III IV V VI VII V I XX XI XII Năm Mùa mưa Mùa khô
3.4.4. Cải tạo rừng và nâng cấp làm giàu rừng
3.4.4.1. Cải tạo rừng và nâng cấp rừng Bạch Đàn
- Đối tượng: Toàn bộ diện tích rừng trồng Bạch đàn, đặc biệt những lô Bạch đàn chồi cần phải tiến hành cải tạo trồng bổ sung thay thế các loài cây khác cho sản phẩm hàng hoá và hiệu quả cảnh quan hơn.
- Giải pháp: Khai thác triệt để các lô rừng bạch đàn hiện có không hiệu quả
(kể cả đánh gốc) để trồng lại rừng. Trước khi khai thác phải có thiết kế kỹ
thuật cải tạo và trồng rừng mới cụ thể đến từng lô được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện.
3.4.4.2. Cải tạo rừng và nâng cấp rừng Keo
- Đối tượng: Rừng trồng Keo thuần loại, keo trồng hỗn giao đã đến tuổi khai thác. Đây là loài cây cải tạo đất tốt, tuy nhiên, sau khi > 12 tuổi đã bị
rỗng ruột hoặc sâu bệnh bị gió bão làm gẫy đổ.
- Giải pháp: Khai thác triệt để ( kể cảđánh gốc) và tiến hành thiết kế trồng lại hoặc trồng bổ sung làm giầu rừng bằng các loại cây cho sản phẩm hàng hoá, cây có giá trị cảnh quan cảnh quan hiệu quả hơn. Trước khi khai thác phải có thiết kế kỹ thuật cải tạo và trồng rừng mới bổ sung cụ thểđến từng vị
trí từng cây, từng lô được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
3.4.4.3.Cải tạo rừng và nâng cấp rừng hỗn giao
- Đối tượng: Các lô rừng hỗn giao là Bạch đàn + các loài cây khác, cần tiến hành cải tạo Bạch đàn và trồng bổ sung các loài cây, cho sản phẩm hàng hoá, cây cảnh quan hiệu quả hơn để nâng cấp làm giầu rừng
- Giải pháp: Khai thác triệt để (kể cảđánh gốc) và tiến hành thiết kế trồng lại hoặc trồng bổ sung làm giầu rừng bằng các loại cây cho sản phẩm hàng hoá, cây có giá trị cảnh quan cảnh quan hiệu quả hơn. Trước khi khai thác phải có phải có thiết kế kỹ thuật cải tạo, nâng cấp làm giầu rừng và trồng rừng mới cụ thể đến từng vị trí cây, từng lô được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện.