4. Cây lâu năm (đặc sản, cao
1.3. Văn bản quy phạm pháp luật
Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối
đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm ngiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
động theo cơ chế thị trường. Sau đây là tóm lược các nọi dung một số chính sách quan trọng đó.
1.3.1. Chính sách về quản lý rừng
Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi bổ sung năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn quy định: RSX là rừng trồng và rừng tự nhiên trên
đất RSX có độ che phủ từ 0,1 trở lên; RSX được sử dụng chủ yếu để sản xuất gồm rừng trồng và rừng tự nhiên. Văn bản này còn quy định về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ làm giàu RSX là rừng nghèo, trồng RSX gỗ lơn, quý, đặc sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ dân nơi có khó khăn tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cho thuê; đấu thầu đất, miễn giảm thuế, cho vay với lãi xuất ưu đãi cho trồng rừng; giao rừng cho cộng
đồng dân cư thôn bản. Có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển nói chung và quy hoạch, kế hoạch phát triển, sử dụng RSX nói riêng.
Quyết định 09/2001/TTg ngày 11/1/2001: Quyết định này quy định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Trong quyết
định này có quy định vềđất lâm nghiệp; cấp có thẩm quyền giao và cho thuê
đất lâm nghiệp cũng như tổ chức quản lý, kinh doanh, sử dụng RSX là rừng tự
nhên, phân chia xác định ranh giới 3 loài rừng trên bản đồ và ngoài thực địa. Những chính sách về quản lý rừng đã xác lập được cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch và kế hoạch đối với RSX cũng như đưa ra những định hướng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ trồng RSX có tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện trên thực tế
gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân; thủ tục còn rườm rà phức tạp, chưa có những hướng dẫn cụ thểđể thực thi quy hoạch trên thực đia, việc quy hoạch còn chồng chéo… Do vậy, khâu giao đất RSX là rừng tự nhiên cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 như khâu cho thuê đết để trồng RSX chưa thực hiện được mặc dù không thiếu những nhà đầu tư.
1.3.2. Chính sách vềđất đai
Luật đất đai (sửa đổi 2003) và các văn bản hướng dẫn quy định: Các tổ
chức kinh tế (nông, lâm trường) được thành lập sau năm 2001, toàn bộ diện tích đất kinh doanh RSX phải chuyển sang chếđộ thuê đất. Các lâm trường có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì phải chuyển sang thuê
đất của Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông – lâm nghiệp mà muốn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó với hạn mức không quá 30ha, thời hạn tối đa 50 năm và được xem xét để giao tiếp nếu có nhu cầu. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
đất. Các tổ chức (lâm trường quốc doanh) không có quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất. Đất trồng RSX không được sử dụng trong 24 tháng liền sẽ bị thu hồi. Luật cũng quy định cấp có thẩm quyền được quyết định chuyển đổi mục
đích sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ gia đình.
Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm ngiệp quy định; đất lâm nghiệp đã được giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp theo Luật đất đai và
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian được nhận giao là 50 năm đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng nếu cây có chu kỳ kinh doanh trên 50 năm sẽđược giao tiếp.
Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 nước được Nhà nước giao đất thực hiên khoán đất lâm nghiệp, thời hạn giao khoán đối với RSX theo chu kỳ kinh doanh, tiền công khoán theo thỏa thuận.
Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp quy định: Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển RSX không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp lao động nông, lâm nghiệp với hạn mức đất không quá 30 ha với thời hạn 50 năm, nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết hạn vẫn được Nhà nước giao tiếp để sự dụng. Nghị định này còn quy
định: Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê đất lâm nghệp quy hoạch phát triển RSX với thời hạn không quá 50 năm, trường hợp có nhu cầu thuê đất trên 50 năm phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm.
Các nghị định số 02/CP (1994), 01/CP (1995), 163/CP (1999) và Luật Đất
đai (sửa đổi 2003) đã có nhiều quy định cụ thể về giao đất cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài cũng như theo chu kỳ kinh doanh, từng bước tạo khung pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu đất đai với các mức độ ưu đãi khác nhau. Chính những quy định mang tính cởi mở này đã khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Tuy nhiên, việc giao và chia đất đai manh mún như hiện nay là một trong những khó khăn không nhỏ cho mục tiêu trồng RSX tập trung tạo sự ngần ngại cho các nhà đầu tư bởi trên thực tế khó tìm
được đất đai để trồng rừng trên quy mô lớn.
Quyết định số 661/TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng đã định hướng từ năm 1998 đến năm 2010, trồng mới 2 triệu rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, rừng gỗ quý hiếm. Một số văn bản khác cũng đã có quy hoạch vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhấn mạnh tới việc phát triển các loại cây làm nguyên liệu giấy, ván gỗ nhân tạo ( Tre, Keo, Thông, Bạch
đàn…) các cây lấy gỗ và cây làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.
Các chính sách kể trên tuy đã đưa ra những ưu dãi như miễn giảm tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất, miễn nộp thuế sử dụng đất,…nhưng dường như chưa
đủ bởi những cản trở về vốn cũng như lãi suất tiền vay, hạn mức và thời gian vay, thủ tục vay. Do đó việc đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là thâm canh còn ít được chú trọng hoặc bị cắt xén công đoạn.
