5. Kết cấu của luận văn
2.2. 2 Hình ảnh người tình
Trong vô vàn những bộn bề của cuộc sống thường ngày, tình yêu luôn gợi về một cái gì rất nhẹ nhàng, thanh khiết. Ai đó đã nói rằng đa tình vốn là bản chất của giống loài thi sĩ. Với tâm hồn đa cảm “Tôi là triệu phú rất nhiều
yêu”, “Tôi dư thương sớm sẵn ngơ ngẩn chiều”, để giãi bày những tình cảm tha thiết nhất của lòng mình, Tế Hanh đến với thơ tình như một lẽ tất nhiên. Nếu Xuân Diệu say mê, yêu vội vàng cuống quýt trong nỗi thèm khát một luyến ái vô biên “Nơi nào ta cũng kiếm vô biên”; Hàn Mặc Tử - tình yêu mang vẻ đẹp thanh khiết nhuốm màu mộng ảo và tôn giáo. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng, chân chất hồn quê với bao duyên phận lỡ làng. Đối với Tế Hanh, tình yêu là sự giãi bày, mời gọi những tâm hồn đồng điệu và luôn nồng đượm, gắn bó với cuộc đời.
Nhân vật người tình trong thơ Tế Hanh thường gắn với hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống đời thường, thể hiện nỗi niềm đằm thắm, sâu thẳm tận đáy lòng phát sáng lộng lẫy của nó. Ngay từ những bài thơ đầu tiên trong tập
Nghẹn ngào, Tế Hanh đã bộc lộ sự bẽn lẽn, rụt rè trước bóng giai nhân của một tâm hồn đa cảm:
Không có khi nào gặp gỡ em Mà anh giữ được vẻ điềm nhiên: Dáng anh bẽn lẽn, lời anh ngượng; Em thử đôi lần nhớ lại xem!
(Hờ hững)
Trước cách mạng, thơ Tế Hanh là những niềm đau khổ, lời than khóc, nỗi nhớ vu vơ nhưng trong sáng vô cùng. Sau cách mạng, với lý tưởng thẩm mỹ mới, cái tôi nhà thơ có sự chuyển biến về chất, hòa vào cái ta chung của cuộc đời. Thơ tình Tế Hanh cũng vì thế mà bớt đi cái cô đơn lạnh lẽo, luôn ấm áp tình đời, tình người:
Cũng thương nhớ chờ mong Như bao nhiêu kẻ khác Nhưng em ơi trong lòng Đã nghe chiều dào dạt
Tình yêu làm con người sống đẹp hơn, tốt hơn, sống mở lòng với mọi người, với xung quanh, tất cả. Ta thấy trong những vần thơ không còn khoảng cách khó hiểu giữa hai người yêu nhau mà là sự thấu hiểu nhau, thấu hiểu xung quanh:
Thấy hoa thêm tươi Thấy trời thêm xanh Thấy hiểu thêm người Thấy hiểu thêm mình
(Ta đã yêu em)
Hình ảnh người yêu thương luôn đầy ắp trong lòng nhà thơ xâm chiếm cả không gian, thời gian, biểu tượng cho nỗi nhớ. Tình cảm yêu đương như những sợi tơ lòng vấn vít, giăng mắc vấn vương trước ngõ, bên thềm, lan từ bóng lá ủ ê đưa, khiến rặng liễu cũng phải bơ phờ cảm động.
