Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

- Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định. Đây là một trong những quan điểm đƣợc sử dụng rộng rãi trong du lịch do đối tƣợng nghiên cứu của du lịch nói chung là hệ thống lãnh thổ du lịch, với vô số các mối quan hệ nội tại giữa những chức năng xã hội, những yếu tố và điều kiện phát triển du lịch. Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có mối quan hệ mật thiết và kết hợp với nhau tạo nên sức hấp dẫn du khách. Do đó khi tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và hiện trạng DLCĐ của một khu vực cần phải xem xét chúng trong sự tác động qua lại lẫn nhau.

- Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này giúp các nhà nghiên cứu đặt vấn đề cần nghiên cứu vào trong mối liên hệ với các lĩnh vực khác có liên quan. Bởi vì, chỉ có đánh giá tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế các nguồn tài nguyên. Một nguồn nƣớc có thể đƣợc đánh giá rất cao về mặt chất lƣợng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng, nhƣng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng không thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội đƣợc. Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi và những hạn chế của tài nguyên cho việc phát triển du lịch, cần phải đánh giá tổng hợp toàn bộ điều kiện trên lãnh thổ đó. Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp. Trong trƣờng hợp này không thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sẵn mà cần phải nghiên cứu trong từng khu vực

cụ thể.

Nhƣ vậy, dựa trên quan điểm này thì việc đánh giá tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch thƣờng có rất nhiều yếu tố cần quan tâm nhƣ: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tùy theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn những yếu tố khác nữa.

- Quan điểm kinh tế sinh thái

Một trong những vấn đề quan trọng của du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng là đem lại lợi ích cho CĐĐP và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên. Vì vậy, việc phát triển du lịch nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng du lịch là hai mặt không thể tách rời của chính sách kinh tế sinh thái toàn vẹn.

- Quan điểm phát triển bền vững

Ngày nay, các nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trƣờng bị suy thoái khiến con ngƣời phải hƣớng tới sự phát triển bền vững để đạt đƣợc sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Theo quan điểm này, khi nghiên cứu tiềm năng DLCĐ của một địa điểm nào đó, các nhà nghiên cứu phải chú trọng tới việc khai thác và bảo vệ chúng một cách hiệu quả và bền vững.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Nội dung của phƣơng pháp này là thu thập, tìm kiếm và chọn lọc các thông tin, tƣ liệu sau đó phân tích, xử lý để có đƣợc những kết luận cần thiết và có đƣợc những cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn đƣợc bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích và đánh giá các vấn đề nghiên cứu.

Phƣơng pháp khảo sát thực địa giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (nhà cửa, công trình phụ, đƣờng giao thông), và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban của huyện, tỉnh và ngƣời dân địa phƣơng để thu thập đƣợc những nguồn tƣ liệu cần thiết và cập nhật. Khảo sát thực địa đƣợc tiến hành trong nhiều đợt vào năm 2014

Phương pháp điều tra xã hội học

Phƣơng pháp này đƣợc coi là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Strauss (1987) và Weiss (1994) đã chỉ ra rằng: các thông tin thu thập đƣợc thông qua điều tra giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp đƣợc các ý kiến, các quan điểm đa dạng từ du khách, CĐĐP, các nhà quản lý một cách khách quan mà quan sát của một ngƣời không thể có đƣợc. Kết hợp với phƣơng pháp thực địa, phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong phân tích các hiện tƣợng thực tế.

Thực hiện phƣơng pháp này là một quá trình với việc tiến hành hàng loạt các công việc khác nhau song có liên quan và hỗ trợ nhau:

- Khảo sát, xác định các đối tượng và nội dung cần điều tra: để thực hiện

đƣợc mục tiêu của luận văn, việc điều tra đƣợc tiến hành với ba đối tƣợng: khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và CĐĐP.

- Lựa chọn phương pháp điều tra: Trong phƣơng pháp này có ba cách tiếp

cận cơ bản nhƣ sau:

+ Phỏng vấn thông qua trao đổi, chuyện trò;

+ Phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tƣởng cơ bản;

+ Phiếu điều tra bằng hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở.

Trong đó thì đề tài chủ yếu sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng phiếu, để thuận lợi cho việc thu thập thông tin từ số lƣợng lớn đối tƣợng điều tra.

+ Thời gian điều tra: việc điều tra đƣợc tiến hành 2 đợt vào tháng 3/2014 và

tháng 9/2014 điều tra nội dung phiếu về hiện trạng du lịch, nhu cầu của khách du lịch và khả năng tham gia của CĐĐP đối với hoạt động du lịch của làng gốm.

+ Số phiếu: tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu trong đó có: 60 khách nội địa, 40

Phương pháp bản đồ

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, nghiên cứu đã sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ du lịch,… Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện một cách trực quan trên bản đồ nhƣ: bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ hiện trạng du lịch, bản đồ định hƣớng du lịch… dƣới sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo và Arcgis.

