Nhiệm vụ của GD học Sau đây là những nhiệm vụ khái quát của GD học: - Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng GD, tìm ra các quy luật chi p
Trang 1đề cương bộ môn giáo dục họcPHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC
Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1 GD là một hiện tượng xã hội
1.1 Bản chất, nguồn gốc của giáo dục
Bản chất của GD là sự truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, của thế hệ trước cho thế hệsau (kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử )
Nguồn gốc của GD: Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, GD cũng
bắt đầu manh nha Nguồn gốc của GD bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới khách quancon người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh nghiệm và truyền lại cho người khác, cho thế hệ sau để ứngdụng vào trong quá trình lao động sau đó đạt hiệu quả cao hơn
Cơ chế phát triển chủ yếu của động vật là di truyền Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinhnghiệm xã hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh nghiệm xã hội lịch sử được truyền lại quanhiều thế hệ
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu ngàycàng rực rỡ
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm của người này cho người khác, chưa
có một cơ quan chuyên trách đảm nhiệm việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc tự phát ởtrong gia đình hoặc cộng đồng Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, người ta nhận thấy cần phải cónhững cá nhân và những cơ quan chuyên phụ trách việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả cao, từ đó trường học vàthầy giáo ra đời Và như vậy, bên cạnh GD của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ quan chuyêntrách đó là nhà trường Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã được tổ chức ngày càng khoa học và chặt chẽvới mục đích, nội dung, kế hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và dựa trên cơ sởcủa các khoa học liên quan đến GD con người
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có GD
mà các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ
sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên Hoạt động GD ngày càng được tổ chức chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên những cơ sở khoa học.
1.2 Tính chất của GD
Tính chất của GD là những thuộc tính cơ bản để phân biệt nó với các hiện tượng khác GD có các tínhchất sau:
1.2.1 Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD
Tính phổ biến nghĩa là GD có mặt ở mọi nơi và mọi lúc
Tính vĩnh hằng nghĩa là GD tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, nó tồn tại mãi mãi, chừngnào còn xã hội loài người thì chừng đó GD còn tồn tại
GD có tính chất phổ biến và vĩnh hằng vì GD gắn bó chặt chẽ với sự phát triển xã hội và phát triển cánhân
- Để xã hội loài người có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ngày càng cao thì cần phải có quá trình GD.Những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của người này, của thế hệ trước cần phải đươc truyền lại cho người khác vàcho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động, cải tạo thế giới khách quan đạt hiệu quả cao Nhữngkinh nghiệm và vốn hiểu biết đó lại được tích lũy và làm phong phú thêm và lại được tiếp tục truyền qua cácthế hệ tiếp sau Nhờ vậy mà xã hội loài người, nền văn minh nhân loại phát triển và tiến bộ không ngừng
- Bên cạnh việc GD phục vụ cho sự phát triển xã hội thì GD còn là phương tiện để phát triển cá nhân:
“Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” một người mà không có GD thì không thể trở thành conngười theo đúng ý nghĩa của nó, nhờ có GD mà cá nhân có thể phát triển về nhân cách và trở thành chủ thểtrong các hoạt động Nhờ có GD mà những tiềm năng, tố chất của con người được khơi dậy, bộc lộ và pháttriển GD cũng làm cho con người phát triển toàn diện về mọi mặt
1.2.2 Tính quy định của xã hội đối với GD
GD là một hiện tượng của xã hội, nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loàingười nên nó có mối quan hệ mật thiết với xã hội và chịu sự quy định của xã hội
1
Trang 2Trình độ sản xuất, tính chất quan hệ sản xuất, cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng, khoa học kỹ thuật, văn hóa,phong tục tập quán… của một xã hội, trong mỗi giai đoạn nhất định sẽ quy định tính chất, mục đích, mục tiêu,nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện GD của xã hội đó Nói cách khác, GD được tổ chức phù hợpvới xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Ví dụ, GD thời thực dân phong kiến khác với GD sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công (khác về mụcđích, tổ chức, nội dung….) Cải cách GD (1950 và 1956) ở nước ta cũng là làm cho GD phù hợp với tính chất,điều kiện và yêu cầu của xã hội
Xét cho đến cùng thì tính chất của xã hội quyết định tính chất GD, nhưng đó không phải là mối quan hệmột chiều, giữa GD và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau Nếu tính GD phù hợp với xã hội, GD đápứng được những yêu cầu của xã hội thì nó góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội Ngày nay, về cơ bảnmọi người đã thống nhất và nhấn mạnh đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, nhiều nước trong đó có ViệtNam đã coi việc phát triển GD là một trong những quốc sách hàng đầu
Tính quy định của xã hội đối với GD thể hiện rõ nhất ở tính lịch sử và tính giai cấp của GD
1.2.3 Tính lịch sử của GD
GD là một hiện tượng xã hội, chịu sự quy định của xã hội nên có tính lịch sử cụ thể Tính lịch sử thểhiện ở chỗ:
- GD phản ánh sự phát triển của xã hội
- Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi phương thức sản xuất đều có nền GD tương ứng
- Tính lịch sử thể hiện rõ nhất ở việc thay đổi mục đích, nội dung, cách thức tổ chức GD qua mỗi thời kỳlịch sử
Bài học là xây dựng và tổ chức GD phải phù hợp với điều kiện lịch sử xã hội
1.2.4 Tính giai cấp của GD
Trong xã hội có giai cấp thì GD mang tính giai cấp GD phản ánh đặc điểm và lợi ích giai cấp Giai cấpthống trị xã hội sử dụng GD để duy trì và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc truyền bá và xây dựng ýthức hệ của giai cấp
GD là vũ khí của đấu tranh giai cấp
1.2.5 Tính nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế
Tính nhân văn là một nền GD lấy con người làm gốc, tôn trọng phẩm giá con người GD hướng vào duytrì và phát triển các giá trị chung của nhân loại qua các thời kỳ, phát triển tất cả năng lực và phẩm chất cao đẹpcủa con người
Tính đại chúng của GD thể hiện ở chỗ nó cung cấp cơ hội GD đồng đều cho mọi tầng lớp trong xã hội,hướng tới cả những đối tượng đặc biệt Ngày nay, GD được tiến hành suốt đời, GD cho mọi người, GD đượcthực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời con người (thậm chí ngay cả khi chưa ra đời-thai giáo) Tính đại chúng còn thể hiện ở chỗ hướng tới sự đa dạng về văn hóa, tôn trọng sự khác biệt văn hóa.Tính nhân văn và đại chúng có được là phụ thuộc vào chính sách của giai cấp cầm quyền Trong lịch sử,không phải lúc nào và ở đâu giáo dục cũng có tính chất này
Tính dân tộc của GD thể hiện ở chỗ nó phản ánh những đặc điểm và lợi ích dân tộc, bản sắc dân tộc Mỗidân tộc khác nhau có quan niệm khác nhau về GD truyền thống văn hóa
Tính quốc tế: giáo dục hiện nay giúp con người có thể hòa nhập vào thế giới thuận lợi hơn Có nhiều giátrị được giáo dục chung cho cả nhân loại Xu thế hội nhập, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục ở phạm vi toàn cầuđang được đẩy mạnh
Kết luận: Trong xã hội loài người có những hiện tượng sẽ mất đi (ví dụ như pháp luật, tôn giáo sẽ mất đikhi xã hội loài người phát triển, khoa học phát triển), nhưng GD tồn tại vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và pháttriển của loài người, GD chịu sự quy định của xã hội nhưng cũng tác động trở lại xã hội; GD mang tính lịchsử, giai cấp, nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế Phải ưu tiên phát triển GD trong mọi hoàn cảnh, coi GDlà quốc sách hàng đầu, GD phải phục vụ giai cấp cầm quyền nhưng mọi người đều có quyền được GD, việcxây dựng và tổ chức GD phải theo bối cảnh lịch sử, không nên dập khuôn, máy móc, đồng thời cũng biết tiếpthu những tinh hoa văn hóa, kinh nghiệm GD trong lịch sử cũng như của các nước
Tính chất của nền GD Việt Nam
Ngoài những tính chất chung của GD, mỗi nền GD của một chế độ, của một xã hội có những tính chấtđặc trưng, phản ánh tính chất của xã hội đó Tính chất nền GD của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam được ghi trong Luật GD như sau: Nền GD Việt Nam là nền GD xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dântộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
2
Trang 4+ Khoa học tự nhiên và chính xác
+ Khoa học xã hội và nhân văn
+ Khoa học kỹ thuật
+ Khoa học sức khỏe+ Khoa học nông nghiệp
Để trở thành một bộ môn khoa học cần có các điều kiện cơ bản sau:
- Xác định được đối tượng nghiên cứu;
- Có phương pháp nghiên cứu;
- Có hệ thống khái niệm, phạm trù về đối tượng nghiên cứu;
- Xác đinh được các nhiệm vụ nghiên cứu
Thời kỳ phong kiến, ở Trung Quốc từ thời nhà Hán trở đi, tư tưởng của Khổng Tử được giai cấpthống trị tiếp thu có chọn lọc để cho phù hợp với chế độ phong kiến, và từ đó nền GD phong kiến TrungQuốc lấy Nho giáo làm tư tưởng chính thống Tư tưởng nho giáo này cũng là tư tưởng chính thống củanhiều nước á đông trong đó có Việt Nam
Ở châu Âu, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc được tính từ khi đế quốc La Mã sụp đổ vào năm 476 vàbước vào thời kỳ phong kiến phân quyền Quyền lực tập trung trong tay vua, quý tộc, các lãnh chúa và giáohội (đại biều là các tăng lữ) Giai cấp bị trị, bị bóc lột là nông nô, người lao động Tầng lớp thống trị dùngtôn giáo để ru ngủ quần chúng nhân dân, tuyên truyền rằng chúa trời đã an định số phận con người, nếu chịuđược những khổ cực, chịu ạn bài thì kiếp sau sẽ được lên thiên đàng, các tư tưởng khoa học tiến bộ bị bàibác, bị cấm đoán, thậm chí những ai nói ra những điều trái với giáo điều, trái với lời dạy của chúa thì dù đólà tư tưởng khoa học, chân lý khách quan cũng có thể bị tử hình Chính vì vậy người ta nói châu Âu đã chìmdưới đêm trường trung cổ (khoảng 1000 năm liên tục, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV), khoa học và niềm tinvào sức mạnh của con người bị ngăn cản, chỉ có sự bất công và vô lý
Nhưng sự phản động, lạc hậu cũng không thể làm mất đi quy luật của sự phát triển, nó chỉ kìm hãm sựphát triển ở mức độ nào đó Ở châu Âu, cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, mầm mống của xã hội tư bản xuấthiện, nhiều công trường sản xuất ra đời, đánh dấu thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến và cũng là lúc bìnhminh của chủ nghĩa tư bản đang lên Giới trí thức lúc này đã công khai bày tỏ các tư tưởng tiến bộ, họ đã tạo
ra những cuộc cách mạng kỳ vĩ về nhiều phương diện, trong đó chủ yếu là về khoa học, văn học, nghệ thuật.Với khẩu hiệu “học tập Hy Lạp cổ đại”, châu Âu bước vào thời kỳ văn hóa phục hưng (thế kỷ XIV đến thế
kỷ XVI) Ăng ghen đã nhân xét đây là: “thời đại khổng lồ sản sinh ra những con người khổng lồ”
Về GD, các nhà tư tưởng nhân văn tiến bộ, trong đó có Tomat Morơ (1478-1535) và T Campanenle(1568-1639) đã đưa ra các quan điểm đề cao giá trị con người và con người cần được phát triển toàn diệnthông qua GD Đỉnh cao là J.a Comenxki (1592-1670), người đã có công phát triển và hệ thống hóa nhữngtri thức về GD ở thời kỳ này để đáp ứng đòi hỏi to lớn của việc dạy học trong hệ thống các trường lớp được
mở rộng do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và thủ công nghiệp ở châu Âu lúc đó Với những tácphẩm lý luận, trong đó chứa đựng những quan điểm tiến bộ, khoa học, đề cập tới nhiều vấn đề của GD nhưmục đích, nội dung, phương pháp, nguyên tắc, tổ chức GD trong nhà trường… nên ông được coi là ngườichính thức tách GD học trở thành một khoa học độc lập, là ông tổ của nền sư phạm cận đại Sử gia Mi sơ lêngười Pháp đã gọi ông là “một thiên tài rức rỡ, một nhà phát minh mãnh liệt, một Galile của GD” những tácphẩm của ông đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới GD của thời kỳ đó (và cả sau này), nhà sử học Mỹ là Bơt lơ đãcho rằng “ảnh hưởng của của ông trong GD thời kỳ này có thể so sánh với ảnh hưởng của Copecnich và Niutơn trong khoa học cận đại, của Bêcơn và Đề cac tơ trong triết học cận đại”
Từ đó đến nay, tri thức về GD học ngày càng được bổ sung và phát triển Những người có công lớntrong việc tiếp tục phát triển GD học là J.Lôc cơ (1632- 1701), J.J Jut xô (1712-1778), C.A Hen vê ti uýt(1715-1771), D.Đi đơ rô (1713-1748), Pét xta logi (1746-1827), Phơrơben (1782-1852), Đixtecvec (1790-1866), K.Đ.Usinxky (1824-1870)
Đến giữa thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của học thuyết Mác (và sau này được Lênin tiếp tục phát triểnvà hoàn thiện nên gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin), học thuyết mang tính khoa học và cách mạng cao, đã vạch rađược những quy luật khách quan của sự vận động xã hội và sự hình thành nhân cách, đã mở ra những khảnăng thực tế của việc cải biến xã hội và con người Chủ nghĩa Mác đã trở thành cơ sở phương pháp luậnkhoa học của trường phái GD Mác-Lênin Đặc trưng của trường pháp GD Mác- Lênin là: được xây dựngtrên nền tảng tư tưởng, lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa những tư tưởng GD
4
Trang 5tiến bộ của quá khứ; tiếp thu những tri thức hiện đại của các khoa học nghiên cứu về xã hội, con người và vềhoạt động của con người; là luận cứ khoa học cho đường lối, chính sách GD của đảng cộng sản; gắn chặt với
sự nghiệp xây dựng xã hội và nhà trường xã hội chủ nghĩa
2.2 Đối tượng và nhiệm vụ của GD học
Đối tượng nghiên cứu của một khoa học là một phần của thế giới khách quan mà lĩnh vực đó tập trungnghiên cứu Việc xác định đúng đối tượng nghiên cứu rất quan trọng vì nó giúp nhà khoa học đi đúng trọngtâm, không bị trệch hướng trong nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu của GD học
Đối tượng nghiên cứu của GD học là quá trình GD con người Đó là quá trình hình thành và phát
triển nhân cách con người, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch và được thực hiện thông qua mối quan hệ
xã hội giữa người GD và người được GD (Giáo dục học chủ yếu nghiên cứu quá trình giáo dục của nhàtrường, của các cơ sở giáo dục, quá trình giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ)
2.2.2 Nhiệm vụ của GD học
Sau đây là những nhiệm vụ khái quát của GD học:
- Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng GD, tìm ra các quy luật chi phốiquá trình GD, chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân, nhằm tổ chức chúng đạt tới hiệu quả caonhất;
- Xây dựng chương trình GD và đào tạo dựa trên cơ sở dự đoán xu hướng phát triển của xã hội hiện đại,khả năng phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai;
- Nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp và phương tiện GD mới trên cơ sở các thành tựu của khoa họcvà công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng GD và đào tạo;
- Nghiên cứu và xây dựng các lý thuyết GD mới và các khả năng ứng dụng các lý thuyết đó vào thựctiễn GD
2.3 Một số khái niệm cơ bản của GD học
Với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu trên, GD học đã có được một hệ thống khái niệm: GD theonghĩa rộng (quá trình sư phạm); GD theo nghĩa hẹp; dạy học; mục đích, mục tiêu, nguyên lý GD; phươngpháp, phương tiên GD và dạy học; hình thức dạy học; đức dục, trí dục, mỹ dục … Các khái niệm này vạch
ra bản chất của quá tình GD tổng thể cũng như các quá trình bộ phận và các thành tố của quá trình đó.Những khái niệm trên sẽ lần lượt được nghiên cứu trong các phần tiếp theo Sau đây chỉ giới thiệu ba kháiniệm cơ bản của GD học là: GD (nghĩa rộng), dạy học, GD (nghĩa hẹp)
Khái niệm giáo dục có thể hiểu và được sử dụng ở nhiều cấp độ
Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất đó là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội từ ngườinày qua người khác, từ thế hệ trước cho thế thế hệ sau Đó là hoạt động có mục đích, của những lực lượngkhác nhau trong xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người
Ở cấp độ nhà trường - đơn vị được xã hội giao nhiệm vụ chuyên trách giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thìgiáo dục được hiểu theo hai cấp độ: Giáo dục theo nghĩa rộng hay còn gọi là quá trình sư phạm và giáo dụctheo nghĩa hẹp Trong đó, giáo dục hiểu theo nghĩa rộng sẽ bao hàm dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp Sauđây là nội dung cụ thể của 3 khái niệm này:
2.3.1 GD theo nghĩa rộng
GD theo nghĩa rộng (hay còn gọi là quá trình sư phạm) được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có
tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà GD trong nhà trường (cơ quanGD) tới học sinh nhằm giúp hình thành nhân cách cho học sinh (hình thành đạo đức, tình cảm, thể chất, thẩm
mỹ, trí tuệ, năng lực, xu hướng ) Ở cấp độ này, GD bao gồm: Quá trình dạy học và quá trình GD theonghĩa hẹp
GD ở đây được xem xét như một quá trình hình thành nhân cách dưới tác động tự giác, có ý thức và
việc tổ chức quá trình đó chủ yếu do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục-nhà giáo đảm nhiệm Nơi tổ chức quá trình đó một cách có hệ thống , có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường.
Cần phân biệt quá trình giáo dục với quá trình xã hội hóa cá nhân và quá trình hình thành con người
Quá trình xã hội hóa cá nhân là quá trình hình thành nhân cách, làm cho đứa trẻ trở thành một thành của
xã hội, mang những giá trị của xã hội, nhưng chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội (trong đó cógiáo dục), vừa mang tính chất tự giác, có mục đích, có tổ chức, vừa mang tính tự phát, ngẫu nhiên Để cóquá trình này, cá nhân phải tham gia vào đời sống xã hội và thông qua đó lĩnh hội kinh nghiệm xã hội đồngthời tác động trở lại các thành viên trong xã hội
5
Trang 6Quá trình hình thành con người là quá trình là một quá trình phát triển con người về mặt sinh học, mặttâm lý và mặt xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất Quá trình này diễn ra do ảnhhưởng của nhân tố bên trong ( như bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bênngoài (môi tường, hoàn cảnh, xã hội, giáo dục) Các tác động này có thể là tự phát, ngẫu nhiên không kiểmsoát được hoặc là các tác động có ý thức, có mục đích, có tổ chức kiểm soát được.
