- Đầu tư phát triển lực lượng cán bộ khoa học cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp; lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm.
3.4.10. Xây dựng cơ sở hạt ầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng
Lắp đặt và khai thác có hiệu quả trạm thu ảnh viễn thám phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và theo dõi diễn biến rừng.
Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng (đường băng, chòi canh, hồ chứa nước, trạm bảo vệ, đường tuần tra...) ở các khu rừng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89
đặc dụng, phòng hộ, các vùng trọng điểm đã được xác định về phá rừng và cháy rừng.
Đầu tư xây dựng các Trung tâm huấn luyện, đào tạo chuyên ngành cho lực lượng bảo vệ rừng.
Trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu công tác hiện trường cho các Hạt Kiểm lâm trên toàn quốc, trước mắt tập trung đầu tư cho các Hạt Kiểm lâm ở
những vùng trọng điểm.
3.4.11. Ứng dụng khoa học công nghệ
Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ
rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.
Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học
ở các khu rừng đặc dụng.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ
chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.
3.4.12. Phòng cháy chữa cháy rừng
Chi cục kiểm lâm thường xuyên theo dõi và truyền tải kịp thời bản tin cấp dự
báo cháy rừng đến từng đơn vị kiểm lâm các địa phương để chủđộng tuần tra liên tục nhằm sớm phát hiện lửa rừng để có biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất.
Các đơn vị kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, chủ rừng tập trung triển khai các phương án phòng cháy chữa cháy rừng: củng cố, kiện toàn ban chỉ
huy huyện, ban chỉ huy cấp xã, tổ phòng cháy chữa cháy rừng cấp thôn và tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra tình hình phòng cháy chữa cháy
ở các địa phương, tăng cường kiểm soát nguồn lửa của người dân trong quá trình xử lý thực bì để sản xuất hoa màu, trồng rừng,…
Tăng cường mua sắm các thiết bị hiện đại để phòng chống cháy rừng hiệu quả.
Băng xanh cản lửa ở Sóc Sơn
Các băng xanh cản lửa cần ngăn chặn được cháy mặt đất, cháy tán và vận chuyển tàn lửa về phía trước đám cháy. Trong điều kiện cụ thể của Sóc Sơn bề rộng băng xanh cũng được xác định tương tự với băng trắng cản lửa. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự khác biệt lớn về cấu trúc giữa băng xanh và rừng cần được bảo vệ thì để tồn tại và phát huy tác dụng băng xanh cần đủ bề
rộng bằng khoảng cách vận chuyển tàn lửa về phía trước đám cháy mà còn phải đủđể tạo được hoàn cảnh sinh thái cần thiết cho sự tồn tại của chính loài cây tạo băng xanh. Theo kết quả nghiên cứu lâm học (hướng dẫn điều tra lâm học) thì bề rộng này tối thiểu là 2 lần chiều cao của rừng, bình quân là 30- 40m. Với những căn cứ trên thì bề rộng băng xanh được xác định tương ứng với các trạng thái rừng ở Hà Nội như sau.
Nhìn chung băng xanh cản lửa có thể áp dụng được với mọi trạng thái rừng. Tuy nhiên trong thực tế chúng thường được áp dụng với rừng trồng. Vì băng xanh thường ít hiệu lực ngăn cản các đám cháy lan trên mặt đất nên trong mùa khô cần dọn sạch vật liệu ở tầng dưới để chống cháy lan. Băng xanh cản lửa đặc biệt cần thiết với các trạng thái rừng thường xuyên xảy ra cháy tán như rừng trồng cây lá kim và rừng mới trồng.
- Khoảng cách giữa các băng xanh.
Bề rộng băng xanh thường lớn trên 30m. Vì vậy, để diện tích của chúng không chiếm quá 5% thì khoảng cách giữa các băng xanh cần ở mức 1200 m trở lên. Nếu cây trồng trong các băng xanh cũng đáp ứng được mục đích sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 xuất thì có thể tăng tỷ lệ diện tích của băng xanh lên 8- 12%. Khi đó khoảng cách giữa các băng xanh sẽ là 500- 700m và diện tích được bao quanh bởi các băng xanh sẽ là 25- 50ha.
