5. Kết cấu của luận văn
1.1.2. Thơ Tế Hanh giai đoạn 1954 – 1975
Từ sau hòa bình lập lại cho tới đầu những năm 60, thơ Tế Hanh mới viết nhiều, viết khỏe và đạt độ chín. Đó là kết quả của một quá trình phấn đấu để có sự hòa nhập thật sự giữa cái “tôi” và cái “ta”. Đất nước tạm chia cắt, Tế Hanh vui với miền Bắc có thêm nhiều công trình mới nhưng lại chạnh lòng xa xót quê hương miền Nam đang còn chịu nhiều đau khổ. Tình yêu quê hương đậm đà, nỗi đau đất nước cách chia cùng nỗi niềm thương nhớ xa cách của tình yêu cùng một lúc hòa quyện tha thiết và xót xa trong chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước.
Nhà thơ từng kể lại: “Tôi bước vào giai đoạn mới trong sáng tác của mình bắt đầu bằng hai bài Nhớ con sông quê hương và Chiêm bao viết năm 1956. Có thể nói từ những năm 1955-1956 đến hết cuộc chiến tranh năm 1975 là giai đoạn tôi viết được nhiều nhất và có nhiều bài thơ để lại trong trí nhớ người đọc”. Có thể nói, Tế Hanh đã tìm được sự hòa hợp nhuần nhị của hồn thơ với chất thơ của đời sống. Cả hai bài thơ đều chan chứa tình cảm nhớ
thương đến thấm thía, xót xa của nhà thơ trong những ngày đầu xa quê hương. Ở Chiêm bao, sau cái thảng thốt, bàng hoàng của nỗi lòng nhà thơ:
Chiêm bao bừng tỉnh giấc Biết là em đã xa
Trên tường một tia nắng Biết là đêm đã qua.
Là sự tin tưởng vững vàng được tỉnh giấc:
Giấc chiêm bao đêm trước Soi sáng cả ngày sau.
Đây là một bước tiến vượt bậc của hồn thơ Tế Hanh. Ông đã tìm lại được mình với những nét chân thật trong tình cảm mới, tình cảm cách mạng. Cái tôi trữ tình của nhà thơ không còn bó hẹp trong cái riêng tư mà mở rộng hòa hợp với cuộc đời chung, mang hơi thở nồng ấm của tình đời, tình người. Cái ý thức “Giấc chiêm bao hôm trước. Soi sáng cả ngày sau” là một nhận thức về cuộc cách mạng. Ở Nhớ con sông quê hương, bên cạnh nỗi niềm mong nhớ quê nhà thấm thía là lòng yêu đất nước sâu sắc. Với Tế Hanh, sự nghiệp đấu tranh thống nhất là một vấn đề tình cảm:
Có những trưa tôi đứng giữa hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy…
Nỗi nhớ tràn đầy này đã trở thành tình cảm chủ yếu cho ba tập thơ liên tiếp của Tế Hanh: Gửi miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương…Trong đó,
Gửi miền Bắc là tập trội nhất về bản sắc thi sĩ, là một nỗi buồn luôn phảng phất đôi lúc nhói lên sững sờ. Trong cách diễn đạt, Tế Hanh không nói mạnh, nói sắc mà viết với giọng tâm tình, lành hiền, dễ thân:
Tôi muốn viết những bài thơ dễ hiểu Như những lời mộc mạc trong ca dao.