2.3.2 Dạy học
Là một bộ phận của quá trình GD theo nghĩa rộng, là quá trình tác động qua lại giữa người dạy vàngười học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức và thựctiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và các phẩmchất nhân cách của người học theo mục đích GD
Nói cách khác, dạy học là quá trình tổ chức, điều khiển và hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinhtích cực, chủ động nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy, trí tuệ và thái độ tíchcực theo mục tiêu của giáo dục
Chức năng trội của dạy học là hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, trí tuệ cho họcsinh
2.3.3 GD theo nghĩa hẹp
Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình GD theo nghĩa rộng, là quá trình tác độngcủa nhà giáo dục đến người được giáo dục để làm cho người được GD dục có nhận thức, thái độ, hành vi,thói quen đúng, phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động vàgiao lưu cho người được giáo dục
2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của GD học
Nghiên cứu khoa học là một dạng lao động đặc biệt, phức tạp nhất của con người, nhằm mục đích pháthiện ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng, giải quyết những vấn đề còn tồn tại của lý thuyết và thựctiễn, và tìm kiếm giải pháp cải tạo thế giới
Nghiên cứu GD là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhằm phát hiện ra bản chất, quy luật của GD, giảiquyết các vấn đề còn tồn tại trong lý luận và thực tiễn GD, từ đó làm cơ sở khoa học để tổ chức hoạt động
GD đạt hiệu quả cao
Trước khi nghiên cứu các vấn đề lý luận hoặc thực tiễn GD, người nghiên cứu phải lập đề cươngnghiên cứu (phác thảo cấu trúc của đề tài và các công việc phải làm), trong đó có phần giả thiết khoa học,nghĩa là đưa ra phán đoán về vấn đề nghiên cứu, sau đó lựa chọn và sử dụng các phương pháp để chứngminh giả thiết đó
Phương pháp có nhiều tầng bậc, phương pháp nghiên cứu ở tầng bậc cao nhất, gọi là phương phápluận, nó có tác dụng chỉ đạo, định hướng để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao và phảnánh chính xác đối tượng nghiên cứu
Phương pháp luận của GD học được rút ra từ những quy luật của triết học duy vật biện chứng, từ tiếpcận hệ thống, tiếp cận lịch sử, tiếp cận thực tiễn…
3.4.1 Phương pháp luận
- Quan điểm duy vật biện chứng: Khi nghiên cứu, các nhà khoa học phải xem xét sự vật, hiện tượng,quá trình GD trong các mối quan hệ phức tạp của chúng, đồng thời khi nghiên cứu phải xem xét đối tượngtrong sự vận động và phát triển
- Quan điểm lịch sử-logic: Yêu cầu khi nghiên cứu phải phát hiện nguồn gốc này sinh, quá trình diễnbiến, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể nhằmphát hiện ra quy luật tất yếu của quá trình này
- Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu phải phân tích chúng thành những bộ phận hợp thành để xem xétchúng một cách sâu sắc và toàn diện, phải phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận đó
- Quan điểm thực tiễn: Khi nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đáp ứng nhu cầu thực tiên,góp phần giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh từ thực tiễn GD Kết quả nghiên cứu phải được kiểm nghiệm vàứng dụng trong thực tiễn
2.4.2 Phương pháp cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phân tích lý thuyết là thao tác phân chia bằng trí óc các tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức,cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc của lý thuyết
6
Trang 7+ Tổng hợp lý thuyết là sự liên kết các yếu tố, các thành phần để tạo thành một tổng thể.
Phân tích và tổng hợp cho phép xây dựng được cấu trúc của các vấn đề cần nghiên cứu, hai quá trìnhnày luôn đi cùng nhau trong nghiên
- Phương pháp mô hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng và quá trình GD dựa vào mô hình của chúng Mô hình đốitượng là hệ thống các yếu tố vật chất và tinh thần Mô hình tương tự như đối tượng nghiên cứu và tái hiệnnhững mối liên hệ cơ cấu, chức năng, nhân quả của đối tượng Nghiên cứu trên mô hình sẽ giúp các nhàkhoa học khám phá ra bản chất, quy luật của đối tượng
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát trong nghiên cứu GD là phương pháp thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng,quá trình GD trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động GD và các điều kiện khách quan của hoạt động đó.Quan sát trực tiếp đối tượng GD nhằm phát hiện ra những biến đổi của chúng trong những điều kiện cụ thể,
từ đó phân tích nguyên nhân và rút ra những kết luận về quy luật vận động của đối tượng Mục đích quan sát
để phát hiện, thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu và xác định giả thiết nghiên cứu
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi
Là phương pháp khá phổ biến trong khoa học xã hội nói chung và trong nghiên cứu GD nói riêng Thựcchất của phương pháp này là sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra chongười trả lời nhằm thu thập thông tin cho vấn đề nghiên cứu, nó được sử dụng nghiên cứu trên diện rộng.Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được hệ thống câu hỏi có chất lượng và sắp xếp các câu hỏi theo cácnguyên tắc nhất định để thu thập thông tin khách quan, chính xác, đầy đủ
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu GD được tiến hành thông qua tác động trực tiếp giữa ngườihỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.Nguồn thông tin trong phỏng vấn là từ những câu trả lời, hành vi, cử chỉ của người được hỏi trong quá trìnhphỏng vấn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD
Kinh nghiệm GD là tổng thể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người làm công tác GD đã tích lũyđược trong công tác GD
Tổng kết kinh nghiệm GD là vận dụng lý luận về khoa học GD để thu thập, phân tích, đánh giá thực tiễn
GD, từ đó rút ra những khái quát có tính chất lý luận Đó là những khái quát về nguyên nhân, điều kiện, biệnpháp, bước đi tới thành công hay thất bại, đặc biệt là tìm ra quy luật phát triển của các sự kiện GD nhằm tổchức tốt hơn các quá trình GD tiếp theo
Những kinh nghiệm này cần được kiểm nghiệm và bổ sung bằng cách thông qua các hội thảo khoa học,qua các phương tiện thông tin, vận dụng ở các địa bàn và các phạm vi khác nhau
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm xuất hiện trong các khoa học đã đánh dấu một bước ngoặt lớn chuyển từ sựquan sát, mô tả bề ngoài sang sự phân tích về mặt định tính và định lượng những mối quan hệ bản chất,những thuộc tính cơ bản của các sự vật hiện tượng
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trongnhận thức và hành vi của các đối tượng GD do nhà khoa học tác động nên bằng một số tác nhân điều khiểnvà đã được kiểm tra
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
Là phương pháp mà nhà nghiên cứu thông qua các sản phẩm sư phạm để tìm hiểu tính chất, đặc điểm,tâm lý của con người và cả hoạt động đã tạo ra sản phẩm ấy nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng củaquá trình GD
- Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệmột đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định, nhằm phân tích hay tìm ra giải pháp tối
ưu cho sự kiện GD nào đó Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội thảo, đánh giá, nghiệm thucông trình khoa học
- Phương pháp sử dụng toán thống kê
7
Trang 8Sử dụng toán học trong nghiên cứu GD nhằm sử lý các thông tin đã thu được và thiết lập mối liên hệ,quy luật của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này được áp dụng giúp tăng độ tin cậy và làm cơ sở choviệc nghiên cứu lý thuyết.
2.5 Hệ thống các khoa học về GD và mối quan hệ của GD học với một số khoa học khác
2.5.1 Hệ thống các khoa học về GD
GD học là một bộ phận (quan trọng) trong hệ thống các khoa học GD, nhưng chính nó cũng bao gồmmột hệ thống các khoa học bộ phận và nhiều phân môn
Một số lĩnh vực khoa học về GD gồm:
- Tâm lý học sư phạm: Nghiên cứu các quy luật tâm lý của việc dạy học và GD
- GD học đại cương: nghiên cứu các vấn đề chung của GD và GD học
- GD học lứa tuổi: nghiên cứu việc dạy học và GD ở các giai đoạn lứa tuổi
- GD học khuyết tật: chủ yếu nghiên cứu việc dạy học và GD cho trẻ khuyết tật
- Phương pháp giảng dạy bộ môn (giáo pháp học): nghiên cứu việc giảng dạy các bộ môn khoa học cụthể trên cơ sở áp dụng những quy luật chung của dạy học
- Lịch sử GD: nghiên cứu sự phát triển của thực tiễn và các tư tưởng GD trong lịch sử
- GD học chuyên ngành: nghiên cứu GD trong một ngành cụ thể, như GD học quân sự, GD học thểthao, GD học đại học
- GD học so sánh: Nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa các hệ thống GD, các quan điểm GD của cácthời kỳ lịch sử, các vùng, các quốc gia, hoặc của cùng một thời kỳ lịch sử nhằm tìm ra quy luật phổ biến vàđặc thù trong quá trình phát triển thực tiễn và lý luận GD
- Quản lý GD: nghiên cứu về tổ chức, quản lý để quá trình GD vận hành đạt hiệu quả
- Một số phần lý luận trong GD học đại cương đang có xu hướng tách thành một khoa học độc lập đó là
Lý luận dạy học, Lý luận GD, Lý luận quản lý nhà trường Trong những phần học tiếp theo, chúng ta sẽ lầnlượt nghiên cứu
Một số khoa học có tính chất liên ngành như:
- Kinh tế học GD: Nghiên cứu biện chứng giữa GD và kinh tế
- Xã hội học GD nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động và biến đổi mối quan hệ giữa GDvới con người và mối quan hệ giữa GD với xã hội
2.5.2 Mối quan hệ của GD học với một số khoa hoc
- GD học với triết học: Triết học là cơ sở phương pháp luận của GD học
- GD học với sinh lý học: sinh lý học là cơ sở tự nhiên của GD học
- GD học với tâm lý học: Tâm lý học là cơ sở tâm lý của GD học
- GD học với điều khiển học: Có thể vận dụng lý thuyết điều khiển học để xây dựng lý thuyết GD
- GD học với xã hội học: những nguồn kiến thức của xã hội học phục vụ cho nghiên cứu GD
Chương 2 - GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1 Các chức năng xã hội của GD
Chức năng xã hội của GD được hiểu là sự tác động của GD đối với các quá trình, các lĩnh vực của đờisống xã hội Nhà nước, cụ thể là giai cấp cầm quyền quản lý và sử dụng GD để tác động vào XH nhằm duytrì, củng cố và phát triển XH
1.1 Chức năng kinh tế sản xuất
- Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có quá trình sản xuất vật chất và sản xuất con người
- Con người là chủ thể của cả hai quá trình sản xuất trên Như vậy, suy cho cùng thì xã hội muốn tồn tạivà phát triển phải tạo ra con người có khả năng lao động Con người muốn có khả năng lao động thì phảiđược GD
- GD không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất, nhưng nó tạo ra những con người có khả năng làm ra củacải vật chất cho xã hội Nói cách khác, GD đã tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội Vì thế, GD được coi là cóchức năng kinh tế sản xuất đối với xã hội
8
Trang 9- Nhân lực của xã hội là toàn bộ công nhân, viên chức, những người lao động đang làm việc trong tất cảcác ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển.
- Quá trình, xu hướng phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là khi tiến đến nền kinh tế tri thức, khimà tri thức trở thành hàng hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì con người ngày càng phải có trìnhđộ cao
* Vì vậy, nhân lực lao động của xã hội hiện đại phải được đào tạo đạt đến trình độ cao Hệ thống GD,cụ thể là các trường học phải đảm nhiệm tốt chức năng đó
Nhận thức được chức năng này, nhiều nước đã coi GD là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tưcho phát triển, đầu tư thông minh nhất, coi GD là khâu đột phá để phát triển kinh tế- xã hội
Để thực hiện tốt chức năng kinh tế - sản xuất, GD phải đi theo hướng sau: GD phải gắn với nhu cầucủa xã hội, đào tạo nhân lực theo yêu cầu của xã hôi, dự đoán trước nhu cầu về số lượng và chất lượng nhậnlực để có kế hoạch đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, cậpnhập, tiếp thu có chọn lọc chương trình tiến bộ của quốc tế phù hợp với điều kiện nước ta để đào tạo ranhững lao động trẻ năng động, sáng tạo, có trình độ cao, cũng như có các phẩm chất cần thiết khác
1.2 Chức năng chính trị- tư tưởng
Chức năng này thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- GD là một công cụ của một chế độ xã hội, của giai cấp cầm quyền để khai sáng nhận thức, bồi dưỡngtình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng trong xã hội để thực hiện các chủtrương, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì củng cố, phát triển chế độ đó
- GD là một con đường quan trọng, hữu hiệu truyền bá hệ tư tưởng giai cấp
Ở nước ta, chức năng chính trị -tư tưởng của GD thể hiện ở việc không ngừng giác ngộ về chủ nghĩaMác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho mọi người; làm cho họ hiểu về Đảng quang vinh, về chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó tin tưởng và đi theo sự lãnh đạo của Đảng;
GD thế hệ trẻ phấn đấu học tập vì ngày mai lập nghiệp, góp công sức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội mà trước mắt là xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ vănminh”; làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc…
1.3 Chức năng văn hóa-xã hội
“Văn hóa được hiểu là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quátrình hoạt động thực tiễn lịch sử-xã hội, các giá trị ấy nói lên mức độ phát triển của con người” (Từ điểnTriết học, nxb Chính trị, Matxcơva 1972) (7;38)
GD cũng là một bộ phận của văn hóa, còn văn hóa là nội dung và cũng là mục tiêu của GD Nói cáchkhác, GD là một bộ phận của văn hóa, nhưng nó cũng là phương tiện để giữ gìn và phát triển văn hóa
Chức năng văn hóa-xã hội của GD được thể hiện như sau:
- GD có nhiệm vụ truyền bá các giá trị văn hóa-xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau Thông qua GD củanhà trường, của gia đình, của xã hội và tự GD mà các giá trị của nhân loại, dân tộc, của cộng đồng có thểchuyển thành hệ thống giá trị của cá nhân
- GD là con đường cơ bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa: thông qua GD, các thế hệ tiếp theokhông chỉ tiếp thu mà còn tham gia vào các quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới
- GD góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng, của xã hội, đẩy lùi các hủ tục lạchậu hình thành đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- GD có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển ở thế hệ trẻ bản sắc văn hóa truyền thốngcủa dân tộc, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại
- GD xây dựng một trình độ văn hóa chung cho xã hội thông qua phổ cập GD
- GD là công cụ quan trọng để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài
+ Dân trí hiểu gắn gọn nhất là trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của người dân.Dân trí cũng nói tới trình độ học vấn trung bình của người dân trong một khu vực hành chính Nâng cao dântrí là nâng số năm đi học trung bình của người dân cùng với việc nâng cao chất lượng GD, làm cho trình độcủa người dân cao nên Có rất nhiều cách để nâng cao dân trí như qua truyền thông, cải thiện điều kiện sốngvà hoạt động vui chơi giải trí… Nhưng GD là con đường quan trọng và có hiệu quả nhất
+ Nhân tài là những người có năng lực trí tuệ đặc biệt, thể hiện ở khả năng trực giác và suy luận cao, cótầm nhìn xa, trông rộng và khả năng phát hiện, giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả những vấn đề đặt ratrong một hoặc nhiều lĩnh vực Nhân tài là tài sản quý của mỗi quốc gia Chức năng bồi dưỡng nhân tài của
GD thể hiện ở chỗ ban đầu là phát hiện, tuyển chọn người có tư chất, có khả năng và tài năng, sau đó dùng
9
Trang 10các biện pháp GD chuyên biệt để phát triển tài năng, tố chất của họ Để phát triển và sử dụng nhân tài cóhiệu quả cao thì ngoài GD ra cần phải có chính sách trọng dụng và biệt đãi nhân tài.
2 Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho GD
2.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại
2.1.1 Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ:
- Phát minh và khám phá trên nhiều lĩnh vực; xuất hiện ngày càng nhiều các ngành khoa họcmới Ngày càng nghiên cứu sâu và rộng, đi sâu vào cấu trúc của vật chất, mở rộng không gian nghiêncứu ra ngoài vũ trụ, xuống lòng trái đất
- Thời gian từ khi nghiên cứu thành công đến khi ứng dụng vào thực tế được rút ngắn: giữa thế
kỷ XX là 5-6 năm, giữa năm 90 là 3 năm, năm 2000 là 1 năm (mất 100 năm, từ 1727-1839 để ứngdụng nguyên lý máy ảnh trở thành máy ảnh thật, đối với điện thoại là 50 năm (1820-1876), lade là 2năm (1960-1962)
- Xuất hiện các ngành công nghệ chủ đạo của tương lai: công nghệ sinh học, công nghệ sach vàthân thiện với môi trường sẽ là công nghệ chủ đạo của tương lai
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi nền sản xuất của thế giới, con ngườikhông còn trực tiếp sản xuất bằng tay mà tiến tới tự động hóa toàn bộ, thúc đẩy sản xuất, lưu thônghàng hóa, tạo tiền đề cho XH thông tin và bùng nổ thông tin
2.1.2 Xu thế toàn cầu hóa
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (trên mạng internet): Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu
tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
Đặc trưng của toàn cầu hóa:
- Hợp tác giữa các nước, các vùng lãnh thổ, các khu vực được tăng cường trên tất cả các mặt,trong đó hợp tác kinh tế diễn ra mạnh nhất
- Các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia xuất hiện ở nhiều nước và khu vực
- Xuất hiện các thị trường có tính chất toàn cầu như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, giaothông, dịch vụ…
- Hợp tác và trao đổi văn hóa cũng đang diễn ra sôi động trên cơ sở tôn trong sự đa dạng về vănhóa
- Nhân loại đang mong muốn hình thành và xây dựng các giá trị chung của đạo lý toàn cầu nhưtính người, tình người, khoan dung, yêu hòa bình, tình hữu nghị …
Xu thế toàn cầu hóa là tất yếu, nhưng nó vừa tạo ra thời cơ và thách thức không nhỏ cho các nước, đặcbiệt là các nước yếu về kinh tế, toàn cầu hóa góp phần khai thác và phát huy thế mạnh của các nước nhưngtoàn cầu hóa cũng đang tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước và người dân trong mỗinước vì những nước có tiềm lực kinh tế và những người có vốn sẽ tranh thủ được cơ hội, những nước nghèo
có nguy cơ là bãi thải công nghệ lạc hậu của các nước giàu…
2.1.3 Phát triển nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge - Based Economy) là nềnkinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao OECD (Tổ chức hợp tácvà phát triển kinh tế) dịch nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việcsản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nềnkinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăngtrưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000)
Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thếgiới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức Tri thức thực sự đã trở thànhyếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cảyếu tố lao động Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức"
10
Trang 11Đặc trưng của nền kinh tế tri thức:
- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế hậu công nghiệp, là nền văn minh thông tin, bắt đầu xuấthiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX
- Là nền kinh tế lấy trí lực là tài nguyên chủ yếu, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp, các ngành công nghệ cao trở thành ngành sản xuất quan trọng hàng đầu
- Sản phẩm sản xuất ra được tính theo giá trị của tri thức kết tinh trong đó, giá nguyên vật liệuchỉ chiếm rất ít
- Phải giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược phát triển GD dài hạn và kế hoạch ngắn hạn,nghĩa là xử lý hài hòa yêu cầu trước mắt và kế hoạch phát triển lâu dài
- GD phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, tuy nhiên đây cũng là quy luật đểđào thải cái lạc hậu, là cơ hội phát triển
- GD phải giải quyết mâu thuẫn giữa việc tri thức loài người tăng lên nhanh chóng với khảnăng nhận thức của mỗi cá nhân là có hạn
- GD đứng trước thách thức của việc phát triển về khoa học, công nghệ, của điều kiện sốngnhưng lý tưởng và đạo đức sống của thế hệ trẻ có phần thay đổi theo chiều tiêu cực
3 Xu thế phát triển GD thế kỷ XXI và định hướng phát triển GD
3.1 Xu thế phát triển GD
3.1.1 Nhận thức GD là sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia
Từ xa xưa, và tiếp tục cho đến ngày nay, nhiều học giả và giai cấp cầm quyền đã nhận thức được tầmquan trọng của GD đối với sự phát triển xã hội, vì vậy luôn đề cao và coi việc quan tâm, đầu tư cho pháttriển GD là một trong những ưu tiên hàng đầu Khi xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, của cảichính là trí tuệ của con người, mà muốn con người có trí tuệ thì phải có GD Chính vì vậy GD càng ngàycàng có vai trò quan trọng hơn
Ở nhiều nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, GD được coi là khâu then chốt để tạobước đột phá đi lên, là chìa khóa mở cánh của đi vào tương lai tươi đẹp, đầu tư cho GD là đầu tư khôn ngoanvà có hiệu quả nhất Chính vì lẽ đó, GD đã trở thành sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia
Ở nước ta, GD được coi là quốc sách hàng đầu, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp vàtrong Luật GD
3.1.2 Xã hội hóa GD
Xã hội hóa GD là làm cho cả xã hội quan tâm và góp công sức vào sự phát triển của GD Xã hội hóa
GD là xu hướng phát triển của GD trên thế giới
Xã hội hóa GD nhằm mục tiêu huy động sức mạnh tổng lực của xã hội cho GD nhưng cũng có nghĩalà GD phải gắn với đời sống xã hội, phục vụ cho yêu cầu và sự phát triển của xã hội
Ở nước ta, xã hội hóa GD là một chủ trương của Đảng, Nhà nước và được khẳng trong điều 12 Luật
GD 2005
3.1.3 GD suốt đời
Bác Hồ đã dạy “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai có thể tự cho mình đã biết đủrồi, biết hết rồi Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tụchọc và hành để tiến bộ kịp nhân dân” ( Hồ Chí Minh toàn tập, nxb Chính trị Quốc gia, 2000, t4, tr 101)
Để xã hội đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời thì phải xây dựng nhiều loại hình GD, xây dựng hệ thống
GD mở, không giới hạn cho những người trong độ tuổi nhất định Đồng thời trang bị cho người học kỹ năng
tự học
3.1.4 Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình GD
Việc phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hiện thực hóa mong muốn học tậpsuốt đời và học tập ở mọi lúc, mọi nơi vì nó đã giúp GD không còn phụ thuộc vào thời gian, địa điểm vàkhoảng cách
11
Trang 12Các hình thức học tập và GD từ xa, học qua mạng internet sẽ ngày càng phát triển.
Việc áp dụng công nghệ vào trong GD, kể cả GD theo hình thức lớp bài truyền thống cũng góp phần tolớn trong việc nâng cao hiệu quả GD và học tập
3.1.5 Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD
Quản lý GD thể hiện ở nhiều bộ phận và nhiều cấp, nó nhằm mục đích làm cho các bộ phận cấu thànhcủa hệ thống GD vận hành đúng mục đích, cân đối, hài hòa, làm cho hoạt động của toàn hệ thống đạt hiệuquả cao
Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD thể hiện ở những mặt sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý GD của chính phủ, phân cấp một cách rõ ràng và hợp lý việc quản
lý GD ở các cấp để phát huy sức mạnh của mỗi bộ phận trong hệ thống GD
- Triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ Có chính sáchthu hút và tuyển chọn được cán bộ có tài, có tâm
- Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin quản lý GD ở các cấp, hiện đại hóa hệ thống thôngtin để truy cập nhanh chóng và kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho việc ra quyết định
- Tăng cường, minh bạch, và công khai việc đánh giá trong GD
- Dự báo được nhu cầu nhân lực của xã hội để có kế hoạch đào tạo
3.1.6 Phát triển GD đại học
Phát triển GD đại học nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực cao cho xã hội, đặc biệt là trong xã hội thôngtin, trong nền kinh tế hội nhập, nền kinh tế tri thức
3.2 Định hướng phát triển GD trong thế kỷ XXI
UNESCO đã chủ trương đẩy mạnh phát triển GD khi bước vào thế kỷ XXI với chiến lược bao gồm 21điểm, có thể tóm tắt tư tưởng chính của nó như sau:
- GD thường xuyên, GD suốt đời, xây dựng xã hội học tập
- GD không chỉ làm cho người học có học vấn mà cần có kỹ năng, tay nghề để lao động
- GD gắn với phát triển kinh tế xã hội, chú ý tới việc hướng nghiệp
- GD trẻ trước tuổi đến trường phải là mục tiêu lớn trong chiến lược GD
- Giáo viên là nhà sư phạm tài năng chứ không phải là người truyền đạt kiến thức Giảng dạyphải phù hợp với người học chứ không phải là sự áp đặt máy móc, buộc người học phải tuân theo
Ủy ban quốc tế về GD cho thế kỷ XXI do Đại hội đồng lần thứ 26 của UNESCO thành lập năm 1991
đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản cho các nhà quản lý GD và các lực lượng GD như sau:
- GD là quyền cơ bản của con người và cũng là giá trị chung nhất của nhân loại
- GD chính quy và không chính quy đều phải phục vụ xã hội, GD là công cụ để sáng tạo, tăngtiến và phổ biến tri thức khoa học đến mọi người
- Các chính sách GD phải chú ý phối hợp hài hòa cả ba mục tiêu: công bằng, thích hợp và chấtlượng
- Muốn tiến hành cải cách GD cần phải xem xét kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về thực tiễn,chính sách và các điều kiện cũng như các yêu cầu của từng vùng
- Cần phải có cách tiếp cận phát triển GD thích hợp với từng vùng Chú ý tới giá trị chung vàđặc điểm riêng của mỗi vùng
- GD là trách nhiệm của toàn xã hội và của tất cả mọi người
3.3 Các quan điểm chỉ đạo phát triển GD ở Việt Nam
Quan điểm chỉ đạo phát triển GD ở nước ta thể hiện tập trung trong Hiến pháp, Luật GD, Chiến lượcphát triển GD 2001-2010
- GD là quốc sách hàng đầu
Xây dựng nền GD có tính chất nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng Thực hiện công bằng xã hội trong GD, tạo cơ hội để aicũng được học hành Có cơ chế, chính sách giúp người nghèo học tập, khuyến khích người giỏi pháttriển tài năng
-12
Trang 13- GD học sinh phát triển toàn diện cả đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, tay nghề, năngđộng, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên, có ý thức côngdân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Phát triển GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghế, củng cố
an ninh quốc phòng; đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền; mở rộng quy môtrên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp đào tạo và sử dụng; thực hiên đúng nguyên lý
GD đã quy định trong Luật GD
- GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiệncho mọi người được thường xuyên học tập và học suốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong pháttriển GD Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, huy động, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia pháttriển GD
- Khắc phục bất cập trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất, tạo cơ
sở để nâng cao rõ rệt hiệu quả GD, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển nhanh vàbền vững
Chương 3 - GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1 Nhân cách và sự phát triển nhân cách
1.1 Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách
1.1.1 Con người: là sự hợp thành của cái tự nhiên và cái xã hội Trước hết, con người là một bộ phậncủa tự nhiên, là khâu tiến hóa cao nhất của tự nhiên nói chung và của quá trình sinh học nói riêng, là thực thểmang bản tính tự nhiên sinh học, mang trong nó sức sống của tự nhiên Sau đó, con người cũng là sản phẩmcủa tiến trình phát triển xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
1.1.2 Cá nhân: là một cá thể người, là một con người cụ thể, một thành viên trong xã hội loài người.1.1.3 Nhân cách là một khái niệm phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau, sau đây là một số kháiniệm hay gặp:
- Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hànhđộng của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và với bản thân.(Phạm Minh Hạc)
- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, thể hiện bản sắc cá nhân và giátrị xã hội, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của thời đại (Phạm Viết Vượng)
- Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô, nhân cách được thể hiện ở hai mặt: thứ nhất là con người với tưcách là chủ thể các mối quan hệ và hoạt động có ý thức; thứ hai là một hệ thống giá trị có ý nghĩa xã hội đặctrưng cho cá thể trở thành một nhân cách
- Theo quan niệm truyền thống của và trong đời sống, người Việt Nam xem nhân cách gồm hai mặt làĐức và Tài Đức (phẩm chất) nói lên mối quan hệ giữa con người với con người; Tài (năng lực) nói lên mốiquan hệ giữa con người với công việc
Các định nghĩa trên đã đề cập đến những đặc điểm bản chất của nhân cách gồm:
- Một hệ thống các thuộc tính ổn định của con người Những thuộc tính này rất đa dạng bao gồmcác mặt như năng lực, đạo đức, trí tuệ, thể chất, trình độ thẩm mỹ , các thuộc tính này phải phù hợpvới yêu cầu của xã hội và của thời đại;
- Mỗi người có nhân cách riêng (có những nét chung và có những nét khác biệt);
- Nhân cách định hình ở một giai đoạn nhất định và được coi là ổn định khi đã trở thành một chủthể xã hội;
13
Trang 14nhân cách và sự phát triển về mặt ý thức, cá nhân tích cực, tự giác tham gia vào các mặt khác nhau của đờisống xã hội, trở thành chủ thể trong các mối quan hệ gia đình và xã hội và chịu trách nhiệm về các hành vicủa mình.
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.1 Di truyền, bẩm sinh và sự phát triển nhân cách
Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ; là sự truyền lại từcha mẹ đến con những phẩm chất và đặc điểm nhất định đã được ghi lại trong cấu trúc gen Những thuộctính được di truyền bao gồm cấu trúc giải phẫu-sinh lý của cơ thể, những đặc điểm của cơ thể người, cácphẩm chất của hệ thần kinh…
Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học khi sinh ra đã có
Thực tiễn cho thấy rằng bố mẹ là người da trắng thì con cũng da trắng, bố mẹ là người da vàng thì concũng là người da vàng Nhưng bố nói được nhiều thứ tiếng, con lớn nên có nói được nhiều thứ tiếng như bốkhông, bố mẹ là người phạm tội, con cái liệu có giống như bố mẹ không? Trong một số gia đình, dòng họthường xuất hiện những người tài qua các thế hệ, phải chăng là có sự di truyền tài năng? Như vậy, hiệntượng di truyền là có thật, nhưng cái gì di truyền được và cái gì không, di truyền, ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển nhân cách Đây là vấn đề phức tạp vì vậy còn nhiều tranh luận, nhiều ý kiến khác nhau, thậmchí trái ngược Nhưng chúng ta sẽ từng bước phân tích, dựa trên các cơ sở khoa học cũng như thực tiễn vềvấn đề này để có sự thống nhất ở một số điểm cơ bản sau: di truyền có quyết định trước nhân cách con ngườikhông, các yếu tố như bẩm sinh, tư chất, kiểu hình thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thànhvà phát triển năng lực, nhân cách
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng coi di truyền, bẩm sinh, sinh học giữ vai trò tiền đề đốivới sự phát triển nhân cách, không quyết định trước kiểu nhân cách:
- Di truyền, bẩm sinh, sinh học đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại (về mặt sinh học), đồng thời giúpcon người thích ứng với những biến đổi của các điều kiện tồn tại của nó (ví dụ: các phản xạ bản năng giúpđứa trẻ có thể tồn tại được nhờ sự nuôi dưỡng, cơ thể sống của con người có thể thay đổi để thích nghi vớimột số thay đổi có giới hạn của những điều kiện xung quanh)
- Nhân cách chỉ hình thành, phát triền và tồn tại trên một cơ thể người sống, trong đó sự lành lặn về nãobộ và các cơ quan thần kinh, các giác quan có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách Yếu tố bẩm sinh,sinh học thuận lợi sẽ là tiền đề thuận lợi cho sự hình thành, phát triển nhân cách Ngược lại, bất cứ sự thiếmkhuyết hoặc tổn thương nào về mặt sinh học, đặc biệt là thiếm khuyết, tổn thương về cơ quan thần kinh vàcác giác quan đều tạo ra những bất lợi cho việc hình thành, phát triển nhân cách
- Phản ánh tâm lý là chức năng của một dạng vật chất có tổ chức và tiến hóa cao, đó là não bộ của conngười Nhờ có khả năng phản ánh này mà các quá trình tâm lý phức tạp, ý thức, nhân cách con người mới cóthể hình thành và phát triển dưới tác động của hoàn cảnh xung quanh Ở một số loài vật cũng có não bộnhưng không có khả năng phản ánh như não bộ của con người, nên có sống trong xã hội loài người cũngkhông thể có ý thức, nhân cách
- Nhưng di truyền không quyết định trước nhân cách, dù có tư chất người mà không sống trong xã hộiloài người cũng không thể có nhân cách Các trường hợp trẻ em ngay từ nhỏ đã bị lạc và được thú rừng nuôi
đã minh chứng điều đó; Có cùng một đặc điểm di truyền nhưng sống trong những điều kiện xã hội khácnhau, hoạt động khác nhau thì nhân cách cũng khác nhau Trường hợp quan sát và nghiên cứu trên trẻ sinhđôi cùng trứng đã kết luận điều này
- Tư chất là một số đặc điểm sinh học của con người giúp cho họ có thể thành công trong một hoặc mộtsố hoạt động nhất định Những tư chất đó có sẵn trong cấu tạo của não, và trong các cơ quan như cơ quancảm giác, các cơ quan vận động … Tư chất chỉ là điều kiện để sau này thực hiện có kết quả, hình thành nănglực ở một hoặc một số hoạt động nào đó Song điều này không có nghĩa là tư chất quyết định sẵn nhân cách(cụ thể là năng lực) Tư chất có trở thành năng lực hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn, hoạtđộng học tập và lao động, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của cá nhân đó; người có tư chất có thể tham gia
có hiệu quả vào các lĩnh vực hết sức rộng rãi mà không quy định trước một hoạt động nào Sự thành công đócòn do yếu tố hoàn cảnh, sự lựa chọn và rèn luyện của cá nhân…
- Các thuộc tính về loại hình thần kinh không định trước những nét tính cách sau này của con người,mặc dù chúng có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các nét tính cách Có những nét tính cách khácnhau được hình thành trên cùng một kiểu hình thần kinh, và ngược lại có những nét tính cách giống nhaunhưng có trên nhiều kiểu hình thần kinh Kiểu hình thần kinh là cơ sở sinh lý thần kinh của khí chất, nhưngkhí chất mang bản chất xã hội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và GD
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người khi sinh ra không bị định trước bởi một hành vi và giá trị nào vềmặt xã hội, ngoài những hành vi bản năng để làm điều kiện sống Các phẩm chất và năng lực chỉ có thể cóđược trong quá trình sống và hoạt động trong xã hội, giao tiếp với những người xung quanh với những điềukiện độc đáo, không lặp lại
14
Trang 15- Cơ thể con người có sự biến đổi qua các giai đoạn lứa tuổi, sự biến đổi này khá phức tạp và nó cũngảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của giai đoạn đó Đó chỉ là ảnh hưởng của sinh lý đối với tâm
lý, nó không quyết định trước nhân cách Ví dụ, tình cảm khác giới, tình yêu nam nữ chỉ này sinh ở một giaiđoạn nhất định, nó thường gắn với việc dậy thì của cơ thể Tuy nhiên, tính chất của tình yêu chịu sự chi phốicủa hoàn cảnh xã hội, của hoạt động, của GD…
Kết luận: Bẩm sinh, di truyền, sinh học chỉ là yếu tố tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách,không quyết định trước nhân cách Vì vậy, không được tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố sinh học, di truyền,giống như có người quan niệm trăng đến rằm trăng tròn, cha mẹ sinh con trời sinh tính để từ đó buông lỏng
GD Ngược lại cũng không được xem nhẹ vai tò của bẩm sinh, di truyền, sinh học, đặc biệt là yếu tố tư chấtvà kiểu hình thần kinh trong việc phát triển năng lực
Các nhà GD phải chú ý trong việc tạo điều kiện để cho tất cả học sinh được phát triển năng lực hiện
có Một hệ thống GD tiến bộ phải đảm bảo những điều kiện bình đẳng cho sự phát triển toàn diện của conngười, đồng thời cũng coi trọng việc đối xử thích hợp với từng học sinh theo những đặc điểm cá nhân của
họ GD mọi người có ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt là bảo vệ hệ thống thần kinh là một việc rất quan trọng
2.2 Môi trường và sự phát triển nhân cách
Môi trường là hệ thống những yếu tố, hoàn cảnh bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, XH tác độngđến cuộc sống và hoạt động của con người
Phân chia một cách khái quát nhất, có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội:
- Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lý, sinh thái Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất,đến cuộc sống và hoạt động của con người
- Môi trường xã hội ở phạm vi rộng đó là chế độ chính trị-xã hội, thể chế kinh tế, chính sách, nền vănhóa của quốc gia Ở phạm vi hẹp, đó là một bộ phận của môi trường lớn, hay còn gọi là hoàn cảnh- cái trựctiếp tác động đến cuộc sống của các cá nhân Môi trường nhỏ đó là các mối quan hệ gia đình, nhà trường,nhóm bạn, địa phương, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị … của nơi sinh sống
Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động rất lớn của môi trường, đặc biệt là môi trường xãhội
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và sự bùng nổ thông tin, mọi người được tiếp xúc với cácthông tin đa dạng và phong phú từ các phương tiện truyền thông như báo trí, đài, ti vi, internet… Dù chỉ cưtrú trong một môi trường nhỏ hẹp nhưng nếu qua các phương tiện trên, cá nhân vẫn có thể tiếp xúc với rấtnhiều thông tin đến từ khắp nơi trên thế giới, từ nhiều nền văn hóa khác nhau
Sự tác động rất lớn của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thể hiện ởnhững đặc điểm sau:
- Trẻ em khi sinh ra bình thường, có các tư chất người nhưng nếu không sống trong xã hội loài người thì
sẽ không trở thành con người thực thụ Các trường hợp trẻ em bị lạc, được thú rừng nuôi dưỡng đã chứngminh điều này
- Môi trường với tư cách là thế giới khách quan, là cái được phản ánh, tác động tới con người với tưcách là chủ thể phản ánh, sự tác động này để lại các dấu vết trên vỏ não, đặc biệt là các giá trị văn hóa, chuẩnmực xã hội sẽ tác động đến đứa trẻ thông qua các hoạt động khác nhau sẽ có thể được lưu giữ, củng cố và cóthể trở thành các thuộc tính tâm lý của cá nhân Lênin đã nói rất hình ảnh rằng: cùng với dòng sữa mẹ, đứatrẻ hấp thu tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên
- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhânchiếm lĩnh các giá trị của xã hội, biến nó thành giá trị của bản thân
- Môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội đề ra các chuẩn mực, các quy tắc, các yêu cầu cho các cánhân Các cá nhân phải biết tiếp nhận và hình thành những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của môi trường
để thích ứng với nó
- Sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách là vô cùng mạnh mẽ, phức tạpvà tùy theo mỗi chủ thể, mỗi giai đoạn Nhưng không phải con người hoàn toàn tiếp nhận tất cả các tác độngcủa môi trường một cách cơ học, máy móc Thông thường, sự tác động của môi trường đến cá nhân mạnh
mẽ nhất khi cá nhân chưa có ý thức hoặc ý thức chưa phát triển hoàn toàn, vì thế mà gần mực thì đen, gầnđèn thì rạng Khi cá nhân ý thức được về các giá trị thì sự tiếp thu này sẽ có chọn lọc Khi ý thức đã pháttriển, có khả năng phân tích và lựa chọn, nên con người sẽ tiếp thu chọn lọc các tác động của môi trường, vìvậy không phải lúc nào con người cũng thụ động trước hoàn cảnh Nói cách khác, ở một thời điểm nào đóviệc tiếp nhận các tác động của môi trường còn tùy thuộc vào quan điểm, niềm tin, nhu cầu, các thuộc tínhcủa cá nhân Vì thế có trường hợp “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
- Môi trường tác động đến con người nhưng con người cũng có thể tác động trở lại và cải tạo môitrường Mác nói: hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh Vì
15
Trang 16vậy, con người bằng tính tích cực của mình cần phải cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu và lợi ích của mình.Những gì tốt đẹp thì giữ lại, những gì còn chưa phù hợp thì điều chỉnh cho phù hợp, những gì lạc hậu thìkiên quyết loại bỏ Cải tạo cái xấu, tạo dựng cái tốt đẹp hơn cho xã hội chính là tạo ra môi trường GD tốt chocon người.
Kết luận:
Nghiên cứu con người phải nghiên cứu hoàn cảnh sống của họ; GD con người phải thống nhất với việccải tạo xã hội; phải GD cho trẻ khả năng đề kháng với những yếu tố tiêu cực của môi trường, lựa chọn vàtiếp thu có chọn lọc các tác động của môi trường, không nên lúc nào cũng hạn chế và ngăn cấm trẻ tiếp xúcvới bên ngoài
2.3 GD đối với sự phát triển nhân cách
Bàn về vai trò của GD, trong lịch sử đã có nhiều người đề cập tới Khổng Tử (551-479 trCN) đã nói:
“Ngọc bất trác, bất thành khí, nhân bất học, bất tri đạo” Hồ Chủ tịch trong bài Nửa đêm có viết: Hiền dữphải đâu là tính sẵn Phần nhiều do GD mà nên
Có ba loại GD: GD gia đình; GD nhà trường và GD xã hội Mỗi loại GD có chức năng, vai trò, thếmạnh riêng mà khó có thể thay thế, thậm chí không thể thay thế
- GD gia đình đóng vai trò nền tảng cho GD nhà trường và GD xã hội, được thực hiện ngay khi đứa trẻchào đời, thậm chí ngay từ khi trong bụng mẹ, GD gia đình tác động mạnh mẽ đến đứa trẻ nhất là nhữngnăm đầu đời Nếu GD gia đình tốt thì tạo ra nền tảng tốt, ngược lại, nếu GD gia đình không tốt hoặc cónhững sai lầm sẽ tạo ra khó khăn cho GD nhà trường
- GD nhà trường có vai trò định hướng cho GD gia đình và GD xã hội, đồng thời là cơ quan chuyêntrách GD, được tổ chức khoa học vì vậy nó mang lại hiệu quả cao, nhất là trong việc phát triển năng lực củatrẻ mà GD gia đình và GD xã hội khó thay thế được
- GD xã hội hỗ trợ và thúc đẩy những tác động của gia đình và nhà trường
Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD to lớn, nếu phối hợp chặt chẽ, thống nhất về mụcđích, phương pháp thì sẽ mang lại hiệu quả cao
Vai trò chủ đạo của GD, đặc biệt là GD nhà trường thể hiện ở những nội dung sau:
- Vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đồng thời tổ chức, chỉ đạo,dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó tiến đến kết quả mong muốn Quá trình này diễn ra thường xuyên,liên tục, được tổ chức khoa học, phù hợp với các quy luật phát triển của con người, vì vậy nó loại trừ bớtnhững yếu tố bất lợi và phát huy được yếu tố tích cực Đứa trẻ tham gia quá trình này từ khi còn nhỏ cho đếnkhi trở thành một công dân và kể cả thời gian sau đó, vì vậy tránh được quá trình mò mẫm, mất nhiều thờigian, công sức mà vẫn có thể chiếm lĩnh giá trị của nhân loại, biến nó thành giá trị của bản thân một cáchnhanh nhất và thuận lợi nhất
- GD có thể trang bị cho trẻ những phẩm chất và năng lực không chỉ để thích ứng với hoàn cảnh hiện tạimà còn có thể thích ứng với hoàn cảnh sẽ gặp trong tương lai Đây là tính đi trước, đón đầu của GD
- GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác, đồng thời có thể mang lại những tiến bộtrong sự hình thành và phát triển nhân cách mà các yếu tố di truyền, môi trường không thể mang lại được Vídụ, nhờ tác động của GD mà con người có thể làm được những loại toán phức tạp, trở thành kỹ sư, bác sỹ,nghệ sỹ…
- GD có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất đi lệch chuẩn mực xã hội
- GD là con đường hữu hiệu để phát huy những tiềm năng, tố chất bẩm sinh thành năng lực hiện thực
- GD có tầm quan trọng đặc biệt đối với người khuyết tật và thiểu năng vì nhiều nguyên nhân Nhờ có
sự can thiệp sớm, có phương pháp GD phù hợp, cùng sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học kỹ thuật mà cóthể giúp họ phần nào phục hồi chức năng đã mất, phát triển các chức năng bù trừ khác, giúp họ phát triểnnhân cách, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng
- GD còn có khả năng chi phối, tác động tới các yếu tố khác (như môi trường) theo hướng tích cực để từ
đó tác động đến việc hình thành nhân cách cho trẻ Nói cách khác, GD chỉ đạo và cải tạo môi trường GDtheo hướng tích cực, tạo ra môi trường GD thuận lợi
Kết luận:
Muốn hình thành và phát triển nhân cách theo con đường đúng hướng nhất, gắn nhất, nhanh nhất, cóhiệu quả nhất thì phải có GD, đặc biệt là GD nhà trường Tuy nhiên GD không phải là chìa khóa vạn năng,chỉ là công cụ hữu hiệu nhất, GD không thể tách rời các yếu tố sinh học, môi trường, hoạt động của cá nhân
GD chỉ có thể thực hiện được và đạt kết quả tốt khi dựa trên các yếu tố đó và kết hợp tốt với các yếu tố đó
GD chỉ giữ được vai trò chủ đạo khi tổ chức khoa học, dựa trên các cơ sở khoa học về con người Phải biến
16
Trang 17được GD là những tác động bên ngoài trở thành tự GD, làm cho cá nhân có ý thức tự GD, tự hoàn thiệnmình trên tất cả các phương diện vì người có GD thực sự là người biết tự GD
2.4 Hoạt động và giao tiếp của cá nhân đối với nhân cách
Hoạt động là quá trình tác động vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới để tạo ra những sảnphẩm theo nhu cầu của con người Quá trình này có sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp Hoạt độnglàm thay đổi khách thể nhưng nó cũng làm thay đổi chính bản thân chủ thể về mặt thể chất và tinh thần Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau vềthông tin, về cảm xúc, tri giác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
Hoạt động và giao tiêp đóng vai trò quyết định trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển nhâncách Điều này thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Xét về lịch sử phát sinh loài người, chính nhờ lao động-dạng hoạt động đặc trưng nhất mà có quá trìnhtiến hóa từ loài vượn người thành con người Nhờ lao động mà con người mới có dáng đứng thẳng, tứ chihoàn thiện, bộ óc phát triển… con người trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhờ lao động Quá trình này mấthàng vạn năm
- Xét về lịch sử cá nhân, khi đứa trẻ sinh ra và được sống trong xã hội loài người, nó phải hoạt động vàgiao tiếp tích cực thì mới có thể chuyển hóa các giá trị của xã hội thành giá trị của bản thân
- Thông qua hoạt động và giao tiếp mà đứa trẻ có điều kiện để bộc lộ, rèn luyện, phát triển các tư chất,phẩm chất, năng lực
- Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người được kiểm nghiệm, trải nghiệm các giá trị của cuộc sống,điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục giữ lại hay loại bỏ những điều mà người ta đã tiếp thuđược hay hình thành những giá trị mới ở cá nhân
- Hoạt động và giao tiếp là nhu cầu của con người, nhu cầu này được thỏa mãn mới làm cho tâm lý, ýthức, nhân cách con người phát triển bình thường Các thí nghiệm về việc người ta không được giao tiếp,dẫn tới bị trầm cảm đã chứng minh điều này
Kết luận: Hoạt động và giao tiếp đóng vai trò trực tiếp nhất đối với sự hình thành và phát triển nhâncách Hoạt động và giao tiếp tích cực chính là biểu hiện của việc tự GD Vì vậy trong quá trình GD cần chú
ý những điểm sau:
- Đưa học sinh vào các hoạt động và giao lưu đa dạng, coi đó là con đường cơ bản để GD học sinh
- Cần nắm được các hoạt động chủ đạo của từng thời kỳ để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với tâmsinh lý học sinh
- Cần tổ chưc các hoạt động một cách sinh động, hấp dẫn, nội dung phong phú để tạo ra hứng thú chohọc sinh
3 GD và sự phát triển nhân cách của học sinh theo lứa tuổi
3.1 Trẻ trước tuổi học
3.2 Học sinh tiểu học
3.3 Học sinh trung học cơ sở
3.4 Học sinh trung học phổ thông
Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu Chú ý tới các vấn đề sau:
- Các giai đoạn lứa tuổi và hoạt động chủ đạo, quan hệ xã hội của lứa tuổi
- Đặc điểm về thể chất và sinh lý thần kinh
- Đặc điểm về tâm lý: Quá trình nhận thức, trí nhớ, chú ý, mức độ ý chí, tình cảm…
- Rút ra những đặc trưng nhất của lứa tuổi
Trên cơ sở đó đề ra yêu cầu đối với GD trẻ em ở các giai đoạn lứa tuổi
4 Một số phẩm chất nhân cách con người Việt Nam cần gìn giữ và phát huy.
- Yêu quý lao động;;Yêu nước; Đoàn kết; Nhân ái; Hiếu thảo; Hiếu học…
Chương 4 - MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC
1 Khái niệm mục đích, mục tiêu GD
1.1 Khái niệm mục đích GD
17
Trang 18Trong tiếng Việt có từ mục đích và mục tiêu thường được dùng để chỉ kết quả dự định đạt được củahoạt động Trong nhiều trường hợp, 2 khái niệm này thường được dùng với nghĩa tương đồng.
Về mặt lý luận, nhiều người đồng tình rằng khái niệm mục đích có phạm vi rộng hơn khái niệm mụctiêu Để đạt được mục đích phải thông qua việc đạt được các mục tiêu
Vì vậy, trong giáo dục, khái niệm mục đích giáo dục cũng được xem là rộng hơn khái niệm mục tiêugiáo dục
Mục đích GD là cái đích cần đạt được của sự nghiệp GD mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử xácđịnh, là mô hình dự kiến của sản phẩm giáo dục sẽ đạt được trong tương lai Việc xác định mục đích GDthường được tiến hành khi nhà nước tổ chức một hệ thống GD
Việc xác định mục đích giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có 3 chức năng quan trọng sau đốivới hoạt động giáo dục:
- Chức năng định hướng: định hướng cho toàn bộ hoạt động giáo dục không bị đi lệch hướng
- Chức năng làm cơ sở để tổ chức quá trình giáo dục: là cơ sở để xác định, xây dựng nội dung,chương trình, phương pháp và các hoạt động giáo dục
- Chức năng làm chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục: Vì hiện nay nhiều người đã công nhậnchất lượng giáo dục là mức độ đạt được của sản phẩm giáo dục so với mục đích đã đặt ra
Mục đích GD là phạm trù cơ bản của GD học Với tầm quan trọng của nó, vấn đề xác định mục đích
GD đã được đặt ra từ rất xa xưa trong lịch sử xã hội
Mục đích GD có một số đặc điểm sau:
- Có tính lịch sử
- Có tính giai cấp
- Mang màu sắc dân tộc
- Có tính thời đại
1.2 Khái niệm mục tiêu GD
Mục tiêu GD là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể phải đạt được sau một hoạt động GD.Mục tiêu GD là thành phần, bộ phận của mục đích GD, nói cách khác, mục tiêu GD chính là cụ thể hóa mụcđích GD
Tóm lại: Mục đích và mục tiêu GD là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau, là hai khái niệmcùng chỉ kết quả hướng tới của GD, nhưng không phải là một:
- Mục đích GD là cái mong đợi lý tưởng, mục tiêu GD là cái có thể hiện thực hóa
- Xuất phát từ mục đích để xây dựng mục tiêu Việc tiến gần đến mục đích phải thông qua việc đạt đượccác mục tiêu
- Mục tiêu GD cụ thể hơn mục đích, làm chức năng chỉ đạo tổ chức thực hiện các quá trình GD và làcăn cứ để đánh giá kết quả GD Nhiều trường hợp, mục tiêu phải được lượng hóa, đo đạc được, quan sátđược thì mới thực hiện được hai chức năng trên
2 Mục đích, mục tiêu GD Việt Nam
2.1 Những căn cứ để xây dựng mục đích GD
Việc xây dựng mục tiêu GD được căn cứ vào các yếu tố sau:
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của đất nước
- Những điều kiện, tiềm năng kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ cụ thể của đất nước
- Yêu cầu của đất nước, của thời đại đối với nhân cách thế hệ tương lai
- Xu thế phát triển GD của quốc gia và của thế giới
- Điều kiện hiện có của hệ thống GD quốc dân
- Trình độ hiện có của người hoc theo các cấp học
2.2 Mục đích, mục tiêu GD Việt Nam
Hiện nay, chưa thấy văn bản chính thức nào của nhà nước nói rõ mục đích của nền giáo dục Việt Namlà gì Điều này gây khó khăn cho những người muốn tìm hiểu Trong Luật giáo dục chỉ dùng từ mục tiêugiáo dục Sau đây là mục tiêu giáo dục được quy định trong Luật giáo dục:
Mục tiêu ở cấp độ xã hội: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
18
Trang 19- Dân trí là
- Nhân lực là
- Nhân tài là
(Xem phần các chức năng xã hội của giáo dục)
Mục tiêu nhân cách:
Điều 2 Luật GD 2005 đã quy định: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Mục tiêu ở cấp độ hệ thống GD:
Mục đích GD Việt Nam được cụ thể hóa thành các mục tiêu GD cho từng cấp học, bậc học, ngành họcvà được quy định trong Luật GD 2005
- Mục tiêu GD mầm non: “Mục tiêu của GD mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”.
- Mục tiêu GD Tiểu học: “GD tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tụchọc trung học cơ sở"
- Mục tiêu GD Trung học cơ sở: “GD trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của GD tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật vàhướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
- Mục tiêu GD Trung học phổ thông: “GD trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và pháttriển những kết quả của GD trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường
về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tụchọc đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
- Mục tiêu GD của trường dạy nghề: Mục tiêu của GD nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tácphong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạoviệc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một
nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo
- Mục tiêu của GD đại học: Mục tiêu của GD đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độđào tạo, có sức hoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải
quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo
Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành
thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đàotạo
Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực
nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫnnghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn
- GD thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhâncách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộcsống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội Nhà nước có chính sách phát triển GDthường xuyên, thực hiện GD cho mọi người, xây dựng xã hội học tập
Mục tiêu ở cấp độ chuyên biệt:
Mục tiêu GD ở cấp độ này là những chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể cần phải đạt được như mục tiêu dạy,mục tiêu học, mục tiêu của chương trình, của môn học… Những mục tiêu này cần được lượng hóa để có thể
19
Trang 20đo lường được Mục tiêu ở cấp độ này thể hiện ở ba mặt: Kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh phải đạtđược trong quá trình học tập.
