Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 42)

Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thƣợng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng đƣợc trong và ngoài nƣớc biết đến với nghề gốm truyền thống.

Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc – Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lƣu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông đƣợc triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc, trong dịp đi này ông học đƣợc nghề làm gốm và truyền dạy cho ngƣời trong nƣớc. Đầu tiên, nghề này đƣợc truyền vào vùng dân cƣ đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dƣơng). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề đƣợc truyền đến đất Phù Lãng Trung.

Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đƣờng từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ điều nhận định trƣớc đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.

Từ việc tìm hiểu qua một số đề tài nghiên cứu về làng gốm Phù Lãng, điều tra trực tiếp các nghệ nhân của làng nghề, ta có thể chia quá trình phát triển nghề gốm ở Phù Lãng nhƣ sau:

Giai đoạn 1945 – 1954: tình hình trong nƣớc có nhiều biến động, việc sản xuất gốm bị thu hẹp, lò xƣởng bị bỏ bê do làng trở thành nơi hoạt động của du kích, ngƣời già và trẻ em thì tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp, thanh niên tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

Giai đoạn 1955 – 1975: những năm đầu của giai đoạn này thì nghề gốm Phù Lãng đƣợc phục hồi sản xuất dƣới dạng cá thể, đến năm 1959 bắt đầu thời kỳ hợp tác hóa. Phù Lãng chia thành nhiều hợp tác xã nhỏ vừa làm ruộng vừa sản xuất gốm. Năm 1967 nhà nƣớc tách những hộ thủ công ra khỏi nông nghiệp. Nhà nƣớc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho thợ gốm và quản lý chặt chẽ từ khâu cung cấp

nguyên liệu, đầu tƣ máy móc tới việc thu mua nguyên liệu sản phẩm. Với giai đoạn này cơ chế thời bao cấp đã không phát huy đƣợc tính sáng tạo, không khuyến khích đƣợc sản xuất. Kinh phí “bổ xuống” thất thƣờng, chất lƣợng hàng xuống cấp trầm trọng, thợ gốm thƣờng xuyên không đủ việc, họ phải làm cả gạch ngói.

Giai đoạn 1976 – 1986: đến năm 1977 các hợp tác xã lần lƣợt bị tan vỡ, thợ gốm bỏ về nhà làm ăn cá thể, bỏ lại phía sau một cơ chế “cồng kềnh” và lỗi thời. Nhà nƣớc đã một lần nữa khôi phục lại sản xuất trên quy mô toàn xã, trang bị thêm máy móc, thiết bị nhƣng vẫn không thu hút đƣợc nhân công. Những mặt hàng cao cấp nhƣ đồ gốm mỹ nghệ, đồ thờ đã bị bỏ trong một khoảng thời gian dài không có thị trƣờng tiêu thụ. Còn hàng dân dụng cũng bị mai một dần. Những ngƣời thợ gốm đứng trƣớc một thử thách lớn. Để cứu lấy nghề gốm, những ngƣời thợ gốm đã lặn lội đi khắp nơi thăm dò thị trƣờng. Sau đó họ đã trở lại với những sản phẩm truyền thống có chất lƣợng cao hơn, mẫu mã phong phú hơn. Đến năm 1985 Phù Lãng đã có hàng mỹ nghệ tham dự hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trong nƣớc. Giai đoạn này đánh dấu sự xóa bỏ của chế độ bao cấp, những thợ gốm họ đã tự tìm hƣớng đi cho mình. Họ đã bắt đầu sản xuất theo nhu cầu của thị trƣờng.

Giai đoạn 1987 – 2000: những năm đầu của giai đoạn này sản xuất gốm của làng nghề khá phát triển, làng nghề gốm qua môi giới đã đƣợc giới thiệu và bày bán ở thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ: Đức, Thái Lan, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Nhật... Tuy nhiên, từ năm 1991 đến những năm cuối của giai đoạn này, chịu ảnh hƣởng của sự mở cửa nền kinh tế. Những sản phẩm gốm gia dụng Phù Lãng nhƣ: chậu gốm, chum vại, ... phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thay thế nhƣ đồ nhôm, đồ nhựa từ Trung Quốc sang, những ngƣời thợ gốm đã phải chuyển thị trƣờng tiêu thụ lên miền núi, vùng sâu vùng xa.

Giai đoạn 2001 đến nay: giai đoạn này đánh dấu sự phát triển nghề gốm Phù Lãng bằng việc đã có những ngƣời của làng nghề tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học Mỹ thuật về đứng ra thành lập Công ty TNHH nhƣ: Công ty TNHH Trí Việt của gốm Thiều, Công ty TNHH gốm Nhung, HTX gốm Phù Lãng... Bên cạnh đó còn có những ông chủ có vốn đầu tƣ vào cho nghệ nhân của làng nghề sản xuất nhƣ gốm

Thƣợng Nguyên, gốm Thắng, gốm Tại... Trong giai đoạn này sản phẩm của làng nghề đi sâu vào hàng mỹ nghệ. Đến nay đã xuất khẩu sang một số nƣớc nhƣ: Pháp, Ý, Nhật, Hàn Quốc.... tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân của làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 42)