Giọng điệu

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.Giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [35, tr 91]. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và sự truyền cảm cho người đọc.Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa có được một tác phẩm thành công. Do vậy, giọng điệu văn chương

vừa cho phép người đọc nhận ra vẻ riêng của người nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định chân tài của nhà văn.

Đọc thơ Tế Hanh, người đọc luôn bị lôi cuốn bởi cái đằm thắm thường trực tràn đầy từ sâu xa trong một tâm hồn thơ giàu cảm xúc: “Tâm hồn nhà thơ như một sợi dây đàn căng thẳng chỉ một làn gió phẩy, một tiếng động nhẹ cũng đủ làm cho nó rung lên thành tiếng hát và như thế là có thơ, làm rung động tâm hồn người đọc”. Tế Hanh lấy cảm xúc làm gốc, là lõi cốt của thơ. Chính Tế Hanh đã từng khẳng định: “Nguồn cảm xúc chân thành chính là đầu mối của sự sáng tác thơ văn…Một điều chắc chắn là bao giờ chúng ta cũng phải có sự thôi thúc của những tình cảm chân thành…Những cảm xúc chân thành, mãnh liệt trong thực tế, chính là điểm xuất phát của mọi hồn thơ, tứ thơ. Thơ văn không thể nào, mãi mãi không thể nào là địa hạt của những tình cảm giả tạo hời hợt… mà phải bắt nguồn từ sự thông cảm thấm thía với cuộc sống” [22, tr. 270]

PGS.TS Mai Hương trong bài viết Giọng điệu thơ Tế Hanh đã rất “tinh” khi phát hiện ra rằng: “Coi trọng cảm xúc nhưng cảm xúc trong thơ Tế Hanh thường là những xúc cảm nhẹ nhàng, tinh tế. Ông không thích những gì quá mạnh, quá quyết liệt, không bình thường mà thường ưa sự dịu nhẹ: “Vui cũng vui dịu dịu, buồn cũng buồn nhẹ nhàng” (Đỗ Hữu Tấn)” [22, tr. 271]. Vương Trí Nhàn nhận xét khá tinh tế về điệu tâm hồn riêng của Tế Hanh “…Ông thích nói về những gì êm ả, dịu dàng…Mặc dù nhận ra đủ mọi sắc thái gắt đậm, cũng là những chua cay mặn chát của đời sống, nhưng khi làm thơ ông chỉ muốn viết về những sắc màu tươi tắn, những tấm lòng nhân hậu…” [30, tr. 51]. Đặc biệt, trong những sắc thái đa dạng của tâm hồn, của cảm xúc, Tế Hanh luôn lấy sự chân thực làm trọng: “Tế Hanh giữ mạch tình cảm nguyên vẹn, thuần chất như dòng sông nhỏ không cồn lên những cơn sóng lớn, nhưng bền bỉ đằm thắm cuộn chảy liên tục theo dòng thời gian” [9,

tr. 260]. Thơ đối với ông là một sự giãi bày, là sự tìm bạn, hơn là một sự lý giải cắt nghĩa. Chế Lan Viên đã từng nói: “Thơ Tế Hanh …bộc trực tả tình, tràn tình, tình để trần”[14, tr. 395]. Tế Hanh đã chân thành một cách hồn nhiên nên rất nghệ thuật và một cách có nghệ thuật nên cũng rất hồn nhiên. Chính cảm xúc chân tình tha thiết ấy đã đem đến cho thơ ông một bản sắc riêng có sức hấp dẫn tự bên trong, không ồn ào mà lay động, dễ đồng cảm, dễ đắm say. Chính tâm hồn giàu cảm xúc đó tạo nên một giọng điệu riêng, giọng chủ đạo, quán xuyến của thơ Tế Hanh, giọng tâm tình, giãi bày, dễ thân như ông hằng mơ ước:

Tôi muốn viết những bài thơ dễ hiểu Như những lời mộc mạc trong ca dao

(Gửi miền Bắc)

Hầu như tất cả các tập thơ của Tế Hanh không phải ngẫu nhiên mà mang đậm ý nghĩa của những lời tâm tình: Nghẹn ngào, Lòng miền Nam, Gửi miền Bắc, Hai nửa yêu thương, Câu chuyện quê hương. Nhiều bài thơ bộc lộ trọn vẹn một tâm sự, một nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn nhà thơ: Nhớ con sông quê hương, Nói chuyện với Hiền Lương… đôi lúc còn phản ánh tâm trạng cụ thể của nhà thơ: Nghe tin cha mất, Bên mồ mẹ, Nhớ mẹ, Nói chuyện với người yêu một ngày đầu xuân, Nhớ con sông quê hương… Tế Hanh đã không ngại ngùng, che đậy mà luôn yêu tin để giãi bày, bộc bạch tâm tình. Mọi sắc thái tình cảm, dù là vui hay buồn, là ngọt ngào hay cay đắng, là đoàn tụ xum họp hay lẻ loi, cô đơn… đều được nhà thơ bộc bạch chân tình.