Tiểu kết chương 1

Chƣơng 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng: khái niệm về DLCĐ, mục tiêu và các nguyên tắc phát triển DLCĐ, một số hình thức tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển du lịch; cơ sở lý luận về làng nghề truyền thống: khái niệm về làng nghề truyền thống, đặc trƣng của làng nghề truyền thống, các điều kiện để phát triển LNTCTT, vai trò của LNTCTT.

Ngoài ra, Chƣơng 1 cũng đã trình bày về lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và ở khu vực nghiên cứu là làng gốm Phù Lãng.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ trên là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển DLCĐ tại làng gốm Phù Lãng sẽ đƣợc trình bày ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2 : CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG GỐM PHÙ LÃNG

2.1. Giới thiệu khái quát về làng gốm Phù Lãng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thƣợng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng đƣợc trong và ngoài nƣớc biết đến với nghề gốm truyền thống.

Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc – Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lƣu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông đƣợc triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc, trong dịp đi này ông học đƣợc nghề làm gốm và truyền dạy cho ngƣời trong nƣớc. Đầu tiên, nghề này đƣợc truyền vào vùng dân cƣ đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dƣơng). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề đƣợc truyền đến đất Phù Lãng Trung.

Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đƣờng từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ điều nhận định trƣớc đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.

Từ việc tìm hiểu qua một số đề tài nghiên cứu về làng gốm Phù Lãng, điều tra trực tiếp các nghệ nhân của làng nghề, ta có thể chia quá trình phát triển nghề gốm ở Phù Lãng nhƣ sau:

Giai đoạn 1945 – 1954: tình hình trong nƣớc có nhiều biến động, việc sản xuất gốm bị thu hẹp, lò xƣởng bị bỏ bê do làng trở thành nơi hoạt động của du kích, ngƣời già và trẻ em thì tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp, thanh niên tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

Giai đoạn 1955 – 1975: những năm đầu của giai đoạn này thì nghề gốm Phù Lãng đƣợc phục hồi sản xuất dƣới dạng cá thể, đến năm 1959 bắt đầu thời kỳ hợp tác hóa. Phù Lãng chia thành nhiều hợp tác xã nhỏ vừa làm ruộng vừa sản xuất gốm. Năm 1967 nhà nƣớc tách những hộ thủ công ra khỏi nông nghiệp. Nhà nƣớc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho thợ gốm và quản lý chặt chẽ từ khâu cung cấp

nguyên liệu, đầu tƣ máy móc tới việc thu mua nguyên liệu sản phẩm. Với giai đoạn này cơ chế thời bao cấp đã không phát huy đƣợc tính sáng tạo, không khuyến khích đƣợc sản xuất. Kinh phí “bổ xuống” thất thƣờng, chất lƣợng hàng xuống cấp trầm trọng, thợ gốm thƣờng xuyên không đủ việc, họ phải làm cả gạch ngói.

Giai đoạn 1976 – 1986: đến năm 1977 các hợp tác xã lần lƣợt bị tan vỡ, thợ gốm bỏ về nhà làm ăn cá thể, bỏ lại phía sau một cơ chế “cồng kềnh” và lỗi thời. Nhà nƣớc đã một lần nữa khôi phục lại sản xuất trên quy mô toàn xã, trang bị thêm máy móc, thiết bị nhƣng vẫn không thu hút đƣợc nhân công. Những mặt hàng cao cấp nhƣ đồ gốm mỹ nghệ, đồ thờ đã bị bỏ trong một khoảng thời gian dài không có thị trƣờng tiêu thụ. Còn hàng dân dụng cũng bị mai một dần. Những ngƣời thợ gốm đứng trƣớc một thử thách lớn. Để cứu lấy nghề gốm, những ngƣời thợ gốm đã lặn lội đi khắp nơi thăm dò thị trƣờng. Sau đó họ đã trở lại với những sản phẩm truyền thống có chất lƣợng cao hơn, mẫu mã phong phú hơn. Đến năm 1985 Phù Lãng đã có hàng mỹ nghệ tham dự hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trong nƣớc. Giai đoạn này đánh dấu sự xóa bỏ của chế độ bao cấp, những thợ gốm họ đã tự tìm hƣớng đi cho mình. Họ đã bắt đầu sản xuất theo nhu cầu của thị trƣờng.

Giai đoạn 1987 – 2000: những năm đầu của giai đoạn này sản xuất gốm của làng nghề khá phát triển, làng nghề gốm qua môi giới đã đƣợc giới thiệu và bày bán ở thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ: Đức, Thái Lan, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Nhật... Tuy nhiên, từ năm 1991 đến những năm cuối của giai đoạn này, chịu ảnh hƣởng của sự mở cửa nền kinh tế. Những sản phẩm gốm gia dụng Phù Lãng nhƣ: chậu gốm, chum vại, ... phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thay thế nhƣ đồ nhôm, đồ nhựa từ Trung Quốc sang, những ngƣời thợ gốm đã phải chuyển thị trƣờng tiêu thụ lên miền núi, vùng sâu vùng xa.

