Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội”.. Học viện Nông ngh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
NGÔ ĐĂNG GIANG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
NGÔ ĐĂNG GIANG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM
HÀ NỘI, 2014
Trang 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà nội, ngày… tháng… năm 2014
Tác giả luận văn
Ngô Đăng Giang
Trang 4Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đoàn Văn Điếm, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, trong quá trình nghiên cứu luận văn này
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn
Ngô Đăng Giang
Trang 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii
1.1 Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ bảo vệ môi
Trang 6Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn và ảnh
2.2.2 Thực trạng phân bổ diện tích và tình hình sinh trưởng rừng 40
2.2.4 Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ rừng thích ứng với BĐKH 40
3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn ảnh hưởng đến
3.2 Thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn 50
3.2.2 Thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn tính
3.2.3 Thực trạng sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn đến năm
Trang 7Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v
3.2.4 Đặc điểm sinh khối rừng và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện
3.2.5 Nguyên nhân gây suy thoái rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn 60 3.3 Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ
3.4.1 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý
3.4.7 Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự
tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng 87 3.4.8 Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm 88
3.4.10 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng 88
Trang 8Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi
Trang 9Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii
DANH MỤC BẢNG
1.4 Diện tích rừng và cây lâu năm trong toàn quốc tính đến ngày
3.3 Diễn biến đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn
3.4 Thực trạng sử dụng đất rừng trê địa bàn huyện Sóc Sơn tính đến
3.6 Độ che phủ rừng của các xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn 56 3.7 Các dự án sử dụng đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa
3.8 Thống kê các vụ cháy trên địa bàn huyện Sóc Sơn từ năm 2001
3.9 Nhiệt độ không khí trung bình giai đoạn nền (1980-1999) tại các
3.10 Lượng mưa trung bình giai đoạn nền (1980-1999) tại các trạm khí
Trang 10Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3.2 Nhiệt độ không khí TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 1961-1975 71 3.3 Nhiệt độ không khí TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 1976-2000 71 3.4 Nhiệt độ không khí TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 2001-2010 72 3.5 Lượng mưa TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 1961-1975 72 3.6 Lượng mưa TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 1976-2000 73 3.7 Lượng mưa TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 2001-2010 73 3.8 Độ ẩm không khí TB TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 1961-1975 76 3.9 Độ ẩm không khí TB TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 1976-2000 77 3.10 Độ ẩm không khí TB TP Hà Nội tại trạm Láng giai đoạn 2001-2010 77
Trang 11Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix
Trang 12Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của luận văn
Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện tích trái đất
trên thế giới với khoảng 4 tỷ ha, phân bố trên 3 vùng khí hậu: bắc cực, ôn đới
và nhiệt đới, trong đó có khoảng 93% là rừng tự nhiên và 7% là rừng trồng, các nước có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc, Canada, Mỹ,
Nga và Brazil, diện tích rừng chia đầu người khoảng 0.6 ha/người (FAO,
2010) Trên thế giới có khoảng 1.6 tỷ người tham gia vào các hoạt động liên quan đến rừng, 300.000 người sống nhờ vào rừng và là môi trường sống của hơn 2/3 động thực vật được xác định trên toàn Thế giới Đắc biệt, rừng là bể hấp thụ CO2 lớn, ước tính 650 tỷ tấn Cacbon trong toàn hệ sinh thái, chiếm
44% tỏng sinh khối, lưu giữ khoảng 298 Gt (Giga tấn) CO2 trong sinh khối Ước tính giá trị khai thác từ rừng mỗi năm 122 tỷ USD
Việt Nam có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 13 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là trên 10 triệu ha, rừng trồng trên 3 triệu ha, độ che phủ rừng 39.5% Phân bố diện tích cho 3 loại rừng như sau: Rừng sản xuất khoảng
8 triệu ha, rừng phòng hộ khoảng 6 triệu ha, rừng đặc dụng khoảng 2.3 triệu ha
với 32 vườn quốc gia và 120 khu bảo tồn thiên nhiên (Bộ NN&PTNT, 2010)