Tập thơ Tiếng sóng lại tiếp tục đánh dấu một bước chuyển biến mới nữa trong thơ ông. Tiếng sóng kết hợp nhuần nhị chất tự sự và trữ tình, phần hiện thực của đời sống và hiện thực của tâm trạng. Tế Hanh đã thể hiện rõ nét cách nhìn mới về hiện thực, hiện thực được phản ánh thông qua tâm trạng và cảm xúc sâu lắng của cái tôi nhà thơ. Ở Tiếng sóng, Tế Hanh không chỉ viết về mình và cũng không loại trừ mình mà viết nhiều về những cái “ngoài mình”, về những con người lao động với tất cả sự trìu mến thương yêu. Đó là những bà con dân chài vật lộn sinh tử với thiên nhiên và quân thù để giành giật lại đời sống (Ngoài khơi trong lộng); là những em thiếu nhi thà hy sinh chứ không chịu đầu hang quân giặc (Cái chết của em Ái, Em trả lời); những người thủy thủ tự nhận chìm tàu không để sa vào tay giặc (Người thủy thủ và con chim én); là anh Hải, chị Duyên chiến đấu hy sinh bất khuất ở miền Nam, là anh Thủy, chị Yên và những người lao động khác đang xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc…và cả nhiều cuộc đời không tên, không tuổi. Họ là những con người bình thường mà vô cùng vĩ đại, họ đã “Đem máu đào giữ miếng đất thiêng liêng” và “chống chọi với thiên nhiên” để giành sự sống, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Những con người ấy hiện lên trong thơ khiến tập thơ có sức sống mới và có màu sắc khác với các tập thơ trước đây của Tế Hanh. Trước đây, Tế Hanh chỉ miêu tả mình, nay Tế Hanh bắt đầu tả người, tả nhân vật. Chế Lan Viên đã nói: “Sự xuất hiện của những em Ái, chị Duyên…nói rằng nhà thơ chuyên nói về những tâm trạng, nay đã có thể nói thêm qua các hành động, sự việc. Là nhà thơ lâu nay chỉ nói đến nhân vật mình, nay có thể nói thêm về những nhân vật ngoài mình. Tế Hanh đã làm giàu thêm mình bằng chất tiểu thuyết, chất đời, chất người qua các nhân vật và lối thơ kể chuyện” [22, tr. 55]. Như vậy, cái tôi trữ tình của nhà thơ đã phong phú, lớn lao, đã có sự hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ trong những nhân vật trữ tình. Đó là kết quả của sự gắn bó với cuộc sống, con người mà ông hết lòng yêu thương:
Những người ấy với tôi là ruột thịt Trong lời thơ tôi gửi hết yêu thương Đến những ai không quen, không biết Cũng gần tôi trong hai tiếng quê hương.
(Tiếng sóng)
Ngoài chủ đề đấu tranh thống nhất, trong tập thơ Tiếng sóng cũng có sự mở rộng đề tài: bạn bè quốc tế, về Đảng, ngợi ca những đổi thay của miền Bắc những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội… Ở đề tài nào, Tế Hanh cũng thể hiện tấm lòng chân thành và yêu mến. Trên hướng cảm xúc mới mẻ này, Tế Hanh đã sống nhiệt tình, lặng lẽ bồi đắp tâm hồn và mở rộng cảm xúc của mình:
Cái nhìn mới giàu thêm cuộc sống Tiếng nói mới giàu thêm câu thơ.
(Đọc thơ bạn)
Thơ Tế Hanh do vậy mà càng ngày càng có sự mở rộng đề tài, cuộc sống và con người trong thơ ông ngày một sâu hơn, rộng hơn, khỏe khoắn, sôi động và dạt dào cảm hứng. Đó cũng là cơ sở để Tế Hanh hoàn thành tiếp những tập thơ Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca (1970), Theo nhịp tháng ngày (1974)…Ở suốt chặng thơ dài này, cái tôi trữ tình của Tế Hanh đã ở vị trí cao hơn, lớn hơn, hoàn tất cái tôi trữ tình công dân:
Ta đem thơ ca ngợi cuộc đời
Không thể bằng lòng phòng nhỏ hẹp Mà quên ánh sáng những chân trời.
Tế Hanh có nhiều bài thơ hay về quê hương, đất nước, về cuộc chiến tranh chống Mỹ như Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca…Nhà thơ Thanh Thảo đã khẳng định: “Thơ Tế Hanh không có gì lạ lẫm, gần gũi như con đường làng, dòng sông, nhưng đọng lại trong ta rất lâu khi ta đã đi qua.
Không chỉ thành công trong những bài thơ viết về quê hương, nhiều người cho rằng những áng thơ tình của Tế Hanh cũng đã để lại được những dấu ấn sâu đậm”. Nhà thơ Ngô văn Phú đã từng nhận xét: “Có thể nói, sau Xuân Diệu, anh là người làm thơ tình nhiều nhất”. Thơ tình của Tế Hanh không lãng mạn, bay bổng cũng không dằn vặt, khổ đau mà rất tự nhiên, gắn với hoàn cảnh, cuộc sống cụ thể, thế nhưng chính những điều tưởng như bình thường ấy lại biểu hiện được tình yêu, một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với người cầm bút.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, đất nước thống nhất mở ra một chặng đường mới trong thơ Tế Hanh. Sau những năm tháng dài đằng đẵng xa quê, Tế Hanh được trở về Nam - nơi chôn rau cắt rốn của mình mà tác giả vẫn hằn mong nhớ. Tập thơ Giữa những ngày xuân (1977) ra đời trong hoàn cảnh ấy. Nhà thơ tiếp tục tìm tòi, sáng tạo làm nên vẻ đẹp mới ở hai tập thơ cuối cùng: Con đường và dòng sông (1980) và Bài ca sự sống (1985).