Ở nhiều bài thơ, giọng điệu tâm tình, giãi bày ấy được chuyển tải qua những câu thơ mang tính chất tự sự “kể” và đó là dạng câu thơ khá phổ biến trong thơ Tế Hanh. Chủ thể “Tôi” luôn có mặt trực tiếp hiện diện, trực tiếp bộc bạch trong mỗi câu thơ. Tế Hanh dùng những lời thủ thỉ tâm tình để nói về nỗi nhớ, niềm thương trong chia ly, xa cách “Nay tôi gửi tình tôi trong

tiếng sóng”. Trò chuyện với người yêu cũng với giọng tâm tình, thủ thỉ, xưng “anh” và gọi người yêu bằng “em” rất trìu mến, ngọt ngào: “Anh yêu em như yêu dấu quê ta. Gửi mong nhớ miền Nam trong Hà Nội” (Hà Nội và hai ta), “Anh yêu em cay đắng ngọt ngào. Anh yêu em yêu vẻ xanh xao” (Ta đã yêu em),… Nói với mẹ, Tế Hanh cũng nói bằng giọng tâm sự: Nhớ mẹ, Mẹ mãi còn, Mẹ có nghe thơ con…

Để diễn tả tâm tình tha thiết của lòng mình, trong thơ Tế Hanh hay sử dụng từ cảm thán: “Ôi quê hương! mối tình tha thiết” (Cái chết của em Ái) và những từ ngữ hô gọi như: Em ơi, Mẹ ơi, Quê hương ơi, miền Nam ơi, Hiền Lương ơi, các anh ơi… Rõ ràng nhu cầu giãi bày bộc bạch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của trái tim cởi mở này.

Tâm tình của nhà thơ được bộc bạch trong thơ thật phong phú, với những sắc thái khác nhau. Song dù bất kì ở trạng thái cảm xúc nào, Tế Hanh cũng nói bằng giọng thủ thỉ, tâm tình tha thiết. Ngay cả khi nói về những đau thương mất mát, những vấn đề lớn của thế kỉ và thời đại, ông vẫn nói bằng giọng tâm tình. Nói về sự chia cắt hai bờ Nam Bắc, thơ Tế Hanh vẫn là lời tâm tình xót xa:

Tôi chảy ngày đêm không nghỉ Hai bờ Nam Bắc nhìn đau

Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị Tận chân trời mây núi có chia đâu

(Nói chuyện với Hiền Lương) Hướng về quê hương miền Nam đang bị giày xéo dưới gót giày xâm lược, Nhớ con sông quê hương vừa đáp ứng nhu cầu chính trị, vừa đáp ứng nhu cầu của trái tim bởi ở đó là lời tâm sự chân thành:

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến …Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam

Phù hợp với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, thơ Tế Hanh thường có âm điệu buồn, nhịp thơ chậm rãi. Đọc thơ ông, ta không thấy cái vội vàng cuống quýt như trong thơ Xuân Diệu: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ” hay cái hối hả, giục giã như trong thơ Tố Hữu: “Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người yêu người sống để yêu nhau. Đảng cho ta trái tim giàu. Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”. Mà thường là nhịp điệu chậm rãi, từ tốn, tha thẩn lưng chừng.

Mùa thu đã đi qua còn gửi lại Một ít vàng trong nắng trong cây Một ít buồn trong gió trong mây Một ít vui trên môi người thiếu nữ

(Bài thơ tình ở Hàng Châu) Giọng thơ và nhịp thơ có sự phù hợp làm nổi rõ tâm tình thủ thỉ của tác giả:

Tiễn em trong cảnh thu này

Lòng ta muôn tiếng sao đầy lặng im

(Mùa thu tiễn em)

