1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

122 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC HÌNH iii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng 5 1.1.2. Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề truyền thống 11 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 23 1.2.1. Trên thế giới 25 1.2.2. Ở Việt Nam 27 1.2.3. Làng nghề gốm Phù Lãng 29 1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 30 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 30 1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 31 CHƢƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG GỐM PHÙ LÃNG 34 2.1. Giới thiệu khái quát về làng gốm Phù Lãng 34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 36 2.1.3. Điều kiện xã hội 37 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng 38 2.2.1. Tài nguyên du lịch 39 2.2.2. Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch 60 2.2.3. Khả năng tiếp cận điểm du lịch 66 2.2.4. Công tác quảng bá du lịch 67 2.2.5. Chính sách phát triển du lịch của địa phƣơng 69 2.2.6. Thái độ và khả năng tham gia của cộng đồng địa phƣơng 72 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM PHÙ LÃNG 75 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Ninh 75 3.1.1. Khách du lịch 75 3.1.2. Các tuyến, điểm du lịch của tỉnh Bắc Ninh 79 3.1.3. Doanh thu du lịch 79 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch của làng gốm Phù Lãng 80 3.2.1. Khách du lịch 80 3.2.2. Các tuyến, điểm du lịch tại làng gốm Phù Lãng 84 3.2.3. Doanh thu du lịch 84 3.3. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch 86 3.3.1. Tác động đối với cộng đồng 86 3.3.2. Tác động đối với việc bảo tồn giá trị của làng nghề 87 3.3.3. Tác động đối với môi trƣờng 87 CHƢƠNG 4 : ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG GỐM PHÙ LÃNG 90 4.1. Định hƣớng 90 4.1.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng 90 4.1.2. Các định hƣớng phát triển 92 4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 92 4.2.1. Giải pháp về vốn, đầu tƣ và quảng bá sản phẩm 95 4.2.2. Giải pháp về đầu ra – tiêu thụ sản phẩm 97 4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 98 4.2.4. Giải pháp về liên kết và hợp tác 100 4.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng 100 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC i BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên cụm từ CĐĐP: Cộng đồng địa phƣơng DLCĐ: Du lịch cộng đồng LNTCTT: Làng nghề thủ công truyền thống UBND: Ủy ban nhân dân ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Đặc trƣng về hình thái, tính chất một số sản phẩm gốm Phù Lãng 52 Bảng 2.2. Đối sánh gốm Phù Lãng với gốm Bát Tràng 53 Bảng 2.3. Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2004-2013) 62 Bảng 2.4. Sự phân bố các cơ sở lƣu trú ở Bắc Ninh (đến 31/12/2013) 63 Bảng 2.5. Phân loại cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh 63 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp kinh phí quảng bá du lịch (2001 – 2010) 68 Bảng 2.7. Thái độ của CĐĐP đối với khách du lịch 73 Bảng 2.8. Khả năng tham gia của Cộng đồng địa phƣơng 73 Bảng 3.1. Lƣợng khách du lịch đến du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2001 – 2013 75 Bảng 3.2. Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trƣờng (giai đoạn 2009 – 2013) 76 Bảng 3.3. Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh (giai đoạn 2001 – 2013) 77 Bảng 3.4. Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo mục đích chuyến đi (Giai đoạn 2009 – 2013) 77 Bảng 3.5. Khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh (giai đoạn 2001 – 2013) 78 Bảng 3.6. Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh phân theo mục đích chuyến đi (Giai đoạn 2009 – 2013) 78 Bảng 3.7. Doanh thu từ dịch vụ du lịch tỉnh Bắc Ninh từ 2010 - 2013 80 Bảng 3.8. Số lƣợng du khách đến Phù Lãng 81 Bảng 3.9. Nguồn thông tin du khách đƣợc biết về làng gốm Phù Lãng 82 Bảng 3.10. Phàn nàn của khách du lịch về các điều kiện ở làng gốm Phù Lãng 83 Bảng 3.11. Doanh thu từ sản phẩm gốm Phù Lãng 2009 - 2013 85 Bảng 3.12. Ý kiến của ngƣời dân về lợi ích của du lịch 86 Bảng 3.13. Môi trƣờng làng nghề gốm Phù Lãng 88 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các công đoạn chính sản xuất sản phẩm gốm 43 Hình 3.1. Biểu đồ số lƣợng du khách đến Phù Lãng giai đoạn 2009 - 2013 81 Hình 3.2. Biểu đồ Doanh thu từ sản phẩm gốm Phù Lãng giai đoạn 2009 - 2013 85 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở nƣớc ta, bởi