- Kiến thức là hệ thống những khái niệm, phạm trù, những thông tin khoa học theo nội dung từng mônhọc, từng chuyên ngành cụ thể Kết quả học tập của học sinh được đánh giá về số lượng và chất lượng kiếnthức mà họ đã tiếp thu được
- Kỹ năng là khả năng thực hiện các công việc cụ thể, sau khi học sinh đã qua một chương trình học tập,một khóa huấn luyện Trình độ kỹ năng được đánh giá bằng sản phẩm mà học sinh làm ra
- Thái độ là biểu hiện ý thức của học sinh đối với kiến thức đã tiếp thu được và những dự định ứng dụngchúng vào cuộc sống Thái độ được biểu hiện qua mối quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội, công việcvà ngay cả với tự nhiên Đó là một mặt của nhân cách, biểu hiện và được đánh giá qua hành vi
3 Nguyên lý GD
3.1 Khái niệm nguyên lý GD
Nguyên lý GD là những luận điểm khái quát mang tầm tư tưởng và có tính quy luật của quá trình GD(theo nghĩa rộng), chỉ dẫn toàn bộ hệ thống GD và quá trình sư phạm tổng thể (trong đó có quá trình GDtheo nghĩa hẹp và quá trình dạy)
Cần phân biệt nguyên lý GD với nguyên tắc GD và nguyên tắc dạy học Nguyên tắc GD là các luậnđiểm cơ bản của Lý luận GD (GD theo nghĩa hẹp), có giá trị chỉ đạo các hoạt động GD, hình thành phẩmchất nhân cách, đạo đức cho học sinh Tương tự như vậy, nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản của
Lý luận dạy học có giá trị chỉ dẫn quá trình dạy học
Nguyên lý GD có đặc điểm sau đây:
- Nguyên lý GD là một tư tưởng GD được khái quát từ bản chất của GD, được đúc rút ra từ quy luật vềcác mối quan hệ biện chứng giữa GD với các mặt của đời sống xã hội
- Nguyên lý GD được khái quát từ bản chất của quá trình dạy học và quá trình GD theo nghĩa hẹp
- GD là một hoạt động có mục đích, mục đích đó có tính lịch sử và thời đại Nguyên lý GD chính là một
tư tưởng GD được rút ra từ mục đích GD và trở thành phương thức để thực thi mục đích GD
- Nguyên lý GD được đúc rút từ kinh nghiệm GD tiên tiến của các nhà trường qua nhiều thời đại, đãlàm cho GD đạt tới chất lượng và hiệu quả
3.2 Nội dung nguyên lý GD Việt Nam
Khoản 2, Điều 3 Luật GD nước ta được Quốc hội thông qua ngày 14.6.2005 đã ghi: “Hoạt động GDphải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liềnvới thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”
Đây là một luận điểm GD quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là kim chỉ nam hướng dẫn toàn bộ cáchoạt động GD trong nhà trường và cả trong xã hội, nó đã được khẳng định từ Đại hội lần III năm 1960 củaĐảng Từ đó đến nay, nội dung nguyên lý vẫn còn nguyên giá trị và đã được pháp lý hóa thành quy địnhtrong luật
Nội dung nguyên lý gồm bốn điểm quan trọng cần lưu ý:
- Học đi đôi với hành;
- GD kết hợp với lao động sản xuất;
- Lý luận gắn liền với thực tiễn;
- GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội
* Học đi đôi với hành là một tư tưởng GD vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có tính khoa học vừa có
giá trị thực tiễn Bản chất tư tưởng này như sau:
- Học để hành Hành là để có kỹ năng, kỹ xảo, để áp dụng kiến thức vào thực tiễn
- Học đi đôi với hành là phương pháp học tập hữu hiệu
* GD kết hợp với lao động sản xuất là tư tưởng GD của nhà trường hiện đại, ta có thể thấy như sau:
- GD lao động là một nội dung của GD toàn diện, học sinh hôm nay là những người lao động trongtương lai, vì vậy phải chuẩn bị cho các em sẵn sàng bước vào lao động
- GD trong lao động và bằng lao động là một nguyên tắc GD hết sức quan trọng Lao động vừa là môitrường, vừa là phương tiện GD con người
- Mục đích của đào tạo nghề là tạo ra nhân lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Vì vậy phảigắn đào tạo với lao động
20
Trang 21* Lý luận gắn liền với thực tiễn là một yêu cầu quan trọng đối với quá trình GD và đào tạo trong nhà
trường Việt Nam:
- Lý luận là tổng kết, khái quát về thực tiễn và có tác dụng chỉ đạo thực tiễn Thực tiễn là cơ sở của lýluận và là căn cứ để kiểm tra tính khách quan, khoa học của lý luận Vì vậy lý luận gắn với thực tiễn là quyluật khách quan
- Hoạt động GD cuối cùng là để con người ra phục vụ yêu cầu của thực tiễn Nhà trường là một bộ phậncủa guồng máy xã hội Vì vậy nội dung GD không chỉ có lý luận suông, lý luận xa dời thực tiễn, mà phảiphản ánh được những gì đang diễn ra trong xã hội Lý luận găn liền với thực tiễn cũng có nghĩa là học lýluận song rồi phải mang ra áp dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, như thế lý luận mới có ích
- Trong khi gảng dạy, và học tập, giáo viên và học sinh phải thường xuyên liên hệ với thực tiễn sinhđộng, đó là những minh họa quan trọng để làm cho người học hiểu và tiếp thu tốt bài học Ngược lại, các sựkiện, hiện tượng thực tiễn lại được phân tích, soi sáng bằng lý luận khoa học
* GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội:
- Thực hiện nguyên lý này nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng GD Mỗi lực lượng cóvai trò và ưu thế riêng mà khó có thể thay thế Bác Hồ đã dạy: “GD trong nhà trường chỉ là một phần, còncần có sự GD ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn GD trongnhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu GD trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”
- GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội là làm cho thống nhất về nội dung và phươngpháp GD, sự phối hợp tốt sẽ tránh được tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, triệt tiêu và bài trừ nhau
Có như vậy mới nâng cao sức mạnh và hiệu quả GD
3.3 Phương hướng quán triệt nguyên lý GD
Ở mọi cấp quản lý, điều hành và thực hiện việc GD cần quán triệt nguyên lý GD bằng một số biệnpháp cụ thể sau:
- Xây dựng chương trình GD và đào tạo có tính toán cân đối giữa các môn lý thuyết và các môn thựchành, phải hợp lý, hài hòa giữa nội dung lý thuyết và thực hành trong từng môn học
- Sử dụng phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của người học, lấy học sinh làm trung tâm.Thường xuyên liên hệ kiến thức bài giảng với thực tế Tổ chức thực hành và thí nghiệm cho sinh viên ở mứcđộ phù hợp với mục đích bài học, môn học
- Tổ chức các cơ sở thực hành và thí nghiệm tùy theo bậc học, ngành học, đặc biệt là ở các trườngchuyên nghiệp và dạy nghề
- Xây dựng môi trường GD lành mạnh Phối hợp GD với các gia đình, các cơ quan đoàn thể GD
- Nhà nước, nhà trường, địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật và tinh thầnthuận lợi cho giáo viên và học sinh dạy và học theo nguyên lý GD
21
Trang 22Chương 5 - HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
1 Khái niệm hệ thống GD quốc dân
Hệ thống GD quốc dân là hệ thống trường học và các cơ sở GD được xây dựng trong phạm vi mộtquốc gia để tiến hành quá trình giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội
Thông thường khi nói đến hệ thống GD là nói đến hệ thống nhà trường vì nhà trường là hạt nhân của hệthống GD
Tổ chức UNESCO đã tổng kết và cho thấy hệ thống GD của các nước đều có các bậc học cơ bản sau:
- Bậc 5: Giai đoạn đầu của GD đại học
- Bậc 6: Giai đoạn hai của GD đại học
22
Trang 232 Hệ thống GD quốc dân Việt Nam
Theo quy định tại điều 4, Luật GD nước CHXHCN Việt Nam “ Hệ thống GD quốc dân gồm GDchính quy và GD thường xuyên
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống GD quốc dân gồm:
a) GD mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) GD phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
c) GD nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
d) GD đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là GD đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ"
Trang 243 Định hướng hoàn thiện hệ thống GD quốc dân
3.1 Sự phát triển của hệ thống GD trong xã hội hiện đại
Những thay đổi về sự phát triển của hệ thống GD trong xã hội hiện đại có một số đặc điểm sau:
- Tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống GD với nhu cầu phổ cập GD ngày càng được kéodài ở nhiều nước
- Đơn vị hạt nhân của hệ thống GD (nhà trường) có những đặc điểm: gắn liền với môi trườngsống (cả tự nhiên và xã hội); gắn liền với các cơ sở sản xuất; tằng cường mối quan hệ giữa các nhàtrường cả phạm vi quốc gia và quốc tế; gắn liền với cá nhân, không hạn chế về thời gian và khônggian nhờ vào tiến bộ của công nghệ và bùng nổ thông tin
- Hệ thống GD có tính liên thông cao
- Phát triển đa dạng các hình thức GD và đào tạo
- Hệ thống GD tạo ra tính cơ động nghề nghiệp cao ở người học
3.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống GD quốc dân
- Hướng tới xây dựng một hệ thống GD mở, linh hoạt, phù hợp với việc xây dựng một xã hội học tập,học tập suốt đời
- Hệ thống GD gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế,đáp ứng nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Xây dựng hệ thống GD đa dạng về loại hình và phương thức, năng động, mềm dẻo, linh hoạt, chấtlượng và hoàn toàn liên thông
- Xây dựng hệ thống GD kế thừa và phát huy được truyền thống cũng như tinh hoa của các mô hình
GD tiên tiến trên thế giới
- Cơ cấu hệ thống GD có cấu trúc hài hòa và tương đối ổn định, dễ dàng cho phân cấp quản lý, nâng caotính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước cộng đồng và xã hội Chú ý đến sự phù hợp về cơ cấu trình độ, cơcấu loại hình nhà trường, phương thức, ngành nghề, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu phân cấp quản lý … Trong
đó cơ cấu trình độ được coi là cơ cấu đặc trưng nhất của hệ thống GD
- Cơ cấu hệ thống GD đảm bảo tính công bằng và bình đẳng giữa các loại hình nhà trường và phươngthức đào tạo kết quả học tập và giá trị văn bằng giữa các loại hình nhà trường, các phương thức đào tạo phảiđược quy đổi, liên thông, đảm bảo quyền lợi và kích thích sư sáng tạo của người học trong một xã hội họctập mở./
PHẦN 2- LÝ LUẬN DẠY HỌC
Chương 6- QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1 Khái niệm quá trình dạy học
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm quá trình dạy học Nếu dạy học lấy thầy làm trung tâm thì dạy học làquá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò
Theo quan niệm của dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì: Quá trình dạy học là quátrình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tựđiều khiển hoạt động nhận thức- học tập của mình nhằm đạt được mục tiêu dạy học
Tất nhiên trong dạy học có những khi diễn ra sự truyền thụ từ thầy sang trò, nhưng về cơ bản dạy họctheo quan niệm phát huy tính tích cực của người học thì thầy đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển bằngnhững phương pháp làm phát huy tính tích cực của người học để người học tự giác, chủ động, tự tổ chức, tựđiều khiển hoạt động nhận thức (Người thày giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáogiỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý Dictecvec (Dieterweg))
Các thành tố của quá trình dạy học
Trang 25 Mục tiêu dạy học
Giáo viên và học sinh
Chương trình, nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Môi trường dạy học
Kết quả dạy học
Trang 26Chỳ ý: Phần “Bản chất của quỏ trỡnh dạy học này” dành cho học viờn từ xa học, h ọc viờn tại chức tham khảo
Bản chất của quỏ trỡnh dạy học
Dạy học là phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học: quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của ng
-ời học Hai quá trình này không tách r-ời nhau mà là một quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con ngời mới đáp ứng đợc yêu cầu của thời đại
Ngày nay quá trình hoạt động chung đó,
- Ngời giáo viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của ng ời học để giúp họ tự khám phá tri thức, ngoài ra giáo viên cũng có chức năng truyền thụ tri thức nh ng chỉ khi ngời học thật cần thiết Song chức năng này không phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy
- Ngời giáo viên phải suy nghĩ để giúp ngời ngời học sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có của mình, những tri thức mà họ thu thập đợc qua các phơng tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống để tạo nên sự hiểu biết của mình.
Phối hợp với hoạt động đó của giáo viên, ngời ngời học tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức - học tập của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức,
đặc biệt năng lực t duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất tốt đẹp của con ng ời mới.
Trong quá trình dạy học không thể thiếu một trong hai quá trình bộ phận này, nếu không thì quá trình đó không diễn ra.
Từ đó chúng ta có thể hiểu thế nào khái niệm quá trình dạy học?
Quá trình dạy học là quá trình mà trong đó dới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của ngời giáo viên làm cho ngời học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
a Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể
- Vận dụng lý thuyết về hoạt động vào quá trình dạy học, chúng ta thấy hoạt động dạy học là hoạt động chung bao gồm các hoạt động thành phần đó là hoạt động dạy và hoạt động học, tơng ứng với nó là hai chủ thể: thầy và trò
- Hoạt động của hai chủ thể hay là sự tồn tại của quá trình dạy học là hai hoạt động quy định lẫn nhau
Giáo viên Học sinh
- Hoạt động dạy và học đều có những nét chung mang thuộc tính bản chất và đều có các yếu tố cấu trúc của hoạt động Tuy nhiên, hai hoạt động đó lại có những điểm khác biệt về chủ thể, đối tợng, mục đích, phơng tiện và kết quả hoạt
động
- Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên và tập thể s phạm ; chủ thể của hoạt động học là trò, là tập thể ngh
ng-ời đợc giáo dục.
- Đối tợng hoạt động dạy là hoạt động của học sinh, là các quan hệ giao lu giữa chúng; đối tợng của hoạt động
học là hoạt động của loài ngời trong việc nhận thức, cải tạo hiện thực khách quan, trong các quan hệ xã hội đa dạng
- Mục đích của hoạt động dạy là cải biến và hoàn thiện hoạt động nhận thức, kỹ năng thực hành làm cho học
sinh nắm vững trí thức, hình thành kĩ năng hoạt động từ đó phát triển trí tuệ và nhân cách; mục đích của hoạt
động học là chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hoá của nhân loại, trên cơ sở đó hình thành năng lực sáng tạo trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội, hoàn thiện bản thân, nhân cách.
- Phơng tiện của hoạt động dạy gồm những công cụ vật chất, phơng pháp, hình thức tổ chức tác động sp, tổ
chức quản lí nhận thức; điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành; giáo dục ý thức cho học sinh
Học sinh
- Chủ thể của hoạt động học
- Chủ thể có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách.
- Ngời biết khai thác, quản lý và chia sẻ thông tin với thầy và bạn học
+ Chủ thể của hoạt động học là học sinh, tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dỡng, đồng thời là đối tợng giảng dạy và giáo dục
+ Đối tợng của hoạt động học là hệ thống tri thức và kĩ năng tơng ứng.
+ Mục đích của hoạt động học là tiếp thu nền văn hoá của nhân loại và chuyển nó thành trí tuệ và nhân cách của bản thân.
+ Phơng pháp học tập là phơng pháp nhận thức, rèn luyện để hình thành năng lực thực hành.
b Dạy học là hoạt động trí tuệ, hoạt động nhận thức
- Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của ngời học.
Tính độc đáo trong quá trình nhận thức của ngời học thể hiện nh thế nào? Hoạt động nhận thức của ngời học trong quá trình dạy học đợc sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện s phạm nhất định nên
nó có tính độc đáo Tính độc đáo đó thể hiện nh sau:
- Quá trình nhận thức của ngời học không diễn ra theo con đờng mò mẫm, thử và sai nh quá trình khám phá,
đợc những nhà xây dựng nội dung dạy học và ngời giáo viên gia công vào.
- Quá trình nhận thức của ngời học không phải tìm ra cái mới cho nhân loại mà là tái tạo những tri thức của
nhân loại đã tạo ra, nên họ nhận thức cái mới đó chỉ đối với bản thân họ rút ra từ kho tàng tri thức chung của loài ngời.
Trang 27- Trong một thời gian tơng đối ngắn ngời học có thể lĩnh hội một khối lợng tri thức rất lớn một cách thuận lợi Chính vì vậy mà trong quá trình học tập của ngời học phải tiến hành củng cố, tập vận dụng, kiểm tra đánh giá tri
thức, kỹ năng kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân ngời học Trong quá trình nhận thức của ngời học, giáo viên phải quan tâm tới việc phát triển năng lực nhận thức và tiến hành giáo dục cho họ
Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó của quá trình nhận thức của ngời học để tránh sự
đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài ngời với quá trình nhận thức của ngời ngời học Song không vì quá coi trọng tính độc đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức đến việc tổ chức cho ngời học dần dần tìm hiểu và tập tham gia các hoạt động tìm tòi khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho sự khai phá tri thức, tham gia nghiên cứu khoa học trong tơng lai
c Quá trình dạy học với t cách là một hệ thống
Quá trình dạy học là một dạng hoạt động chuyên biệt và là một quá trình xã hội Sự tồn tại, phát triển của quá trình dạy học luôn có mặt những thành tố bộ phận cùng tham gia Các thành tố này có sự liên hệ mật thiết với nhau tạo nên sự ổn định bền vững.
Các thành tố của quá trình dạy học bao gồm;
3 Đặc điểm của quỏ trỡnh dạy học hiện nay
* Trong quá trỡnh dạy học hiện nay, hoạt đụ̣ng học tập của học sinh được tớch cực húa trờn cơ sở nụ̣idung dạy học ngày càng hiện đại húa
* Trong quá trỡnh dạy học hiện nay, học sinh cú vụ́n sụ́ng và năng lực nhận thức phát triển hơn so vớihọc sinh cựng đụ̣ tuổi ở những thời kỳ trước
* Trong quá trỡnh dạy học hiện nay, học sinh cú xu hướng vượt ra khỏi nụ̣i dung tri thức, kỹ năng dochương trỡnh quy định
4 Bản chất của quỏ trỡnh dạy học (Đặc điểm hoạt đụ̣ng nhận thức của học sinh trong quá trỡnh dạy
học)
Chỳ ý: Học viờn tại chức học theo phần này, học viờn từ xa tham khảo
Dạy học là tổ chức, tác đụ̣ng và điều khiển hoạt đụ̣ng nhận thức của học sinh Trong quá trỡnh dạy học,hoạt đụ̣ng nhận thức của học sinh được tổ chức, tác đụ̣ng và điều khiển bởi giáo viờn nờn nú cú điểm giụ́ngvà khác với hoạt đụ̣ng nhận thức của loài người núi chung
- Trong quá trỡnh dạy học, hoạt đụ̣ng nhận thức của học sinh cũng như hoạt đụ̣ng nhận thức của conngười, đú là sự phản ánh thế giới khách quan vào nóo người, sự phản ánh tớch cực, sáng tạo, phản ánh kháchquan về nụ̣i dung và chủ quan về hỡnh thức
- Trong quá trỡnh dạy học, hoạt đụ̣ng nhận thức của học sinh diễn ra theo quy luật phổ biến, theo quyluật chung như Lờnin đó tổng kết: “Từ trực quan sinh đụ̣ng đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đếnthực tiễn, đú là con đường biện chứng của nhận thức chõn lý, nhận thức hiện thực khách quan”
- Toàn bụ̣ quá trỡnh nhận thức của loài người và của học sinh đều diễn ra theo cụng thức như Lờnin đótổng kết, song khi đạt đến mụ̣t trỡnh đụ̣ nhṍt định, ở mụ̣t thời điểm cụ thể, con người cú thể nhận thức từ kháiquát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riờng
* Từ đặc điểm trờn, trong quá trỡnh dạy học, khụng phải lỳc nào GV cũng dạy từ cụ thể đến khái quát,mà tựy thuụ̣c vào trỡnh đụ̣ nhṍt định của học sinh và tựy vào điều kiện cụ thể mà cú thể dạy học từ khái quátđến cụ thể, đi từ cái chung đến cái riờng
Trong quá trỡnh dạy học, quá trỡnh nhận thức của học sinh cú những điểm khác biệt và đụ̣c đáo so vớiquá trỡnh nhận thức của các nhà khoa học và nhận thức chung của loài người:
- Học sinh khụng tỡm ra cái mới cho nhõn loại mà chủ yếu là tái tạo những tri thức của loài người đó tỡm
ra, học sinh nhận thức những tri thức rỳt ra từ kho tàng tri thức của nhõn loại, đụ́i với bản thõn họ, nú cũnmới mẻ
- Quá trỡnh nhận thức này khụng diễn ra theo con đường mũ mẫm, thử và sai như quá trỡnh nhận thứcnúi chung của loài người và của các nhà khoa học, mà diễn ra theo con đường đó được khám phá, đượcnhững nhà xõy dựng chương trỡnh, nụ̣i dung dạy học gia cụng sư phạm Vỡ thế, trong mụ̣t thời gian nhṍtđịnh, học sinh cú thể lĩnh hụ̣i mụ̣t khụ́i lượng tri thức rṍt lớn mụ̣t cách thuận lợi
Trang 28- Quá trình học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của quá trình dạy học: Lĩnh hội tri thứcmới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bảnthân.