Vành đai xanh có vai trò rất quan trọng trong phát triển của Thủ đô Hà Nội Ngoài những tác dụng về việc cải thiện điều kiện vi khí hậu là hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí, giảm tốc độ gió và cải thiện chất lượng môi trường không khí như giảm nồng độ bụi, giữ lại các chất độc hại, giảm tiếng ồn, tiêu diệt vi khuẩn , Vành đai xanh còn có vai trò quan trọng như là cầu nối giữa vùng trung tâm thủ đô Hà Nội với thiên nhiên giúp hạn chế việc
mở rộng quá mức của đô thị và giữ lại đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp; tạo cảnh quan hấp dẫn gần nơi mà người dân sinh sống và có ý nghĩa kinh tế quan trọng Diện tích rừng của Thủ đô Hà Nội năm 2010 có gần 29.171, 3 ha tổng diện tích rừng, trong đó rừng sản xuất 13.982,9 ha, rừng phòng hộ
Trang 13Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2
5.034,2 ha, rừng đặc dụng 10.154,2 ha Diện tích rừng hiện có của Thủ đô Hà Nội không lớn nhưng gắn với các điểm di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các khu du lịch…
Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội Sóc Sơn
có khoảng 4.557 ha rừng trong đó chủ yếu là rừng trồng tập trung ở 11 xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Hồng Kỳ, Minh Phú, Minh Trí, Phù Linh, Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Tân Minh, Thị trấn Trong những năm gần đây, để
mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp người dân trên địa bàn huyện tự ý phá rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp thành đất sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích rừng Sóc Sơn ngày một suy giảm
Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán kéo dài dẫn đến cháy rừng Theo số liệu thống kê 03 năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn xảy ra 50 vụ cháy rừng cụ thể: Năm 2011 có 06 vụ, năm 2012 có 38 vụ và 06 tháng đầu năm 2013 có 06 vụ
với diện tích cháy khoảng hơn 100 ha (Nguồn: BQL rừng huyện Sóc Sơn)
Bên cạnh hạn hán kéo dài, mưa lớn trên địa bàn dẫn đến xói mòn làm giảm diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện
Dân số 11 xã có rừng trên địa bàn tăng nhanh trong điều kiện nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên rừng càng lớn, việc khai thác vượt quá mức tái tạo của rừng Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh nhu cầu sử dụng đất cho các dự án trên địa bàn lớn dẫn đến diện tích đất rừng bị thu hẹp
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí là lá phổi xanh của thủ đô Hà Nội nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng Nơi đây tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Đền Gióng, Phủ Thành Chương…do vậy chúng ta cần phải quản lý và bảo vệ rừng
Từ thực tế trên, để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng
Trang 14Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3
cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội”
2 Nội dung nghiên cứu và yêu cầu nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong bối cảnh BĐKH
- Đề ra các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn Tài nguyên rừng trên địa bàn huyện
2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện sóc sơn có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
- Đánh giá thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn những thuận lợi khó khăn và thách thức trong quản lý và bảo vệ rừng
- Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Trang 15Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lý
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối quan hệ lẫn nhau, nó chiếm một
phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Nguồn:
cảnh quan địa lý
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn
cảnh bên ngoài (Nguồn: M.E.Tcachenco 1952)
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cư bản của
sinh quyển địa cầu (Nguồn: I.S Mê Lê Khôp 1974)
Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác là đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm
Rừng có sự cân bằng đặc biệt về trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật; đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất bổ sung và thêm vào đó một số chất từ hệ sinh thái khác Rừng là một tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, điều hòa
và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi
về số lượng sinh vật Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các thành phần rừng
Trang 16Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3
trở lên) (Nguồn: theo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam năm 2004)
1.1.2 Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể
bị suy thoái không thể tái tạo lại
Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau
Tỉ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích
Hiện hơn một nửa tài nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái, trong khi đó trên một tỉ người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng
