Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)

2.2.2.1. Hệ thống cung cấp điện

Bắc Ninh có hệ thống lƣới điện từ tỉnh về đến huyện, xã và từng thôn xóm đƣợc xây dựng đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trƣớc đây mạng lƣới điện không đồng bộ, chất lƣợng kém, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có du lịch. Thời gian qua, ngành điện của tỉnh đã đầu tƣ 400 tỷ đồng để xây dựng cải tạo hệ thống điện. Đến nay toàn tỉnh có 173,4km đƣờng dây 110KV, 465,3km đƣờng dây 35KV, 465,2km đƣờng dây 6 – 10 – 22KV và 2.117km đƣờng dây 0,8KV. Nhìn chung hệ thống điện đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Trong đó tại xã Phù Lãng có mạng lƣới điện có 10 trạm biến thế tổng công suất 2130 KA đƣợc chi nhánh điện Quế Võ cung cấp và phân phối điện cho 100% hộ gia đình dùng cho sinh hoạt và sản xuất.

2.2.2.2. Hệ thống cấp, thoát nước

 Cấp nƣớc

Nguồn nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trƣớc đây khá phong phú với trữ lƣợng đạt hơn 235 ngàn mét khối một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng lƣới sông ngòi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lƣợng nƣớc mặt lớn với hàm lƣợng khoáng chất đảm bảo khai thác cấp nƣớc sinh hoạt. Tuy nhiên thời gian gần đây do việc khai thác nƣớc ngầm phục vụ công nghiệp và đô thị còn thiếu kiểm soát nên ảnh hƣởng nhiều đến trữ lƣợng nƣớc ngầm, đặc biệt vào mùa khô.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 7 nhà máy nƣớc với tổng công suất 50.500 m3/ngđ, cung cấp nƣớc sạch đủ cho thành phố Bắc Ninh, một số cụm dân cƣ tại các

thị trấn Phố Mới, thị xã Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn Thứa và thị trấn Hồ. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai một số dự án cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, chủ yếu cho các khu vực dân cƣ nông thôn. Các khu vực hiện tại vẫn dùng nƣớc giếng khoan. Vấn đề này cần đƣợc cải thiện để một mặt phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân, nhu cầu nƣớc sản xuất của các doanh nghiệp và mặt khác đảm bảo cho nhu cầu của khách du lịch.

Tại xã Phù Lãng nƣớc đƣợc dùng cho sinh hoạt và sản xuất thì đƣợc lấy từ giếng khoan thông qua hệ thống bể lọc cho sinh hoạt và cho sản xuất thì đƣợc lấy từ giếng khoan thông qua hệ thống bể lọc cát với 92% số hộ sử dụng, còn lại 8% số hộ là sử dụng bằng nƣớc giếng khơi.

 Thoát nƣớc

Hiện nay trên địa bàn tỉnh chƣa có nhà máy xử lý nƣớc thải sinh hoạt. Tỉnh đang đầu tƣ xây dựng tuyến thu gom và nhà máy xử lý nƣớc thải tại thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn. Các đô thị còn lại đang sử dụng hệ thống thoát nƣớc chung với nƣớc mƣa, chủ yếu sử dụng hệ thống rãnh xây nắp đan, các cống này đều đƣợc xây dựng từ lâu nên đã hƣ hỏng nhiều, không đảm bảo thoát nƣớc trong mùa mƣa.

2.2.2.3. Thông tin liên lạc

Cùng chung đặc điểm gần nhƣ phần lớn các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, Bắc Ninh có dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc thông suốt. Không những thế, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh vẫn tiếp tục đƣợc hiện đại hóa, đã đầu tƣ thêm 1 tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả các huyện thị, 99 điểm bƣu điện văn hóa xã và 149 điểm bƣu điện văn hóa thôn, rút ngắn bán kính phục vụ xuống dƣới 1km/điểm phục vụ, thấp hơn mức bình quân cả nƣớc. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc xây dựng và đƣa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thông tin.

Mạng lƣới thông tin liên lạc ở xã Phù Lãng đƣợc quan tâm tăng cƣờng, tính đến nay toàn xã có trên 1.305 máy điện thoại cố định. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc giữa ngƣời dân trong xã với các địa phƣơng khác và các bạn

hàng khắp cả nƣớc trong việc giao dịch tìm đầu ra cho sản phẩm gốm Phù Lãng.

