Thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện sóc sơn, hà nội (Trang 61 - 81)

4. Cây lâu năm (đặc sản, cao

3.2. Thực trạng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn

3.2.1. Công tác qun lý nhà nước v rng

UBND huyện

BQL rừng Phòng Kinh tế Hạt kiểm lâm Lâm trường UBND các xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Sơ đồ 3.1. Công tác quản lý nhà nước về Rừng Sóc Sơn

Ban quản lý rừng phòng hộ được thành lập theo quyết định số

1793/QĐ-UB ngày 28/4/1999 của UBND thành phố Hà Nội với chức năng là

đơn vị sự nghiệp, làm chủđầu tư các dự án về lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Phòng Kinh tế: là phòng chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về lâm nghiệp. Phòng có nhiệm vụ trình UBND huyện ban hành Quyết định, chỉ thị, kế hoạch, chương trình khuyến khích phát triển lâm nghiệp đồng thời hướng dẫn UBND các xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý rừng. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về xảy ra các vụ cháy rừng trên địa bàn.

Hạt kiểm lâm: là đơn vị trực thuộc Chi cục kiểm lâm thành phố Hà Nội. Hạt, có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch UBNDhuyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn, huy động các lực lượng tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy. Trên địa bàn các xã có rừng đều có cán bộ kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ

theo dõi diễn biến rừng và quản lý rừng, phòng cháy chữa cháy và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Các xã, thị trấn có rừng: chịu trách nhiệm trước UBND huyện về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng.

Lâm trường Sóc Sơn: được thành lập theo Quyết định số 665/QĐ-UB ngày 12/2/1993 trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội có nhiệm vụ quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp kết hợp với sản xuất dịch vụ các loài cây lâm nghiệp, cây

ăn quả...và trực tiếp quản lý 2.000 ha đất lâm nghiệp trên địa bàn 7 xã có rừng của huyện.

Nhận xét: Công tác quản lý nhà nước về rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn trồng chéo không rõ chủ thể quản lý điều này dẫn đến rừng không được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 bảo vệ nghiêm ngặt và thường xuyên bị suy giảm về diện tích, số lượng và độ

che phủ. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây giảm diện tích rừng và không kiểm soát được các tác động của nhân dân đến rừng dẫn đến có nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.

3.2.2. Thc trng rng phòng h bo v môi trường huyn Sóc Sơn tính

đến ngày 01/01/2014

Kết quả thống kê đến ngày 01/01/2014 trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 4.436,32 ha đất lâm nghiệp chiếm 14,47% tổng diện tích tự nhiên của cả

huyện. Rừng Sóc Sơn nằm rải rác trên địa bàn 11 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên của các xã có rừng 18.565,25 ha, diện tích rừng 4.436,32 ha chiếm 23.9% diện tích tự nhiên của các xã có rừng.

Bảng 3.2. Diện tích rừng Sóc Sơn tính đến ngày 01/01/2014

TT Tên xã Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất lâm nghiệp (ha) 1 Nam Sơn 2935 1198.78 2 Minh Trí 2435.37 1064.56 3 Minh Phú 2035.3 622.2 4 Bắc Sơn 3630.81 370.05 5 Phù Linh 1442 366.53 6 Hồng Kỳ 1437.9 270.8 7 Hiền Ninh 1079 201.2 8 Tiên Dược 1373.4 163.1 9 Quang Tiến 1133.2 158.6 10 Thị Trấn 81.9 14 11 Tân Minh 1072.37 6.5 Tổng 18656.25 4436.32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Có thể thấy, với 18656,25 ha, Sóc Sơn có diện tích rừng tương đối lớn. Trong đó rừng tập trung chủ yếu ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú là các xã có diện tích đất đồi núi lớn và chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn.

Bảng 3.3. Diễn biến đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn qua các năm

TT Tên xã Diện tích lâm nghiệp năm 1998 (ha) Diện tích lâm nghiệp năm 2003 (ha) Diện tích lâm nghiệp năm 2008 (ha) Diện tích lâm nghiệp năm 2013 (ha) 1 Nam Sơn 1416.5 1311.9 1199 1198.78 2 Minh Trí 1243 1222.6 1064.8 1064.56 3 Minh Phú 845.4 801.9 622.2 622.2 4 Bắc Sơn 1623 1084 370.2 370.05 5 Phù Linh 510.1 466.9 456.6 366.53 6 Hồng Kỳ 341.6 325.2 300.8 270.8 7 Hiền Ninh 215 206.9 201.2 201.2 8 Tiên Dược 204.2 174 163.1 163.1 9 Quang Tiến 211.7 181.1 158.6 158.6 10 Thị Trấn 14 14 14 14 11 Tân Minh 6.5 6.5 6.5 6.5 Tổng 6631 5795 4557 4436.32

Nguồn: Ban quản lý rừng huyện Sóc Sơn

Diễn biến đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn qua các năm 1998, 2003, 2008 và 2013 được thể hiện qua 3.3.

