo le trong đời. Tập Nghẹn ngào gom góp tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu niên” [22, tr. 284]. Quả thật, ngay từ đầu, Tế Hanh đã được khẳng định như một cây bút thơ tinh tế, trong trẻo, nhiều hứa hẹn ngay từ trước cách mạng tháng Tám. 2.2. Sau cách mạng tháng Tám Sau Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh hồ hởi sáng tác và liên tiếp cho ra đời những đứa con tinh thần của mình: Nhân dân một lòng (1953), Lòng miền 6 Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy (1961), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp tháng ngày (1974), …Hầu như mỗi tập thơ của ông ra đời sau đó đều xuất hiện những bài phê bình kịp thời và công phu. Bài viết về thơ ông khá phong phú nhưng chủ yếu ở hai dạng sau: 2.2.1. Những bài viết riêng về từng tập thơ Là cây bút được mến mộ nên có nhiều bài viết tiêu biểu về các tập thơ dọc theo đời thơ Tế Hanh. Lê Đình Kỵ với Tiếng sóng hay tiếng lòng của một nhà thơ Việt Nam; Tiếng sóng một thành công quan trọng của Tế Hanh của Đỗ Hữu Tấn; Thiếu Mai với Về tập thơ Hai nửa yêu thương của Tế Hanh; Nguyễn Đình với Hai nửa yêu thương - một tập thơ mới trong giai đoạn mới của Tế Hanh; Lê Tố - Nguyễn Xuân Nam với Khúc ca mới của Tế Hanh; Anh Tố viết Mấy cảm nghĩ khi đọc Đi suốt bài ca. Hoài Anh với Đọc Câu chuyện quê hương, Vũ Quần Phương với Đọc tập thơ Theo nhịp tháng ngày của Tế Hanh, Hồng Diệu với Đọc giữa những ngày xuân của Tế Hanh, Mã Giang Lân với Đọc con đường và dòng sông của Tế Hanh, Bài ca sự sống. Mỗi bài viết của mỗi tác giả là những khám phá, tìm tòi về thơ Tế Hanh ở những góc độ khác nhau. Song, những bài viết đều cho thấy những đặc sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời cũng chỉ ra nhược điểm của từng tập thơ, vị trí của mỗi tập thơ trong quá trình sáng tác của Tế Hanh. Qua đó, chúng ta có thể hình dung được những bước phát triển của đời thơ ông qua từng mốc cụ thể. Dạng bài viết này phổ biến hơn ở giai đoạn đầu, đặc biệt ở thập niên 60 và 70. [...]... hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 12 Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 1.1 Khái lƣợc về biểu tƣợng 1.1.1 Một số quan niệm về biểu tượng Từ thời cổ Hy Lạp với logic học của Aristot, thuật ngữ Biểu tượng đã xuất hiện Đến cuối thế kỉ... giả văn học - Phương pháp thống kê, hệ thống hóa - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh và một vài thao tác của thi pháp học 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 Chương 2: Các loại hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh. .. bản: một bên là hình tượng nghệ thuật (ký hiệu biểu th ), một 19 bên thuộc về nghĩa bóng (ký hiệu ẩn d ) Biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện ký hiệu và phải là một ký hiệu hàm nghĩa ( a nghĩa) Như vậy mọi biểu tượng trước hết phải là hình tượng (ký hiệu biểu th ), và mọi hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng (ký hiệu hàm nghĩa) Phạm trù biểu tượng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt khỏi... những ngày xuân Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm sáng tác của một số nhà thơ khác để có căn cứ làm sáng rõ hơn những biểu tượng trong thơ Tế Hanh 4 Mục đích nghiên cứu Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, giải mã các hình ảnh biểu tượng nghệ thuật trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975, luận văn nhằm hướng tới những mục đích sau: - Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những hình ảnh. .. thống và toàn diện những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh, từ đó nhìn nhận rõ hơn sự sáng tạo và đặc điểm của tư duy nghệ thuật thơ Tế Hanh, thấy được vai trò của hệ thống hình ảnh biểu tượng trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của nhà thơ này - Tìm hiểu hệ thống hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh không chỉ là cơ sở để thâm nhập vào thế giới thơ Tế Hanh mà còn giúp chúng ta có được... bật trong phong 7 cách thơ Tế Hanh Vũ Quần Phương trong cuốn Tế Hanh trong sách Nhà thơ Việt Nam hiện đại khi giới thiệu về Tế Hanh có nhấn mạnh: “Tình cảm chân thật, cách viết trong sáng là ưu điểm nổi bật ở Tế Hanh [35, tr 203] Trong tác phẩm Nhà văn Việt Nam, Hà Minh Đức đã đánh giá về đời thơ Tế Hanh: Trong nền thơ ca hiện đại, Tế Hanh không phải là tiếng nói thơ ca có âm vang sâu rộng Dòng thơ. .. Hanh không có những mùa gặt hái lớn nhưng năm tháng nào cũng có hoa lành, quả ngọt, đặc biệt là giai đoạn 1945 - 1975 24 1.2.1 Thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1954 Xuất hiện vào cuối phong trào Thơ mới, khi mỗi nhà thơ là một cái tôi kín mít, một ốc đảo cô đơn, Tế Hanh không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời cuộc, của thơ Tế Hanh sớm khẳng định được vị trí của mình Tuy nhiên, điểm khác của nhà thơ Tế. .. Cũng như hình tượng nghệ thuật, biểu tượng cũng mang tính khái quát cao về các hiện tượng của đời sống Điều đó đã dẫn đến sự gần gũi với hình tượng nghệ thuật 21 1.1.3.2 Những yếu tố khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng Xét bên ngoài hình tượng và biểu tượng ít có sự khác biệt Biểu tượng tuy có sự tương tác, với hình tượng nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng và không phải mọi hình tượng. .. đời Với tâm hồn tinh tế và dạt dào cảm xúc, Tế Hanh rung động trước mọi vấn đề của đời sống Và thi nhân đã nói lên tất cả những rung động ấy bằng tiếng nói chân thật, tha thiết từ trái tim giàu lòng yêu thương 31 Chƣơng 2 CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 2.1 Biểu tƣợng thiên nhiên 2.1.1 Hình ảnh biểu tượng dòng sông Theo cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean... biểu diễn đều phải phát hiện ra cái mới” Theo TS Nguyễn Thị Ngân Hoa: Biểu tượng văn hóa, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật, biểu tượng thơ ca trong những tác phẩm nhất định, phải được tổ chức lại thành các hình tượng với chất liệu đặc trưng cho từng ngành nghệ thuật” [15, tr 17] Và từ đó, tác giả khẳng định: “Biến thể của biểu tượng trong tác phẩm phải là hình tượng Với văn học viết, hình . của biểu tượng 16 1.1.3. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật - một loại hình tượng đặc biệt. 19 1.2. Hành trình sáng tác thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 24 1.2.1. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1945. 1945 - 1954 25 1.1.2. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 – 1975 27 Chƣơng 2: CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 32 2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên 32 2.1.1. Hình ảnh biểu. các hình ảnh biểu tượng nghệ thuật trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975, luận văn nhằm hướng tới những mục đích sau: - Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những hình ảnh biểu tượng