Như vậy, con đường thơ Tế Hanh khởi nguồn từ phong trào Thơ mới đến nay là con đường đi “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Pôn Eluya) ngày càng rộng mở thênh thang và ông đã ghi dấu ấn riêng trong lòng người đọc nhiều thế hệ bởi bản sắc độc đáo của riêng mình. Nhìn lại như trên để thấy rằng phải qua cả đời thơ, với nhiều cố gắng cố gắng bền bỉ, liên tục trong ý thức sống “gắn liền với thời đại chúng ta” và tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, cái tôi của Tế Hanh mới có được sự bồi đắp, mới hòa nhập thực sự được với cái ta cuộc đời. Với tâm hồn tinh tế và dạt dào cảm xúc, Tế Hanh rung động trước mọi vấn đề của đời sống. Và thi nhân đã nói lên tất cả những rung động ấy bằng tiếng nói chân thật, tha thiết từ trái tim giàu lòng yêu thương.
Chƣơng 2
CÁC LOẠI HÌNH ẢNH BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ TẾ HANH GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên
2.1.1. Hình ảnh biểu tượng dòng sông
Theo cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier, Alain Gheerbrand cho rằng hình ảnh dòng sông hay dòng nước chảy tượng trưng cho khả năng của vạn vật, tính lưu chuyển của mọi dạng thể của sự sống và cái chết. Biểu tượng dòng sông trên cao là dòng sông của những ân huệ, những ảnh hưởng của Trời. Nó là biểu tượng của nước thượng giới, là dòng sông tẩy uế tất cả, cũng là công cụ cho sự giải thoát. Các dòng sông còn gợi nên sự tôn kính và sự sợ hãi.
Biểu tượng dòng sông tượng trưng cho đời người với chuỗi liên tiếp những mong ước, những tình cảm, những ý định và thiên hình vạn trạng những bước ngoặt. Người bước xuống những con sông ấy thường nhận được những dòng chảy khác nhau, rồi lại khác, và từ những thế ẩm ướt ấy toát lên những linh hồn.
“Quê hương ai cũng có một dòng sông”, điều đó lí giải tại sao hình ảnh con sông quê hương thường trở đi trở lại trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng sông vẫn luôn là nhân chứng kiên trì gắn bó với người dân Việt Nam qua bao thế hệ. Tế Hanh có đến hơn chục bài thơ viết về sông, ngoài bốn bài thơ trực tiếp viết về con sông quê: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Trở lại con sông quê hương, Bài thơ mới về con sông xưa. Chế Lan Viên đã từng nhận xét rất tinh rằng: “Dù anh viết khá hay về biển, nghĩ đến anh tôi vẫn nghĩ đến cái êm đềm của
những dòng sông” [22, tr. 162]. Người ta luôn nhận thấy những dấu ấn của những con sông trên mọi miền Tổ quốc nối tiếp chảy trôi trên những trang thơ Tế Hanh. Từ sông Trà Bồng thơ mộng nơi ông đã sinh ra, đến sông Đáy, sông Hồng, sông Hiền Lương, sông Hiền, sông Hiếu, sông Gianh, Sông Đanuyt, sông Tiền Đường…những nơi ông từng sống và trải nghiệm. Mỗi con sông là một kí ức, một trăn trở, hoài niệm, những suy tư, nỗi nhớ mà Tế Hanh muốn bộc bạch gửi trao với thơ ca, với cuộc đời. Theo thống kê của chúng tôi trong 142 bài thơ của Tế Hanh giai đoạn 1945-1975 in trong Tuyển tập Tế Hanh thì có đến 102 lần hình ảnh dòng sông xuất hiện.
Trước hết, trong tâm khảm của Tế Hanh, những dòng sông êm trôi ấy là biểu tượng cho quê hương, cho những dòng ký ức về thời thơ ấu của mình:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi
(Nhớ con sông quê hương)
Với Tế Hanh, ấu thơ là những ngày tháng lớn lên và gắn bó thân thiết với con sông Trà Bồng trong xanh chảy qua vùng quê Bình Dương rồi quy tụ ra biển Sa Cần. Nơi đây bốn mùa nước sông trong xanh như thu hết vào lòng mình cảnh sắc của một miền quê yên ả với những đồi cây bạch đàn, bãi bắp nối tiếp nương khoai ruộng mía. Điều đó giải thích tại sao những dòng sông luôn gợi lại cho nhà thơ những ký ức ngọt ngào, êm đềm và hạnh phúc.
Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh nhớ từng bờ tre xõa tóc, mặt nước, nhớ bà con mưa nắng ngoài đồng, chài lưới bên sông, nhớ cả những người không quen biết. Hình ảnh quê hương hòa cùng những kỉ niệm tuổi thơ cùng
bạn bè như bầy chim non tụm năm tụm bảy lặn hụp trên sông. Nỗi nhớ tuy có chút buồn day dứt mà vẫn tha thiết tin yêu. Trong kỉ niệm, tình cảm của người con quê hương đã có sự công hưởng mãnh liệt với tình khúc của con sông quê ân nghĩa đậm đà: “Tôi đưa tay ôm nước vào lòng. Sông mở nước ôm tôi vào dạ”. Với sự tài tình của Tế Hanh, hình ảnh con sông quê vô tri vô giác đã trở thành một sinh thể sống động, dạt dào ân tình. Có lẽ vì thế mà thời gian có trôi, không gian có cách xa đến mấy thì những kỉ niệm nồng nàn về con sông quê vẫn luôn hiện diện trong tâm trí trở thành nỗi ám ảnh vô thường và khát khao da diết:
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
(Nhớ con sông quê hương) Kỷ niệm nồng nàn, trong trẻo ấy về con sông quê của một thời không mờ dần với năm tháng mà trở thành vĩnh viễn:
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
(Nhớ con sông quê hương) Và niềm tin yêu càng tha thiết trong tâm hồn Tế Hanh:
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương
(Nhớ con sông quê hương)
Dòng sông quê hương thân yêu đã trở thành chứng nhân của lịch sử, biểu tượng cho một dân tộc tiềm tàng sức sống và ân nghĩa, ân tình, thủy chung, son sắt:
Khi xa nhau tóc tôi đen nhánh Nay trở lại nửa mái đầu nhuốm bạc
Nhưng hình dáng con sông thì chẳng khác Vẫn một dòng xanh mát dịu dàng trôi
(Trở lại con sông quê hương)
Những năm đất nước bị chia cắt, sự ngăn cách hai bờ Bắc Nam đã trở thành nỗi nhức nhối vô thường trong trái tim thi sĩ. Trong thơ Tế Hanh lúc này xuất hiện nhiều những hình ảnh của sông Bến Hải, sông Hiền Lương – những địa danh hiện thân của giới tuyến ngăn cách Bắc Nam, là nỗi nhức nhối nghẹn ngào trong lòng nhà thơ. Tế Hanh đã trò chuyện với sông như thổ lộ một nỗi niềm tâm sự trong bài thơ Nói chuyện với Hiền Lương:
Hiền Lương ơi! Lần thứ hai tôi đến Bốn năm qua
Như trải mấy cuộc đời
(Nói chuyện với Hiền Lương)
Vẫn là câu chuyện của một dòng sông nhưng là dòng sông của bao nỗi đau chia lìa. Con sông Hiền Lương đã gây xúc động cho nhà thơ về tình cảnh đất nước ngăn cách hai bờ Bắc Nam. Nỗi đau xót trào lên trước cảnh hai bờ làng xưa thân thuộc sớm trưa đi về, khoảng trời xanh bát ngát và dòng sông thân thương giờ bị giặc cách ngăn. Thiên nhiên vẫn tươi đẹp nhưng cuộc sống thân thuộc lâu đời giữa hai bờ Nam Bắc lại thật nhiều đắng cay buồn tủi. Câu hỏi tự nhiên mà nhức nhối:
Tôi chảy ngày đêm không nghỉ Hai bờ Nam Bắc nhìn đau
Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị Tận chân trời mây núi có chia đâu
(Nói chuyện với Hiền Lương) Con sông Hiền Lương hiện lên tiêu điều, xót xa, một thực tế nghẹn đau:
Bến vắng bơ phờ cây rũ bóng Những con đò tắc lối sang ngang ...Bên kia sông không ra vàng ra đỏ Cờ ba que hoen ố cả không gian
(Nói chuyện với Hiền Lương) và lòng người bị chia cách đằng đẵng:
Hai mươi năm lẻ chưa về lại
Một chuyến đò ngang mấy nhịp chèo
(Qua bến Súc)
Nói tới sông là nói tới sự trôi chảy nhưng những con sông trong thơ Tế Hanh lại tắc nghẹn nỗi đau chia cắt “Muối xát lòng tôi trên bến Cửa Tùng”. Đứng trước bờ Hiền Lương, con sông phải mang tên giới tuyến, Tế Hanh đã viết lên những câu thơ đau xót tràn đầy nước mắt:
Sông Hiền Lương bên ấy, bên này