Theo thời gian, tình trong thơ Tế Hanh trưởng thành, già dặn hơn nay lại đậm đà mãnh liệt, say đắm tinh tế, ấm áp như chính tình yêu của nhà thơ. Không còn là thứ tình yêu thuần túy, nguyên chất chỉ biết có nhau. Tình yêu của Tế Hanh giờ gắn liền với số phận đất nước, với cuộc đời, mang vẻ tươi mới:
Anh yêu em cay đắng ngọt ngào Anh yêu em yêu vẻ xanh xao
Dấu vết của những ngày đầy khói lửa
Một tình yêu song phương đẹp đẽ, ngọt ngào khác với tình yêu trước đây:
Biển một bên, em một bên Ta đi trên bãi cát êm đềm
Thân buông theo gió hồn theo mộng Sóng biển vào anh với sóng em
(Sóng)
Và ấm áp tin yêu:
Như ngọn đèn khêu, bếp lửa nhen
(Bữa cơm sơ tán)
Hình ảnh người tình hiện lên trong thơ của Tế Hanh cũng mang những nét dáng cụ thể, chân thực, gắn liền với cuộc sống và quê hương. Không phải là những bức tranh bất động được vẽ lên trong lý tưởng để ngắm nghía tôn thờ như trong thơ trước cách mạng mà là người con gái thực có tâm hồn sinh động, khỏe khoắn và duyên dáng:
Em đi gánh nước đôi vai mịn Đòn gánh cong cong uốn dẻo mềm
(Cái giếng đầu làng)
Vẻ đẹp của em đã hòa lẫn, thẳm sâu trong vẻ đẹp của quê hương đất nước:
Kìa đôi mắt, đôi mắt Dòng sông yêu trong vắt Kìa vầng trán thanh thanh Khoảng trời xa yên lành Miệng em cười tươi thắm Như vườn xanh nắng ấm Hơi thở em chan hòa Như không khí quê ta
(Mặt quê hương)
Và đôi mắt người yêu cũng hiện lên thật cụ thể, chan chứa những tình cảm chân thành của ngày hôm nay “đôi mắt nhìn anh mê say”, “đôi mắt trông ngóng đợi chờ”, “đôi mắt – dòng sông yêu trong vắt”. Số phận tình yêu hai người gắn liền với số phân yêu hay không yêu của hàng triệu con người. Tình yêu đất nước, quê hương, chiến đấu, tình Đảng, tình dân phản chiếu vào tình yêu và làm cho nó thêm bao màu sắc:
Anh xa nước nên yêu thêm nước Anh xa em càng nhớ thêm em Trang đầu quyển vở anh ghi Tên sông, tên núi, tên gì nữa em? Tưởng nghe trong bóng trăng đêm Bấm tay em tính xa thêm một ngày…
(Gửi miền Bắc)
Sau cách mạng, thơ tình Tế Hanh có sự chuyển biến, vẫn là sự nhạy cảm chân thành trong tình yêu nhưng lại mang tâm sự sâu lắng hơn. Tình yêu gắn liền với bối cảnh và nhịp đập của xã hội và đất nước. Thời gian tập kết ra Bắc, tình yêu đôi lứa chia lìa, Tế Hanh có thêm nhiều bài thơ tình đặc sắc. Khoảng cách vời vợi về không gian, thời gian đã làm tha thiết thêm nỗi nhớ. Nỗi nhớ thấm vào giấc Chiêm bao hàng đêm:
Ban ngày công tác bận Ban đêm dành nhớ em
Đến Hàng Châu, phong cảnh đẹp mà lòng anh thấy hiểu. Bao nhiêu kỷ niệm tình yêu cứ xao động vấn vương trong những vần thơ tha thiết:
Mùa thu đã đi qua còn gửi lại Một ít vàng trong nắng trong cây Một ít buồn trong gió trong mây Một ít vui trên môi người thiếu nữ
(Bài thơ tình ở Hàng Châu)
Niềm mong nhớ ùa về, khắc khoải, hiện thực cách trở, xót xa. Người tình trong trắc trở của không gian, trong hoàn cảnh ở hai đầu công tác khiến hương vị tình yêu thêm lung linh mang nét đẹp riêng của nó:
Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa Như mặt trăng mặt trời cách trở
Như sao Hôm sao Mai không cùng ở Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?
