Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện sóc sơn, hà nội (Trang 89 - 92)

III IV V VI VII V I XX XI XII Năm Mùa mưa Mùa khô

3.4.xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

môi trường

3.4.1. Tuyên truyn, ph biến, giáo dc, nâng cao nhn thc v qun lý bo

v rng

Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ

biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng...

Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

3.4.2. Gii pháp lâm nghip

3.4.2.1. Quản lý bảo vệ rừng

Đây là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển rừng. Bao gồm toàn bộ diện tích rừng hiện còn và rừng

được trồng mới, trồng thay thế, nâng cấp làm giầu rừng sau khi hết hạn đầu tư

cơ bản trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Các giải pháp thực hiện như sau: + Thực hiện đóng mốc ranh giới rừng phòng hộ bảo vệ môi trường với các loại đất đai khác trên thực địa.

+ Xây dựng đường ranh cản lửa trên các khu rừng Thông tập trung.

+ Xây dựng chòi canh có tầm quan sát rộng, thuận lợi cho việc phát hiện lửa rừng, sâu bệnh hại, các tác động tiêu cực vào rừng...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 + Thường xuyên tuần tra, canh gác và phối hợp với các ngành, các địa phương ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng.

+ Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khen thưởng kịp thời những người làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Tổ chức hệ thống bảo vệ rừng từ huyện xuống các xã có rừng và đất rừng. + Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng.

+ Giải quyết thoả đáng các chế độ chính sách, khuyến khích mọi người, mọi nhà tham gia quản lý bảo vệ rừng cùng lực lượng kiểm lâm hoàn thành nhiệm vụ.

3.4.3. Trng rng và xây dng vườn rng, tri rng

- Đối tượng: Diện tích đất chưa có rừng - Diện tích: 191,1 ha

+ Trồng rừng phòng hộ mới: 131 ha

+ Xây dựng vườn rừng, vườn quả mới: 60,1 ha - Xác định tập đoàn cây trồng:

+ Cây trồng rừng phòng hộ: Loài cây trồng phải có tán đa dạng, bộ rễ chắc khoẻ có khả năng giữ đất, giữ nước, điều tiết nước, có hình thái cây phong phú đa dạng để làm đẹp cảnh quan, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Kết hợp trồng một số loài cây ăn quả chất lượng cao để cho các sản phẩm kinh tế có giá trị hàng hoá phù hợp với thị trường, thị hiếu của nhân dân trong vùng, khách du lịch, nhất là thị trường nội thành thành phố Hà Nội.

+ Đối với xây dựng vườn rừng, trại rừng, loài cây trồng được xác định theo các xã như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

Trồng Vải Thiều trồng phân tán hầu hết ở các xã, trong đó tập trung tại các xã: Bắc Sơn, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn.

Trồng Nhãn trồng phân tán hầu hết ở các xã, trong đó tập trung tại các xã: Hồng kỳ, Hiền Ninh, Phù Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược

Trồng Na dai trồng hỗn giao với Nhãn Vải

Bảng 3.11. Danh mục các loài cây trồng chính

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Thông Caribe Pinus caribeae (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Thông nhựa Pinus merkusii

3 Keo lai Acasia mangium- auricuhiformic

4 Trám trắng Cararium allem

5 Trám đen Cararium pimelaberh

6 Sấu Dracontomenlum dieperreanum

7 Muồng Cassia surahensis

8 Long não Cinamomum protusipolium

9 Nhội Barquamosir triporliac

10 Vối thuốc Schima wallichic

11 Na dai Anona spuanosal

13 Vải Litchi chinensis

14 Nhãn Dimonocarpus longan

- Biện pháp kỹ thuật trồng rừng, xây dựng vườn rừng, trại rừng

Như phần trên đã nêu, hiện nay còn 191,1 ha đất chưa có rừng là những diện tích xen kẽ trong các khu vực đã thành rừng, đất nghèo kiệt, khó thi công trồng và chăm sóc. Do vậy để trồng rừng và xây dựng vườn rừng, trại rừng trên đối tượng này cần phải có đầu tư cao, đặc biệt giống cây trồng phải yêu cầu cây lớn, chất lượng tốt. Cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

+ Bước 1: Trồng các loài cây cải tạo đất như: muồng, Cốt khí, Keo…2- 3 năm đầu.

+ Bước 2: Trồng các loài cây mục đích (Loài cây phòng hộ bảo vệ môi trường, cây ăn quả…)

- Đầu tư cao: Hố trồng rừng sâu, rộng 50x50x50 cm, có bón lót phân hữư

cơ, kích thước cây trồng lớn….

- Riêng đối với vườn rừng, trại rừng (cây ăn quả là chính) phải trồng xen cây rừng phòng hộ, đảm bảo độ tàn che cây rừng tối thiểu đạt 0,1% trở lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện sóc sơn, hà nội (Trang 89 - 92)