Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 66)

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Bắc Ninh nằm ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ, có địa hình và cảnh quan phong phú, đa dạng: đồng bằng màu mỡ, sông ngòi xen lẫn với gò đồi, rừng núi tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và giao lƣu với mọi miền đất nƣớc, với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống lâu đời của Bắc Ninh. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Đối diện bên kia sông là xã Tƣ Mại, xã Thắng Cƣơng của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Sông Cầu là con sông dài nhất chảy trên hai địa phận tỉnh Bắc Ninh và

Bắc Giang, đƣợc coi là con sông hiền hòa nhất trong các sông ngòi của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình. Vì lòng sông có độ dốc thấp nên vào mùa cạn nƣớc sông chảy lững lờ. Từ bao đời nay, sông Cầu đã đi vào thi ca, huyền thoại của xứ Kinh Bắc. Quế Võ nằm bên hữu ngạn sông Cầu, là dải đồng bằng phù sa cổ, nơi mà các nhà thổ nhƣỡng học gọi là vùng “nhiều ruộng, ít đồi”, là vùng thể hiện rõ nét nhất tính chất trung du của đất Kinh Bắc xƣa. Bởi vậy mà dòng sông này đã gắn bó với đời sống sinh hoạt và đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Phù Lãng từ hàng trăm năm nay.

Phù Lãng còn có những dấu tích lịch sử gắn kết với những giai thoại, truyền thuyết lƣu truyền rộng rãi trong dân gian nhƣ “Đấu đong đầu”, “Cây đa vua ngự”, “Bến đò giăng vƣơng”, hay những địa danh nhƣ đèo Gạo, bãi Tắm Ngựa, và một loạt xứ đồng mang những cái tên rất độc đáo: Mả Vƣờng, Mả Cháy, Mả Ngòi, Mả Bầu, Mả Yên… Điều đó tạo nên một Phù Lãng bí ẩn đầy huyền thoại.

Phù Lãng có cảnh quan của một làng quê trung du Bắc Bộ với núi non, sông nƣớc hữu tình, những cánh đồng lúa xanh lộng gió, những nếp nhà lợp bằng ngói đỏ đã phủ màu thời gian, với những đống củi chất cao ngất theo kiểu “toang trâu”. Tất cả tạo thành một bức tranh đầy màu sắc mang vẻ đẹp bình dị đậm chất làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Chính cảnh sắc thiên nhiên đó đã đáp ứng đƣợc tâm lí hoài cổ của nhiều du khách trong và ngoài nƣớc.

Điểm dễ nhận biết nhất của Phù Lãng chính là hình ảnh những sản phẩm gốm tràn ngập khắp nơi, trên sân nhà, dƣới bờ ruộng, dọc các con đƣờng đi…Nào tiểu quách, nào chậu cảnh, bình gốm, chum vại, ống nƣớc… cái đỏ tƣơi màu đất, cái đã bạc màu rêu phong, thô mộc hoặc lên nƣớc bóng loáng… Với những vật trang trí tình cờ ấy, mỗi góc đƣờng, hàng rào, ngôi nhà của Phù Lãng đều trở thành một khuôn hình dễ thƣơng đầy chất mộc mạc, giản dị của một làng nghề yên bình. Có lẽ vì thế mà Phù Lãng là một trong những điểm đến thú vị của các tay săn ảnh chuyên và không chuyên, trong và ngoài nƣớc.

Cách làng gốm không xa về phía Bắc là con sông Cầu thơ mộng với con đò xuôi ngƣợc – hình ảnh hiếm hoi của khung cảnh làng quê Bắc bộ xƣa còn sót lại. Sự

kết hợp giữa dòng sông, cánh đồng và những ngôi nhà ngói đỏ sẽ mang đến cho du khách nhiều cảm giác khác lạ - vừa gần gũi, thân quen, vừa hoài niệm và thơ mộng – cái mà những đô thị lớn không còn lƣu giữ.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Làng gốm Phù Lãng đƣợc xem là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi các sản phẩm du lịch của làng nghề bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể.

