Giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện sóc sơn, hà nội (Trang 93 - 97)

III IV V VI VII V I XX XI XII Năm Mùa mưa Mùa khô

3.4.5.Giải pháp về tổ chức

- Thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và thực hiện Nghị

quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghịđịnh 200/2004/NĐ- CP của Chính phủ về đổi mới tổ chức và quản lý hệ thống lâm trường quốc doanh. Chuyển lâm trường Sóc Sơn thành Ban quản lý rừng. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn xây dựng Ban quản lý rừng trực thuộc UBND huyện Sóc Sơn. Ban quản lý rừng giúp Chủ tịch huyện về quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn và trực tiếp quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Đa dạng hoá hình thức tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến lâm, hỗ trợ thiết thực cho nhu cầu phát triển rừng của nhân dân và các thành phần kinh tế khác.

+ Bổ sung biên chế cán bộ quản lý lâm nghiệp ở các xã có từ 100 ha rừng và đất lâm nghiệp trở lên tối thiểu phải có từ 1 cán bộ chuyên trách lâm nghiệp (như cán bộđịa chính).

3.4.6. Gii Pháp v cơ chế chính sách phát trin rng

3.4.6.1. Chính sách đất đai

- Trên cơ sởđiều chỉnh quy hoạch lại còn 1 loại rừng; điều chỉnh mục đích sử dụng rừng cho phù hợp, có tính đến tính chất đa năng của rừng; xác định rõ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 ranh giới rừng và các loại đất khác trên thực địa. Rà soát lại diện tích đã giao

đất, giao rừng, khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…để hoàn tất thủ tục giao đất, giao rừng, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong Điều 43 Tổ chức quản lý rừng phòng hộ (Nghịđịnh 23/CP) có nêu: - Những khu rừng phòng hộ tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trong về chức năng phòng hộ được thành lập Ban quản lý. Ban quản lý được khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng...thực hiện bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng...

- Những khu rừng phòng hộ khác với quy định trên, UBND thành phố

giao, cho các tổ chức khác thuê; UBND cấp huyện giao, cho thuê cho hộ gia

đình, cá nhân, cộng động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với điều kiện cụ thể của Sóc Sơn, xin đề nghị:

+ Đối với diện tích rừng phòng hộ tập trung (diện tích hiện nay lâm trường

đang quản lý) phải giao cho BQL (BQL sẽ giao, khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng kinh tế hoặc BQL cho thuê rừng phòng hộ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh phục vụ du lịch theo quy định của pháp luật và Luật Bảo vệ và phát triển rừng ). Trường hợp những diện tích rừng phòng hộ mà do hộ

gia đình, cá nhân tự bỏ vốn trồng thì Nhà nước, thành phố phải mua lại rừng để

giao cho BQL, sau đó BQL lại hợp đồng khoán cho chính hộ gia đình, cá nhân để

bảo vệ rừng và phát triển rừng …

+ Đối với rừng phòng hộ mang tính chất phân tán (diện tích các xã đang quản lý) sẽ rà soát và giao rừng lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…

- Xác định rõ hiện trạng đất, hiện trạng rừng, trữ lượng rừng trước khi giao, khoán và quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi người nhận khoán.

- Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc các thành phần kinh tế liên kết với dân để phát triển rừng, như thuê rừng, thuê đất, góp vốn để trồng rừng kinh tế, rừng phục vụ và phát triển du lịch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

3.4.6.2. Chính sách đầu tư

- Xây dựng một số dự án ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cấp rừng phòng hộ

bảo vệ môi trường, phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần… để gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân; vốn ODA và các nguồn vốn khác. Tăng thêm nguồn vốn đầu tư ngân sách hàng năm làm vốn đối ứng các dự án ODA.

- Có cơ chế chính sách thông thoáng, đủ sức thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI, vốn của các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp tư nhân) trong nước, vốn của hộ trang trại, hộ dân, vốn của cộng đồng làng, bản, tổ chức xã hội…

để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ cho thu nhập cao từ sản phẩm của rừng và phục vụ du lịch.

- Có cơ chế bảo hiểm để khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư, cho vay đầu tư nâng cấp, phát triển rừng.

- Tăng mức đầu tư bằng vốn ngân sách cho công tác bảo vệ, nâng cấp, cải tạo và trồng rừng phòng hộ. Thực hiện đầu tư theo thiết kế.

- Nhà nước và Thành phố hỗ trợ đầu tư: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hỗ trợ trồng rừng, xây dựng trang trại, vườn quả… bằng cây giống, các cơ sở hạ tầng cơ bản...

+ Thực hiện trợ giá giống cho lâm nghiệp, giống cho trồng cây phân tán và các giống mới (qua khảo nghiệm, cây nhập nội...)

+ Thực hiện vay vốn theo ưu đãi

+ Vốn vay thương mại phải đảm bảo 100% vốn theo thiết kế.

3.4.6.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho các địa phương, đảm bảo cán bộ lâm nghiệp phải được đào tạo, tập huấn về khuyến lâm, ưu tiên đào tạo người dân sống tại địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 - Phối hợp với các trường học, thông qua các buổi ngoại khoá, giáo dục ý thức bảo vệ rừng, đưa nội dung khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công đến tất cả các cấp học phổ thông.

- Thành lập hội làm vườn, làm rừng, từđó chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới các hộ gia đình.

3.4.6.4. Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm

Các nội dung cơ bản được thể hiện trong Quyết định số: 178/ 2001/QĐ- TTg ngày 12/11/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Đối với Sóc Sơn cụ thể như sau:

- Chủ rừng nhận khoán bảo vệ rừng

+ Được nhận tiền công khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng

+ Được thu hái lâm sản phụ: hoa, quả, dầu, nhựa, các sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng được phép khai thác và phải theo thiết kế được phê duỵêt. Chủ rừng phải tựđầu tư

tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

- Chủ rừng nhận khoán trồng, chăm sóc rừng trên đất chưa có rừng. + Được cấp kinh phí để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo hợp đồng.

+ Được trồng xen các loại cây lâu năm, cây nông nghiệp với cây mục đích theo thiết kế được phê duyệt. Được hưởng 100% sản phẩm từ cây trồng xen, nhưng phải đảm bảo độ tàn che từ 0,6 trở lên.

+ Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuếđược phân chia như sau: Chủ rừng nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nước thì được hưởng từ 80-90%, phần còn lại nộp bên giao khoán.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 + Chủ rừng nhận khoán phải tự đầu tư tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.

- Được vay vốn ưu đãi để xây dụng và phát triển rừng phòng hộ cho hiệu quả

kinh tế, theo quy hoạch.

- Được trồng xen cây nông nghiệp, sản xuất nông, lâm kết hợp dưới tán rừng nhưng không được làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây rừng.

Được hưởng toàn bộ sản phẩm trồng xen.

- Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, chủ rừng phải thống nhất với Ban quản lý về thời điểm và phương thức khai thác cũng như thời gian tái tạo lại rừng.

* Có chính sách hỗ trợ giá cho việc nghiên cứu tạo những giống cây trồng bản địa, cây trồng có chất lượng, năng suất cao phù hợp với thị hiếu của thị trường.

* Đảm bảo chính sách hưởng lợi đối với người bảo vệ và phát triển rừng (hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức xã hội…), tạo động lực cho

đẩy mạnh xã hội hoá nghề rừng. Xem xét, đề xuất sửa đổi định mức, thời gian, đối tượng được hưởng kinh phí bảo vệ rừng.

3.4.6.5. Chính sách khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện sóc sơn, hà nội (Trang 93 - 97)