1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KAIZEN VÀ SẢN XUẤT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ

45 2.4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KAIZEN VÀ SẢN XUẤT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ MỤC LỤC 1. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2. LỜI CẢM ƠN 3. MỤC LỤC 4. LỜI MỞ ĐẦU Giới thiệu đề tài Phần 1: Tổng quan về các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm ngành may I. Giới thiệu về công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp may I.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý I.2. Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp I.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp I.4. Giới thiệu về Kaizen II. Giới thiệu công ty Cổ phần Phong Phú II.1. Lịch sử hình thành. II.2.Cơ cấu tổ chức II.3.Thế mạnh của công ty II.4. Sản phẩm chủ lực II.5. Sơ đồ qui trình sản xuất tại công ty III. Tầm quan trọng việc cải tiến sản xuất liên tục và triển khai Kaizen đến hiệu quả của quá trình tổ chức quản lý doanh nghiệp may Phần 2: Ứng dụng Kaizen tại Công ty Cổ phần Phong Phú I. Hiện trạng sản xuất và giới thiệu bộ phận chuyên trách Công tác Kaizen tại công ty Cổ phần Phong Phú II. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phong Phú II.1 Biện pháp về kỹ thuật II.2 Biện pháp về kinh tế II.3 Biện pháp về tổ chức sản xuất III. Triển khai ứng dụng Kaizen tại Công ty Cổ phần Phong Phú III.1 Ứng dụng Kaizen trong tổ chức quản lý III.2. Ứng dụng Kaizen trong việc nâng cao tay nghề công nhân. III.3 Ứng dụng Kaizen trong cải tiến thiết bị máy móc. III.4. Ứng dụng Kaizen trong xử lý vật liệu III.5. Ứng dụng Kaizen trong việc hợp lý hóa thao tác lao động VI. Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Kaizen trong Công ty Cổ phần Phong Phú và một số biện pháp khắc phục. Phần 3: Kết luận – đề nghị: LỜI NÓI ĐẦU Triết lý quản lý của người Nhật Kaizen đã được áp dụng rộng rãi và thành công tại các công ty Nhật trong vòng hơn 50 năm qua, đóng góp lớn vào sự phát triển của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Kaizen chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây và chỉ một số ít các doanh nghiệp quan tâm đến triết lý quản lý này. Trong đó có xưởng may Guston Molinel tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú. Đồ án công nghệ này sẽ nêu lên nội dung của kaizen cũng như tình hình thực hiện kaizen tại công ty và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện cải tiến.

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng 05 năm 2015 Ký tên GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 1 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng 05 năm 2015 Ký tên TRẦN THANH HƯƠNG GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 2 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã trang bị, truyền đạt cho em một nền tảng kiến thức bổ ích và quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhờ sự giảng dạy đầy nhiệt huyết cũng như sự giúp đỡ tận tình của tất cả các thầy cô trong khoa mà chúng em đã được trang bị một hành trang kiến thức để có thể tự tin bước vào chặng đường mới. Kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt mọi công việc của mình. Bên cạnh những công lao to lớn của quý thầy cô, đặc biệt là cô Trần Thanh Hương – GVHD – đã truyền đạt những kiến thức sâu rộng và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án công nghệ. Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn đến Công ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ –XƯỞNG MAY GUSTON MOLINEL đã giúp em có được những kinh nghiệm thực tế đầu đời khi em bước chân vào môi trường mới và đã giúp em hoàn thiện đồ án công nghệ một cách tốt nhất. Qua thời gian thực tập tai công ty em đã tiếp nhận được nhiều kiến thức bổ ích và thực tế, đó là nhờ sự cố gắng của bản thân, đồng thời cũng nhờ sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc Công ty và các anh chị công nhân viên. Trong qua trình thực tập, với kiến thức còn hạn hẹp của mình, chắc chắn em không thể không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong quý Công ty và quý thầy cô có thể bỏ qua cho những thiếu sót đó của em. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn. GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 3 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MỤC LỤC 1. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2. LỜI CẢM ƠN 3. MỤC LỤC 4. LỜI MỞ ĐẦU Giới thiệu đề tài Phần 1: Tổng quan về các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm ngành may I. Giới thiệu về công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp may I.