vì nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% lao động và gần 80% dân số. Một trong những nội dung định hƣớng phát triển kinh tế nông thôn do Đại hội IX đề ra là: mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Các làng nghề truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân… Hiện nay, các làng nghề truyền thống ở nƣớc ta đang có xu hƣớng ngày càng mai một. Để bảo tồn các làng nghề thì cần phải phát triển hoạt động du lịch tại đây. Sự phát triển của ngành du lịch đã trở thành một hiện tƣợng cuốn hút hàng tỷ ngƣời trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Đặc biệt phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đem lại rất nhiều lợi ích nhƣ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề, và góp phần bảo vệ môi trƣờng làng nghề…. Du lịch bền vững cũng nhƣ du lịch cộng đồng ở nƣớc ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã đƣợc nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về một phƣơng thức du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng đã xuất hiện tại Việt Nam dƣới các hình thức du lịch tham quan, tìm hiểu với những tên gọi nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thiên nhiên Nằm trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc, du lịch Bắc Ninh cũng đƣợc chú trọng và đƣợc coi là một điểm du lịch vệ tinh của Hà Nội. Bắc Ninh quê hƣơng của các vua nhà Lý – triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt, một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi còn lƣu giữ và bảo tồn những di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt, Bắc Ninh còn là tỉnh có mạng lƣới các 2 làng nghề dày đặc, 62 làng nghề trong đó có 31 làng nghề truyền thống (chiếm 1/10 tổng số làng nghề truyền thống của cả nƣớc). Hầu hết các làng nghề hiện nay vẫn còn lƣu giữ đƣợc các phong tục tập quán mang đậm bản sắc vùng Kinh Bắc xƣa. Ngoài ra, các làng nghề đều nằm dọc các trục giao thông lớn, liền kề với những di tích lịch sử - văn hóa, khu vực có tổ chức lễ hội nhƣ Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đồi Lim… khiến các làng nghề thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tour văn hóa, cộng đồng. Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một trong ba trung tâm gốm cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đƣợc hình thành và phát triển cách đây khoảng 900 năm với những sản phẩm gốm rất đa dạng và phong phú. Song, trên thực tế, sự khai thác làng gốm Phù Lãng chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng du lịch vốn có của làng nghề. Vì vậy, luận văn muốn đề cập sâu hơn tới vấn đề “Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đƣa hình ảnh của quê hƣơng mình tới đƣợc nhiều bạn bè hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tại làng gốm Phù Lãng, đề tài tìm ra những giải pháp cho việc phát triển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng ở làng gốm Phù Lãng nói riêng và du lịch của tỉnh Bắc Ninh nói chung, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống và giảm áp lực tới môi trƣờng và tài nguyên trong khu vực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần hoàn thành 4 nhiệm vụ chính sau: - Khái quát cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu về DLCĐ tại làng nghề truyền thống - Đánh giá đƣợc các điều kiện phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại làng gốm Phù lãng - Đƣa ra đƣợc định hƣớng và giải pháp phát triển DLCĐ tại làng nghề gốm Phù Lãng 3 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm 3 thôn: Thƣợng Thôn, Trung thôn và Hạ thôn thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 5. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các tài liệu về cơ sở lý luận du lịch cộng đồng - Các tài liệu về du lịch làng nghề truyền thống - Các tài liệu, số liệu thống kê, các báo cáo, dự án của UBND huyện Quế Võ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh - Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận của các công trình liên quan: Du lịch cộng đồng; Cộng đồng làng xã Việt Nam; Phát triển cộng đồng (lý thuyết và vận dụng); Cộng đồng và các vấn đề xã hội; Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa; Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Chùa Hƣơng- Hà Tây; - Tài liệu điều tra xã hội học theo các bảng hỏi cho: khách du lịch, cộng đồng địa phƣơng. Bên cạnh đó còn tiến hành phỏng vấn nhanh tại đây. 6. Kết quả và ý nghĩa a) Kết quả - Tổng quan cơ sở lý luận về DLCĐ tại các làng nghề truyền thống - Đánh giá các điều kiện phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại làng gốm Phù Lãng. - Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã hội và môi trƣờng của làng nghề. - Đề xuất định hƣớng và giải pháp phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng. b) Ý nghĩa  Ý nghĩa khoa học DLCĐ tại các làng nghề truyền thống là một vấn đề còn khá mới đối với Việt Nam. Bởi vậy, ý nghĩa đầu tiên của đề tài chính là đƣa ra một cách nhìn đúng đắn về việc phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống, trên cơ sở tổng hợp các 4 định nghĩa, nguyên tắc của nhiều tác giả và tổ chức du lịch thế giới.  Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch phát triển DLCĐ tại làng nghề Phù Lãng. Các nghiên cứu trƣớc đó về DLCĐ thƣờng diễn ra tại các VQG, khu bảo tồn, nghiên cứu DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng sẽ mang đến nguồn tƣ liệu đa dạng về tính khả thi trong triển khai hoạt động du lịch này. Từ đó, hỗ trợ đắc lực cho công tác tổ chức và phát triển hoạt động DLCĐ trên quy mô cả nƣớc. Kết quả nghiên cứu và những định hƣớng, giải pháp cho việc phát triển DLCĐ ở khu vực nghiên cứu còn có thể đƣợc ứng dụng cho các khu vực có điều kiện tƣơng đồng, đồng thời là bài học kinh nghiệm cho việc phát triển bền vững. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 2: Các điều kiện phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động du lịch tại làng gốm Phù Lãng Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng. [...]... Riêng lĩnh vực phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng gần đây mới đƣợc các tác giả là cá nhân, cơ quan quan tâm nghiên cứu nhƣ Đề án Phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Sở Du Lịch Bắc Ninh thực hiện năm 2004 Hội thảo Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tháng 2/2007 có bài viết Phù Lãng với phát triển du lịch làng nghề của công... lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng - Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển DLCĐ và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan 1.1.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng a) Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng Phát triển DLCĐ... hoặc không đáng kể - Làng nhiều nghề là những làng nghề xuất hiện và tồn tại nhiều nghề, có tỷ trọng các nghề chiếm ƣu thế gần tƣơng đƣơng nhau - Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và tồn tại cho đến ngày nay, nhƣ làng gốm Bát Tràng, làng gỗ Đồng Kỵ … - Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống trong những... du lịch, trong đó chủ yếu là những ngƣời dân địa phƣơng đứng ra phát triển quản lý du lịch Kinh tế địa phƣơng sẽ đƣợc phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch Từ việc nghiên cứu các khái niệm về DLCĐ, tiến sỹ Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển DLCĐ trong cuốn sách của mình: Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du. .. hoạt động du lịch sinh thái tại một số làng nghề tiêu biểu tỉnh Bắc 29 Ninh của sinh viên Cao Thị Hà (khoa Du lịch, trƣờng ĐHKHXH&NV).v.v… Những công trình này mới chỉ khái quát đƣợc tiềm năng, thực trạng và đƣa ra một vài giải pháp phát triển du lịch của Phù Lãng nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung Luận văn này đƣợc thực hiện sẽ đƣa ra những định hƣớng giải pháp phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng... Hiệp Quốc tại Hội nghị thƣợng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johan nesburg, năm 2002 đã kêu gọi Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cƣ tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trƣờng nơi sống của họ” Cũng tại Hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đƣa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững... làng nghề Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng khu vực làng nghề sẽ có làng một nghề, làng nhiều nghề, có làng truyền thống, làng nghề mới Qua nghiên cứu thực tế và tìm hiểu về làng nghề, chúng ta có thể đƣa ra một số khái niệm nhƣ sau: - Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại hoặc có một nghề chiếm ƣu thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có ở một vài hộ hoặc không đáng kể - Làng. .. lý luận 1.1.1 Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng: Community tourism”, hay Du lịch dựa vào cộng đồng: Communitybáed tourism” thực chất là nói đến những phƣơng cách, quan điểm, nguyên tắc phát triển của các loại hình du lịch bền vững có sự tham gia của CĐĐP nơi phân bố hoặc gần nơi phân bố các nguồn tài nguyên du lịch Khái niệm DLCĐ cũng đã đƣợc... và tiêu cực từ phát triển du lịch - Phù hợp với khả năng của cộng đồng Bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng nhƣ biết đƣợc các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên cộng đồng Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng... hình ảnh của các sản phẩm truyền thống tại địa phƣơng đến với du khách Hơn nữa, nó cũng giúp đem lại thêm thu nhập cho làng nghề từ hoạt động khai thác du lịch Đây là một hƣớng đi mới trong việc phát triển du lịch, nó cũng rất phù hợp với phần lớn các làng quê tại Việt Nam 1.1.