Qua bảng trên cho ta thấy diễn biến rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên

địa bàn huyện đang có xu hướng giảm dần. Năm 1998, bắt đầu khảo sát quy hoạch rừng toàn huyện có 6.631 ha chiếm 21.63% diện tích tự nhiên. Năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 2003, diện tích rừng của huyện có 5795 ha chiếm 18.9% diện tích tự nhiên. Năm 2008, diện tích rừng của huyện 4557 ha chiếm 14.87% diện tích tự

nhiên. Năm 2013, diện tích rừng còn lại 4436.32 ha chiếm 14.47% diện tích tự nhiên của cả huyện.

3.2.3. Thc trng s dng đất rng trên địa bàn huyn Sóc Sơn đến năm

01/01/2014

Thực trạng sử dụng đất rừng đến ngày 01/01/2014 trên địa bàn huyện Sóc Sơn

được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng đất rừng trê địa bàn huyện Sóc Sơn tính đến ngày 01/01/2014

TT Hạng mục Diện tích (ha) Phần trăm

I Tổng diện tích đất rừng 4.336,32 100 1.1 Diện tích rừng trồng các loại 4139.72 95,46 1.1.1 Đất có rừng trồng 3.375,32 1.1.1.1 Rừng thuần loại 1.701.9 1.1.1.2 Rừng Thông 1.062,08 1.1.1.3 Rừng Bạch đàn 195.33 1.11.4 Rừng Keo 416.01 1.1.2 Vườn rừng, vườn quả 764.4 1.2 Đất vườn ươm 5,5 0.14 1.3 Đất trống chưa có rừng 191,1 4.4

Nguồn: Ban quản lý rừng huyện Sóc Sơn

Phân tích bảng số liệu ta thấy đến ngày 01/01/2014, toàn huyện Sóc Sơn có 4.336,32 ha đất lâm nghiệp trong đó diện tích rừng trồng các loại 4139.72 ha chiếm 95,46% đất lâm nghiệp. Diện tích vườn ươm 5.5 ha chiếm 0,14% diện tích đất lâm nghiệp còn lại 4,4% là đất trống chưa có rừng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

3.2.4. Đặc đim sinh khi rng và độ che ph rng trên địa bàn huyn

Sóc Sơn

3.2.4.1. Đặc điểm sinh khối rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Bảng 3.5. Diện tích, trữ lượng rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Đơn vị: Diện tích (ha), Trữ lượng: (m3)

TT Hạng mục Tổng Thông B. Đàn Keo H. giao

Tổng cộng S 3.181,7 1.056,7 131,1 325,8 1.668,1 M 224.468,1 117.490,5 9.047,8 21.907,8 76.022,0 M 224.468,1 117.490,5 9.047,8 21.907,8 76.022,0 1 Bắc Sơn S 158,7 17,4 18,5 81,5 41,3 M 8.872,5 1.185,6 933,9 4.597,8 2.155,2 2 Minh Trí S 724,5 71,9 8,7 73,1 470,8 M 40,867,2 4.973,6 241,8 7.530,0 28.121,8 3 Nam Sơn S 1.012,3 369,9 56,9 96,9 488,6 M 72.732,9 38.450,4 5.830,1 6.733,9 21.718,5 4 Hồng Kỳ S 169,3 37,3 6,5 4,6 120,9 M 8.495,5 4.082,4 559,0 263,6 3.590,5 5 Hiền Ninh S 86,6 65,0 0,3 9,7 11,6 M 8.779,5 7.580,5 18,0 485,0 696,0 6 Quang Tiến S 112,6 60,8 1,2 19,7 30,9 M 11.018,0 8.019,0 144,0 1.001,0 1.854,0 7 Phù Linh S 373,9 184,6 5,5 29,7 154,1 M 35.340,5 24.622,0 229,0 1.243,5 9.246,0 8 Thị Trấn S 12,0 12,0 M 700,0 700,0 9 Minh Phú S 391,1 154,1 16,5 3,0 217,5 M 25.104,0 17.180,0 314,0 15,0 7.595,0 10 Tiên Dược S 134,2 89,2 17,0 7,6 20,4 M 12.103,0 10.942,0 778,0 38,0 345,0 11 Tân Minh S 6,5 6,5 M 455,0 455,0

Nguồn: Báo cáo quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn năm 2013.

