5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1945 1954
Xuất hiện vào cuối phong trào Thơ mới, khi mỗi nhà thơ là một cái tôi kín mít, một ốc đảo cô đơn, Tế Hanh không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời cuộc, của thơ. Tế Hanh sớm khẳng định được vị trí của mình. Tuy nhiên, điểm khác của nhà thơ Tế Hanh so với các nhà thơ lãng mạn cùng thời là buồn, cô đơn mà không bế tắc; gắn bó với quê hương, cuộc sống. Tế Hanh đem đến cho Thơ mới những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo. Tế Hanh đã tô thêm màu sắc, bồi đắp thêm những giá trị mới cho thơ lãng mạn vào chặng cuối của nó.
Chế Lan Viên đã từng nói: “Anh không phải chống lại mình, chống lại một thiên đường địa ngục gần gũi hay xa xôi nào để đi vào cách mạng. Vào cách mạng rồi, anh cũng không phải dừng lâu bất tận hay sa lầy trong một giai đoạn ấu trĩ nào…” [22, tr. 388]. Quả thật, cách mạng tháng Tám thành công đã đưa Tế Hanh và những nhà thơ mới trở về với mảnh đất thực của cuộc đời. Con đường Tế Hanh đến với cách mạng có phần gần gụi hơn so với Xuân Diệu, Chế Lan Viên…Tuy nhiên, để trở thành nhà thơ cách mạng, Tế Hanh cũng phải tự mình vượt qua tất cả: “Sang bờ tư tưởng ta lìa ta. Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà”. Trước hết là một sự chuyển đổi trong nhận thức, trong cách sống như ông đã nhận thấy cuộc Cách mạng tháng Tám đã giúp ông thấy được và thoát được “cái buồn, cái bơ vơ”, thấy mình không dính dáng gì với cuộc sống chung quanh… Cái ý thức gắn với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc, đó là kết quả to lớn nhất mà cuộc cách mạng đã đem lại cho chúng tôi. Tôi thấy tâm hồn mình giàu có hơn trước. Tôi đã yêu những cái mà trước kia tôi không biết yêu. Tôi đã ghét những cái mà trước kia tôi ghét không đúng mức. Và tôi có những sướng khổ mới …”.
Cũng như nhiều nhà thơ khác, trong những ngày đầu cách mạng, Tế Hanh hết mình tham gia công tác cách mạng và kháng chiến chống Pháp. Bởi
vậy có một sự hòa nhập thật sự ở nhà thơ và người cán bộ cách mạng trong ông, để từ đó có được một “nhà văn nghệ của chính quyền dân chủ nhân dân” như Tế Hanh tâm sự:
Hỡi người bạn! Hãy nhập vào đại chúng Cuộc đời riêng hòa với cuộc đời chung. Như con sông dặm ngàn tìm lẽ sống Vào đại dương cho thỏa chí vô cùng Ta là một, ta vừa là tất cả
Nhập vào đời, ta sẽ thấy tôi hơn.
(Tâm sự)
Với sự chuyển đổi trong nhận thức, trong cách sống, cách nghĩ, cách cảm đã tạo nên những cách tân rõ rệt trong thơ Tế Hanh. Đối với Tế Hanh, quả là “cách mạng đã sinh thành cho hai số kiếp: một kiếp người và một kiếp thơ”. Tế Hanh chuyển đổi cái Tôi công dân qua cái Tôi hành động. Hai tập thơ Hoa mùa thi (1949) và đặc biệt Nhân dân một lòng (1953) đã ghi nhận bước chuyển quan trọng này trong thơ Tế Hanh. Lúc này, chủ thể nhà thơ không xuất hiện trong trạng thái tĩnh, trầm tư, trữ tình mà trực tiếp tham gia vào các hoạt động kháng chiến, cảm nhận hiện thực mới một cách có ý nghĩa. Thơ ông giờ đây xuất hiện những nhân vật trữ tình mới, khỏe khoắn, đặc biệt những người chị, người mẹ, những người cán bộ, chiến sĩ thi đua trong phong trào sản xuất, chiến đấu. Người đàn bà Ninh Thuận trong tập Lòng miền Nam
tiêu biểu cho bước chuyển tìm được chất thơ ở những gì ngoài mình. Đi về hướng dân tộc, hướng đại chúng nhưng không rơi vào giản đơn, sơ lược, biết gạt bỏ phương tiện cũ để tìm đến một cách nói mới, Tế Hanh đã khắc họa được hình ảnh một chị phụ nữ kháng chiến có bản lĩnh vững vàng. Không khí căm thù bao trùm lên câu chuyện giữa một bên là nhà thơ luôn biết lắng nghe và chia sẻ với từng nỗi niềm tâm sự và một bên là người phụ nữ đang ghìm
nén nỗi đau khổ của riêng mình: “Tôi mà đau khổ bao năm. Chị em đau khổ gấp trăm gấp nghìn”. Căm thù dồn lên trong lời khẳng định:
Bao giờ lịnh tổng phản công Chắc là đá cũng xuống đồng giết Tây
Núi rừng tất cả lá cây
Không ghi hết tội của bầy chó kia
Tuy nhiên, những bước chuyển trong thơ không phải hoàn toàn suôn sẻ, dễ dàng. Những sáng tác trong kháng chiến chống Pháp của Tế Hanh còn thiên về tính thời sự cập nhật mà ít có giá trị nghệ thuật cao. Đó cũng là sự ấu trĩ của một quan niệm quần chúng hóa dễ dãi về văn nghệ lúc đó. Vì thế, thơ Tế Hanh chưa có những bài thật hay và chưa tạo được âm vang trong lòng người đọc.