(Vườn xưa)
Trong dòng thời gian vô định ấy vẫn là sự trách trớ cách xa của đôi lứa yêu nhau. Anh và em ở hai đầu công tác, như mặt trăng mặt trời cách trở nhưng vẫn có một bến đợi ấm áp, vẫn hướng về nhau. Ước muốn tưởng chừng giản dị thôi mà sao xa xôi quá. Câu hỏi điệp khúc cứ trở đi trở lại “Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?” như ẩn chìm nỗi niềm khắc khoải. Có phải thế chăng vì xa cách trong tình yêu, trong thơ Tế Hanh luôn thấp thoáng bóng dáng con người cô đơn tìm kiếm:
Sầm Sơn, nơi đang vui hội hè của bạn bè, của tình yêu lứa đôi nhưng đến đây thi nhân vẫn cảm thấy cô đơn:
Dẫu lòng ta có hóa những con tàu Lòng em chẳng bao giờ thành bến Nên ta vẫn bơ vơ trời biển
Em ở đâu rồi, em ở đâu?
(Em ở đâu?)
Câu hỏi hay tiếng kêu khắc khỏa ấy như tạc vào không gian một nỗi đau, một mong ước đã trở thành vô vọng. Ở nhiều bài thơ khác, nhà thơ cũng thể hiện khát vọng kiếm tìm đuổi bắt vô vọng trong tình yêu này. Và Tế Hanh luôn hướng tới một tình yêu muôn thuở:
Ngày mai đây trong biến động liên hồi Anh không thể giữ những gì yêu quý nhất Nhưng tình anh đối với em không thể mất Như bao tình yêu chân thật trên đời
Những suy nghĩ trải nghiệm trong tình yêu của Tế Hanh dù vui hay buồn, đầy đủ hay dang dở, cách xa hay gần gũi, hiện thực hay mong ước, ngọt ngào hay cay đắng …đều là tình thực của ông. Chính sự chân thật trong bộc lộ tình cảm thiêng liêng này đã tạo nên sự đồng cảm và rung động sâu xa trong lòng người đọc. Người tình đã trở thành biểu tượng cho quê hương, nỗi nhớ, sự chia cách, luôn mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời, dù thi sĩ Tế Hanh đã về bên kia núi. Nhưng chữ tình ông để lại cho vườn thơ Việt sẽ còn xanh tươi mãi.
Tiểu kết:
Trong quá trình khảo sát hệ thống những hình ảnh biểu tượng xuất hiện trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945-1975, chúng tôi đã lập một bảng thống kê như sau:
Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thể thấy trong thơ Tế Hanh có nhiều hình ảnh biểu tượng xuất hiện với tần suất cao, mang ý nghĩa biểu trưng quan trọng, tạo nên một thế giới nghệ thuật đầy hấp dẫn và mới lạ cho thơ ông.
Hình ảnh biểu tương
Dòng
sông Biển Trăng Hoa Mẹ
Người tình Số lần
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 3.1. Hình ảnh
Hình ảnh có một vai trò rất quan trọng trong quá trình sáng tạo thơ. Thông qua hệ thống hình ảnh, nhà thơ thường biểu hiện cảm xúc của mình. Do vậy, hình ảnh vừa là đơn vị của một nội dung có ý nghĩa thẩm, khách quan, vừa là một nhân tố để biểu hiện cảm xúc. Theo Chế Lan Viên: Thơ là phải có hình ảnh. Có người đã nói: triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh. Đọc thơ Tế Hanh, chúng ta có thể thấy ông là người coi trọng hình ảnh và có ý thức xây dựng một thế giới hình ảnh phong phú để biểu hiện thế giới cảm xúc đa dạng của tâm hồn ông.