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý I.2. Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp I.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp I.4. Giới thiệu về Kaizen II. Giới thiệu công ty Cổ phần Phong Phú II.1. Lịch sử hình thành. II.2.Cơ cấu tổ chức II.3.Thế mạnh của công ty II.4. Sản phẩm chủ lực II.5. Sơ đồ qui trình sản xuất tại công ty III. Tầm quan trọng việc cải tiến sản xuất liên tục và triển khai Kaizen đến hiệu quả của quá trình tổ chức quản lý doanh nghiệp may Phần 2: Ứng dụng Kaizen tại Công ty Cổ phần Phong Phú I. Hiện trạng sản xuất và giới thiệu bộ phận chuyên trách Công tác Kaizen tại công ty Cổ phần Phong Phú II. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phong Phú II.1 Biện pháp về kỹ thuật II.2 Biện pháp về kinh tế II.3 Biện pháp về tổ chức sản xuất III. Triển khai ứng dụng Kaizen tại Công ty Cổ phần Phong Phú III.1 Ứng dụng Kaizen trong tổ chức quản lý III.2. Ứng dụng Kaizen trong việc nâng cao tay nghề công nhân. III.3 Ứng dụng Kaizen trong cải tiến thiết bị máy móc. III.4. Ứng dụng Kaizen trong xử lý vật liệu III.5. Ứng dụng Kaizen trong việc hợp lý hóa thao tác lao động VI. Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng Kaizen trong Công ty Cổ phần Phong Phú và một số biện pháp khắc phục. Phần 3: Kết luận – đề nghị: GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 4 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ LỜI NÓI ĐẦU Triết lý quản lý của người Nhật - Kaizen đã được áp dụng rộng rãi và thành công tại các công ty Nhật trong vòng hơn 50 năm qua, đóng góp lớn vào sự phát triển của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Kaizen chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây và chỉ một số ít các doanh nghiệp quan tâm đến triết lý quản lý này. Trong đó có xưởng may Guston Molinel tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú. Đồ án công nghệ này sẽ nêu lên nội dung của kaizen cũng như tình hình thực hiện kaizen tại công ty và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện cải tiến. Vì kiến thức của em còn hạn hẹp nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý cho đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 5 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH MAY I. Giới thiệu về công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp may I.1. Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nổ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển theo các phương thức sản xuất từ cộng sản nguyên thủy tới nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn là thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động tập thể - lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm dạt được mục tiêu chung đề ra. Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, suy thoái hay thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là cả toàn cầu. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực quản lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng hay quản lý tồi thì sẽ dẫn đến sự rối loạn, kiềm hãm sự phát triển xã hội. Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp thành ba dạng chính: - Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm, ). - Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi,…). - Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội: Đảng, nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức…). Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là administration vừa có nghĩa quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Ngoài ra trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ là management vừa có nghĩa quản trị, vừa có nghĩa quản lý, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Trong thực tế, thuật ngữ “quản lý” và “quản trị” vẫn được dùng trong những hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bản hai từ này đều có bản chất giống nhau. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ: - Mary Parker Follet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”. - Robert Albanese: “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức”. - Harolk Kootz & Cryryl O’Donell: “Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm”. GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 6 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ - Robert Kreitner: “Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn”. - Harolk Kootz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác”. Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. I.2. Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp: Việc sản xuất hàng may mặc công nghiệp có thể phân chia thành những công đoạn sau: - Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả những công việc chuẩn bị về tiêu chuẩn kỹ thuật, về mẫu, về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu. + Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế. + Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu. + Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ. - Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu cùng một số công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may. - Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình các chi tiết, ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm. - Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm hai công việc chính là nhiệt ẩm định hình và ép tạo dáng, Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cao cấp như: Jacket, veston,… - Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản phẩm, ủi hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện. Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi xuất xưởng. Chất lượng sản phẩm không những phụ thuộc vào một công nghệ hoàn hảo mà còn phụ thuộc vào việc giữ đúng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Một công nghệ sản xuất hoàn hảo sẽ dễ đảm bảo tận dụng được mọi năng lực thiết bị, tiết kiệm nguyên phụ liệu, sắp xếp các công đoạn hợp lý và quay vòng vốn nhanh. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong tất cả các công đoạn sản xuất phải tiến hành kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Chất lượng và hiệu quả sản xuất vì thế phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. I.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp: Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bao gồm 4M + I + E: - M1: Materials: nguyên vật liệu. Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lườn sản phẩm vì nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu của thị trường, thiết kế,…) thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ những nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ của chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu khi mua nhập kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kì hạn, có như vậy, sản xuất mới chủ động và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. Doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt tới khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh để cho nguyên vật liệu xuống cấp. Ngoài ra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên vật liệu GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 7 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng. - M2: Machines: thiết bị. Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng sản phẩm thì nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị có tầm quan trọng đặt biệt quyết định hình thành chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất hàng hóa, người ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệu khác nhau về thành phần, tính chất, công dụng. Nắm vững được đặt tính của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tỉ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình công nghệ là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ sung, cải thiện tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Vì vậy, nó có ảnh hưởng lớn quyết định đến chát lượng sản phẩm. Ngoài yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị, khi kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kĩ thì không thể nào nâng sao được chất lượng sản phẩm. hay nói cách khác, nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có quan hệ chặt chẽ, không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đa dạng hóa chủng loại nhầm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. - M3: Management: Quản lý: trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có 80% những vấn đề về chất lượng do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lượng ngày nay trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản trị. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật – công nghệ thiết bị và người lao động dù có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao được. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng. Ngày nay, các công ty phải nhận thấy được chất lượng sản phẩm và một vấn đề hết sức quan trọng phụ thuộc vào trách nhiệm của toàn bộ công ty chứ không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc một cá nhân nào được. - M4: Men: con người. Dù cho sản xuất có được tự động hóa thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hóa dịch vụ. Trong chế tạo có thể tự động nhưng còn bao nhiêu công việc máy móc chưa thay thế được con người. Nghiên cứu nhu cầu, ý đồ thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng. Doanh nghiệp phải biết tạo nên một tập thể lao động có trình độ chuyên môn giỏi, có tay nghề thành thạo, khéo léo, nắm vững qui trình sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị, có kiến thức quản lý, có khả năng sáng tạo cao. Cần có những chương trình đào tạo huấn luyện người lao động thực hiện nâng sao chất lượng sản phẩm một cách tự nguyện chứ không phải bắt buộc, để từ đó mới phát huy được chất lượng công việc và tính chất quyết định đối với chất lượng hàng hóa dịch vụ. Tóm lại, sự phân chia các yếu tố trên chỉ là tương đối, nhưng tất cả lại nằm trong một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. - I: Information: thông tin. Sự ổn định chính trị, việc công bố các chủ trương, chính sách, các đạo luật, các pháp lệnh và nghị định cũng như các quy định pháp quy có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, tác động đến cách thức của doanh nghiệp. Mỗi quy định mới được công bố sẽ có thể tạo đà cho doanh nghiệp này phát triển, nhưng cũng có thể thu hẹp phạm vi hoạt động GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 8 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp phải nắm được đầy đủ những luật lệ và quy định của chính phủ và thực hiện chúng một cách nghiêm túc, đồng thời dựa trên những quy định mới điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp. Pháp lệnh chất lượng hàng hoá đã ban hành cũng như chính sách chất lượng quốc gia nếu được ban hành sẽ là những định hướng quan trọng để các doanh nghiệp đổi mới công tác quản lý chất lượng, đề ra chính sách chất lượng, chiến lược phát triển chất lượng và xây dựng hệ thống chất lượng cho doanh nghiệp mình. - E: Evironment: môi trường. Việc bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong quá trình sản xuất là hết sức quan trọng. Một sản phẩm dù có tốt đến đâu nhưng nếu công ty làm ra sản phẩm đó không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sống xung quanh thì trong mắt người tiêu dùng, sản phẩm đó là kém chất lượng, vô giá trị. Vì vậy mà, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp còn phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống xử lý chất thải, quy trình công nghệ khép kín. I.4. Giới thiệu về Kaizen: Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 ("kai") có nghĩa là thay đổi và từ 善 ("zen") có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement” hoặc “continuous improvement” và trong tiếng Trung, Kaizen được phát âm là Gansai, nghĩa là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân. Trong cuốn sách “Kaizen: Chìa khóa thành công của người Nhật”, Kaizen được định nghĩa như sau: “Kaizen có nghĩa là cải tiến. Hơn nữa, Kaizen còn có nghĩa là cải tiến liên tục trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội và môi trường làm việc. Khi Kaizen được áp dụng vào nơi làm việc có nghĩa là sự cải tiến liên tục liên quan tới tất cả mọi người – ban lãnh đạo cũng như mọi nhân viên”. Tại Nhật Bản, Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và Toyota là công ty đầu tiên triển khai Kaizen. Trước kia, Kaizen chủ yếu được áp dụng trong các công ty sản xuất như Toyota, Canon, Honda… Sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và hiện nay, hầu hết các công ty của Nhật đều đang thực hiện Kaizen. Triết lý này không chỉ giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể áp dụng được trong ngành dịch vụ, kinh doanh bán lẻ và thậm chí là một khóa học bất kì nào đó. Triết lý này cũng thích hợp đối với đời sống cá nhân của mỗi người. Trong lần xuất bản năm 1993 của “The New Shorter Oxford English Dictionary”, từ “Kaizen” cũng được bổ sung và định nghĩa như sau: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất, …v.v. như một triết lý kinh doanh”. Ngày nay, Kaizen được nhắc tới như một triết lý kinh doanh, phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của các công ty Nhật Bản. Tuy vậy, những cải tiến trong Kaizen là những cải tiến nhỏ, mang tính chất tăng dần và quá trình Kaizen mang lại kết quả ấn tượng trong một thời gian dài. Khái niệm Kaizen lý giải vì sao các công ty Nhật Bản không thể duy trì mãi một trạng thái trong một thời gian dài. Trong khi đó, cách quản lý của phương Tây lại sùng bái Đổi mới: tạo ra những thay đổi lớn sau những đột phá về công nghệ, những tư tưởng quản lý và kỹ thuật sản xuất mới nhất. Nếu Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng tức thời. Thực hiện Kaizen cũng ít tốn kém hơn đổi mới bởi nó nâng cao chất lượng công việc, ghi nhận sự tham gia của của nhà quản lý cũng như mọi nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động. Đây chính là một điểm hấp dẫn của Kaizen vì nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới. Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như 7 công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ Pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra). GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 9 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Phân biệt Kaizen với Đổi mới (Innovation) Nội dung Kaizen Đổi mới Tính hiệu quả Dài hạn nhưng không gây ấn tượng Ngắn hạn nhưng gây ấn tượng Nhịp độ Các bước nhỏ Các bước lớn Khung thời gian Liên tục và gia tăng Cách quãng Thay đổi Dần dần và nhất quán Đột ngột và dễ thay đổi Cách tiếp cận Nỗ lực tập thể Ý tưởng và nỗ lực cá nhân Liên quan Tất cả mọi người Một vài người được lựa chọn Cách thức tiến hành Duy trì và cải tiến Đột phá và xây dựng Bí quyết Bí quyết truyền thống Đột phá kỹ thuật Yêu cầu thực tế Đầu tư chút ít nhưng cần nỗ lực lớn để duy trì Đầu tư lớn nhưng ít nỗ lực để duy trì Định hướng Con người Công nghệ Đánh giá Quá trình và nỗ lực Kết quả đối với lợi nhuận Năm 1997, cuốn sách “Gemba Kaizen – Một cách quản lý thông thường, chi phí thấp” của ông Masaaki Imai được xuất bản, đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tiến liên tục tại nơi làm việc. Gemba ở đây nghĩa là nơi mọi hoạt động thực tế đang diễn ra, ở một nghĩa khác là nơi mà giá trị được tăng thêm; trong trường hợp ngành sản xuất thì Gemba chính là khu vực chế tạo hàng hóa trong nhà máy; trong khách sạn thì Gemba chính là khu vực thức ăn đang được chế biến cho khách và trong ngành dịch vụ thì Gemba là bất cứ nơi nào. Cuốn sách này đã giới thiệu một phương thức quản lý chất lượng mới nhất, tập trung vào việc áp dụng nó trong sản xuất sản phẩm và hỗ trợ các hoạt động chính của việc kinh doanh. Trước tiên, Gemba Kaizen đòi hỏi người tham gia từ bỏ lối suy nghĩ cứng nhắc theo tập quán. Để có thể cải tiến một quá trình, bạn cần suy nghĩ, sẵn sàng chất vấn những gì xẩy ra trong hiện tại và bạn cũng đừng hy vọng kết quả lớn lao. Mặc dù nếu ban đầu chỉ đạt được kết quả khiêm tốn thì bạn cũng đừng nản chí, mà hãy kiên nhẫn bởi sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đi từ 10 đến 20 hơn là đi từ 0 đến 20. Bởi Kaizen là một quá trình cải tiến dựa trên những gì sẵn có, có liên quan tới cán bộ quản lý cũng như mọi nhân viên nên đặc điểm chính của Kaizen là: (1) Luôn được thực hiện liên tục tại nơi làm việc. (2) Tập trung nâng cao năng suất lao động và thỏa mãn yêu cầu khách hàng bằng việc giảm lãng phí (thời gian, chi phí…). (3) Thu hút đông đảo người lao động tham gia cùng cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo. (4) Yêu cầu cao về hoạt động nhóm. (5) Công cụ hữu hiệu là thu thập và phân tích dữ liệu. Do có đặc điểm như vậy, nên quan điểm cơ bản của Kaizen là: (1) Những hoạt động hiện tại luôn có nhiều cơ hội để cải tiến. (2) Các phương tiện và phương pháp hiện tại có thể được cải tiến nếu có một nỗ lực nào đó. (3) Tích lũy những cải tiến nhỏ sẽ tạo ra một sự biến đổi lớn. (4) Lôi cuốn toàn thể công nhân viên tham gia. (5) Áp dụng các đề xuất sáng kiến của mọi người. Các đối tượng cải tiến của Kaizen là tất cả những gì hiện có: phương pháp làm việc, quan hệ công việc, môi trường làm việc và điều kiện làm việc ở mọi nơi. Các hoạt động Kaizen có thể được khởi xướng bởi lãnh đạo, một bộ phận (phòng, ban) của tổ chức, một GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 10 [...]... thiệu công ty Cổ phần Phong Phú: II.1 Lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từ năm 2007 – Một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ tại Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế Công ty Cổ Phần Quốc Tế đã... Xưởng May Phong Phú Guston Molinel Chi nhánh Tp HCM Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Nha Trang Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Đà Nẵng Nhà Máy Thời Trang Phong Phú Nhà Máy Thời Trang Phong Phú – Thủ Đức Nhà máy May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B) Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các nhà máy: - Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú sài Gòn - Nhà máy Phong. .. sự cố, đề ra các phương án phòng ngừa GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 17 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Công nhân sử dụng máy cắt cầm tay để cắt tinh bán thành phẩm lớn GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 18 