- Trong quá trình dạy học, trên cơ sở kiến thức học sinh đã tiếp thu được mà hình thành ở học sinh thếgiới quan, động cơ, các phẩm chất nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội
- Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra dưới vai trò chủ đạo của giáo viên
Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò chủ đạo của giáo viên.
* Trong quá trình dạy học, hoạt động nhận thức của học sinh có tính độc đáo, song cũng phải tổ chứccho học sinh biết tìm tòi, khám phá ra tri thức Việc khám phá này được tổ chức theo ý đồ của giáo viên,nghĩa là tri thức học sinh khám phá ra không phải là mới đối với loài người, nhưng con đường khám phácũng đi theo hướng tìm tòi, nghiên cứu giống như các nhà khoa học đã thực hiên nhưng dựa trên sự trợ giúp,định hướng ở mức độ nhất định của giáo viên, qua đó giúp học sinh phát triển tính tò mò khoa học và hamhiểu biết, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học độc lập ở trình độ ngày càng cao
5 Các nhiệm vụ của quá trình dạy học (các mục tiêu dạy học)
Nhiệm vụ 1- Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững nội dung môn học(nắm vững hệ thống kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo của môn học)
Trong dạy học, nhiệm vụ đầu tiên là làm cho học sinh nắm vững nội dung môn học, cụ thể là nắm vững
hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã quy định trong chương trình dạy học và được đưa vào thành nội dungmôn học
Nắm vững có nhiều tiêu chí để đánh giá: Ở mức thông thường nhất đó là hiểu, nhớ và vận dụng được
Ở trường phổ thông, giáo viên có nhiệm vụ điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổthông cơ bản, khoa học, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước về mặt tự nhiên và xã hội-nhân văn, đồngthời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng Nôi dung kiến thức, kỹ năng kỹ xảo đã được đưathành nội dung các môn học trong trường phổ thông và chủ yếu đã được đưa và sách giáo khoa
Tri thức nói chung và tri thức khoa học nói riêng mà loài người tích lũy được vô cùng lớn, mỗi cá nhântrong suốt cuộc đời mình không thể học hết được Vì vậy, nhiệm vụ của trường phổ thông là giúp học sinhnắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước
Tri thức phổ thông cơ bản, trước hết đó là những tri thức được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vựckhoa học khác nhau Đó là những tri thức tối thiểu nhất, cần thiết nhất, làm nền tảng giúp học sinh có thểtiếp tục học lên bậc học cao hơn, học ở các trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống tự lập, trực tiếp thamgia lao động sản xuất và tham gia công tác xã hội, có cuộc sống tinh thần phong phú Những tri thức phổthông cơ bản này biến đổi theo yêu cầu của xã hội
Tri thức phổ thông cơ bản đó phải là tri thức khoa học, phù hợp với chân lý khách quan và phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại
Tri thức hiện đại là những tri thức phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học, phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại, giúp học sinh không lạc hậu so với thời đại
Những tri thức đó phải phù hợp với thực tiễn đất nước về mặt tự nhiên và xã hội-nhân văn, cũng nhưphù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đảm bảo được tính hệ thống, lôgic khoa học và mối liên
hệ chặt chẽ giữa các môn học
Trong quá trình võ trang tri thức cho học sinh cũng cần phải hình thành cho học sinh hệ thống kỹnăng, kỹ xảo tương ứng với nội dung môn học, đặc biệt là những kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến hoạt độngnhận thức- học tập và nghiên cứu khoa học ở mức đơn giản Việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinhphải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ áp dụng kiến thức cho đến sáng tạo
Sau đây là một số kỹ năng mà giáo viên có thể tham khảo để hình thành thường xuyên cho học sinhnhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống trong xã hội hiện nay
- Kỹ năng nắm bắt thông tin và giao tiếp xã hội
- Kỹ năng làm việc có hiệu quả theo nhóm
- Kỹ năng nhận thức về xã hội và nhân văn
- Kỹ năng vận dụng ngoại ngữ và vi tính
- Kỹ năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật
- Kỹ năng phân tích và giải quyết các tình huống ứng xử
- Kỹ năng phòng vệ cho sự sống và gia tăng sức khỏe
Trang 29- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ
Nhiệm vụ 2- Phát triển tư duy và trí tuệ học sinh
Tư duy là quá trình phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng, phản ánh các mối liên hệ mang tính quyluật của thế giới khách quan Việc phản ánh này diễn ra bằng các thao tác trí óc là so sánh, phân tích, tổnghợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa
Nhờ có khả năng tư tuy, đặc biệt là tư duy trừu tượng mà con người có thể cải tạo thế giới khách quan,nâng cao chất lượng cuộc sống Vì vậy việc phát triển tư duy của học sinh là rất quan trọng Muốn phát triển
tư duy học sinh, cần xây dựng các bài tập, các nhiệm vụ học tập trong đó đòi hỏi các em phải diễn ra cácthao tác trí óc của tư duy, để thông qua đó hình thành, bồi dưỡng và phát triển khả năng tư duy của học sinh
Về trí tuệ: Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm về trí tuệ Sau đây giới thiệu hai quan điểm về trí tuệ,tuy hai quan điểm này còn những điểm cần thảo luận thêm nhưng có những điểm hợp lý và có thể làm cơ sởkhoa học cho việc phát trển trí tuệ học sinh trong dạy học
Theo N.A.Menchinxcaia và E.N.Canbanova- Menle, trí tuệ cấu trúc gồm 2 thành phần đó là tri thức
về đối tượng (cái được phản ánh) và các thủ thuật trí tuệ (phương thức phản ánh) Tri thức về đối tượng phảnánh được coi là nguyên liệu, là phương tiện của hoạt động trí tuệ “Sự thật là một cái đầu trống rỗng khôngthể suy nghĩ được Cái đầu càng có nhiều kinh nghiệm và tri thức thì càng có nhiều khả năng suy luận hơn”(P.P.Bolonxki) Tri thức ở đây được thể hiện ở số lượng khái niệm khoa học, cách kết hợp và độ bền vữngkết cấu của nó Thủ thuật trí tuệ thực chất là một hệ thống các thao tác, được hình thành một cách đặc biệt đểgiải quyết nhiệm vụ theo một kiểu nhất định
Cách đặt vấn đề của của N.A.Menchinxcaia và cộng sự có giá trị thực tiễn nhất định Đã chỉ ra việcphát triển trí tuệ cho trẻ em không chỉ tăng số lượng tri thức (dẫn đến quan điểm nhồi nhét trong dạy học)hoặc chỉ nhằm vào các thủ thuật trí tuệ, mà phải song hành việc võ trang tri thức với việc phát triển các thaotác trí tuệ cho học sinh
Theo thuyết đa nhân tố của H.Gardner thì có 8 loại trí tuệ khác nhau, đó là:
Loại
Ngôn
ngữ và diễn đạt bằng lời hay chữ viết.Khả năng làm chủ được ngôn ngữ khả năng nói; thùy thái dựngThùy trán kiểm soát các
điều khiển sự hiểu biết ngônngữ
Nhà phêbình văn họcT.S Eliot
Âm
nhạc thống dấu hiệu âm thanh, có khả năng:Khả năng nhạy cảm với các hệ
cảm nhận các nốt nhạc, giai điệu, nhịp
điệu của chúng, sáng tạo các tác phẩm
có tính âm nhạc
Có thể bán cầu não phảiđóng vai trò quan trọng vớinăng khiếu này Tuy nhiên,mức độ khu trú của nó khôngtập trung như trí tuệ ngôn ngữvà có thể biến mất khi não tổnthương
Nhạc sỹI.StraVinski
Logic-toán luận sâu sắc Các nhà khoa học làKhả năng tính toán phức tạp và lý
những người tiêu biểu sử dụng trí tuệ
này Họ thường có tài nhìn thấu suốt
vấn đề phức tạp và cảm nhận được giải
pháp trước khi đưa ra được những
bằng chứng
Có thể ở bán cầu não trái,nhưng không chuyên biệt ởmột vùng nào Sự suy giảm trítuệ này liên quan đến việc tháihóa toàn bộ của não hơn là tổnthương hay tai biến cục bộ
Khả năng tri giác và làm thấy rõ
về không gian của các vật khả năng này gắn với bán cầuCác nghiên cứu phát hiện
não phải Sự tổn thương vùngnày dẫn đến không nhận rangười thân và những nơi chốnrất quen thuộc trước kia
kiểm soát cơ thể và điều khiển các đồ
vật bằng tay là các thao tác cơ bản cơ
thể tham gia trực tiếp giải quyết vấn
đề Diễn viên kịch câm, múa, thợ thủ
công là ví dụ
Trung tâm vận động củabán cầu não trái kiểm soátphần phải của cơ thể và ngượclại
Nữ vũcông MathiaGraham
Trang 30cá nhân với người khác và thấu hiểu ngườiKhả năng tạo ra các mối quan hệ
khác Có khả năng thấu cảm, thông
minh, khôn ngoan trong quan hệ xã
hội Các nhà sư phạm, linh mục, các
bậc cha mẹ, tất cả họ thành công trong
vai trò của mình là ví dụ
Có thể thùy trán đóng vaitrò quan trọng đối với loại trítuệ này Các tổn thương ởvùng trán dẫn đến làm mất khả
năng thấu cảm và thay đổinhân cách
MahatmaGrandhi
Nội
tâm xúc, tình cảm của bản than; khả năngKhả năng hiểu biết những cảm
phân biệt, biểu hiện xúc cảm bằng hệ
thống ký hiệu trẻ tự kỷ là biểu hiện rõ
ràng về khiếm khuyết của năng lực trí
tuệ này Người thành công là người
hiểu rõ chính mình
Thùy trán là trung tâm
Các tổn thương phần dưới củathùy trán có thể dẫn đến sựhưng phấn quá mức nếu tổnthương ở phần trên của thùytrán có thể tạo ra sự vô cảm
Tác giả cho rằng, mọi người đều có các loại trí tuệ trên, nhưng giữa các cá nhân có sự khác nhau vềtrình độ mỗi loại trí tuệ và khả năng kết hợp chúng
Mặc dù còn nhiều điểm cần thảo luận (tính kinh nghiệm của nguyên tắc phân loại, sự lệ thuộc có phầnquá mức vào cơ chế thần kinh-di truyền), nhưng do ưu thế của việc phân loại được rút ra từ quan sát thực tếvà qua thực nghiệm, nên bảng phân loại các dạng trí khôn của H.Gardner được ứng dụng rộng rãi trong thựctiễn Hiện nay, nhiều công ty sản xuất chương trình ở Mỹ đã sử dụng bảng phân loại này làm cơ sở để xâydựng các chương trình huấn luyện hoặc các trò chơi nhằm phát triển các loại trí tuệ cho trẻ em
Từ quan niệm của thuyết trí tuệ đa nhân tố, trong dạy học cần bồi dưỡng tất cả khả năng trí tuệ cho họcsinh những đồng thời cũng chú ý tới đặc điểm trí tuệ, năng khiếu của mỗi học sinh để đưa ra các nhiệm vụ,các hoạt động phù hợp với khả năng của mỗi em Trong dạy học giáo viên cũng không nên có thành kiến,chỉ quan tâm, chú ý đến học sinh học giỏi một vài môn được xem là quan trọng trong nhà trường như toán,
lý, hóa, sinh, văn, ngoại ngữ mà không chú ý hoặc đánh giá thấp các em học sinh hạn chế ở những môn họcnày nhưng lại có những năng lực khác
Phát triển trí tuệ là quá trình chuyển biến về chất trong quá trình nhận thức của học sinh Năng lực hoạtđộng trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ để nhận thức, xử lý tình huống hoặc sángtạo Quá trình rèn luyện các thao tác trí tuệ sẽ giúp hình thành ở học sinh các phẩm chất hoạt động trí tuệ
* Các phẩm chất hoạt động trí tuệ đó là:
- Tính định hướng của hoạt động trí tuệ: Được thể hiện ở chỗ xác định nhanh chóng, chính xác đốitượng của hoạt động trí tuệ, mục đích phải đạt tới và kịp thời phát hiện, điều chỉnh những lệch lạc trong quátrình giải quết các nhiệm vụ học tập
- Bề rộng của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ trong quá trình học tập, học sinh có thể lĩnh hội tri thức,
kỹ năng trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
- Chiều sâu của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở năng lực đi sâu vào tìm hiểu được bản chất của sự vật, hiệntượng, phân biệt được cái bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức …
- Tính linh hoạt của họa động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ có khả năng di chuyển hoạt động tư duy từ tìnhhuống này sang tình huống khác một cách sáng tạo Nhờ đó các em có thể thích ứng nhanh chóng với cáctình huống nhận thức khác nhau và đạt kết quả cao trong học tập
- Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ: Là nét đặc trưng của hoạt động nhận thức, đặc biệt là trong hoạtđộng tư duy, thể hiện ở chỗ có thể nhận thức xuôi và ngược chiều, từ khái quát đến cụ thể, từ cái riêng đếncái chung và ngược lại
- Tính độc lập của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ các em tự phát hiện ra vấn đề, tự lực suy nghĩ tìm racách giải quyết vấn đề bằng chính hoạt động và thao tác của mình và chọn phương án tối ưu nhất
- Tính nhất quan của hoạt động trí tuệ: Bảo đảm được tính lôgic, sự thống nhất trong tư tưởng chủ đạo
từ đầu đến cuối
Trang 31- Tính phê phán của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ biết nhận xét, phân tích, đánh giá các quan điểm,
lý thuyết, các vấn đề, sự kiện, hiện tượng và nêu được ý kiến chủ quan của mình, cũng như bảo vệ được nó
- Tính khái quát của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ từ việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, sau đó các
em có thể khái quát thành một mô hình giải quyết nhiệm vụ Từ mô hình đó, các em có thể giải quyết đượcnhững loại nhiệm vụ cụ thể cùng loại một cách đơn giản hơn
Các phẩm chất trí tuệ đó có mối quan hệ với nhau và thống nhất với nhau, đảm bảo cho hoạt độngnhận thức, giải quyết các vấn đề đạt hiệu quả cao
Việc phát triển trí tuệ trước hết là gắn với việc rèn luyện tư duy, và tưởng tượng, cụ thể là rèn luyệncác thao tác của tư duy và rèn luyện trí tưởng tượng Vì trí tuệ của con người không thể tách rời với các thaotác tư duy linh hoạt, sắc xảo và trí tưởng tượng phong phú
Để khích thích trí tuệ và tư duy phát triển, dạy học phải đề ra được nhiệm vụ ở mức độ khó khăn vừasức đối với học sinh- đó là nhiệm vụ mà học sinh phải huy động tối đa khả năng tư duy và kiến thức củamình cộng với sự giúp đỡ, gợi mở của giáo viên mới có thể giải quyết được
Nhiệm vụ 3- Nhiệm vụ giáo dục- tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học,
những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung
- Trên cơ sở vũ trang tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực nhận thức cho học sinh mà hìnhthành cho họ cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất của nhân cách và sự phát triển nhân cách nóichung theo mục đích đã đề ra
- Thế giới quan là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và con người Nó quy định xu hướng chínhtrị, tư tưởng, đạo đức và các phẩm chất khác Nó chi phối cách nhìn nhận, thái độ và hành động của mỗi cánhân Thế giới quan khoa học là hệ thống quan điểm khoa học về thế giới tự nhiên, xã hội và về con người,
đó là những quan điểm đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan Thế giới quan khoa học là thế giới quanduy vật biện chứng
- Trong xã hội có giai cấp thì thế giới quan mang tính giai cấp Cần phải hình thành cơ sở thế giới quankhoa học cho học sinh để các em có suy nghĩ, thái độ và hành động đúng trước đa dạng các tình huống gặpphải trong cuộc sống
- Bên cạnh đó, thông qua dạy học cần phải hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất của nhân cáchnhư đạo đức, niềm tin, tình cảm, lý tưởng … theo mục đích giáo dục Thông qua dạy chữ để mà dạy người.Mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ:
- Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp nhận thức là điều kiện cho sự phát triển trí tuệ và hình thànhthế giới quan khoa học
- Trí tuệ là kết quả của việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhưng ngược lại, nó cũng là điều kiện
để nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và là cơ sở đề hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm chấtđạo đức
- Hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức là mục đích và kết quả của nhiệm vụ
2 và nhiệm vụ 3 Khi đã hình thành được thế giới quan khoa học và các phẩm chất đạo đức, nó có tác dụngđịnh hướng, chỉ đạo, kích thích việc nắm tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực nhậnthức
6 Động lực và động lực cơ bản của quá trình dạy học
- Theo triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật không ngừng vận động và phát triển, nguồn gốc là có sựthống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn Tùy theo cách phân chiamà có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâuthuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu …
- Việc giải quyết các mâu thuẫn sẽ tạo thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển Tuy nhiên, để sự vật hiệntượng phát triển nhanh, đúng hướng, hiệu quả và làm thay đổi về chất thì phải giải quyết mâu thuẫn cơ bảncủa nó
- Quá trình dạy học cũng tồn tại các mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản vàmâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa các thành tố của quátrình dạy học với các thành tố bên ngoài như kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học- kỹ thuât… Mâu thuẫn bêntrong là mâu thuẫn giữa các thành tố của quá trình dạy học với nhau, ví dụ mâu thuẫn giữa trình độ của thầyvà trò, giữa nội dung và phương pháp…Việc giải quyết các mâu thuẫn này sẽ thúc đẩy quá trình dạy họcphát triển, trong đó việc giải quyết mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định
- Để quá trình dạy học phát triển nhanh, đúng hướng, hiệu quả và thay đổi về chất thì phải giải quyếtmâu thuẫn cơ bản của nó Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giảiquyết các mâu thuẫn khác, xét đến cùng đều phục vụ cho việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản
Trang 32- Mõu thuẫn cơ bản của quá trỡnh dạy học là mõu thuẫn giữa mụ̣t bờn là nhiệm vụ học tập do tiến trỡnhdạy học đề ra và mụ̣t bờn là trỡnh đụ̣ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và trỡnh đụ̣ phát triển trớ tuệ hiện cú của họcsinh chưa giải quyết được các nhiệm vụ đú.