Với khả năng liên tưởng mạnh mẽ và trí tưởng tượng phong phú, Tế Hanh đã bộc lộ khả năng tạo dựng hình ảnh thơ sống động. Một thế giới nghệ thuật đầy hình ảnh đã được gợi ra từ tập thơ đầu tay của Tế Hanh, tập Nghẹn ngào. Khi cảm xúc ngày càng phong phú, đối tượng phản ánh ngày càng rộng mở, hiện thực đời sống ùa tràn vào thơ, thơ Tế Hanh đã có thêm nhiều hình ảnh, màu sắc, đường nét mới của cuộc đời, thế giới hình ảnh thơ ông phong phú, đa dạng hơn.
Trở lại với thơ Tế Hanh, chúng ta thấy so với các nhà thơ khác cùng thời, thế giới hình ảnh thơ Tế Hanh có nét riêng biệt. Quan niệm nghệ thuật đã chi phối đối tượng phản ánh của nghệ thuật quy định nét riêng ấy. Nói như Chế Lan Viên là xuất phát từ cái “tạng” riêng của mỗi nhà thơ: “Về làng cũ, về vườn xưa, về phương Nam, về với bàn tay em, bên giếng giặt. Cảm giác thân quen gần gũi là cảm giác toát ra từ thế giới thơ anh (Tế Hanh)”.
Từ trước Cách mạng, thơ Tế Hanh thường hướng về hiện thực, nói những cái thực của đời sống và gần gũi, thân thương hơn cả là quê hương và những người dân làng chài quê hương ông. Bởi vậy, thế giới hình ảnh thơ của Tế Hanh được tắm nhuần trong cảm xúc tinh tế của nhà thơ, của tâm hồn có “khả năng nhìn thấy hồn sự vật”: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Càng gắn bó với đời sống, cái thực và cái thơ của cuộc sống càng khiến cho hình ảnh trong thơ Tế Hanh vừa khỏe khoắn, vừa chân thực hơn. Xôn xao trong thơ ông những hình ảnh mới của cuộc sống:
…Đôi hàng đào mận vây sân biếc Đón gió mùa xuân thổi Điện Biên
(Đến Mộc Châu)
…Nông trường ta rộng mênh mông Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài
(Nông trường cà phê)
Trên nền tảng của cái gốc là hiện thực, thơ Tế Hanh thường giữ nguyên dạng thức vốn có trong cuộc sống được tạo nên do cái cảm, cái nhìn của nhà thơ:
…Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
(Nhớ con sông quê hương)
Tuy nhiên, cuộc sống vốn có muôn điều “huyền diệu” làm lòng người say đắm. Với tâm hồn nhảy cảm và tấm lòng yêu cuộc đời tha thiết, thơ Tế Hanh hòa vào cái mạch huyền diệu ấy của cuộc sống. Cùng với nó, khả năng liên tưởng phong phú, sáng tạo của nhà thơ khiến thế giới hình ảnh thơ Tế Hanh có thêm chất “ảo”, vẻ đẹp lôi cuốn, mở ra những liên tưởng rộng dài nơi người đọc:
Một ít vàng trong nắng trong cây Một ít buồn trong gió trong mây.