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Công nhân sử dụng rập bánh xe để may GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 19 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ • • 1 2 3 4 5 6 II Sau khi may xong, sản phẩm sẽ được buộc lại thành bó, xếp gọn gàng, đợi kiểm tra gấp xếp Tháng 2 năm... 1 sản phẩm may, hướng dẫn công việc kiểm tra lần 2 sản phẩm may Kiểm tra cuối cùng: Hoạt động này được quy định theo hướng dẫn công việc kiểm tra hoàn tất GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 30 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ • III: Triển khai ứng dụng Kaizen tại Công ty Cổ phần Phong Phú: III.1 Ứng dụng Kaizen trong tổ chức quản lý: Tổ chức kiểm tra kỹ thuật, thiết bị, máy móc trước khi sản xuất và trong quá trình vận hành... nói chung và ngành may mặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệ sản xuất Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho cán bộ - công nhân viên Với những kết quả đó, công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong và ngoài nước Uy tín được nâng cao, có nhiều Lãnh đạo và các vị khách quý ghé thăm, tham quan và làm việc Ngoài ra, công ty cũng đặc... mới và một bề bày kinh nghiệm được đúc kết gần 50 năm qua, Phong Phú tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phong phú và dịch vụ chuyên nghiệp, phù hợp với mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng II.4 Sản phẩm chủ lực Các dòng sản phẩm chủ yếu: SỢI - CHỈ MAY VẢI THỜI TRANG DỆT GIA DỤNG GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 14 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỜI TRANG PHONG PHÚ II.5 Sơ đồ qui trình sản xuất tại công. .. Phong Phú – Phú Yên - Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc ứng trước tình thế muôn vàn khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước Tập thể Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú với phương châm: “Hiệu lực cùng phát triển” trên dưới một lòng đoàn kết để gặt hái thêm được nhiều thành công tốt đẹp Cùng với sự chuyển mình của các ngành công. .. TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ I Hiện trạng sản xuất và giới thiệu bộ phận chuyên trách Công tác Kaizen tại công ty Cổ phần Phong Phú: Phong Phú Guston Molinel gồm có 2 xưởng sản xuất các đơn hàng bảo hộ lao động Đánh giá đặc tính sản phẩm yêu cầu cao về độ bền, chắc của nguyên vật liệu, đường may Xưởng sản xuất luôn chú trọng tới tất cả các công đoạn chuẩn bị  cắt  may  xếp ủi đóng kiện  thành phẩm Song... HƯƠNG Trang 27 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Phong Phú Guston Molinel qui định sự phù hợp của sản phẩm trong suốt quá trình nội bộ và xuất giao sản phẩm nhằm tránh mất mát, hư hỏng hay suy giảm chất lượng theo thủ tục bảo toàn sản phẩm GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 28 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ - - - II.3.2: Theo dõi và đo lường: Phong Phú Guston Molinel tổ chức theo dõi các thông tin từ khách hàng về việc Phong Phú Guston Molinel... dụng trong chiến lược định hướng khách hàng, cùng đảm bảo mọi hoạt động quản lý là dẫn tới tăng sự hài lòng cho khách hàng Chất lượng là hàng đầu, chứ không phải là lợi nhuận; một doanh nghiệp sẽ trở nên thịnh vượng khi và chỉ khi khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ mà họ hài lòng GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 16 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ PHẦN 2: ỨNG DỤNG KAIZEN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ I Hiện trạng sản xuất . phương án phòng ngừa. GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 17 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Công nhân sử dụng máy cắt cầm tay để cắt tinh bán thành phẩm lớn GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 18 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ Công nhân. DỤNG GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 14 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ THỜI TRANG PHONG PHÚ II.5. Sơ đồ qui trình sản xuất tại công ty: GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG Trang 15 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ III. Tầm quan trọng việc cải. HƯƠNG Trang 13 ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ II.2.Cơ cấu tổ chức: II.3.Thế mạnh của công ty Dệt may là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời và cũng là thế mạnh của Phong Phú. Với công nghệ hiện đại

Ngày đăng: 05/07/2015, 23:54

Xem thêm: ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG KAIZEN VÀ SẢN XUẤT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w