1.3.3. Các chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản
Quyết định số 136/CP ngày 31/07/1998 sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản có quy định: Chủ rừng khi khai thác rừng chỉ cần báo với UBND xã nếu dùng tại chỗ, báo với kiểm lâm nếu mục đích là thương mại. Việc vận chuyển gỗ rừng trồng của các hộ chỉ cần giấy xác nhận của kiểm lâm, nếu là doanh nghiệp cần thêm hóa đơn tài chính về bán hàng.
Quyết định 666/1998/CP tại phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất có quy định; hộ chủ rừng có quyền quyết
định thời điểm và phương thức khái thác mọi sản phẩm khai thác được tự do lưu thông. Việc chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ rừng trồng đã qua chế biến
được khuyến khích, trường hợp cơ sở trong nước không sử dụng hết nguyên liệu hoặc chưa đủ điều kiện xây dựng cơ sở chế biến được xuất khẩu sản phẩm nguyên khai.
Chỉ thị số 19/TTg ngày 16/07/1999 về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng: Khuyến khích đẩy mạnh sử dụng, tiêu thụ, xuất khẩu gỗ rừng trồng.
Quyết định số 80/02/TTg ngày 24/06/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản (bao gồm lâm sản hóa): Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 thụ lâm sản với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản hàng hóa. Hộ sản xuất được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất trong góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản.
Quyết định 160/TTg ngày 04/09/1990 quy hoạch ngành giấy đến năm 2010 và QDD149/98/TTg ngày 21/08/1998 quy hoạch gỗ mỏ hoàn chỉnh thêm quy hoạch các vùng sản xuất lâm sản hàng hóa tập trung, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng nguyên liệu.
Quyết định 40/2005/BNN ngày 07/07/2005 về Ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác quy định:
Với rừng trồng sản xuất tập trung của tổ chức Nhà nước bằng vốn ngân hàng, vốn viện trợ không hoàn lại, việc xác định tuổi khai thác và cấp giấy phép khai thác do Sở Nông nghiệp hoặc Công ty, Tổng Công ty quyết định, chủ rừng tự quyết định phương thức khai thác, gỗ khai thác tự do tiêu thụ, lưu thông.
Với rừng trồng, gỗ vườn, cây phân tán của tổ chức, doanh nghiệp tự bỏ
vốn, chủ rừng được quyển quyết định mọi vấn đề khai thác, nếu vay vốn từ
nguồn vay ưu đãi, việc xác định tuổi khai thác và cấp giấy phép khai thác do Sở Nông nghiệp hoặc Công ty, Tổng Công ty tự quyết, chủ rừng tự quyết định phương thức khai thác, gỗ khai thác tự do tiêu thụ, lưu thông.
Với rừng trồng của hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư bằng vốn viện trợ, ngân sách, việc khai thác rừng được thực hiện theo quy định cụ thể của từng dự án và do UBND huyện ra quyết định.
Với những quyết định trên, Nhà nước đã thực sự mở cửa để người dân có thể tự do phát triển việc trồng và tiêu thụ các loại lâm sản có nguồn gốc từ
RSX không những trên thị trường trong nước mà còn cả lĩnh vực xuất khẩu. Dòng nguyên liệu từ rừng trồng thực sự đã có thể nối liền từ khâu trồng cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 tới khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả giữa các cơ sở chế biến với đơn vị thu mua và vận chuyển lâm sản. Những quyết định trên cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hoàn thành quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung theo hướng
ổn định và bền vững sản xuất hàng hóa, gắn tạo nguyên liệu chế biến với tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho khai thác vận chuyển. Tuy nhiên một mối lo không nhỏ của những người trồng RSX là giá cả bấp bênh của sản phẩm do bị tư thương ép giá. Các hợp đồng liên kết hoặc giao khoán đất trồng rừng sản xuất nhiều nơi bị phá vỡ do tới kỳ thu hoạch người nhận khoán không tuân thủ tỷ lệăn chia nhưđã ký kết mà chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cũng gây tâm lý ngần ngại cho các chủ rừng.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất). Nghị định số: 09/2006/NĐ- CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ
Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ
chỉ tiêu đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007-2010. Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6-84) của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Quyết định số: 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT về
việc “Ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ”.
Quyết định số: 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ NN&PTNT về
việc “Ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng Đặc dụng”.
Chỉ thị số 86/2006/CT-BNN ngày 21/9/2006 của Bộ NN&PTNT về quản lý việc chuyển mục đích sử dụng rừng.
Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 2.234/QĐ - UB ngày 11 tháng 6 năm 1998 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy hoạch chi tiết rừng Đặc dụng, Phòng hộ
huyện Sóc Sơn phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của thành phố và cả nước.
Nghị Quyết 16- NQ/TU ngày 21/5/2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2010.
Căn cứ nội dung tại các văn bản của UBND thành phố Hà Nội, số 900/UB- NNĐC ngày 24/3/2004 về việc đôn đốc tổ chức nghiên cứu Quy hoạch lại rừng tại huyện Sóc Sơn và số 2224/UB-NNĐC ngày 02/6/2005 về việc xử lý vềđất lâm nghiệp tại huyện Sóc Sơn.
Quyết định số 7465/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Phê duyệt lại nhiệm vụ lập dự án Điều chỉnh quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX.
Văn bản số: 07 HD/SNN-KT ngày 01/11/2005 của Sở NN&PTNT Hà Nội ban hành Hướng dẫn quy định về tiêu chí phân loại rừng phòng hộ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Luật Đất đai năm 2013.
Nghị định 43/2014/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đất đai năm 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU