Tác động đối với việc bảo tồn giá trị của làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Đƣa ra hƣớng đi mới, cụ thể và thực tiễn cho việc phát triển du lịch ở làng gốm Phù Lãng, từ đó giúp ngƣời dân giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống .

Khi giải quyết đƣợc vấn đề đời sống kinh tế thông qua phát triển kinh doanh du lịch, ngƣời dân Phù Lãng có thể yên tâm tiếp tục phát triển nghề truyền thống của cha ông mình, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần gìn giữ một nét văn hóa Việt đang dần bị mai một theo thời gian.

Phát huy tinh thần sáng tạo và nhiệt huyết của những ngƣời yêu nghề và muốn phát triển nghề; đồng thời, giáo dục định hƣớng cho thế hệ trẻ về vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đẹp - mà ở đây là nghề làm gốm lâu đời của cha ông.

3.3.3. Tác động đối với môi trường

Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lƣợng khách du lịch tới các địa điểm tham quan du lịch, tăng cƣờng phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên..., từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trƣờng. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vƣợt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trƣờng, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môi trƣờng và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nƣớc, những ô nhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây đƣợc xem là một trong những nguyên nhân làm số lƣợng du khách quốc tế quay trở lại Việt Nam không nhiều. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng

từ hoạt động du lịch là yêu cầu cấp bách xác định các vấn đề cần giải quyết ngay để gìn giữ và tăng thêm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đảm bảo cho sự bền vững của ngành.

Hiện nay, ở làng gốm Phù Lãng việc đốt một lò gốm cũng đã cần đến một số lƣợng củi tƣơng đối lớn. Mỗi ngày đều có những lò gốm hoạt động, lƣợng củi cần đốt là không thể đếm hết. Khói, bụi liên tục xả ra môi trƣờng. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu ngƣời dân Phù Lãng không biết cách giữ gìn và tái tạo nguồn tài nguyên này thì những ngọn đồi quanh làng gốm về lâu dài sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề: sự trơ sỏi đá của đất, sự rửa trôi của nƣớc mƣa và sự mất cân bằng thảm thực vật. Tổn hại sau cùng là đến môi trƣờng sống của chính ngƣời dân làng nghề.

Qua số liệu điều tra khách du lịch tại làng nghề. Đa số khách du lịch đều nhận thấy môi trƣờng nơi đây vẫn bình thƣờng và chƣa bị ô nhiễm. Nhƣng nếu ngƣời dân nơi đây không chú trọng vào việc bảo vệ môi trƣờng sống, vẫn tiếp tục nung gốm bằng củi với số lƣợng lớn và trong thời gian dài thì môi trƣờng sẽ sớm bị ô nhiễm. Vì vậy, phải có biện pháp bảo vệ môi trƣờng từ bây giờ.

Bảng 3.13. Môi trƣờng làng nghề gốm Phù Lãng

Môi trƣờng Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%)

Trong sạch 18 18

Bình thƣờng 73 73

Ô nhiễm 9 9

(Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch tại làng gốm Phù Lãng)

Tiểu kết chương 3: Trong chƣơng 3 tác giả đã đƣa ra đƣợc thực trạng hoạt

động du lịch của tỉnh Bắc Ninh nói chung và du lịch của làng gốm nói riêng thông qua các số liệu về lƣợng khách du lịch, doanh thu du lịch. Bên cạnh đó chƣơng 3 còn đánh giá những tác động của hoạt động du lịch tại làng gốm đối với cộng đồng, với môi trƣờng và với việc bảo tồn giá trị của làng nghề. Qua chƣơng 3 ta có thể thấy du lịch của Bắc Ninh nói chung và của Phù Lãng nói riêng ngày càng phát triển song nó vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch nơi đây. Vì vậy, nhiệm vụ của

chƣơng 4 chính là đƣa ra những định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch sao cho tƣơng xứng với tài nguyên du lịch của làng gốm.

CHƢƠNG 4 : ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG GỐM PHÙ LÃNG 4.1. Định hƣớng

4.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng

Bắc Ninh là tỉnh có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử với tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch nhân văn. Để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng tác giả dựa trên các chủ trƣơng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh:

+ Quyết định 2636-QD-BNN-CB phê duyệt Chƣơng trình Bảo tồn và phát triển làng nghề do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Với mục tiêu: Phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

+ Quyết định 132/2000/QĐ–TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn. Quyết định đƣợc ban hành bao gồm các quy định về ngành nghề nông thôn và chủ trƣơng phát triển làng nghề nhƣ: quy hoạch và định hƣớng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị trƣờng, các yếu tố phục vụ mục đích sản xuất của làng nghề nhƣ đất đai, nguyên liệu, vốn, quy định chất lƣợng sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ.

+ Nghị định 66/2006/NĐ-CP về nội dung và những chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó có những chính sách khuyến khích nhƣ:

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch; phát triển làng nghề mới.

Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ theo luật đầu tƣ; hỗ trợ lãi suất đầu tƣ theo quy định hiện hành; vay vốn từ quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quyết định hiện hành;…

Nhà nƣớc khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thƣơng mại theo quy định hiện hành của xúc tiến thƣơng mại quốc gia,…

Bằng những việc cụ thể đó là: Chính phủ giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng chƣơng trình bảo tồn và phát triển làng nghề ở Việt Nam từ nay cho đến năm 2020, bằng một khoảng đầu tƣ trên 11.000 tỷ đồng.

+ Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN của bộ Nông Nghiệp và PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trƣờng làng nghề. Nội dung bao trùm là chỉ đạo chính quyền các địa phƣơng thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề thực hiện tốt Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày07/07/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về phòng chống ô nhiễm làng nghề.

+ Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ban hành vào tháng 1 năm 2009 về việc hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh (tức là vốn lƣu động), đƣợc gọi là gói kích cầu thứ nhất của Thủ tƣớng Chính phủ. Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng để đầu tƣ mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng.

+ Quyết định số 151/2011/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

+ Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Bắc Ninh

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp cùng Viện nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn triển khai dự án Hỗ trợ các làng có nghề thông qua phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tƣơng Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh). Chƣơng trình đƣợc Quỹ Châu Á tài trợ.

+ Các yếu tố mới xuất hiện nhƣ cơ sở hạ tầng, yếu tố tài nguyên du lịch mới, cơ hội và thách thức mới.

+ Danh mục và phân kỳ các dự án ƣu tiên đầu tƣ phát triển du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020, định hƣớng đến năm 2030.

4.1.2. Các định hướng phát triển

Các loại hình du lịch đƣợc phát triển dựa trên cơ sở những tiềm năng du lịch của khu vực. Mỗi loại hình du lịch cần những nguồn tài nguyên khác nhau. Qua khảo sát thực tế, nghiên cứu và đánh giá các điều kiện địa phƣơng, học viên thấy làng gốm Phù Lãng có thể phát triển 2 loại hình du lịch là Du lịch cộng đồng làng nghề và Du lịch làng quê.

Có thể tổ chức các tuyến du lịch nhƣ sau :

- Làng gốm Phù Lãng – Làng Tƣơng Đình Tổ/ Chùa Bút Tháp – Làng Quan họ Viêm Xá.

+ Tại Phù Lãng khách du lịch sẽ đƣợc đón tiếp và giới thiệu sơ lƣợc của xã + Thăm cơ sở gốm Tình Thuận – Chuyên sản xuất gốm truyền thống (gốm gia dụng và tâm linh)

+ Thăm cơ sở gốm Minh – Chuyên sản xuất gốm mỹ thuật + Thăm cơ sở gốm Ngọc – Tham quan và mua đồ lƣu niệm

+ Thăm cơ sở gốm Thành Thanh – Tham quan và thực hành làm gốm

+ Tại chùa Bút Tháp/ làng tƣơng Đình Tổ: khách du lịch sẽ đƣợc thƣởng thức đặc sản địa phƣơng (bánh đúc ăn với tƣơng Đình Tổ, bánh tro, cháo thái…

+ Tại làng quan họ Viêm Xá (Làng quan họ gốc – Nơi thờ Thủy tổ Quan họ): du khách sẽ thăm Đền Cùng – Giếng Ngọc – Đền Vua Bà; thƣởng thức giao lƣu quan họ; xem trình diễn làm bánh khúc và mua đồ lƣu niệm

Tuyến Làng tranh Đông Hồ - Làng Tre trúc Xuân Lai – Làng gốm Phù Lãng Làng gốm Phù Lãng cũng có thể đƣợc đƣa vào trong tuyến du lịch làng quê Việt Vạn Ninh

4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng

Phù Lãng là một làng nghề truyền thống thuộc huyện Quế Võ có quốc lộ 18 chạy qua, thuộc tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, rất thuận lợi cho khách du lịch đến Hạ Long – Việt Nam ghé qua làng nghề. Làng nghề nên đẩy mạnh phát triển về du lịch

và quảng bá Phù Lãng với thế giới.