Nguyên nhân của tình trạng trên do ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân còn kém, do đời sống thúc bách nhưng một phần không nhỏ là do chưa có những chế tài đủ mạnh để giáo dục, răn đe và xử phạt nghiêm khắc hành vi phá rừng ở một số quốc gia
Trang 17Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6
Các loại thực vật sống có khả năng tích trữ lượng cacbon trong khí quyển, vì
sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại hiện tượng nóng dần lên của trái đất Theo thống kê thì trong đất (tính đến độ sâu 30m) các bon trong sinh khối và trong toàn bộ hệ sinh
thái rừng là 638 Gt (Giga), lượng cacbon này lớn hơn nhiều so với lượng cacbon
có trong khí quyển, do đó trong Nghị định thư Kyoto nêu lên các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính là tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái
Mối quan hệ giữa rừng và biến đổi khí hậu rất phức tạp Các khu rừng một mặt có thể làm giảm biến đổi khí hậu bằng cách hấp thu cacbon, mặt khác rừng có thể góp phần làm biến đổi khí hậu khi suy thoái hoặc phá hủy
Phát triển công ngiệp cùng với việc gia tăng dân số, vấn đề về sản xuất và chỗ ở ngày càng được quan tâm Đất đai không sinh thêm, muốn có chỗ ở và làm việc con người phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất ở trực tiếp chuyển đổi mục đích của rừng, điều này đồng nghĩa với việc tài nguyên rừng đang suy giảm và kéo theo hậu quả nặng nề Theo FAO tính đến hết tháng 2/2011, cả thế giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, rừng chỉ chiếm 31% diện tích các châu lục toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha rừng Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC công bố năm 2007 cho thấy 20% lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính của thế giới được gây ra bởi việc sử dụng rừng cho mục đích khác bao gồm cả việc sử
Trang 18Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7
dụng rừng cho nông nghiệp đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho trái đất nóng dần lên
Trong thế kỷ XX, nhiệu độ trái đất tăng dần từ 0,20c – 0,60c tiếp tục trong thế kỷ XXI theo dự đoán của các nhà khoa học nhiệt độ của trái đất có thể tăng từ 1,10 c – 6,40c từ nay đến năm 2100, tuy nhiên theo khảo sát hiện tượng
ấm dần lên của trái đất vẫn tiếp tục sau năm 2100 dù cho con người có ngừng thải khí độc gây hiệu ứng nhà kính đi chăng nữa, những thay đổi của khí hậu đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ bên cạnh chúng ta mà chúng ta là nạn nhân của hành động vô ý thức của chính mình
B, Đất đai
Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất, đất tốt cho rừng hưng thịnh Ở những nơi có rừng đất được bảo vệ tốt, hạn chế hiện tượng bào mòn, sạt nở, nhất là những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không bị mỏng không giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng, chất hữu cơ có trong đất Cây cối lấy chất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đát một lượng sinh khối rất lớn, đây là nguồn làm cho đất rừng ngày càng trở lên màu mỡ
Rừng mất thì đất kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng khiến cho các vùng đất hình thành khu đất trống, đỗi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến các sinh vật Hiện tượng bào món, rửa trôi cũng diễn ra nhanh đất không còn độ bám dễ bị sạt nở
Nếu đất rừng bị phá hủy, đất bị sói mòn, quá trình đất bị mất mùn và thoái hóa sẽ sảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi khoảng 10 tấn mùn/ ha Đồng thời các quá trình feralitic tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, đá ong, lại tăng cường nên làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu dinh dưỡng, trở lên rất chua, kết cứng lại, đi đễn cằn cỗi và trơ sỏi đá
Trang 19Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
Ảnh 1.1: Phá rừng gây suy thoái đất
Hiện nay, nguồn tài nguyên đất đặc biệt là đất rừng đang bị suy giảm
do đó cần phải có biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn đất và rừng để bảo vệ và phát huy tối đa tiềm năng của nguồn tài nguyên này
C Bảo vệ nguồn nước chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trường
Một vai trò không kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dòng sông, lòng hồ Tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ Một số nhà khoa học cho rằng lưu lượng nước chảy bề mặt giảm đi ở những nơi có đất rừng so với những khu vực đất trống đồi trọc đặc biệt là đất nông nghiệp Thông tin này được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khác nhau có sử dụng hàng loạt kỹ thuật khác nhau Nghiên cứu ở Việt nam cho rằng lưu lượng dòng chảy mặt tại những nơi có rừng thấp hơn từ 2,5 đến
27 lần so với các khu vực canh tác nông nghiệp Thêm vào đó rừng tự nhiên