Trên bước đường sáng tạo nghệ thuật, Tế Hanh một mặt khắc đậm sâu giọng điệu tâm tình giãi bày, mặt khác mở rộng, phát triển những giọng điệu khác phù hợp với cảm xúc trước những đòi hỏi phản ánh cuộc sống vốn đa diện, đa chiều. Theo dõi hành trình sáng tạo thơ Tế Hanh, có thể thấy cùng với giọng chủ đạo – giọng tâm tình, nghẹn ngào, day dứt cũng trở đi trở lại trong sáng tác của Tế Hanh. Khi đất nước bị chia cắt, giọng day dứt thường xuất hiện trong những bài thơ ông viết về quê hương, về miền Nam còn chìm trong máu lửa. Xa quê hương, sống trên đất Bắc đang ngày càng thay da đổi thịt, tưng bừng trong không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng lòng ông

vẫn “vang tiếng vọng” của quê hương, vẫn da diết, vẫn không nguôi ngoai niềm khắc khoải khi nghĩ đến quê hương còn chịu nhiều đau khổ:

Khi nửa nước còn trong tay lũ giặc Tôi cười vui dễ dãi sao đành?

Và cả nỗi lòng nhà thơ dồn tụ lại trong một câu hỏi đầy day dứt mà thấm thía:

Tôi đã làm gì cho xứ sở quê hương?

Thời gian trôi qua, nỗi đau chia cắt dường như ngày càng khía sâu vào vết thương lòng nhức nhối. Hiện thân từ những khắc khoải khôn nguôi ấy của cõi lòng nhà thơ là những câu thơ nghẹn ngào rưng rưng nỗi chua xót:

Con sóng hay là dao kéo cắt Đắng cay hạt muối lệ rưng rưng

(Nước chảy ngang) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có những lời thơ đầy nước mắt ứ nghẹn trong nỗi niềm cô lẻ:

Sầm Sơn có những cặp bên nhau Mắt trong mắt tay trong tay âu yếm Sao ta vẫn một mình với biển

Em ở đâu rồi, em ở đâu?

(Em ở đâu?)

Nhiều câu thơ, câu hỏi xuất hiện trong thơ Tế Hanh để nói cái trăn trở, day dứt của cõi lòng:

Trăm thước vì sao rộng quá chừng …Con sóng hay là dao kéo cắt Đắng cay hạt muối lệ rưng rưng?

(Nước chảy ngang)

Em ở đâu rồi, em ở đâu?

(Em ở đâu?)

Hai ta ở hai đầu công tác

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa

(Vườn xưa)

Giọng điệu nghẹn ngào khiến thơ Tế Hanh có sức day trở, thấm sâu vào tâm tình người đọc. Đằng sau những vần thơ đó, người ta bắt gặp một tâm hồn thơ giàu cảm xúc, nồng hậu ân tình gắn bó với cuộc đời.

Nhìn chung thơ Tế Hanh có giọng điệu chủ đạo - giọng thơ tâm tình. Sự góp mặt của giọng thơ nghẹn ngào, day dứt, đặc biệt ở giai đoạn cuối đi về hướng trầm tĩnh, suy tư là sự bổ sung ý nghĩa tạo nên chiều sâu, sự phong phú cho giọng điệu thơ ông. Sự đa thanh trong giọng điệu trên cơ sở một giọng điệu chủ đạo là cơ sở để nhà thơ xây dựng nhiều hình ảnh biểu tượng, tạo một phong cách thơ hấp dẫn, giúp thơ ông “không bị già cũ và có khả năng đồng hành được với nhiều thế hệ nhà thơ trong suốt chặng đường dài hơn nửa thế kỷ qua của thơ Việt” [22, tr. 280].

KẾT LUẬN

1. Trải qua hơn 60 năm sáng tác cần mẫn, miệt mài, thơ Tế Hanh không gây ấn tượng với người đọc một cách mạnh mẽ, ồ ạt như những nhà thơ cùng thời khác mà từ tốn, khiêm nhường như một "nét duyên lặn vào trong" rồi đọng lại trong lòng độc giả bởi sự chân thành, tinh tế, trong trẻo và thẫm đẫm tình đời, tình người. Trong hành trình đến với Thơ và Cái đẹp, Tế Hanh đã xây dựng được hệ thống hình ảnh biểu tượng độc đáo vừa mang dấu ấn cá nhân, vừa mang hơi thở của thời đại. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi xin được hướng tâm điểm nghiên cứu vào hai dạng biểu tượng (mà sự phân chia cũng có tính chất tương đối): biểu tượng thiên nhiên và biểu tượng con người.