- Cây trồng trong băng xanh
Cây trồng trong băng xanh cần được lựa chọn là những cây có khả năng chống chịu lửa và tạo hoàn cảnh ẩm ướt để giảm khả năng lan tràn đám cháy. Nhìn chung đây là những loài cây bản địa có khả năng chung sống với nhiều loài khác để tạo thành quần xã sinh vật ổn định. Đồng thời bản thân chúng cũng cần có những đặc điểm của các loài cây chống chịu lửa như có vỏ dày, dễ dàng phục hồi tán lá sau cháy có nhiều nước trong thân và lá, có độ che bóng cao, hạn chế sự phát triển của các loài hoà thảo và tăng cơ hội cho những loài cây bụi ưa ẩm chịu bóng phát triển, giữẩm cho lớp thảm khô v.v...
- Tu bổ băng xanh
Băng xanh được kiến tạo chủ yếu để phòng chống cháy lan trên tán rừng. Kinh nghiệm cho thấy trong trường hợp bề rộng băng xanh không đủ lớn, hoặc mật độ cây trồng trong băng xanh không đủ dày thì khối lượng vật liệu cháy dưới băng xanh vẫn rất lớn, cháy mặt đất dễ dàng vượt qua băng xanh để
tiếp tục ở phần rừng còn lại. Vì vậy, trong trường hợp dưới băng xanh xuất hiện khối lượng vật liệu cháy lớn và khô cần dọn ngay vào đầu mùa khô để
chống cháy lan mặt đất.
- Băng cản lửa cải tiến ở Sóc Sơn
Kết quả thử nghiệm ở khu vực Ba Vì và Sóc Sơn đã cho thấy băng cản lửa cải tiến có thểđược tạo ra bằng việc dọn sạch vật liệu dưới rừng ở một dải chạy dọc theo các đỉnh núi hoặc ven bìa rừng hiệu lực cản lửa của các băng này không thua kém các băng trắng nhưng vẫn duy trì được sinh khối của rừng, giảm được xói mòn do mưa gây ra. Chúng chỉđược dọn thành băng cản lửa trong mùa khô. Nên tác động tiêu cực của băng trắng đến điều kiện thổ nhưỡng thủy văn sẽ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 không xảy ra. Việc giữ lại cây rừng trên băng sẽ giảm khả năng phát triển của cỏ
dại và giảm được nhân lực tu sửa băng cản lửa hàng năm - Tu bổđể giảm thiểu khối lượng vật liệu cháy.
Phân tích ý kiến chuyên gia đã cho thấy những biện pháp tu bổ có thể áp dụng để giảm thiểu khối lượng vật liệu cháy bao gồm: phát dọn thường xuyên
để giảm sinh trưởng của cây bụi thảm tươi, tỉa cành sớm để tăng thời gian phân huỷ vật rụng, mang vật liệu cháy ra khỏi rừng, và đốt trước để giảm khối lượng vật liệu cháy vào thời kỳ khô hạn nhất.
- Phát dọn thường xuyên để giảm sinh trưởng của cây bụi thảm tươi -Tỉa cành sớm để tăng thời gian phân huỷ vật rụng
- Mang vật liệu cháy ra khỏi rừng,
Ngoài ra có thể thực hiện dự báo nguy cơ cháy rừng cho thành phố Hà Nội bằng phần mềm và chuyển tải thông tin về nguy cơ cháy rừng đến các
đối tượng sử dụng qua mạng internet. * Phương pháp chữa cháy rừng:
Cháy rừng ở Hà Nội được phân biệt theo tốc độ lan tràn và dạng cháy, trong đó có cháy mặt đất chậm, cháy mặt đất trung bình, cháy mặt đất nhanh, cháy mặt đất và cháy tán chậm, cháy mặt đất và cháy tán nhanh. Kỹ thuật chữa từng dạng cháy ở tốc độ lan tràn khác nhau được xây dựng trên cơ sở
tham khảo các công trình nghiên cứu trước và kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong đề tài này.