có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong việc dòng chảy mặt nguyên nhân
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9
là do rừng trồng có lớp thảm mục ít và đã bị cơ giới hóa Đây là yếu tố quan trọng của rừng trong việc ngăn chặn và làm giảm tác động của các cơn lũ Rừng còn là một nhà máy sử lý nước thải và cung cấp không khí trong lành khổng lồ Rừng Sóc Sơn giữu một nhiệm vụ quan trọng là giảm tải ô nhiễm từ thành phố Hà Nội ra các vùng lân cận Hệ thống cây và thảm thực vật hấp thu
CO2 thải oxy là “lá phổi xanh” của dân thành phố Rừng còn là một hệ thống rào chắn tự nhiên chống hiện tượng sói mòn, rửa trôi đất
D Chức năng sinh thái của rừng
Rừng hạn chế xói mòn đất và bồi lắng Xói mòn đất là một vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp ở nhiều vùng nhiệt đới và á nhiệt đới và
là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hoá đất và sa mạc hóa Rừng
bị tàn phá dẫn đến bề mặt đất đai chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa, dòng chảy bề mặt và là nguyên nhân cơ bản làm cho xói mòn đất tăng nhanh
Rừng điều tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nước Rừng và nguồn nước không thể tách rời nhau Rừng và nước xuất hiện đồng thời, và thường xuyên có tác động qua lại Các loài cây đều sử dụng nước cho đến khi nó bị chặt hạ Sự xuất hiện của thực vật là chỉ thị cho sự sẵn có của nguồn nước Vì vậy, trong vùng nhiệt đới lớp thảm thực vật sẽ phát triển tốt tươi ở những nơi có nguồn nước dồi dào Nguồn nước dư dật sau khi được thực vật sử dụng sẽ thấm xuống đất rừng, tham gia vào mực nước ngầm và
bổ sung vào dòng chảy sông suối trừ một lượng nước nhỏ bốc hơi vật lý và thoát khỏi đất rừng hoặc đóng thành băng Nguồn nước nhả ra từ rừng và đất rừng thường mang lại lợi ích to lớn đối với đời sống và sinh hoạt của con người
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng giữ lại và tích trữ, hay hấp thụ cácbon trong khí quyển Vì thế sự tồn tại của rừng có vai trò
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu Sự phân hủy hoặc đốt các vật chất hữu cơ sẽ trả lại cácbon vào khí quyển
Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng khác nhau Brown và Pearce (1994) có đưa ra các số liệu đánh giá lượng carbon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu được 280 tấn carbon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn carbon nếu
bị chuyển thành du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp Rừng trống có thể hấp thụ khoảng
115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp
1.1.3.2 Cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người như thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học
và Đa dạng sinh học
Việt Nam nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu tiếp cận với xích đạo, phần đất liền trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam với khoảng 1650 km Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên đất liền
là 329.241 km2 gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven bờ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu ắ nhiệt đới, ôn đới núi cao Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc cửa Việt Nam, thể hiện ở các khu rừng rộng lớn về loài và nguồn gen
Đa dạng loài bao gồm 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển Rừng cung cấp nguồn gen về thực vật và động vật với 14000 nguồn gen được bảo tồn và lưu giữ
Để gìn giữ nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú này chúng ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng như: độ che phủ của rừng liên tục tăng, mở rộng
hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện các hình thức bảo tồn tại chỗ
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
bước đầu được phát triển, phát triển nhân nuôi các loài nguy cấp quý hiếm có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang có thách thức nhất định đó là các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị tác động và số lượng loài bị nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tăng lên Nguyên nhân gây ra việc suy giảm đa dạng sinh học là khai thác trái phép quá mức tài nguyên sinh vật, buôn bán trái phép động vật hoang rã, chuyển đổi mục đích rừng một cách thiếu khoa học,
sự sâm lấn các giống mới và các sinh vật ngoại lai
Một số lài được ghi trong sách đỏ Việt Nam: danh mục thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc diện rất nguy cấp như hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng, bách tán Đài Loan; một số cây thuốc quý như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diêp, tam thất hoang; các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như giác đế Tam Đảo, sao lá cong; cây cảnh quý hiếm như lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo, lan hài Hê –len
Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong sách đỏ Việt Nam dưới các mức độ đe dọa khác nhau Trong số đó là các loài động vật chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam, không tìm thấy ở nơi
khác trên thế giới như: Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), gà lôi lam màu trắng (Lophura edwardsi), gà tiền mặt đỏ (polyplectron), gà trĩ sao (Rheinardia ocellata), Voọc ngũ sắt (Trachipithecus phayrei) và các loài lần
đầu phát hiện trên thế giới tại Việt Nam, hiện tại chưa thấy hoặc ít thấy chúng
ở các nước khác: Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò rừng xoăn
1.1.3.3 Vai trò của rừng đối với kinh tế
Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh
tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến
và xuất khẩu Xuất khẩu gỗ là ngành chủ lực của Malaysia, mỗi năm đóng góp vào nền kinh tế nước này khoảng 7 tỷ USD Trong những năm gần đây,
Trang 23Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
tình hình xuất gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển
của đất nước (Nguồn: Tạp chí gỗ Việt số 23t-12/2010) Nếu như trong thập
niên 90, ở vị trí mờ nhạt ban đầu thì nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 sau Malaysia về xuất khẩu đồ gỗ trong ASEAN với kim ngạnh xuất khẩu là
4.6 tỷ USD năm 2012 (Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam)
Tùy vào đặc điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp Chẳng hạn gỗ huỳnh, săng le, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong
nước mặn không bị hà nên được làm ván các loại thuyền đi biển
Gỗ Lim, Sến là loại gỗ bền thiên nhiên nên được dùng làm đình chùa, cung điện
Lâm sản ngoài gỗ giá trị mà chúng mang lại không nhỏ, theo ghi nhận có khoảng 150 loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị buôn bán trên thị trường quốc tế, vào những năm 1990 trung bình giá trị trao đổi hàng năm lên từ 5 đến 10 tỷ USD ví
dụ mặt hàng mây của Indonesia trong các năm từ năm 1988 đến năm 1994 cho
chúng ta thấy giá trị ngày càng tăng của các loại lâm sản ngoài gỗ bảng sau:
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13
thất, nấm linh chi, Đông trùng hạ thảo…hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng và cách phát triển những loài quý này
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang thực hiện nhiều dự án phát
triển lâm sản ngoài gỗ như “Trình diễn năng lực phục hồi rừng bền vững ở
Việt Nam” do APFNET tài trợ Dự án này đã thực hiện được hai năm tại
huyện Thanh Sơn và Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ, nguồn vốn gần 600.000 USD, APFNET tài trợ gần 500.000 USD
1.1.3.4 Vai trò của rừng với du lịch sinh thái
Đây là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái gắn liền với các vuồn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, những địa điểm cảnh quan đặc biệt Du lịch sinh thái là một dịch vụ góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương Thông qua
du lịch những người dân địa phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại
họ sẽ gắn bó với rừng hơn, tích cực xây dựng và phát triển rừng bền vững
1.1.3.5 Vai trò của rừng đối với an ninh xã hội
Rừng đem lại một giá trị không hề nhỏ không những đối với người dân
sống gần rừng mà còn với những người ở khu vực thành thị
Đối với người dân sống gần rừng, giải quyết nạn thiếu lương thực làm ổn định tình hình xã hội, giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân; rừng mang lại nguồn thu nhập thường xuyên và thiết thực hơn các nguồn khác; rừng tạo ra một số lượng việc làm lớn quanh năm cho người dân ở đây; bảo tồn những kiến thức bản địa của người dân về gây trồng, chế biến, chữa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ; giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Vì vậy, phát triển rừng là hướng tới người
dân có thu nhập thấp ở ven rừng và miền núi
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
Đối với khu vực thành thị, tạo công ăn việc làm cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất, chế biến dùng những sản phẩm có từ rừng; cung cấp các dịch vụ giải trí, vui chơi cho người dân thành thị; đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp
cho các nhà máy xí nghiệp; rừng là “kho” cung ứng nguyên liệu sẵn có và lâu
bền, giảm chi phí vận chuyển, nhập khẩu từ nước ngoài; tăng tính cạnh tranh
thương mại trong và ngoài nước
1.2 Thực trạng tài nguyên rừng
1.2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên thế giới
Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95%
là rừng tự nhiên và 5% rừng trồng Phá rừng nhiệt đới và suy thoái rừng ở nhiều vùng trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hoá và dịch vụ từ rừng Diện tích rừng ở các nước phát triển đã ổn định
và đang tăng nhẹ, còn ở các nước đang phát triển, phá rừng vẫn đang tiếp diễn Mức thay đổi ước tính hàng năm diện tích rừng trên toàn thế giới (thập
kỷ 90) là 9,4 triệu ha, là số liệu dựa trên mức phá rừng hàng năm là 14,6 triệu