Điều quan trọng là làng nghề nhận ra cơ hội gia tăng lƣợng khách du lịch đến với Việt Nam hàng năm. Khách du lịch đến Phù Lãng càng nhiều và làng nghề nên giữ vững xu hƣớng này và phát triển ngành gốm theo hƣớng thu hút khách du lịch đến đây, làm phong phú các hiểu biết của khách du lịch về Phù Lãng. Nếu đƣợc quản lý tốt, ngành du lịch phát triển sẽ không chỉ tăng doanh thu bán hàng cho khách du lịch qua mạng lƣới bán lẻ mà còn cung cấp nguồn thu nhập cho các gia đình không tham gia vào sản xuất gốm. Sự phát triển bền vững về du lịch nên là mục tiêu để ngành du lịch không phá hủy các di sản hay môi trƣờng tự nhiên của Phù Lãng và các nhà sản xuất không bị tách khỏi công việc chính của họ. Để Phù Lãng có hiểu biết về các khách du lịch và khách du lịch hiểu biết về Phù Lãng thì trƣớc hết, làng nghề nên phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Khi tiến hành các công việc thu hút khách du lịch, làng nghề nên nắm bắt đƣợc ai là khách du lịch hiện tại của họ và ai là khách du lịch tiềm năng để xác định các nhu cầu của những khách du lịch này và cách đáp ứng họ. Do đó, nhiệm vụ trƣớc mắt nên bắt đầu bằng việc tiến hành khảo sát các khách tham quan hiện tại ở Phù Lãng để biết đƣợc cách khách du lịch khám phá về Phù Lãng, tại sao họ đến, họ có thấy hứng thú với việc tìm hiểu, thăm quan của mình ở đây không, họ thích những gì và không thích những gì ở Phù Lãng, đóng góp của họ về sự phát triển và các đề xuất để thu hút thêm khách nƣớc ngoài. Dựa theo kết quả của khảo sát này, các ý tƣởng bổ sung cho việc tăng cƣờng du lịch và có thể xác định cách để quảng bá Phù Lãng.

Để quảng bá hình ảnh Phù Lãng và để khách tham quan tìm hiểu thêm về lịch sử của làng này, nên xây dựng một cuốn sách quảng cáo giới thiệu Phù Lãng – Điểm đến du lịch. Lịch sử về ngôi làng này nếu đƣợc trình bày lôi cuốn sẽ có thể làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm trong suy nghĩ của khách hàng, những ngƣời không biết về lịch sử vẻ vang của Phù Lãng.

Cuốn sách quảng cáo này nên có thêm bản đồ, lịch sử về làng, thông tin về quá trình sản xuất gốm và các ảnh của các nghệ nhân đang làm việc. Để thu hút khách du lịch, nên quảng bá cuốn sách quảng cáo này cho họ trƣớc khi họ đến Phù

Lãng.

Làng nghề nên thành lập danh sách liên hệ với những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện có (nhƣ khách sạn, đại lý du lịch, quán cà phê…) ở Hà Nội để giới thiệu cuốn sách quảng cáo này và kiểm tra tính hiệu quả của nó trong việc thu hút khách du lịch và phổ biến thông tin. Khi sách quảng cáo đã đƣợc xây dựng, mức phân phối của nó sẽ ngày càng lớn hơn để bao gồm các công ty hoặc những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên khắp quốc gia và các đại lý du lịch thế giới gửi khách hàng đến Việt Nam. Làng nghề nên thành lập một danh sách liên hệ với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để đƣợc trợ giúp. Nên để sách quảng cáo này ở các cửa hàng tại Phù Lãng.

Trong khi các du khách đến Phù Lãng để hƣởng thú vui mua sắm đồ gốm thì nhiều du khách muốn đƣợc xem quá trình sản xuất đồ gốm (bao gồm: sơn, tráng men, …). Làng nghề nên xác định một nhà sản xuất mà du khách có thể quan sát các nghệ nhân ở các công đoạn sản xuất khác nhau mà không ảnh hƣởng đến công việc của họ. Nhiều du khách cũng muốn đƣợc hiểu biết nhiều hơn về lịch sử của Phù Lãng và sản xuất gốm ở Việt Nam. Cần có các đĩa giới thiệu về quá trình sản xuất gốm, nói về việc khai quật đồ gốm ở mọi miền đất nƣớc nên đƣợc bán ở Phù Lãng.

Công việc trung hạn bao gồm triển khai các biện pháp thu hút du khách. Nên trình bày cho khách du lịch những lớp đồ gốm với thời lƣợng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sở thích và lƣợng thời gian của du khách. Các biện pháp tiềm năng bao gồm lớp học hai hoặc ba giờ về làm gốm giúp du khách tự tạo sản phẩm riêng của họ bằng chính đôi tay mình (với chi phí rẻ), hoặc là cung cấp những sản phẩm gốm để du khách có thể trang trí hàng loạt đồ gốm chƣa đƣợc tráng men). Trong các trƣờng hợp này, đồ gốm có thể đƣợc nung qua đêm và chuyển cho du khách tại khách sạn ở Hà Nội hoặc ở Phù Lãng.

Làng nghề nên duy trì mối quan hệ với những nhà hoạt động trong lĩnh vực du lịch để tiếp thị các hoạt động của họ. Mọi tài liệu marketing nên bao gồm bản đồ chi tiết của Phù Lãng để du khách có thể tìm đƣợc nơi họ định tới trong làng. Để

bản đồ này trở nên hữu ích, các tên của đƣờng Làng nên đƣợc ghi rõ và phải ghi tên đƣờng ở Phù Lãng. Khi du khách đi bộ qua làng, cố tìm địa điểm nào đó, họ sẽ phụ thuộc vào các biển hiệu của đƣờng Làng để giúp họ tìm đƣờng.

Cần phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nhu cầu của du khách, ít nhất phải có

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)