- Chữa các đám cháy mặt đất chậm:
Cháy mặt đất chậm ở Hà Nội có thể xảy ra với các trạng thái rừng thông, rừng keo cao tuổi, rừng tự nhiên khi nguy cơ cháy rừng ở cấp III - IV trở
xuống. Cháy mặt đất chậm có chiều cao ngọn lửa trung bình 15 – 20cm. Tốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93
Đây là những đám cháy không nguy hiểm, có cường độ và tốc độ lan tràn thấp nên cho phép áp dụng phương pháp chữa cháy trực tiếp với việc sử dụng các dụng cụ thủ công kết hợp với cơ giới nhẹ là chủ yếu. Các phương tiện chữa cháy có thểđược sử dụng gồm xẻng, bàn dập, cành cây tươi, bình bơm tay, máy thổi gió. Ở Hà Nội trong mùa cháy thường rất hiếm nước nên thường không dùng nước để chữa các đám cháy mặt đất chậm.
Chiến thuật chữa cháy với dạng cháy này có thểđược mô tả như sau: - Dàn lực lượng quanh đám cháy, tập trung nhiều hơn vào hướng tiến của
đám cháy.
- Nếu chỉ có dụng cụ thủ công thì có thể dùng cành cây tươi và bàn dập
đập trực tiếp làm tắt ngọn lửa. Hoạt động này được thực hiện đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Không để tàn lửa vương hoặc bắn về phía ngoài
đám cháy.
- Nếu có những phương tiện hỗ trợ như bình bơm tay, máy bơm nước, máy thổi gió thì sử dụng các thiết bị này làm yếu ngọn lửa, sau đó người chữa cháy dùng dụng cụ thủ công đập trực tiếp vào ngọn lửa đã suy yếu để dập tắt hoàn toàn ngọn lửa.
- Sau khi đã cơ bản dập tắt đám cháy phải tiến hành theo dõi khả năng bùng phát trở lại của đám cháy. Chỉ rút khỏi đám cháy khi chắc chắn mọi nguy cơ tái phát của đám cháy không còn nữa.
• Cháy mặt đất trung bình:
Cháy mặt đất trung bình ở Sóc Sơn có thể xảy ra với các trạng thái rừng núi đá và rừng mới trồng. Chiều cao ngọn lửa trung bình 20– 40cm. Tốc độ
lan tràn đám cháy thường từ 30- 60m/h.
Phương pháp chữa cháy được áp dụng trong trường hợp này là chữa cháy trực tiếp với việc sử dụng các phương tiện thủ công kết hợp với cơ giới nhẹ. Chiến thuật và thiết bị sử dụng cho chữa các đám cháy mặt đất trung bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94 tương tự như với chữa các đám cháy mặt đất chậm. Tuy nhiên, do khoảng cách tiếp cận lớn và tốc độ lan tràn của đám cháy cao hơn nên phải ưu tiên sử
dụng các thiết bị cơ giới để làm suy yếu ngọn lửa. Nhờ vậy, việc dập cháy trực tiếp bằng sức người hiệu quả hơn.
• Cháy mặt đất nhanh:
Cháy mặt đất nhanh ở Sóc Sơn có thể xảy ra với các rừng núi đá và rừng mới trồng, rừng phục hồi v.v... Cháy mặt đất nhanhcó chiều cao ngọn lửa ở
mức 40cm – 60cm. Tốc độ lan tràn đám cháy thường vượt quá 60m/h.
Trong trường hợp này cần áp dụng kết hợp phương pháp chữa cháy trực tiếp với phương pháp chữa cháy gián tiếp. Chữa cháy trực tiếp là dùng thiết bị
thủ công và cơ giới tác động trực tiếp vào ngọn lửa làm chúng tắt đi. Còn chữa cháy gián tiếp là làm dọn sạch hoặc làm ẹp vật liệu cháy ở một“băng giảm tốc” trên hướng tiến hoặc xung quanh đám cháy trước khi ngọn lửa lan
đến. Nhờ vậy, khi đám cháy lan đến băng giảm tốc chiều cao ngọn lửa và tốc
độ lan tràn sẽ giảm đi và thuận lợicho việc dập cháy trực tiếp. • Chiến thuật để chữa các đám cháy mặt đất nhanh như sau:
- Dàn lực lượng quanh đám cháy, tập trung nhiều hơn hai bên đám cháy theo hướng tiến của nó. Ởđây cường độ và tốc độ lan tràn của đám cháy nhỏ
hơn nên có thể sử dụng các thiết bị chữa cháy trực tiếp một cách hiệu quả. Bằng cách này đám cháy sẽ bị thu hẹp dần theo hướng tiến của nó.