ha và diện tích rừng tăng ước tính là 5,2 triệu ha
Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng Trái đất thay đổi theo thời gian sau:
- Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người 0,6 ha/người
- Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp
- Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây
Trang 26Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15
1.2.2 Thực trạng rừng ở Việt Nam
Tính đến ngày 31/12/2012, diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ
và có tác dụng phòng hộ trong toàn quốc như sau:
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
1 Tổng diện tích rừng 13.862.043 2.021.995 4.675.404 6.964.415 200.230 1.1 Rừng tự nhiên 10.423.844 1.940.309 4.023.040 4.415.855 44.641 1.2 Rừng trồng 3.438.200 81.686 652.364 2.548.561 155.589
A Rừng trồng cây đã khép tán 3.039.756 72.219 576.764 2.253.215 137.558
B Rừng trồng cây chưa khép tán 398.444 9.467 75.600 295.346 18.031
2 Diện tích rừng để tính độ che phủ 13.463.600 2.012.528 4.599.803 6.669.070 182.199
Nguồn: Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảng 1.3 Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng
Trang 27Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
Bảng 1.4 Diện tích rừng và cây lâu năm trong toàn quốc tính đến ngày 31/12/2012
Đơn vị tính: ha
trong năm Cuối năm
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Ngoài quy
hoạch đất Lâm nghiệp
Trang 28Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
5 RT là cây ngập mặn, phèn 1250 78,224 - 4,931 73,293 4,287 30,645 33,304 5,058
Nguồn: Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảng 1.5 Diện tích rừng và cây lâu năm theo loại chủ quản lý trong toàn quốc tính đến ngày 31/12/2012
Hộ gia đình
Cộng đồng
Trang 29Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
5 RT là cây ngập mặn, phèn 1250 73,293 18,231 6,149 219 2,209 34,475 - 5,906 6,105
Nguồn: Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảng 1.6 Diễn biến rừng và cây lâu năm theo các nguyên nhân trong toàn quốc tính đến ngày 31/12/2012
Đơn vị tính: ha
thay đổi Trồng mới Khai thác Cháy Sâu Phá rừng
Chuyển đổi MĐSD đất
Diễn biến tự nhiên, tái sinh
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
Trang 31Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Qua bảng số liệu trên chúng ta có nhận xét như sau:
• Mất rừng xảy ra phổ biến ở nhiều nơi
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích rừng bị mất còn ở mức cao Thống kê năm đến hết ngày 31/12/2012, tổng diện tích rừng thay đổi là 346.979 ha Trong đó, diện tích rừng trồng mới 173.813 ha; diện tích rừng bị khai thác 67.572 ha; diện tích rừng bị cháy 1.385 ha; diện tích rừng bị sâu bệnh 95 ha, diện tích rừng bị phá 2.170 ha, diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 59,172 ha
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do khai thác chuyển đổi mục đích sử dụng
và khai thác theo kế hoạch chiếm 51.82%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 2.170 ha rừng
• Tình trạng vi phạm pháp luật còn nghiêm trọng
Từ năm 1999 đến tháng 10 năm 2008, cả nước đã phát hiện, xử lý 494.875
vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Mặc dù tình trạng vi phạm giảm qua các năm, nhưng số vụ vi phạm còn lớn, diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, những cố gắng trong ngăn chặn hành vi
vi phạm pháp luật chưa tạo được chuyển biến căn bản
Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt, quyết
liệt, hung hãn Hành vi chống đối có tổ chức (có nơi bầu người lãnh đạo, tổ
chức canh gác, đặt bẫy chông, đá, đập phá phương tiện, tài sản…), dùng các
thủ đoạn trắng trợn và côn đồ, như: đập phá phương tiện của các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền, đe doạ xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ và thân nhân, gia đình họ, khi bị phát hiện hành vi vi phạm, chúng dùng nhiều phương tiện tấn công, kể cả việc đâm xe vào lực lượng kiểm tra, dùng kim tiêm có máu nhiễm HIV để tấn công
Trang 32Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái phép, nên tình hình diễn ra phức tạp ở hầu khắp các địa phương Đầu nậu thường giấu mặt, thuê người nghèo vận chuyển, thu gom, tập kết gỗ, động vật hoang dã tại những điểm bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ Nhiều thủ đoạn tinh vi được chúng sử dụng để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép, động vật hoang dã trái phép như: dùng xe khách, xe chuyên dùng, xe cải hoán (hai đáy, hai mui, dùng biển số giả…), giấu gỗ dưới hàng hóa khác, kết gỗ chìm dưới
bè, sử dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần Gần đây xuất hiện một số đường dây buôn bán gỗ, động vật hoang dã xuyên biên giới, quá cảnh qua nước ta sang nước thứ ba
• Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng
Từ năm 1995 đến tháng 10/2008, cả nước xảy ra 10.444 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 75.318 ha rừng, bình quân mỗi năm bị cháy 5.380 ha
Rừng bị cháy trong những năm gần đây chủ yếu là rừng trồng, với các loài cây chính là thông, tràm, bạch đàn, keo; đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là cháy rừng nghèo kiệt, rừng khoanh nuôi tái sinh mới được phục hồi Nguyên chủ yếu trực tiếp gây ra cháy rừng là: Do đốt dọn thực bì làm nương rẫy, đốt dọn đồng ruộng gây cháy, chiếm 41,80%; do người vào rừng dùng lửa để săn bắt chim thú, đốt đìa bắt cá, trăn, rùa, rắn…, hun khói lấy mật ong, chiếm 30,9%; đốt dọn thực bì tìm phế liệu 6,1%; cháy lân tinh 5,5%; hút thuốc 3%; đốt nhang 2%; cố ý 5%; nguyên nhân khác 5,7%
Trang 33Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
và năng xuất nhựa Ngành lâm nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật phòng, trừ, như phun thuốc sâu, biện pháp sinh học Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật về phòng trừ sinh vật hại rừng còn rất hạn chế, chủ yếu mới thực hiện các giải pháp ứng phó khi dịch xảy ra, các biện pháp phòng sinh vật hại rừng chưa được quan tâm đúng mức, do vậy, sẽ rất lúng túng nếu dịch xảy ra trên quy mô lớn Theo quy định hiện hành của pháp luật, công tác quản lý về phòng trừ sinh vật hại rừng được giao cho hệ thống cơ quan bảo vệ thực vật Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các cơ quan này mới chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp, chưa có đầy đủ năng lực để thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật hại rừng
• Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước
ta (so với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên
rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và than Đồng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của
các loài thuỷ sinh Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên (rừng tự
nhiên 26%, rừng trồng 4%) Tỉ lệ che phủ còn dưới tiêu chuẩn cho phép do
uỷ ban Môi trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33% Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%, đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm
1993, nước ta còn khoản 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng
sản xuất kinh doanh, 2.800 ngàn ha rừng phòng hộ, 663.000 ha rừng đặc dụng) Rừng phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất ở khu vực Tây
nguyên (Đăk Lăk 1.253 ngàn ha, Gia Lai 838.6000 ha), kế là miền trung du
Trang 34Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
phía bắc (Lai Châu 229.000 ha) và thấp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (An
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/người Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm
2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38% Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán
1.2.3 Thực trạng tài nguyên rừng ở Hà Nội
Thành phố Hà Nội hiện có 24.500 ha rừng, trong đó khoảng 4.500 ha ở Sóc Sơn, 10.200 ha ở Ba Vì và 9.800 ha còn lại phân bố từ Mỹ Đức, Chương
Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây Với tỷ lệ che phủ chung xấp xỉ 10% rừng trở thành nguồn tài nguyên và yếu tố môi trường vô cùng quý giá của Thủ đô Nó được xem như lá phổi xanh để bảo vệ môi sinh cho thành phố xấp xỉ 6.5 triệu người cùng tốc độ công nghiệp hoá đang diễn ra ngày càng nhanh chóng Rừng ở Hà Nội cũng là yếu tố cần thiết cho bảo vệ những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước, cho giáo dục môi
Trang 35Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
trường, hình thành những tâm lý, tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước của người dân thủ đô Rừng Hà Nội cũng trực tiếp cung cấp nhiều dịch vụ du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng có giá trị cao, cung cấp nhiều lâm đặc sản khác nhau như một nguồn sống của người dân địa phương
Rừng là nguồn sống của người dân và là yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái của Hà Nội Vì vậy, cháy rừng trong những năm đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những người làm lâm nghiệp hay những người sống gần rừng, có cuộc sống gắn bó với rừng mà của cả những nhà khoa học, những nhà quản lý của nhiều ngành nhiều cấp và nhân dân thành phố Trước thực tiễn đó một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả trên địa bàn Hà Nội
Cháy rừng ở Hà Nội xảy ra hàng năm Theo thống kê không đầy đủ số vụ cháy rừng trong những năm gần đây luôn dao động từ hàng chục đến hàng trăm vụ, số liệu được ghi trong bảng 1.7
Bảng 1.7 Số vụ cháy rừng ở các khu vực thuộc Thành phố Hà Nội
1.2.4 Thực trạng tài nguyên rừng huyện Sóc Sơn Hà Nội
1.2.4.1 Vị trí rừng huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Trang 36Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Rừng huyện Sóc Sơn nằm trên địa bàn 10 xã, thị trấn ở phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn, cách Thủ đô Hà Nội 40 km