2.2.2.4. Các công trình văn hóa và phúc lợi công cộng

Những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền, xã Phù Lãng đã đầu tƣ xây dựng một số công trình: nhà trẻ, nhà văn hóa của các thôn, trƣờng học đƣợc xây dựng lại khang trang. Ngành bƣu chính viễn thông và chính quyền địa phƣơng kết hợp xây dựng điểm bƣu điện văn hóa xã phục vụ thông tin liên lạc và nhân dân đọc sách báo miễn phí với mục đích nhằm nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng nhƣ tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc đến ngƣời dân trong xã.

2.2.2.5. Cơ sở phục vụ tham quan

a) Hệ thống lƣu trú

Cùng với xu hƣớng chung của các nƣớc hiện nay, do lƣợng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ đƣợc xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô. Tuy nhiên các cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chất lƣợng còn thấp, hệ thống cơ sở lƣu trú phát triển còn tự phát (chủ yếu là nhà nghỉ với chất lƣợng trung bình và thấp) dẫn đến hiện tƣợng cung vƣợt cầu.

Hiện nay, toàn tỉnh có 178 khách sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giƣờng) có thể đƣa vào phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn đƣợc xếp hạng sao (252 phòng và 346 giƣờng), chủ yếu tập trung ở khu vực Tp. Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn.

Bảng 2.3. Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2004-2013) CSLT 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số KS 6 11 17 15 20 16 2 3 4 5

Số NN 57 60 65 88 99 112 119 139 154 173

Số phòng 554 584 633 708 897 1.013 1.123 1.382 1.596 1.785

Các cơ sở lƣu trú ở Bắc Ninh tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Bắc Ninh (chiếm 43,82%) và thị xã Từ Sơn (chiếm 29,21%) trong khi đó số lƣợng cơ sở phân bố ở huyện Quế Võ chỉ chiếm 5,62%. Nguyên nhân sự phân bố không đồng đều này là do Bắc Ninh rất gần thủ đô Hà Nội. Khách du lịch chủ yếu đi về trong ngày và nếu lƣu trú lại thì khách thƣờng lƣu trú ở thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn – nơi có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt hơn. Điều này đƣợc thể hiện rõ thông qua bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 2.4. Sự phân bố các cơ sở lƣu trú ở Bắc Ninh (đến 31/12/2013)

TT Địa bàn Tổng số CSLT Tổng số buồng Tổng số giƣờng Giá phòng TB (VNĐ) Công suất TB (%) 1 Tp Bắc Ninh 78 926 1.190 180.000 39% 2 Từ Sơn 52 572 661 150.000 38% 3 Tiên Du 11 94 97 150.000 36% 4 Gia Bình 5 42 42 120.000 35% 5 Lƣơng Tài 9 62 68 130.000 35% 6 Thuận Thành 8 81 89 120.000 36% 7 Quế Võ 10 78 95 130.000 37% 8 Yên Phong 5 37 37 110.000 38% Tổng số 178 1.792 2.279 137.500 36.8%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Bảng 2.5. Phân loại cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh

Hạng mục Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Cơ sở lƣu trú Cơ sở 112 119 139 158 178

A. Số lƣợng phòng Phòng 1.047 1.096 1.297 1.596 1.792 B. Số lƣợng giƣờng Giƣờng 1.401 1.427 1.690 2.062 2.279

1. Phân loại theo hình

- Khách sạn Cơ sở 16 2 3 4 6

- Nhà khách, nhà nghỉ nt 96 117 136 154 172

2. Phân loại theo sở hữu

- Nhà nƣớc nt 0 0 0 0 0

- Tƣ nhân nt 110 117 138 157 177

- Cổ phần nt 2 2 1 1 1

3. Phân theo quy mô

- Dƣới 10 phòng nt 84 84 100 104 128

- Từ 10 đến 19 phòng nt 21 27 31 39 39

- Từ 20 đến 99 phòng nt 7 8 8 11 11

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Bảng số liệu cho biết chiếm tỉ tro ̣ng lớn nhất là các khách nhà ngh ỉ. Số lƣợng nhà nghỉ tăng lên nhanh chóng qua các năm, chỉ riêng từ năm 2009 – 2013 số lƣợng nhà khách, nhà nghỉ đã tăng thêm 76 nhà nghỉ. Nhà nghỉ là cơ sở lƣu trú bình dân, thích hợp với các tour du l ịch giá thấp, không đòi hỏi quá nhiều về cơ s ở vật chất cũng nhƣ chất lƣ ợng phục vụ. Hơn nữa, khách du lịch đến Bắc Ninh thƣờng là khách đi lẻ với mức độ chi tiêu không lớn.

So với số lƣợng khách du lịch thì số lƣợng cơ sở lƣu trú nhƣ trên là tƣơng đối nhiều, nhƣng công suất sử dụng phòng tính theo trung bình cả năm lại rất thấp. Năm 2009, chỉ có 38% số phòng đƣợc sử dụng. Nhƣ vậy gần 60% số phòng còn lại bỏ trống, không đem lại doanh thu. Hầu hết các khách sạn và nhà nghỉ đều do tƣ nhân bỏ vốn xây dựng nên hệ thống quản lý cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ không đồng bộ.

Cụ thể với làng gốm Phù Lãng, khách du lịch chỉ lƣu lại tham quan trong thời gian ngắn, khoảng từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ và không có nhu cầu nghỉ lại. Chính vì thế mà cơ sở lƣu trú ở đây hiện nay hầu nhƣ không có. Cả xã không có một nhà nghỉ nào mà chỉ có một nhà sàn do tƣ nhân đầu tƣ xây dựng đƣa vào kinh

doanh nhƣng cũng không có khách. Điều này chứng tỏ nhu cầu nghỉ lại qua đêm ở Phù Lãng của khách du lịch là không lớn và cũng chứng tỏ làng nghề chƣa có sự sẵn sàng đón tiếp du khách. Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc đón tiếp khách du lịch, Phù Lãng cần giải quyết vấn đề này bằng cách kết hợp với các hộ gia đình làm gốm. Các hộ sản xuất gốm có thể để một hoặc hai phòng trong ngôi nhà của mình để cho khách du lịch thuê, và cũng có thể nấu cơm cho du khách, những khi không có khách thì gia đình vẫn có thể sử dụng phòng đƣợc. Nhƣ vậy họ vừa tăng thêm thu nhập mà du khách lại đƣợc hòa mình vào cuộc sống thôn dã và thƣởng thức bữa cơm quê nhƣ một hình thức “homestay” vậy.

b) Cơ sở vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống và cửa hàng bán đồ lƣu niệm

Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao của cả tỉnh còn nghèo nàn. Ngoài dịch vụ của công ty TNHH Đại Hoàng Long phần nào đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và nhân dân. Công viên cây xanh Nguyên Phi Ỷ Lan, nhà thi đấu đa năng… đang đƣợc nâng cấp, còn lại là những dịch vụ nhỏ. Một số dự án nhƣ góp phần làm đa dạng hơn về loại hình. Hệ thống cơ sở nhà hàng ăn uống của Bắc Ninh đa dạng. Hầu hết các nhà nghỉ đều kinh doanh ăn uống. Các nhà hàng từ đặc sản đến bình dân luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên công tác quản lý vệ sinh thực phẩm vẫn chƣa khoa học và hiệu quả.

Khả năng sẵn sàng đón tiếp du khách tại làng nghề Phù Lãng còn kém, chƣa xây dựng đƣợc cơ sở đón tiếp của làng. Hầu hết chƣa có bãi đỗ xe, chƣa có khu trƣng bày và giới thiệu sản phẩm truyền thống của làng, chƣa có khu vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách. Chƣa có các nhà hàng ăn uống hay dịch vụ vui chơi giải trí cho du khách lẫn cƣ dân nơi đây. Du khách đến đây thƣờng ăn uống tại Phố Mới ở trung tâm huyện Quế Võ cách đó 10 km hoặc các nhà nghỉ của thành phố Bắc Ninh, không ăn uống tại làng nghề bởi nơi đây chƣa có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ du lịch này. Đây cũng là yếu tố cần khắc phục nếu muốn phát triển du lịch ở làng nghề này.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 72)