Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 106)

4.2.3.1. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực

- Chính quyền và các Sở, Ban, Ngành cần đẩy mạnh công tác giáo dục định hƣớng phát triển du lịch cho ngƣời dân, giúp họ có những hiểu biết nhất định về làm du lịch: mục đích, ý nghĩa, vai trò; hƣớng dẫn họ cách chào đón khách, giới thiệu

sản phẩm; đồng thời có thể kết hợp tổ chức những khóa đào tạo Tiếng Anh thƣơng mại ngắn hạn để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho ngƣời làm nghề...Nhƣng, bên cạnh đó, ngƣời dân cũng cần chủ động học hỏi, nâng cao trình độ, kĩ năng giao tiếp cũng nhƣ văn hóa làm du lịch của mình.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên, nâng cao chất lƣợng nhân lực bằng các khóa học ngoại ngữ, khóa học về kĩ năng. Có thể vận động chính những ngƣời làm nghề tham gia làm hƣớng dẫn viên, nhƣ vậy, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo, vừa nâng cao chất lƣợng dịch vụ một cách nhanh nhất.

- Trong mỗi cơ sở sản xuất, cần đặc biệt coi trọng các giải pháp để bồi dƣỡng và nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời làm gốm, kể cả các nghệ nhân, thợ giỏi và những chủ cơ sở sản xuất, giám đốc doanh nghiệp

4.2.3.2. Đào tạo và truyền nghề

- Giáo dục định hƣớng cho thanh niên, thế hệ trẻ để họ có lòng đam mê với nghề, thu hút và lôi kéo những ngƣời dân đã bỏ nghề quay lại với nghề và cùng nhau phát triển du lịch.

- Tiến hành công tác tƣ tƣởng với các hộ sản xuất gốm để họ có thể liên kết và hợp tác với nhau, cùng nhau gìn giữ nghề truyền thống của cha ông. Do nhiều ngƣời còn chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của hội làng nghề nên việc định hƣớng phát triển, hợp tác là rất cần thiết.

4.2.3.3. Khuyến khích nhân tài

- Nghệ nhân là vốn quý nhất của mỗi làng nghề gốm sứ, là “Báu vật nhân văn sống ”, do đó, sẽ không thể nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của mặt hàng gốm nếu không chú trọng phát huy tài năng, trí tuệ của đội ngũ nghệ nhân. Phải vừa phát huy, trợ giúp cho nghệ nhân sáng tạo mẫu mã mới, vừa tạo điều kiện cho họ truyền nghề cho lớp trẻ, đồng thời quan tâm hơn nữa đến đời sống của họ.

- Có chính sách thiết thực để khuyến khích về mặt tinh thần và vật chất cho những cá nhân có những đóng góp cho nghề, có những sáng tạo hoặc ứng dụng mới nhƣ: tổ chức các cuộc thi “Bàn tay vàng”, trao cúp, danh hiệu, bằng khen.... Những chính sách này có thể giúp níu chân những nghệ nhân tâm huyết với nghề, khuyến

khích họ cống hiến nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)