2. Trong đó, những điều được trình bày ở chương một là hệ thống lý thuyết cơ bản về “biểu tượng”, như các quan niệm về biểu tượng, đặc trưng của biểu tượng, sự thống nhất và khác biệt của biểu tượng so với hình tượng. Theo đó, là quan niệm về biểu tượng của luận văn cũng như toàn bộ hành trình sáng tạo của nhà thơ Tế Hanh.

3. Nội dung cơ bản của luận văn tiếp tục được thể hiện ở chương hai. Qua việc khảo sát, thống kê, giải mã các hướng nghĩa biểu trưng của hệ thống các hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Thứ nhất: Các hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh đều mang tính đa nghĩa. Các hướng nghĩa biểu trưng phong phú ấy vừa là sự tiếp thu ý nghĩa nguyên khởi của mẫu gốc, vừa là sự sáng tạo của nhà thơ để tạo thành những hình ảnh biểu tượng độc đáo mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân và mang dấu ấn thời đại.

- Thứ hai: Một tác phẩm thơ của Tế Hanh không phải chỉ có một hình ảnh biểu tượng duy nhất mà có thể là sự đan cài của hình ảnh biểu tượng khác nhằm làm nổi bật hình ảnh biểu tượng trung tâm.

- Thứ ba: Hệ thống các hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh đa số hướng vào khai thác phần nên thơ, chắt chiu những vẻ đẹp tự nhiên vốn có của hiện thực, từ những gì chân thực, bình dị, gần gũi với đời sống như: Sông, biển, trăng, hoa, …nhưng lại có một vai trò quan trọng trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ.

+ Qua hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú trong sáng tác của Tế Hanh, người đọc có thể nhận thức được một cách sâu sắc những bước vận động, phát triển của đất nước, dân tộc hay những trải nghiệm rất đỗi đời thường song cũng đầy khám phá của nhà thơ trong cuộc sống.

+ Qua những hình ảnh biểu tượng phong phú, chúng ta có thể thấy được tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với đối tượng được miêu tả. Đó là tình yêu với quê hương, đất nước, nhân dân, gia đình, tình yêu đôi lứa trong chia ly, xa cách, trong khắc khoải chờ mong, thương nhớ.

+ Hệ thống những hình ảnh biểu tượng không chỉ tạo nên thế giới nghệ thuật phong phú, mới lạ, đầy lôi cuốn cho thơ Tế Hanh mà còn góp phần quan trọng tạo nên phong cách ông, một phong cách thơ độc đáo: giản dị, tự nhiên mà không kém phần sâu sắc tha thiết gắn bó với cuộc đời.

3. Để xây dựng thành công hệ thống những hình ảnh biểu tượng, ở chương ba của luận văn chúng tôi khảo sát nghệ thuật góp phần hình thành nên những ý nghĩa đa dạng của các biểu tượng. Tế Hanh đã sử dụng những hình thức nghệ thuật phong phú. Đó là những hình ảnh thực, cụ thể, nhỏ gọn,

dung dị không chói gắt về màu sắc. Những hình ảnh đó phù hợp với giọng thủ thỉ, tâm tình, nghẹn ngào, day dứt, điệu tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn nghiêng về giãi bày, chia sẻ. Đặc biệt, việc vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ… đã thực sự mở rộng khả năng biểu đạt của thơ Tế Hanh.

4. Tế Hanh đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ phong phú đa dạng, nhiều hương sắc. Ông đã khẳng định được vị trí của mình trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Cảm và hiểu được một hồn thơ tinh tế, giàu cảm xúc như Tế Hanh là điều không dễ. Những gì chúng tôi làm được trong luận văn này là còn ít ỏi. Hi vọng, có dịp trở lại vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Anh (1974), Đọc Câu chuyện quê hương, Tạp chí Tác phẩm mới, số 35 2. Jean Chevalie, A.Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế

giới, Nxb Đà Nẵng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 4. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

5. Xuân Diệu (1983), Tuyển tập thơ tháng 1, Nxb Văn học, Hà Nội

6. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1932-1945), Nxb Giáo dục Hà Nội

7. Nguyễn Đình (1963), Hai nửa yêu thương, một tập thơ mới trong giai đoạn mới của Tế Hanh, Tạp chí Văn học, số 5 năm

8. Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, Nxb ĐH và GD chuyên nghiệp 9. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

10. Trinh Đường (1991), Tế Hanh - 70 Năm tuổi đời và tuổi thơ, Tạp chí Văn

Một phần của tài liệu Những hình ảnh biểu tượng trong thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 - 1975 ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 82)