- Lập băng “giảm tốc” trên hướng tiến của đám cháy. Nếu tốc độ của đám cháy lớn cần sử dụng cào dập cháy, bàn dập, hoặc que gậy để dọn vật liệu cháy trên một băng “giảm tốc” chặn đường tiến của đám cháy. Nếu vật liệu cháy là cây cỏ thì dùng máy cắt cỏđể dọn bỏ hoặc dùng que gậy để đè ẹp cỏ
xuống. Ngọn lửa sẽ yếu đi khi lan đến băng giảm tốc. Việc sử dụng đồng thời các thiết bị để dập cháy trực tiếp sẽ đảm bảo chữa cháy hiệu quả.Trong qúa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95 trình chữa cháy cần theo dõi và dập tắt kịp thời các đám lửa mới phát sinh do hiện tượng “nhảy cóc” theo gió của tàn lửa ra khỏi đám cháy.
- Sau khi đã cơ bản dập tắt đám cháy phải tiến hành theo dõi khả năng bùng phát trở lại của đám cháy. Chỉ rút khỏi đám cháy khi chắc chắn mọi nguy cơ tái phát của đám cháy không còn nữa.
• Cháy hỗn hợp mặt đất và cháy tán trung bình
Cháy mặt đất và cháy tán trung bình ở Hà Nội có thể xảy ra với các rừng tre nứa, rừng phục hồi và rừng trồng thông giai đoạn rừng sào và không được tu bổ phòng cháy kịp thời. Trong điều kiện thời tiết khô nóng kéo dài lửa có thể từ những khu nương rẫy lan vào rừng thường xanh gây cháy tán. Ngọn lửa trong cháy mặt đất và cháy tán trung bình có thể lên đến trên 3m, tốc độ lan tràn thường ở khoảng 60 –100m/h.
Phương pháp chữa cháy trong trường hợp này là kết hợp giữa chữa cháy trực tiếp và chữa cháy gián tiếp. Phương tiện sử dụng để chữa cháy gồm máy cắt cỏ, máy cưa hạ tầng cây cao, bàn dập , dao, cuốc , xẻng , máy thổi gió, bình bơm tay, ô tô chở nước, vòi rồng v.v..
• Chiến thuật chữa cháy được mô tả như sau.
- Dàn lực lượng ở hai bên theo đường tiến của đám cháy, sử dụng máy bơm nước và máy thổi gió mạnh làm suy yếu ngọn lửa để người chữa cháy tiếp cận được gần tiếp tục sử dụng những dụng cụ chữa cháy đập trực tiếp để
làm tắt ngọn lửa. Bằng cách này làm thu hẹp dần đám cháy theo đường tiến của nó.
- Ở phía trước và cả hai bên đám cháy cần tạo những băng “giảm tốc” bằng cách cưa cắt cây và dọn sạch vật liệu theo băng, bơm nước làm ẩm ướt vật liệu cháy còn lại trên băng và phần bìa rừng gần băng. Ngọn lửa lan đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96 - Trong qúa trình chữa cháy phải theo dõi và dập tắt kịp thời các đám lửa mới phát sinh do hiện tượng “nhảy cóc” theo gió của tàn lửa ra khỏi đám cháy. Những tàn lửa trong trường hợp này có thể bay xa hàng trăm mét.
- Việc theo dõi các đám cháy bùng phát trở lại cần thực hiện đến khi chắc chắn mọi nguy cơ tái phát của đám cháy không còn nữa.
• Cháy mặt đất và cháy tán nhanh
Cháy mặt đất và cháy tán nhanh ở Hà Nội có thể xảy ra với các rừng tre nứa, rừng phục hồi và rừng trồng cao tuổi trong điều kiện thời tiết khô hạn lâu ngày. Loại cháy này cũng có thể xảy ra với rừng thường xanh khi nguy cơ
cháy rừng ở cấp V và độ dốc mặt đất trên 15 độ. Ngọn lửa trong cháy mặt đất và cháy tán nhanh có thể lên đến trên 3m, tốc độ lan tràn thường vượt 100m/h.
Đây là cháy hỗn hợp giữa hai loại cháy mặt đất và cháy tán ở cường độ