Giai đoạn 2001 đến nay: giai đoạn này đánh dấu sự phát triển nghề gốm Phù Lãng bằng việc đã có những ngƣời của làng nghề tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học Mỹ thuật về đứng ra thành lập Công ty TNHH nhƣ: Công ty TNHH Trí Việt của gốm Thiều, Công ty TNHH gốm Nhung, HTX gốm Phù Lãng... Bên cạnh đó còn có những ông chủ có vốn đầu tƣ vào cho nghệ nhân của làng nghề sản xuất nhƣ gốm

Thƣợng Nguyên, gốm Thắng, gốm Tại... Trong giai đoạn này sản phẩm của làng nghề đi sâu vào hàng mỹ nghệ. Đến nay đã xuất khẩu sang một số nƣớc nhƣ: Pháp, Ý, Nhật, Hàn Quốc.... tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân của làng nghề.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Vị trí địa lý

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, nằm ở phía Đông huyện Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh, cách sông Lục Đầu khoảng 4 km về phía Nam, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 20 km về phía Tây, từ quốc lộ 18 đi vào 7 km là tới làng Phù Lãng. Phía Đông và phía Bắc giáp sông Cầu, phía Nam và một phần phía Tây giáp núi Châu Sơn và các xã Châu Phong, Phù Lƣơng, Ngọc Xá. Nằm ở hữu ngạn sông Cầu, có ba mặt là sông, lƣng làng dựa núi Châu Sơn – nơi có phong cảnh hữu tình của đất Kinh Bắc, làng Phù Lãng hội tụ đủ các điều kiện cho nghề gốm phát triển.

Nằm ven quốc lộ 18, trên con đƣờng đi vịnh Hạ Long và thuộc vùng Kinh Bắc với nhiều điểm du lịch văn hóa, Phù Lãng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Nếu đi từ Hà Nội, sẽ chỉ mất khoảng hơn một giờ đồng hồ để du khách có thể đặt chân vào làng.

Không những thế, khoảng cách từ làng gốm Phù Lãng tới các làng nghề khác trong tỉnh (làng tranh Đông Hồ, làng đúc đồng Đại Bái, làng tranh tre Xuân Lai…) cũng không quá xa. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành nên những tour du lịch kết hợp giữa các làng nghề.

Vị trí của làng nghề còn rất thuận tiện cho việc tham gia vào các lễ hội lớn của tỉnh nhƣ Hội Lim, lễ hội Đền Đậu, lễ hội Đền Đô, hội Chen... Trong hành trình tới Phù Lãng, du khách còn có thể ghé qua ngôi chùa cổ nhất Việt Nam – chùa Dâu, ngắm nhìn bức tƣợng quan âm nghìn mắt nghìn tay trong chùa Bút Tháp hoặc thắp hƣơng cầu phúc ở chùa Phật Tích – nơi đƣợc coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, và hiện còn lƣu giữ khá nhiều bảo vật quốc gia…

2.1.2.2. Khí hậu

sông ngòi, đồi núi, nằm trong khu vực khí hậu đồng bằng trung du Bắc Bộ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông lạnh và khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) mùa nóng là mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình năm là 32,1oC, mùa hè trên 25o

C, kéo dài 6 tháng, mùa đông dài 3 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20oC.

Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm. Mùa mƣa tập trung vào tháng 7, 8, 9, lƣợng mƣa và số ngày mƣa chiếm ƣu thế (lƣợng mƣa chiếm tới 80% so với cả năm), độ ẩm cao. Mùa mƣa có giông bão và mƣa kéo dài. Mùa đông có gió mùa đông bắc, không có băng tuyết, lƣợng mƣa và số ngày mƣa giảm, độ ẩm xuống thấp, có mƣa nhỏ và mƣa phùn ở cuối đông sang xuân. Giống nhƣ những nơi khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ngoài hai mùa trên thì Phù Lãng cũng có mùa xuân và thu nhƣng chuyển tiếp không thật rõ rệt. Với điều kiện tự nhiên nhƣ vậy, Phù Lãng hoàn toàn phù hợp để phát triển du lịch.

2.1.3. Điều kiện xã hội

2.1.3.1. Dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất và kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh gốm.

Từ nguồn số liệu của thống kê UBND xã Phù Lãng: dân số Phù Lãng có 8066 nhân khẩu với 1937 hộ gia đình. Năm 2013 là 8230 nhân khẩu với 1976 hộ. Tỷ lệ tăng tự nhiên của xã bình quân trong 3 năm 2011- 2013 là 1, 01% đúng theo mục tiêu kinh tế xã hội mà UBND xã Phù Lãng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)