a) Truyền thuyết về tổ nghề gốm Phù Lãng

Nƣớc ta có hàng trăm ngàn làng nghề thủ công và mỗi làng nghề lại có vị tổ nghề riêng. Vì vậy mà có hiện tƣợng cùng làm một nghề nhƣng mỗi làng lại thờ tổ nghề riêng của làng mình. Cùng nghề sản xuất gốm nhƣng Bát Tràng thờ ông Hứa Vĩnh Kiều, Thổ Hà thờ ông Đào Trí Tiến, còn Phù Lãng thờ ông Lƣu Phong Tú. Theo Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn trong sách “Kinh Bắc - Hà Bắc” thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lƣu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông đƣợc triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học đƣợc nghề làm gốm và truyền dạy cho ngƣời trong nƣớc. Đầu tiên, nghề này đƣợc truyền vào vùng dân cƣ đôi bờ sông Lục Đầu, sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dƣơng). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề đƣợc truyền đến đất Phù Lãng Trung. Nhƣng theo lời kể của các vị cao niên và những nghệ nhân lớn tuổi trong làng thì vị tổ nghề của làng Phù Lãng là ông Hứa Vĩnh Kiều, bởi từ trƣớc tới nay ngƣời dân ở đây có tục kiêng chữ Kiều mà đọc chệch thành chữ Cầu. Truyền thuyết vẫn chỉ là truyền thuyết mà chƣa có cơ sở nào xác định đƣợc tính xác thực của nó, cũng không thể dựa vào tục kiêng chữ của dân làng mà khẳng định đƣợc chính xác tên tuổi vị tổ nghề của làng Phù Lãng. Hiện nay dân làng Phù Lãng không ai khẳng định đƣợc tên tuổi chính xác vị tổ nghề làng mình nhƣng trong tâm khảm mỗi ngƣời dân nơi đây luôn nhớ và hàm ơn ngƣời đã truyền dạy nghề cho họ. Tình cảm của họ đối với tổ nghề đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ, trong sinh hoạt của họ. Hàng năm họ vẫn tổ chức thờ cúng để tƣởng nhớ vị tổ nghề làm gốm.

Nghề gốm Phù Lãng đã để lại dấu ấn lịch sử ngót 10 thế kỷ. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xƣa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành... Ngày nay với những bàn tay tài hoa muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng, các nghệ nhân thế hệ mới nhƣ nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với tên quen gọi Gốm Nhung, nghệ nhân Nguyễn Minh Ngọc với tên quen thuộc Gốm Ngọc đã phát triển tinh hoa của nghề gốm bằng nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn đặc sắc. Nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới nhƣ: tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm ốp tƣờng, lƣ hƣơng... đã và đang đƣợc khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc yêu thích.

 Sơ lƣợc quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm gốm * Các công đoạn sản xuất chính

Để tạo nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, những ngƣời thợ làm gốm Phù Lãng không chỉ phải bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian vào đó, mà hơn hết, đó là sự sáng tạo, lòng yêu nghề và mong muốn giữ gìn những kinh nghiệm, kỹ thuật truyền đời của cha ông. Một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng cần phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều công sức với rất nhiều công đoạn.

Hình 2.1. Sơ đồ các công đoạn chính sản xuất sản phẩm gốm

Để làm ra đồ gốm ngƣời thợ gốm phải trải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Phù Lãng là “Nhất xƣơng, nhì da, thứ ba dạc

Quá trình tạo cốt gốm:

1. Chọn đất

2. Xử lý, pha chế đất 3. Tạo dáng

4. Phơi sấy và sửa hàng mộc

Quá trình trang trí hoa văn,tráng men:

1. Kỹ thuật vẽ, họa tiết 2. Chế tạo men 3. Tráng men 4. Sửa hàng men Quá trình nung: 1. Lò nung 2. Bao nung 3. Nhiên liệu 4. Chồng lò 5. Đốt lò Đất sét Các công đoạn sản xuất Sản phẩm gốm

lò”.

Ngƣời thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp đƣợc xem nhƣ là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.

 Quá trình tạo cốt gốm

 Chọn đất

Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thƣờng là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Phù Lãng cũng vậy, sở dĩ dân của làng chọn khu vực làng Phù Lãng hiện nay làm đất định cƣ phát triển nghề gốm vì trƣớc hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét đỏ - trắng ở đây. Tuy nhiên đến nay, nguồn đất sét tại chỗ đã cạn kiệt nên ngƣời dân Phù Lãng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Ngƣời dân Phù Lãng định cƣ ở các vị trí giao thông khá thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền tỏa ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ Phù Lãng ngƣợc sông Cầu lên vùng Yên Tập của huyện Yên Dũng, Bắc Giang, khai thác đất sét. Vì đất sét ở đây có độ dẻo quánh.