Trong tổng diện tích rừng trồng các loại: 4.139,72 ha, chỉ có 3.181,7 ha rừng từ cấp tuổi II trở lên có trữ lượng, còn 958,02 ha rừng các loại cấp tuổi I

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 chưa có trữ lượng gồm: Rừng hỗn giao: 626 ha; Thông: 100 ha; Keo: 144,2 ha và Bạch đàn: 87,82 ha.

Tổng diện tích các loại rừng trồng có trữ lượng là: 3.181,7 ha, với tổng trữ

lượng là: 224.468,1 m3, trong đó:

- Rừng Thông 117.490,5 m3, chiếm 52,4%, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược, Minh Trí.

- Rừng Bạch đàn: 9.047,8 m3, chiếm 4,0%, tập trung nhiều ở Nam Sơn, Bắc Sơn, Tiên Dược, Hồng Kỳ.

- Rừng Keo: 21.907,8 m3, chiếm 9,8%, tập trung nhiều ở Nam Sơn, Minh Trí, Bắc Sơn, Quang Tiến, Phù Linh.

- Rừng hỗn giao các loài cây: 76.022,0 m3, chiếm 33,8%, tập trung nhiều

ở Minh Trí, Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú.

3.2.4.2. Độ che phử rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Tỷ lệ che phủ rừng của các xã (tỷ lệ % diện tích có rừng/diện tích tự nhiên của các xã):

Bảng 3.6. Độ che phủ rừng của các xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn

TT Tên xã Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất có rừng (ha) Độ che phủ (%) 1 Nam Sơn 2935 1198.78 40.8 2 Minh Trí 2435.37 1064.56 43.7 3 Minh Phú 2035.3 622.2 30.5 4 Bắc Sơn 3630.81 370.05 10.2 5 Phù Linh 1442 366.53 25.4 6 Hồng Kỳ 1437.9 270.8 18.83 7 Hiền Ninh 1079 201.2 18.64 8 Tiên Dược 1373.4 163.1 11,87 9 Quang Tiến 1133.2 158.6 14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

10 Thị Trấn 81.9 14 17.09

11 Tân Minh 1072.37 6.5 0.6

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy xã Minh Trí có độ che phủ rừng lớn nhất của huyện chiếm 43.7% độ che phủ rừng thấp nhất xã Tân Minh 0.6%.

3.2.4.3. Đặc điểm các loại rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Rừng Thông: Tổng diện tích là: 1.062 ha, được trồng hầu hết tại các xã trong vùng, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược và Minh Trí. Nhìn chung Thông phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng nên cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Các chỉ tiêu lâm học như sau:

- Cấp tuổi I (ThI) : 100 ha, N/ha = 1.500 cây, D = 3 ÷ 4 cm, H = 0,6 m. - Cấp tuổi II (ThII): 9,6 ha, N/ha = 1.300 cây, D1,3 = 6 - 8 cm, H = 3 - 4 m, M/ha = 16 m3.

- Cấp tuổi III (ThIII) diện tích 41,7 ha, N/ha = 1.100 -1.200 cây, D1,3 = 14 cm, H = 8 - 9 m, M/ha = 53 m3.

- Cấp tuổi IV (ThIV) diện tích 211,0 ha, N/ha = 700 - 800 cây, D1,3 = 18 - 20 cm, H = 12 - 13 m, M/ha = 90 m3.

- Cấp tuổi V+VI (ThV) diện tích 794,4 ha, N/ha = 600 cây, D1,3 = 22 cm, H = 15 - 16 m, M/ha = 140 m3.

Rừng trồng Bạch đàn: Tổng diện tích là: 195,33 ha, bao gồm Bạch đàn chồi và Bạch đàn trồng mới, phân bốở hầu hết các xã. Nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển chậm, kém hiệu quả kinh tế, không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng, đối với diện tích Bạch đàn chồi đã qua nhiều thế hệ kinh doanh chồi cần phải cải tạo để trồng mới các loài cây khác có hiệu quả hơn.