(Bài thơ tình ở Hàng Châu)
…Trên hoa trăng sáng một vừng
Dưới trăng hoa nở bừng bừng nhụy bông Hoa là trăng đậu cành cong
Trăng là hoa ngự trời trong ngời ngời
(Hoa nở theo trăng)
…Mười lăm, mười tám thơ ngây Mắt đầy cả nắng, hồn đầy cả trăng
(Giấc mộng xuân)
Thơ Tế Hanh thường có những hình ảnh tượng trưng trên cơ sở sự liên tưởng hài hòa của cảm xúc. Ở bài thơ Đêm nay, Tế Hanh sử dụng hình ảnh ánh trăng tượng trưng cho tình yêu của người con gái với người mình yêu mặc cho thời gian và thử thách:
Đêm nay trăng lại với mình
Trăng thơ bát ngát trăng tình chơi vơi Suốt đêm trăng sáng em ơi
Tưởng như trăng sáng suốt đời của anh
Những hình ảnh tượng trưng của sông, biển, hoa cũng được nhà thơ vận dụng khéo léo để thể hiện tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ trên nhiều mức độ khác nhau:
Con sóng từ xa khơi tiến đến
Lượn dài uyển chuyển cánh tay giăng Uốn mình như múa theo chân gió Hơi thở phồng trên mặt phẳng bằng
Có lẽ, sở trường của Tế Hanh là sáng tạo những hình ảnh cụ thể, gần gũi. Tế Hanh luôn “chớp” dựng hình ảnh từ một góc hẹp, do vậy hình ảnh trong thơ ông thường không mang những kích cỡ lớn, những cảnh hoành tráng, mà thường là những hình ảnh cụ thể, nhỏ gọn và dung dị, không chói gắt về màu sắc. Tế Hanh không thi vị hóa cuộc sống mà biết phát hiện chất thi vị đó đây trong đời, trong thơ. Điều đó rất phù hợp với tạng cảm xúc và quan niệm thẩm mỹ của nhà thơ. Đó là hình ảnh bên Cái giếng đầu làng:
…Em đi gánh nước đôi vai mịn Đôi gánh cong cong uốn dẻo mềm …Em múc trao anh gầu nước mát Mặt nước hòa đôi bóng chúng mình …Lau giọt mồ hôi đứng bên đường Uống ngụm nước đựng trong lòng nón
(Cái giếng đầu làng) Hình ảnh con sông quê hương sau ngày giải phóng trở về:
…Vẫn một dòng xanh mát dịu dàng trôi …Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ
Trong ánh nắng ngả nghiêng theo chiều gió
(Trở lại con sông quê hương) Đó là hình ảnh “dễ thương” của làng quê, với khu vườn, nếp nhà:
…Cánh cổng đi vào run rẩy đưa Lối đi cỏ rậm phủ che vừa
Ngôi nhà mái cũ rêu in lớp Hé bức rèm đơn đỡ nắng mưa
(Vườn cũ)
…Cũ càng mái rợp quen mưa nắng Bỡ ngỡ kêu hoài nỗi vấn vương
…Thương bụi chuối hàng dừa tỏa bóng Cái giếng đầu làng, nước lọc như gương
(Cái chết của em Ái)
Viết về mùa thu vàng Yanta thơ mộng, Tế Hanh cũng đã sáng tạo nên những hình ảnh chi tiết, cụ thể khi phác họa khung cảnh rộng lớn của nước Nga để tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, có sức truyền cảm:
…Cây sên màu vàng đậm Cây dương mầm vàng tươi Cây phong vàng cả tấm …Trời trong tận không trung Biển lặng đến xa cùng
(Mùa thu Yanta)
Và cũng còn rất nhiều những hình ảnh nho nhỏ gắn với nỗi niềm, những tâm tình của nhà thơ:
…Góc sân ánh nắng như lưu luyến Dừng lại trên chùm hoa báo mưa
(Hoa báo mưa)
…Mầy trời đầy rơi rớt nắng mong manh
(Rét nàng Bân)
…Trời màu xanh, nước cũng màu xanh Sợi gió đến se cùng sợi liễu
(Em ở đâu)
…Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa
(Bài thơ tình ở Hàng Châu) Thế giới hình ảnh trong thơ Tế Hanh được sáng tạo bằng tư duy nghệ thuật độc đáo, bằng thi pháp mang dấu ấn tài hoa và tinh tế của nhà thơ.
Chính thế giới hình ảnh thơ này đã góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của Tế Hanh, tạo nên vẻ đẹp và sức truyền cảm của thơ ông và ghi nhận một nét đậm của thơ Tế Hanh trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
3.2. Các biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ chính là cách sử dụng từ ngữ được gọt giũa, có hình ảnh bóng bẩy làm cho lời thơ, lời văn hay hơn, tứ thơ, ý văn trong sáng,