 Xử lý, pha chế đất

Trong đất nguyên liệu thƣờng có lẫn tạp chất, ngoài ra tùy theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Phù Lãng, phƣơng pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua phơi từ một đến ba tháng (theo kinh nghiệm dân gian càng lâu càng tốt) cho phong hóa đất, sau đó đem tƣới nƣớc. Đất sét dƣới tác động của nƣớc sẽ bắt đầu quá trình phân rã. Khi đất đã “chín” (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, nhuyễn dẻo. Sau đó đƣa vào máy luyện, lọc hai lần để loại tạp chất, khi đã loại tạp chất đất đƣợc đƣa vào khu vực chuốt hoặc in.

Nhìn chung, khâu xử lý đất của ngƣời thợ gốm Phù Lãng thƣờng không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lý, tùy theo từng loại đồ gốm, gốm

mỹ nghệ thì xử lý kỹ hơn gốm gia dụng.

 Tạo dáng

Phƣơng pháp tạo dáng cổ truyền của ngƣời làng Phù Lãng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, ngƣời thợ gốm Phù Lãng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay, trƣớc đây công việc này thƣờng vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trƣớc khi đƣa vào bàn xoay đƣợc vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (“bắt nẩy”) để thu ngắn lại. Sau đó ngƣời ta đặt vào giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lại nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết ngƣời thợ sẽ dùng sành đan để định hình sản phẩm. Sản phẩm “xén lợi” và “bắt lợi” xong thì đƣợc cắt chân đƣa ra đặt vào “bửng”. Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thƣờng phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Phù Lãng) nhƣng lại rất xa lạ với một số ngƣời thợ gốm phƣơng Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy ngƣời thợ gốm Phù Lãng còn có thể làm đƣợc công việc này nữa. “Be chạch” cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm.

 Phơi sấy và sửa hàng mộc

Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ƣu mà xƣa nay ngƣời Phù Lãng vẫn thƣờng sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Kinh nghiệm của ngƣời làng nghề là họ chồng những sản phẩm có hình khối lên nhau tới mức có thể, để khi khô không bị biến dạng.

Sản phẩm mộc đã định hình cần đem “ủ vóc” và sửa lại cho hoàn chỉnh. Ngƣời thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân “vóc” cho đất ở chân “vóc” chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là “lùa”). Ngƣời thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (nhƣ

vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đƣờng nét hoa văn và thuật nƣớc cho mịn mặt sản phẩm.

Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các họa tiết trang trí trên mặt sản phẩm...

 Quá trình trang trí hoa văn, họa tiết và tráng men

Kỹ thuật vẽ, họa tiết Đậu nghiêng.

Thợ gốm Phù Lãng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn họa tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hòa với dáng gốm, các trang trí họa tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Phù Lãng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật nhƣ đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... Bên cạnh đó thì có những loại sản phẩm nhất là gốm mỹ nghệ còn đƣợc tạo hoa văn theo cách riêng của ngƣời Phù Lãng đó là: trổ thủy, khắc chìm, đắp nổi, làm méo... bên ngoài sản phẩm, tạo ra kiểu dáng khác biệt với nơi khác.

Chế tạo men

Men màu nâu và màu da lƣơn là men đặc sắc của Phù Lãng, thành phần loại men này bao gồm có tro củi rừng, đất phù sa sông Cầu, đá thối (hỗn hợp ô xít sắt và ô xít mangan), ngoài ra còn có đá đỏ, đá đen, đất sét vàng cũng đƣợc nghiền nhỏ và pha chế theo bí quyết cổ truyền để tạo ra những loại men có màu khác nhau.

Thợ gốm Phù Lãng thƣờng quen sử dụng cách chế tạo men theo phƣơng pháp cổ truyền đó là: cho nguyên liệu đã nghiền lọc kỹ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nƣớc đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nƣớc trong ở trên và bã đọng ở dƣới đáy mà chỉ lấy các “dị” lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men ngƣời thợ gốm Phù Lãng nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu “nhỏ tro to đàn”.

Tráng men

chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Sản phẩm mộc trƣớc khi đem tráng men phải đƣợc làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xƣơng gốm có màu trƣớc khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xƣơng gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xƣơng gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xƣơng gốm… Kỹ thuật tráng men ở Phù Lãng thƣờng là: dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhƣng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là “kìm men”, và khó hơn cả là hình thức “quay men” và “đúc men”. Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Phù Lãng, vừa là kỹ thuật vừa là nghệ thuật, đƣợc bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.

Sửa hàng men

Ngƣời thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trƣớc khi đƣa vào lò nung. Trƣớc hết phải xem kỹ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành “cắt dò” tức cạo bỏ những

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 45 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)