- Mõu thuẫn này tụ̀n tại suụ́t từ đầu đến cuụ́i quá trỡnh dạy học Khi giáo viờn tổ chức, chỉ đạo học sinhchủ đụ̣ng, tớch cực giải quyết nú thỡ trỡnh đụ̣ của học sinh được nõng lờn Quá trỡnh dạy học lại tiếp tục đề ranhiệm vụ học tập cho học sinh ở mức cao hơn trỡnh đụ̣ vừa đạt được, và như vậy mõu thuẫn lại xuṍt hiện vàlại được giải quyết Cứ như thế quá trỡnh dạy học khụng ngừng vận đụ̣ng và phát triển
- Việc giải quyết mõu thuẫn cơ bản đú chớnh là tạo ra đụ̣ng lực cơ bản của quá trỡnh dạy học
- Giáo viờn là người tạo dựng các mõu thuẫn và bằng các phương pháp, nghệ thuật dạy học để tổ chứccho học sinh giải quyết được mõu thuẫn đú hiệu quả nhṍt
Để học sinh chủ đụ̣ng, tớch cực giải quyết mõu thuẫn cơ bản trờn, cần cú 3 điều kiện đú là:
+ Thứ nhṍt là học sinh phải ý thức đầy đủ, sõu sắc nhiệm vụ học tập đề ra, thṍy hết và đánh giá đỳngtrỡnh đụ̣ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, trớ tuệ của mỡnh, thṍy mỡnh cú thể giải quyết được nhiệm vụ hay khụng vàgiải quyết đến đõu Điều này thể hiện ở việc học sinh cảm thṍy cú sự khú khăn trong việc hoàn thành nhiệmvụ và xuṍt hiện nhu cầu giải quyết khú khăn đú để hoàn thành nhiệm vụ
+ Thứ hai là nhiệm vụ học tập, khú khăn đề ra phải vừa sức Đú là nhiệm vụ học tập đề ra ở mức màhọc sinh phải phát huy tụ́i đa trỡnh đụ̣, khả năng của mỡnh, cụ̣ng với sự định hướng, gợi mở của giáo viờnmới cú thể giải quyết được
+ Thứ 3 là mõu thuẫn phải do tiến trỡnh dạy học dẫn tới Nghĩa là trờn tiến trỡnh dạy học, mõu thuẫnthuẫn xảy ra vào thời điểm đú là tṍt yếu Khụng nờn đụ́t cháy giai đoạn, làm cho nú xuṍt hiện sớm hoặcmuụ̣n quá Người giáo viờn làm cho nú xuṍt hiện càng đỳng lỳc và càng sõu sắc bao nhiờu càng tụ́t bṍynhiờu
7 Logic của quỏ trỡnh dạy học
Quá trỡnh dạy học là mụ̣t quá trỡnh vận đụ̣ng cú định hướng, nú diễn ra theo logic nụ̣i tại, bản chṍt củanú
Trước hết, học tập là hoạt đụ̣ng nhận thức Logic nhận thức của học sinh diễn ra theo quy luật đi từcảm tớnh tới lý tớnh, từ đơn giản đến phức tạp, từ hỡnh thức đến nụ̣i dung, từ khụng bản chṍt tới bản chṍt….Khi đó đạt mụ̣t trỡnh đụ̣ nhṍt định, tư duy của con người cú thể diễn ra bằng con đường suy luận, từ khái quátđến cụ thể, từ cái chung đến cái riờng, bằng xõy dựng giả thiết và chứng minh…
Dạy học là hoạt đụ̣ng cú tổ chức, cú chương trỡnh, vỡ thế dạy học lại tuõn theo logic của nụ̣i dung dạyhọc Nụ̣i dung dạy học là hệ thụ́ng kiến thức được chọn lọc và sắp xếp theo chương, mục, chủ đề, được trỡnhbày theo lịch sử phát minh, phự hợp với đặc điểm của học sinh và khả năng ứng dụng của các kiến thức đú Trong quá trỡnh dạy học, lụgic nụ̣i dung dạy học và logic nhận thức của học sinh khụng tách rời nhau.Logic của quá trỡnh dạy học phải được xõy dựng sao cho phự hợp với logic của mụn học và đặc điểm nhậnthức của học sinh Vỡ vậy, cú thể hiểu lụgic của quá trỡnh dạy học là sự thụ́ng nhṍt của logic nhận thức củahọc sinh và logic của chương trỡnh, nụ̣i dung dạy học Do đú người ta gọi logic của quá trỡnh dạy học là hợpkim của logic mụn học và đặc điểm nhận thức của học sinh
Lưu ý: Logic của quá trỡnh dạy học là sự thụ́ng nhṍt, là hợp kim, là sự thụ́ng nhṍt biện chứng của củalogic chương trỡnh, nụ̣i dung mụn học và logic nhận thức của học sinh Vỡ vậy, logic của quá trỡnh dạy học
cú tớnh rṍt đụ̣ng, cựng mụ̣t nụ̣i dung dạy học nhưng trỡnh đụ̣ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, trớ tuệ của học sinhkhác nhau thỡ giáo viờn phải cú cách tổ chức và thực hiện tiến trỡnh dạy học khác nhau nhằm đạt được mụctiờu dạy học
6 Cỏc khõu của quỏ trỡnh dạy học
a Kích thích thái độ tích cực học tập của ngời học (Giáo viờn đề xuṍt vṍn đề, làm cho học sinh ý thức nhiệm vụ
học tập)
ý nghĩa: Thái độ tích cực học tập là điều kiện quan trọng để:
- Nắm vững tài liệu học tập.
- Giúp ngời học hớng sự chú ý của mình vào hoạt động học tập, biết tập trung, phân phối, di chuyển chú ý, biết
sử dụng, phối hợp các loại chú ý.
- Bồi dỡng trí tò mò, ham hiểu biết, nhu cầu nhận thức.
Biểu hiện tốt thái độ học tập: Sự chú ý nhất là hứng thú đối với hoạt động học tập, hào hứng tham gia giải
quyết những vấn đề học tập do giáo viên đề ra, nêu lên những thắc mắc của mình về vấn đề học tập do giáo viên hoặc bạn bè trình bày … .
Biện pháp:
- Vào đầu tiết học ổn định tổ chức lớp học và gây không khí làm việc nhanh chóng.
- Có thái độ chan hòa, tác phong đúng mực với ngời học.
Trang 33- Khéo léo đa ngời học vào tình huống có vấn đề một cách liên tục không chỉ kích thích mà còn duy trì không khí học tập tích cực.
b Tổ chức điều khiển ngời học nắm vững tri thức
Tri giác các tài liệu cảm tính cần thiết
Tuỳ theo tài liệu mới xa lạ hay gần gũi với ngời học, giáo viên hoặc có thể tổ chức cho ngời học quan sát trực tiếp sự vật, hiện tợng, hoặc có thể dùng phơng pháp đàm thoại, gợi mở làm cho ngời học nhớ lại kinh nghiệm đã có, tri thức đã lĩnh hội, tìm ra mối liên hệ gần gũi với những sự vật và hiện tợng mới Từ đó xây dựng lại những biểu tợng chính xác làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm.
Hình thành khái niệm:
Trên cơ sở có những biểu tợng chính xác, giáo viên tổ chức cho ngời học tiến hành các thao tác t duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tợng hoá, khái quát để hình thành những khái niệm và các thao tác t duy đợc hoàn thiện hơn Nắm đợc khái niệm, ngời học lại vận dụng những khái niệm, kết hợp những khái niệm với nhau tạo thành những phán đoán và kết hợp các phán đoán tạo thành các suy luận Qua đó lại hình thành các khái niệm ở mức cao hơn Khái niệm, phán đoán, suy luận đều đợc diễn đạt dới hình thức ngôn ngữ bằng những định nghĩa, định luật, định lý, nguyên tắc, lý thuyết.
Lĩnh hội khái niệm là hoà lẫn khái niệm vừa nắm vào hệ thống những khái niệm, những kinh nghiệm đã có để tạo nên một hệ thống mới và đợc gia công lại bằng những thao tác t duy và diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính mình.
Việc hình thành khái niệm có thể đi theo con đờng suy diễn hoặc quy nạp.
Tổ chức đúng đắn việc nắm vững các tri thức mới, giáo viên sẽ giúp ng ời học nắm đợc những phơng thức cơ bản của t duy lôgic và từ đó rèn luyện cho họ kỹ năng độc lập lĩnh hội tri thức mới.
c Tổ chức ngời học củng cố tri thức
Do lĩnh hội tri thức với một khối lợng lớn trong thời gian ngắn nên tri thức vừa nắm đợc dễ rơi rụng Vì vậy một yêu cầu cần phải đặt ra là ngời học phải lu giữ trong mình đều lĩnh hội đợc sao cho đủ, chính xác Muốn vậy trong quá trình dạy học không thể không hớng dẫn ngời học tự củng cố tri thức đã học.
Biện pháp thông thờng nhất để củng cố tri thức là ôn tập tích cực và thờng xuyên bằng cách vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học xen kẽ vào các khâu khác trong việc giải quyết vấn đề để hình thành những khái niệm mới, hoặc để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, bằng ôn tập khái quát hoá, thiết lập hệ thống những khái niệm, những quy luật, định luật, học thuyết
d Tổ chức điều khiển ngời học rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Trong quá trình học tập, ngời học cần di chuyển tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo thì mới có khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn
Biện pháp rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo là tổ chức cho ngời học luyện tập một cách có hệ thống, trong đó chú ý uốn nắn những sai lệch sự thiếu chính xác những tri thức, những thao tác t duy hoặc động tác tay chân; ứng dụng tri thức nhằm giải thích những hiện tợng, giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra một cách vừa sức qua đó mà dần dần phát huy tính độc lập, sáng tạo của ngời học từ mức độ thấp đến mức độ cao
e Kiểm tra đánh giá việc nắm tri thức, kỹ năng kỹ xảo của ngời học và tổ chức cho họ tự kiểm tra, tự đánh giá
ý nghĩa cơ bản của khâu này là đảm bảo mối liên hệ ngợc bên ngoài và bên trong quá trình dạy học Nhờ vậy
mà cả giáo viên và ngời học có thể điều chỉnh hoạt động của mình và ngời cán bộ quản lý nhà trờng và giáo dục nói chung đánh giá đợc hoạt động dạy học một cách chính xác Vì vậy giáo viên cần phải tổ chức kiểm tra đánh giá, tuân theo những quy tắc kiểm tra và đánh giá: Tính khách quan, tính chính xác, tính toàn diện, tính phát triển, tính giáo dục Ngoài ra cần đặc biệt bồi dỡng cho ngời học ý thức và năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình đều góp phần quan trọng việc hình thành cho họ phẩm chất và năng lực tự học và qua đó giúp họ có thể học liên tục suốt
đời đáp ứng đợc những yêu cầu của thời đại hiện nay.
f Phân tích kết quả của từng bớc, giai đoạn nhất định của quá trình dạy học
Sau khi tiến hành đánh giá việc hoàn thành một bớc (giai đoạn) nhất định của quá trình dạy học, giáo viên cũng nh ngời học phải nhìn lại hoạt động của mình, đối chiếu kết quả thu đợc với mục đích và nhiệm vụ đã đề ra để phát hiện những u và nhợc điểm, tồn tại và nguyên nhân của chúng để đề ra phơng hớng và biện pháp giải quyết.
Mối liên hệ giữa các khâu của quá trình dạy học
Mỗi khâu của quá trình dạy học có chức năng, tác dụng riêng của mình, nhng các khâu đó liên hệ, tác động lẫn nhau Tất cả các khâu đều phải kích thích thái độ học tập của ngời học Muốn nắm tri thức mới ngoài việc tri giác sự kiện, hiện tợng cần phải tích cực hoá những tri thức mới dã tiến hành củng cố tri thức, không thể ôn tập một cách máy móc
mà có thể thông qua việc vận dụng tri thức, kiểm tra, đánh giá tri thức Từ đó có thể nhận thấy trong quá trình dạy học các khâu xen kẽ, đan kết vào nhau.
Chương 7 TÍNH QUY LUẬT VÀ NGUYấN TẮC DẠY HỌC
Trang 341 Tính quy luật của quá trình dạy học
1.1 Khái niệm quy luật và tính quy luật
- Quy luật là mối quan hệ bản chất
- Tính quy luật là quy luật được nhận thức chưa đủ chính xác, chưa được diễn đạt một cách chặt chẽ vềmặt định tính và định lượng
- Trong lĩnh vực GD học nói chung, và lý luận dạy học nói riêng, những tri thức được vạch ra chưa đạttới độ chính xác của quy luật nên tốt hơn là sử dụng khái niệm tính quy luât Tuy nhiên một số nhà nghiêncứu vẫn có thể sử dụng khái niệm quy luật vì tính quy luật và quy luật đều là những phạm trù biểu đạt mốiliên hệ khách quan giữa các sự vật hiện tượng, các quá trình của hiện thực Những mối liên hệ này có tínhbản chất, tất yếu, lặp lại, phổ biến, bền vững trong những điều kiện xác định
1.2 Những tính quy luật của quá trình dạy hoc
Trong quá trình dạy học thường thể hiện những tính quy luật sau:
1.2.1 Tính quy luật về tính quy định của xã hội đối với quá trình dạy học
Quá trình dạy học được quy định bởi yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, hệ tưtưởng…
1.2.2 Tính quy luật về mối liên hệ giữa dạy học và GD
Dạy học là một bộ phận của giáo dục theo nghĩa rộng, để hoàn thành quá trình giáo dục theo nghĩarộng thì phải tiến hành quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp Dạy học phải đi đến giáo dục,thông qua dạy chữ để mà dạy người, dạy học là một con đường của giáo dục Kết quả giáo dục lại tác độngtrở lại việc dạy và học, những phẩm chất hình thành được ở học sinh sẽ giúp quá trình học tập đi đúnghướng, đạt hiệu quả cao
1.2.3 Tính quy luật về mối quan hệ giữa dạy học và phát triển trí tuệ
Việc dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan hệ, dạy học làm cho kiến thức được tích lũy, các thaotác trí tuệ và tư duy cũng được rèn luyện và phát triển Khi trí tuệ và tư duy phát triển sẽ giúp học sinh nhậnthức tốt hơn, nhận thức những cái khó hơn, vì thế quá trình dạy học không ngừng đi lên
1.2.4 Tính quy luật về sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa các thành tố của quá trình dạy học Các thành tố trong quá trình dạy học có mối quan hệ với nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là sự thốngnhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học
2 Nguyên tắc dạy học
2.1 Khái niệm và căn cứ xây dựng nguyên tắc dạy học
2.1.1 Khái niệm nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọnmục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học nhằm đạt được chất lượng vàhiệu quả dạy học
2.1.2 Căn cứ xây dựng nguyên tắc dạy học
Để xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học cần căn cứ vào những cơ sở sau:
- Triết học Mác-Lênin;
- Mục đích, mục tiêu GD và nhiệm vụ dạy học;
- Những tính quy luật của quá trình dạy học;
- Những đặc điểm, quy luật tâm sinh lý của học sinh trong quá trình dạy học;
- Những kinh nghiệm, quan điểm, tư tưởng tiến bộ về GD
2.2 Hệ thống các nguyên tắc dạy học
Hệ thống các nguyên tắc dạy học:
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính GD trong dạy học
- Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành
- Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai tròchủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học
Trang 35- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết
- Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh
- Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong quátrình dạy học
- Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của học sinh
- Chuyển từ dạy học sang tự học
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy tập thể và dạy cá nhân (dành riêng cho học viên từ xa)
- Thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học (dành riêng cho học viên từ xa)
2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính GD trong dạy học
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho học sinh những tri thức khoa họcchân chính, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học, kỹ thuật và văn hóa; phải dần giúp học sinhtiếp xúc với một số phương pháp học tập-nhận thức, nghiên cứu và thói quen suy nghĩ, làm việc khoa học.Thông qua đó, từng bước hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đứccao quý của con người hiện đại
- Nguyên tắc này xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ dạy học là phải vũ trang cho học sinh hệ thốngkiến thức khoa hoc, đồng thời dạy học phải dẫn tới giáo dục, dạy học là con đường của giáo dục; Xuất phát
từ mối quan hệ giữa nhiệm vụ võ trang tri thức khoa học cho học sinh và nhiệm vụ giáo dục học sinh trongdạy học Những tri thức khoa học là cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm chất của nhâncách Ngược lại, thế giới quan khoa học và các phẩm chất nhân cách lại định hướng, thúc đẩy và tăng hiệuquả nhận thức, tiếp thu các tri thức khoa học, hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở học sinh
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Võ trang cho học sinh những chân lý đã được khẳng định vững chắc, những tri thức khoa họcchân chính, hiện đại nhằm giúp họ nắm vững quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cáchnhìn, có thái độ và hành động đúng đối với hiện thực
- Tạo điều kiện cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã hội, con người ViệtNam, những truyền thống tốt đẹp trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước, những thành tựu dưới
sự lãnh đạo của Đảng để từ đó giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân tronghọc tập và tu dưỡng để sau này đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, phê phán một cách đúng mực nhữngthông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau về một vấnđề
- Vận dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học theo hướng giúp học sinh làmquen một số phương pháp nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản nhằm dần dần tiếp cận với hoạtđộng khoa học, rèn luyện những phẩm chất, tác phong của người nghiên cứu khoa học
2.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững tri thức lý thuyết vàthấy được tác dụng của nó trong đời sống thực tế, đồng thời biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn ở nhữngmức độ khác nhau, trong đó mức độ vận dụng cao nhất là góp phần phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa,khoa học của đất nước Nguyên tắc này cũng đòi hỏi trong quá trình dạy học phải xây dựng mục tiêu, nộidung dạy học xuất phát từ yêu cầu của thực tế
- Nguyên tắc này dựa trên lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng giáo dục của HồChí Minh đó là học phải gắn với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học và những tri thức cơbản phù hợp với những điều kiện tự nhiên, xã hội, yêu cầu của thực tế, chuẩn bị cho người học thíchứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Làm cho học sinh nắm vững tri thức lý thuyết để soi sáng thực tiễn, thực tiễn phải có lýthuyết chỉ đường, lý thuyết phải ứng dụng được vào cuộc sống, đặc biệt là ứng dụng được vào việcgiải quyết những vấn đề của địa phương
- Phương pháp dạy học cần khai thác vốn sống của người học để minh họa và giải quyết nhữngvấn đề lý luận cần đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm… nhằm giúp học sinhnắm nhanh và vững tri thức lý thuyết và vận dụng chúng vào để giải quyết những tình huống khácnhau Thông qua đó dần cho học sinh làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học
Trang 36- Về hình thức tổ chức dạy học cần kết hợp sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khácnhau, đặc biệt là hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, thực tập bộ môn ở phòng thínghiệm, ở vườn trường.
2.2.3 Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học
- Nguyên tắc này đòi hỏi phải làm cho học sinh lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong mối liên
hệ và tính kế thừa với những kinh nghiệm đã có, phải giới thiệu cho họ hệ thống những tri thức khoa họchiện đại không chỉ dựa vào cấu trúc của logic khoa học mà cả tính tuần tự phát triển những khái niệm vàđịnh luật khoa học trong ý thức của họ
- Tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa học trong ý thức người học khác rất nhiềuvới với hệ thống tri thức khoa học do các nhà bác học trình bày, nhưng nó phải dựa trên cơ sở khoa học nhấtđịnh
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Xây dựng hệ thống môn học, chương, chủ đề và những tiết học phụ thuộc vào lý thuyết, từ đólàm cơ sở cho sự khái quát Dựa trên lý thuyết của một số nhà tâm lý học đề ra thì hệ thống xây dựngnhững giáo trình ở bậc phổ thông cần thay đổi theo nguyên tắc từ cái chung tới cái riêng Tính tuần
tự tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy lý luận cho học sinh
- Xây dựng nội dung dạy học phải tính tới những mối liên hệ giữa các môn học, mối liên hệgiữa những tri thức trong bản thân từng môn học và tích hợp tri thức của các môn học
- Tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học không những được thể hiện trong hoạt động củagiáo viên mà ngay cả trong công việc của học sinh Chính vì vậy, điều hết sức quan trọng là phảihình thành cho học sinh thói quen lập kế hoạch hoạt động của mình một cách hợp lý, lập dàn bài mộtcách logic
2.2.4 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh
và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tínhđộc lập, sáng tạo của người học và vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạyvà học
Trong dạy học cần phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo vì theo tác giả Jack M Wilsonthì tỷ lệ tri thức còn lưu lại trong trí nhớ như sau:
Tự trình bày và làm 90%
(Nguồn: Jack M Wilson- The Technologycal Revolution – Reflection on the Proper Role of Technology in Higher Education in “In Defance of American Higher Education” The Johns Hopkins University Press, 2001)
-Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập và qua đó
nỗ lực nắm vững tri thức, tránh hình thức trong việc nắm tri thức
- Tính tích cực nhận thức thể hiện ở sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyếtcác vấn đề học tập-nhận thức Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, điều kiện để đạt được mụcđích Tính tích cực nhận thức là phẩm chất hoạt động của cá nhân Tùy theo sự huy động những chức năngtâm lý nào và mức độ sự huy động mà có thể diễn ra tính tích cực tái hiện, tính tích cực tìm tòi tính tích cựcsáng tạo
Tính độc lập nhận thức theo nghĩa rộng là sự sẵn sàng tâm lý đối với sự học Theo nghĩa hẹp, tính độclập nhận thức là năng lực phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực tự tổ chức học tập cho phép người học tựphát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình; qua đó cho phép ngườihọc hình thành sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc tự học
- Tính độc lập nhận thức là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; giữa ý thức, tình cảm và hànhđộng; giữa động cơ, tri thức và phương pháp hoạt động độc lập
-Tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức có mối quan hệ mật thiết với nhau Tính tự giácnhận thức là cơ sở của tính tích cực, tính độc lập nhận thức Tính tích cực nhận thức là điều kiện, kết quả, làđịnh hướng và là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tính độc lập nhận thức Tính độc lập nhận thứclà sự thể hiện tính tự giác, tính tích cực ở mức độ cao
-Trong quá trình dạy học, tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức của học sinh càng đượcthể hiện thì thì hiệu quả học tập càng cao
Trang 37Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học động cơ và thái độ học tập tích cực,tinh thần trách nhiệm trong học tập
- Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng vànhững thắc mắc của mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suynghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó, hình thức trong học tập
- Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau vớinhững hình thức khác nhau, đặc biệt tăng dần mức độ và tỉ trọng tự nghiên cứu, tự giải quyết nhữngbài tập nhận thức
- Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học, trong đó đặc biệt chú ý đếnhình thức thảo luận, học nhóm tại lớp, tự học, tham quan học tập, ngoại khóa Động viên khuyếnkhích những mặt tốt, kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức và kịp thời uốn nắn những thiếu sót củahọc sinh
- Kết hợp kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo củangười học
- Rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS và tạo điều kiện cho họ thể hiện sự sáng tạo trong học tập,nghiên cứu
2.2.5 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lý thuyết
- Trực quan theo quan niệm rộng không chỉ là cho học sinh quan sát sự vật hiện tượng mà còn baogồm cả việc thao tác, hành động với đồ vật
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh tiếp xúc trực tiếp, hành động,thao tác với sự vật hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành khái niệm, quy luật, lý thuyết Vàngược lại, có thể lĩnh hội những kiến thức lý thuyết trước rồi xem xét, hành động và thao tác với các sự vật,hiện tượng cụ thể sau
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là những phương tiệnvà nguồn nhận thức Cho hoc sinh quan sát và thao tác với các đồ vật trước hoặc sau khi học lýthuyết
- Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói sinh động, diễn cảm, nghĩa là kếthợp hai hệ thống tín hiệu
- Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hìnhthành những biểu tượng mới, qua đó hình thành những khái niệm, định luật mới
- Khi trình bày trực quan cần rèn luyện cho học sinh óc quan sát nhằm tìm kiếm một cáchnhanh chóng những dấu hiệu bản chất, từ đó rút ra những kết luận khái quát
- Cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức dạy học để giúp học sinh tích lũy nhiều hình ảnh trựcquan, dễ dàng hình thành những biểu tượng
- Đề ra cho học sinh những bài tập phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừutượng và ngược lại
- Cần vận dụng việc sử dụng trực quan cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm sinh lý lứa tuổi đểhình thành và phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh
2.2.6 Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững nội dụng dạy họcvới sự căng thẳng tối đa tất cả trí lực của họ, đặc biệt là sự tưởng tượng tái hiện và sáng tạo, trí nhớ (chủ yếulà trí nhớ logic), tư duy sáng tạo, năng lực huy động tri thức cần thiết để thực hiện hoạt động nhận thức-họctập đã đề ra
- Việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt của một quá trình, có liên
hệ mật thiết với nhau vì khi lĩnh hội tri thức thì sẽ rèn luyên và phát triển được năng lực nhận thức, năng lựcnhậ thức lại là điều kiện để lĩnh hội tri thức
- Để học sinh nắm vững tri thức và phát triển nhận thức, cần làm cho người học có tính tích cực, tựgiác, độc lập, sáng tạo trong học tập, tránh học vẹt, máy móc
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Giúp học sinh kết hợp hài hòa giữa ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định trong quátrình học tập
Trang 38- Cần hình thành cho học sinh tìm những thông tin có tính chất tra cứu khác nhau để tránh việchọc thuộc lòng không cần thiết.
- Cần đặt ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải tích cực hóa những tri thưc đã học để giảiquyết vấn đề, giúp họ nắm vững tri thức và tạo điều kiện phát triển năng lực nhận thức Việc ôn tậpcần được diễn ra thường xuyên, có hệ thống
- Cần tổ chức quá trình dạy học hợp lý để một bộ phận đáng kể những tri thức, kỹ năng, kỹ xảođược củng cố tại tiết học Muốn vậy, giáo viên phải trình bày nội dung học tập một cách logic, rõràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm xúc
- Giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh gia và học sinh phải tj kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo một cách đều đặn, về các mặt số lượng và chất lượng tri thức, kỹ năng hoạt động sáng tạothông qua bài học sáng tạo, có tính chất chẩn đoán
2.2.7 Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học
-Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổchức phải không ngừng nâng cao dần mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về trí lực, thểlực một cách vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt Nói cách khác, dạy học vừa sức làtrong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức, những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải làm cho họcsinh nỗ lực hết khả năng của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên mới có thể giải quyết được nhiệm vụ đó.Dạy học như vậy mới có thể thúc đẩy sự phát triển ở người học
- Khó khăn vừa sức đối với người học khác với sự quá tải đối với người học về mặt thể lực và trí lực
Sự quá tải làm mất hứng thú và học sinh sớm mệt mỏi Để có yêu cầu vừa sức phải hiểu rõ đặc điểm tâmsinh lý lứa tuổi và cá nhân học sinh
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
- Cần nắm vững đặc điểm riêng biệt của từng học sinh cũng như đặc điểm chung của chúng vềcác mặt, nhất là mặt năng lực nhận thức và động cơ, tinh thần, thái đọ học tập Như vậy mới có cơ sở
để đề ra nhiệm vụ học tập phù hợp với cá nhân cung như tập thể lớp
- Trong quá trình dạy học phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa
- Khi lên lớp cần thường xuyên theo dõi tình hình lĩnh hội của học sinh để kịp thời điều chỉnhhoạt động dạy và hoạt động học, nhất là đối với học sinh con yếu kém
- Cần cá biệt hóa, phân hóa trong dạy học
2.2.8 Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của học sinh
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòngham hiểu biết và có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ vì tình cảm và cảm xúc tích cực có vai trò rấtquan trọng đối với nhận thức
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
-Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với kinh nghiệm cuộcsống của học sinh Đó là phương tiện hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập
- Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏihọc sinh phải suy nghĩ, phát hiện
- Cần sử dụng hình thức trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học
- Cần sử dụng phương tiện nghệ thuật: tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kịch… trongquá trình dạy học
- Giáo viên cần hạn chế những thái độ, hành vi tạo không khí căng thẳng trong giờ học Ngược lại, cầnphải tạo không khí nghiêm túc nhưng vui vẻ, thân thiện trong giờ học, ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn
2.2.9 Chuyển từ dạy học sang tự học
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải hình thành cho người học nhu cầu, năng lực,phẩm chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học Nghĩa là người học có thể tựmình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác kiến thức bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình vàhợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động học, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học củamình
- Trang bị cho người học kỹ năng tự học là góp phần vào việc giúp người học học tập liên tục và họctập suốt đời để không bị lạc hậu trước xu hướng phát triển rất nhanh của thời đại
Biện pháp thực hiện nguyên tắc:
Trang 39- Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đầy học sinh thực hiện có hệ thống
kỹ năng làm việc độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật mà họ ưathích
- Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự
tổ chức, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động tự học của mình Thông qua làm việc độc lập khiếncho học sinh thấy rằng việc tự học không chỉ là công việc của bản thân từng người mà là mối quantâm chung của cả tập thể lớp, của giáo viên và tập thể sư phạm
- Cần làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc tự học trong thời đại ngày nay, tìm hiểu nhữngkhó khăn mà họ gặp phải trong việc tự học và chỉ cho họ những biện pháp khắc phục
- Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh thuận lợi, nêu các tấm gương tự học
để giáo dục học sinh
- Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường
- Cần tăng dần tỷ trọng về khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh để khi tốt nghiệpphổ thông, tất cả học sinh phải được hình thành nhu cầu, ý chí đối với tự học và hệ thống những kỹnăng cơ bản cần thiết cho sự tự học
Chú ý: Học viền từ xa tham khảo trong giáo trình 2 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy tập thể và dạy cá nhân (dành riêng cho học viên từ xa)
- Thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học (dành riêng cho học viên từ xa)
3 Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học
Các nguyên tắc dạy học liên quan mật thiết với nhau Nội dung của từng nguyên tắc đan kết với nhau,
hỗ trợ nhau nhằm chỉ đạo thực hiện quá trình dạy học đạt hiệu quả
Trong quá trình dạy học, với nội dung và những điều kiện dạy học xác định, có thể coi trọng mộtnguyên tắc dạy học nào đó, những không có nghĩa là coi nhẹ các nguyên tắc khác mà cần kết hợp cácnguyên tắc thành một thể hoàn chỉnh thì mới đạt hiệu quả cap trong dạy học
Chương 8 - NỘI DUNG DẠY HỌC
1 Khái niệm nội dung dạy học
Nội dung dạy học là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà nắm được chúng sẽ đảm bảo quá trình làmphát triển năng lực trí tuệ và thể chất của học sinh, hình thành thế giới quan và đạo đức, hành vi tương ứngvới nó, chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống, và lao động
Nói cách khác: Nội dung dạy học là hệ thống kiến thức khoa học về tự nhiên và kỹ thuật, về xã hội vànhân văn, về tư duy, về nghệ thuật, cùng với hệ thống kỹ năng và kỹ xảo hoạt động vật chất và tinh thần cầntrang bị cho học sinh trong học tập
2 Cấu trúc của nội dung dạy học
Nội dung học dạy học bao gồm các bộ phận hợp thành sau đây:
- Hệ thống kiến thức lý thuyết toàn diện về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội-nhân văn,nghệ thuật … được sắp xếp theo một logic chặt chẽ, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, là cơ sởđịnh hướng cho họ phát triển lâu dài trong cuộc sống
- Hệ thống tri thức văn hóa xã hội về các mối quan hệ gia đình, xã hội, trong lao động sản xuất, trongcuộc sống Hệ thống tri thức này bao gồm cả những kinh nghiệm lao động thực tiễn Những hiểu biết nàygiúp học sinh trở thành những con người thực tế, gắn bó với cuộc sống xã hội xung quanh
- Hệ thống tri thức về phương pháp nhận thức, phương pháp hoạt động vật chất và tinh thần Các kiếnthức này giúp học sinh trở thành những con người thông minh, sáng tạo, biết suy nghĩ và hành động trên cơ
sở kiến thức khoa học, biết xử lý tốt các tình huống mà họ gặp phải
- Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo theo chương trình các môn học Trước hết là kỹ năng hoạt động học tập,vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập thực hành, sáng tạo Cao hơn là hệ thống kỹ năng lao động trítuệ và vật chất để tạo ra các sản phẩm có giá trị đối với mình, gia đình và cộng đồng Trong quá trình họctập, học sinh cũng được rèn luyện các kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, hình thànhthái độ và phong cách sống - nền tảng của nhân cách
2 Môn học, kế hoạch, chương trình dạy học và sách giáo khoa trong trường phổ thông
2.1 Môn học
Trang 40Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học, được thực hiện trong nhà trường, có cấu trúc và logic phù hợpvới các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với quy luật tâm –sinh lý của học sinh.
2.2 Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học là văn kiện do Nhà nước ban hành trong đó quy định các môn học; trình tự dạy cácmôn học qua từng năm; việc tổ chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tậphàng ngày, hàng tuần)
Như vậy kế hoạch dạy học có tính pháp quy và được thực hiện thống nhất trong các trường phổ thông.Việc điều chỉnh kế hoạch dạy học phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Giáo viên khi thực hiệnnhiệm vụ của mình phải nghiên cứu kế hoạch dạy học chung, từ đó lập kế hoạch dạy học của cá nhân để tiếnhành dạy học theo đúng kế hoạch chung đã quy định
2.3 Chương trình dạy học
Chương trình dạy học là văn kiện do Nhà nước ban hành trong đó quy định một cách cụ thể: vị trí,mục tiêu môn học, phạm vi và hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung, cho từngphần, từng chương, từng bài nói riêng
Chương trình dạy học của cấp học, bậc học được xây dựng từ chương trình dạy học của từng môn học
ở các lớp cụ thể trong cấp học và bậc học đó Chương trình dạy học của từng môn học thường có cấu trúcnhư sau:
- Vị trí và mục tiêu môn học
- Nội dung môn học
- Phân phối thời gian
- Giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện chương trình
Chương trình dạy học là văn kiện có tính chất pháp quy do Nhà nước ban hành, vì vậy buộc giáo viênphải nghiên cứu để thực hiện đúng quy định, đồng thời Nhà nước và các cấp quản lý GD căn cứ vào đó để tổchức, quản lý, giám sát hoạt động dạy học của nhà trường và giáo viên
Trong chương trình dạy học đã quy định rõ về vị trí, mục tiêu môn học, giáo viên cần bám sát vào đó
để dạy học đạt mục tiêu đã quy định
Trong một số tài liệu hiện nay có quan niệm chương trình dạy học bao gồm cả kế họach dạy học.Trong thực tế vẫn có thể thiết kế một chương trình bao gồm cả kế hoạch trong đó Nhưng ở nước ta, kếhoạch và chương trình dạy học là hai văn bản khác nhau Khi triển khai dạy học, có sự phối hợp giữa việcthực hiện chương trình và kế hoạch, chương trình được triển khai theo kế hoạch
Chương trình dạy học là một thành tố rất quan trọng, hiện nay việc tổ chức đổi mới nội dung dạy họctheo hướng hiện đại, cập nhập, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thì mộttrong những vấn đề quyết định là phải xây dựng chương trình đáp ứng được yêu cầu đó
Xây dựng chương trình theo kỹ thuật truyền thống được tiến hành theo hai cách: theo đường thẳnghoặc đồng tâm
Chương trình dạy học được xây dựng đồng tâm đòi hỏi cùng một nội dung nhưng phải lặp đi, lặp lại vàngày càng được mở rộng, đào sâu hơn Ví dụ, môn Lịch sử Việt Nam, ở các lớp dưới cũng dạy về các giaiđoạn lịch sử, nhưng hết sức khái quát, càng lên lớp cao, kiến thức càng sâu và rộng hơn Chương trình ởtrường phổ thông hiện nay được xây dựng theo kiểu đồng tâm vì điểm mạnh là học sinh được tiếp cận vớinhiều vấn đề, việc nghiên cứu sâu và rộng về vấn đề đó là do thời gian học dài hay ngắn
2.3 Sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác
Sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác dùng chung trong các trường học (phổ thống) do nhà nướcquy định
Sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chính thức của giáo viên và học sinh, trong đó trình bàynội dung của môn học một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết với cấu trúc xác định Sách giáo khoa là hình tháivật chất của môn học, của nội dung học vấn mà môn học thể hiện
Sách giáo khoa trình bày những nội dung cơ bản, những thông tin cần thiết, vừa sức đối với học sinhvà theo một hệ thống chặt chẽ
Sách giáo khoa giúp học sinh lĩnh hội, củng cố, đào sâu những tri thức tiếp thu được trên lớp, pháttriển trí tuệ và GD các phẩm chất nhân cách của học sinh Đối với giáo viên, đó là cơ sở để xác định nộidung, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học để tổ chức tốt công tác dạy học của mình