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng Để tổ chức hoạt động DLCĐ, một điểm du lịch cần đảm bảo các điều kiện cơ bản . với tiềm năng du lịch vốn có của làng nghề. Vì vậy, luận văn muốn đề cập sâu hơn tới vấn đề Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với mong. điều kiện phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động du lịch tại làng gốm Phù Lãng Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng hoạt động du lịch tại làng gốm Phù Lãng, đề tài tìm ra những giải pháp cho việc phát triển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng ở làng gốm Phù Lãng nói riêng và du lịch của tỉnh Bắc Ninh nói

Ngày đăng: 03/07/2015, 19:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trương Thị Minh Hằng “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” Viện khoa học xã hội Việt Nam, NXB khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốm sành nâu ở Phù Lãng
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
2. Trương Thị Minh Hằng (2011), Tổng tập Nghề và Làng nghề truyền thống Việt Nam Tập 4, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập Nghề và Làng nghề truyền thống Việt Nam Tập 4
Tác giả: Trương Thị Minh Hằng
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2011
3. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
4. Lê Khánh Hội (2007) “Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
5. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển Cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng
Tác giả: Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
6. Trần Đình Luyện (2005), Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp bảo tồn phát huy, Báo cáo đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp bảo tồn phát huy
Tác giả: Trần Đình Luyện
Năm: 2005
7. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đế lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái - những vấn đế lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
8. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và Môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và Môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
9. Trần Minh Ngọc (2000), Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề trong nông thôn đồng bằng sông Hồng, Tạp chí kinh tế nông nghiệp số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề trong nông thôn đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Trần Minh Ngọc
Năm: 2000
10. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Dương Bá Phượng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
11. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng Tập 1
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2006
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030
Tác giả: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2011
13. Dương Thị Thủy (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu du lịch Tràng An-Bái Đính tỉnh Ninh Bình, luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu du lịch Tràng An-Bái Đính tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Dương Thị Thủy
Năm: 2012
14. Bùi Văn Vƣợng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Vƣợng
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
15. Bùi Văn Vƣợng, Tinh hoa nghề nghiệp ông cha, NXB Thanh niên, Hà Nội 16. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa nghề nghiệp ông cha", NXB Thanh niên, Hà Nội 16. Bùi Thị Hải Yến (2012), "Du lịch cộng đồng
Tác giả: Bùi Văn Vƣợng, Tinh hoa nghề nghiệp ông cha, NXB Thanh niên, Hà Nội 16. Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2012
17. Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Minh Yến
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2004
18. UBND huyện Quế Võ, Niên giám thống kê huyện Quế Võ, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Quế Võ

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w