Các chỉ tiêu về lâm học như sau:

- Bạch đàn chồi (BđcII, V) diện tích: 36,9 ha, có N/ha = 1.600 - 1.800 chồi, D1,3 = 6 - 8 cm, H = 7 m,M/ha =15 m3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 - Bạch đàn chồi (BđcI) diện tích: 56,83 ha, N/ha = 2.000 - 2.500 cây, D1,3 = <5 cm, H = 3 ÷ 4 m.

- Bạch đàn cấp tuổi I (BđI) diện tích: 7,5 ha, tại Phù Linh N/ha = 1.500 cây, D1,3 < 5 cm, H = 3 - 4 m.

- Bạch đàn cấp tuổi II (BđII) diện tích: 18,8 ha, N/ha = 800 cây, D1,3 = 12 cm, H = 10 M/ha = 36,0 m3

- Bạch đàn cấp tuổi III (BđIII) diện tích: 1,7 ha, N/ha = 500 - 700 cây, D1,3 = 16 cm, H = 12 m, M/ha = 50 m3.

- Bạch đàn cấp tuổi IV (BđIV) diện tích: 26,6 ha, N/ha = 600 cây, D1,3=16 cm, H = 14 m, M/ha = 75 m3.

- Bạch đàn cấp tuổi V (BđV) diện tích: 47,0 ha, N/ha = 500 cây, D1,3 = 18 cm, H = 15 m, M/ha = 118 m3.

Rừng trồng Keo: Tổng diện tích: 416,01 ha, Keo được trồng hầu hết ở

các xã, tập trung nhiều ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Phù Linh ... Cây sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và có chức năng cải tạo đất tốt.

Các chỉ tiêu về lâm học như sau:

- Keo cấp tuổi I (KI) diện tích: 44,5 ha, N/ha = 1.500 - 1.700 cây.

- Keo cấp tuổi II (KII) diện tích: 58,9 ha, N/ha = 1.000 cây, D1,3 = 18 - 10 cm, H = 7-8 m M/ha = 20,0 m3.

- Keo cấp tuổi III (KIII) diện tích: 124,8 ha, N/ha = 800 - 1.000 cây, D1,3 = 14 cm, H = 10 - 11 m, M/ha = 57,0 m3.

- Keo cấp tuổi IV (KIV) diện tích: 93,0 ha, N/ha = 700 cây, D1,3 = 16 cm, H = 11 - 12 m, M/ha = 100 m3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 - Keo cấp tuổi V (KV) diện tích: 49,1 ha, N/ha = 500 cây, D1,3 = 20 m, H = 12 - 13 m, M/ha = 82,0 m3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

3.2.5. Nguyên nhân gây suy thoái rng trên địa bàn huyn Sóc Sơn

3.2.5.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng từđất lâm nghiệp sang đất phi lâm nghiệp Sóc Sơn là huyện đang trong quá trình phát triển, từ năm 1998 đến năm 2013 có nhiều dự án đầu tư đã chuyển đất lâm nghiệp sang đất kinh doanh dịch vụ làm giảm diện tích đất rừng.

Bảng 3.7. Các dự án sử dụng đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn

TT Tên dự án Diện tích đất lâm nghiệp

để thực hiện dự án (m2)

1 Dự án xây dựng sân golf Hà Nội tại xã

Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội 1.085.833 2 Dự án xây dựng học viện phật giáo Việt

Nam xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội 106.516 3 Dự án xây dựng hồ chứa nước Đồng Đò 584.200 4 Dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải

Nam Sơn, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội 702.764 5 Dự án chăm sóc người cao tuổi Ngọc Hà,

xã Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội 148.513 6 Dự án mở rộng bãi rác giai đoạn 2 73.468 7 Dự án xây dựng sân golf Hồng Kỳ 153.246 8 Người dân tự phá rừng chuyển đổi mục

đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất ở 424.055

Tổng 2.194.68

Nguồn: BQL rừng huyện Sóc Sơn năm 2014

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rừng phòng hộ bảo vệ môi trường huyện Sóc Sơn ngày một suy giảm về diện tích. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển

đổi mục đích đất lâm nghiệp sang đất phi lâm nghiệp và xây dựng các dự án trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

3.2.5.2. Cháy rừng

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán

đến cuộc sống con người. Ngày nay, cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kểđến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm mộ liệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt động đốt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện sóc sơn, hà nội (Trang 61 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)