+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
+ Phía Nam giáp các xã Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường…sân bay
quốc tế Nội Bài
+ Phía Đông giáp các xã Trung Giã, Bắc Phú, Xuân Giang, Đức Hoà… + Phía Tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.4.2 Địa hình, địa thế
Địa hình Rừng Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài
về phía đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình từ 200m-300 m so với mặt biển Có đỉnh núi cao nhất là: Hàm Lợn (485m), Cánh Tay( 332m), núi Đền Sóc (308m) Điểm thấp nhất là: 20m
Nhìn chung địa hình của khu vực rừng thấp dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn Độ dốc trung bình từ 20 - 25o , có nơi dốc > 35o
Địa hình đất đồi gò Sóc Sơn có thể chia thành 2 vùng:
- Vùng núi thấp và đồi: Tập trung diện tích tại các xã Minh Trí, Minh
Phú, Nam Sơn
- Vùng núi bát úp gồm các xã : Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược,
Hồng Kỳ
Xen kẽ các vùng núi, đồi, gò là những cánh đồng nhỏ hẹp Chính vì vậy,
hệ thống rừng rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết nước cho nông nghiệp, nếu như độ che phủ của rừng đảm bảo và ngược lại nếu độ che phủ của rừng không đảm bảo hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất nông nghiệp trong vùng
1.2.4.3 Địa chất và đá mẹ
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
Cấu tạo địa chất của vùng đồi gò Sóc Sơn chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét và hệ Jura gồm Cuội kết
Vùng đồi gò Sóc Sơn cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷ Đệ
Tổng diện tích: 482,8 ha, chiếm 8,3% đất đồi gò
Đây là loại đất phân bố ở độ cao > 300m, có độ dốc > 25o Tầng đất mỏng
< 50 cm, tỷ lệ đá lẫn nhiều, đất khô, hàm lượng dinh dưỡng nghèo
Nhóm đất này thuộc đối tượng phòng hộ, cần được xây dựng hệ thống rừng phòng hộ để che phủ bảo vệ đất
* Nhóm đất đồi
Tổng diện tích: 1.778,5 ha, chiếm 30,5% đất đồi gò
Đây là loại đất phân bố ở độ cao từ 100m - 300m, độ dốc từ 150 - 25o, tầng đất từ mỏng đến trung bình (< 50cm - 100cm), đất nghèo dinh dưỡng, đất khô, chua (PH = 4,5 - 5)
Nhóm đất này tiến hành trồng rừng, trồng rừng kết hợp cây ăn quả, cây công nghiệp
* Nhóm đất đồi thấp lượn sóng, dốc thoải
Tổng diện tích: 3.565,2 ha, chiếm 61,2% đất đồi gò
Đây là loại đất phân bố ở độ cao < 100m, độ dốc chủ yếu < 15o , tầng đất từ dầy đến trung bình (> 50cm - 100cm), thành phần cơ giới thịt nhẹ, lượng kết von
Trang 38Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
ít, đất tương đối tốt phù hợp với nhiều loài cây trồng nhất là áp dụng phương
thức nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, xây dựng vườn rừng, vườn quả
1.2.4.5 Diện tích đất rừng phân theo các đặc trưng chính
* Diện tích phân theo độ cao
+ Độ cao < 100 m, diện tích: 3.565,2 ha, chiếm 61,2% tổng diện tích
+ Độ cao từ 100- 200 m, diện tích: 1.110,8 ha, chiếm 19,1%
+ Độ cao từ 200-300 m, diện tích: 667,7 ha, chiếm 11,4%
+ Độ cao > 300 m, diện tích: 482,8 ha, chiếm 8,3%
Như vậy, Đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ cao < 200 m, chiếm 80,3%
* Diện tích phân theo cấp độ dốc
+ Độ dốc < 70, diện tích: 2.029,0 ha, chiếm 34,8% diện tích
+ Độ dốc từ 8 - 15o, diện tích: 1.307,5 ha, chiếm 22,4%
+ Độ dốc từ 16 - 25o, diện tích: 1.360,5 ha, chiếm 23,3%
+ Độ dốc từ 26 -35o, diện tích : 767,6 ha, chiếm 13,3%
+ Độ dốc > 35o, diện tích : 361,9 ha, chiếm 6,2%
Như vậy, đất đồi gò của Sóc Sơn tập trung chủ yếu ở độ dốc < 250, chiếm 80,5%
* Diện tích phân theo độ dầy tầng đất
+ Tầng đất mỏng < 50 cm, diện tích: 2.241,8 ha, chiếm 38,5%
+ Tầng đất trung bình từ 50-100 cm, diện tích: 2.779,7 ha, chiếm 47,7%
+ Tầng đất dầy > 100 cm, diện tích: 805,0 ha, chiếm 13,8%
Như vây, Đất đồi gò của Sóc Sơn có độ dầy tầng đất chủ yếu từ mỏng đến trung bình 86,2%
* Quy hoạch phát triển rừng
Căn cứ Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất)
Trang 39Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng
Căn cứ Quyết định số 7465/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt lại nhiệm vụ lập dự án Điều chỉnh quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
1.2.4.6 Xây dựng tiêu chí rà soát điều chỉnh ranh giới các loại rừng
1.2.4.6.1 Phân loại rừng
Theo Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại rừng:
• Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu,
góp phần bảo vệ môi trường Rừng phòng hộ được chia thành:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
* Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi, du lịch Rừng đặc dụng được chia thành:
- Vườn quốc gia
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài- sinh cảnh
- Khu bảo vệ cảnh quan gồm: khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm, khoa học
• Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: