Thực trạng hoạt động du lịch của làng gốm Phù Lãng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)

3.2.1. Khách du lịch

3.2.1.1. Thực trạng nguồn khách

Trong tổng số lƣợng khách du lịch thì lƣợng khách du lịch đến thăm các làng nghề truyền thống trên địa bàn Bắc Ninh có khoảng 10.000 đến 20.000 lƣợt khách mỗi năm, chiếm khoảng 0,3% - 0,4% tổng lƣợng khách đến Bắc Ninh. Điều đó có nghĩa là cứ 1000 khách du lịch đến tham quan Bắc Ninh thì chỉ có 3 – 4 khách đi thăm các làng nghề truyền thống. Điều này đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển du lịch làng nghề gần nhƣ vẫn còn bỏ trống.

Tại làng gốm Phù Lãng lƣợng du khách rất ít, ngày thƣờng hầu nhƣ không có. Khách thƣờng chỉ đến vào những ngày cuối tuần hoặc vào những kỳ nghỉ. Tuy

nhiên, trong những ngày này, lƣợng du khách cũng không đƣợc cải thiện đáng kể.Mặt khác, khách du lịch đến đây khá lẻ tẻ, thƣờng không đi theo đoàn và chủ yếu là khách bụi, “Tây ba lô ”... Khách nội địa đến có đông hơn nhƣng nguồn khách cũng không ổn định, thƣờng là ngƣời dân trong vùng hoặc gần đó đến để mua các sản phẩm gốm về để trang trí, chứ ít ngƣời đi với mục đích du lịch.

Thêm nữa, thời gian lƣu lại của khách rất ngắn, khách đến không cảm thấy hứng thú, cảm thấy chóng chán và ra về sớm.

Bảng 3.8. Số lƣợng du khách đến Phù Lãng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Lƣợng khách(lƣợt) 2160 2448 2948 3730 5145

(Nguồn: UBND xã Phù Lãng)

Hình 3.1. Biểu đồ số lƣợng du khách đến Phù Lãng giai đoạn 2009 - 2013

Số lƣợng khách đến Phù Lãng tăng dần theo từng năm mặc dù con số tăng còn chƣa cao nhƣng cũng chứng tỏ đƣợc sức lôi cuốn của sản phẩm gốm nơi đây. Khách du lịch cả quốc tế lẫn nội địa đến Phù Lãng chủ yếu là quan tâm đến sản phẩm gốm. Khách mua tour rất ít bởi trên thị trƣờng du lịch, tour Phù Lãng rất hiếm và khó tìm mua, phần nhiều là khách tự do, họ tìm thông tin trên mạng internet hay trên báo, tạp chí làng nghề và tự tìm về với gốm. Khách quốc tế đến Phù Lãng thƣờng để xem quy trình sản xuất sản phẩm và đặt hàng xuất khẩu, khách nội địa

đến để mua sắm và thỏa mãn trí tò mò về cách làm gốm của cƣ dân nơi đây và cũng để đƣợc thƣởng thức sự thú vị của việc tự tay mình làm gốm. Cũng có một số khách là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh…đến đây để nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lấy tƣ liệu cho bài viết, bài nghiên cứu của mình.

3.2.1.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng du khách tới Phù Lãng

Do công tác quảng bá và giới thiệu hình ảnh còn quá kém và ít ỏi, nên phần lớn khách du lịch, đặc biệt là các du khách nƣớc ngoài, không hề biết đến sự tồn tại của làng nghề. Điều này đƣợc thể hiện rõ thông qua kết quả điều tra khách của tác giả.

Bảng 3.9. Nguồn thông tin du khách đƣợc biết về làng gốm Phù Lãng

Nguồn thông tin Khách nội địa Khách quốc tế

Số người trả lời Tỷ lệ (%) Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Công ty du lịch 3 6 2 4

Bạn bè, ngƣời thân 39 78 18 36

Các phƣơng tiện

truyền thông 5 10 7 14

Khác 3 6 23 46

(Nguồn: Kết quả điều tra Khách du lịch tại làng gốm Phù Lãng)

Du khách biết đến Phù Lãng thông qua nguồn chính là bạn bè, ngƣời thân (78% đối với khách nội địa và 18% đối với khách quốc tế). Và thông qua các công ty du lịch (6% đối với khách nội địa, 4% đối với khách quốc tế); các phƣơng tiện truyền thông (10% đối với khách nội địa, 14% đối với khách quốc tế) còn rất thấp. Điều này chứng tỏ công tác quảng bá hình ảnh Phù Lãng còn rất yếu kém. Nó là một trong những nguyên nhân làm cho lƣợng du khách tới đây còn thấp.

Những du khách đã biết đến làng nghề thì lại chỉ biết qua kênh thông tin tiếng Việt là chính; không có tờ rơi, tập gấp, hƣớng dẫn hay bản đồ có thể đƣa họ đến tận nơi; mặt khác, khi phần lớn du khách tham quan làng nghề là khách bụi, “Tây ba lô ” thì cũng là rất khó để cho họ có thể tìm đƣợc đúng địa chỉ do Phù Lãng chƣa có bản đồ quy hoạch, chƣa có biển báo hƣớng dẫn và hệ thống giao thông, cơ

sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Ở một khía cạnh khác, nếu đƣợc bạn bè hoặc ngƣời thân giới thiệu và đƣa đến tận nơi, thì khi đặt chân vào làng nghề, phần lớn các du khách nƣớc ngoài đều thất vọng bởi khâu thuyết minh ở đây hầu nhƣ chẳng theo bài bản gì. Hầu hết thợ thủ công, những ngƣời làm nghề, tuy thân thiện và nhiệt tình, song đều mang nặng quan niệm họ chỉ đóng vai trò ngƣời thợ chứ không phải là hƣớng dẫn viên hay thuyết minh viên. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng không phải là những ngƣời biết thông thạo một ngoại ngữ nào đó. Tệ hơn, về phía các nhà kinh doanh du lịch và các hãng lữ hành, họ cũng quan niệm chỉ cần đƣa khách đến, khắc có ngƣời địa phƣơng phục vụ chu đáo. Có thể thấy, đây chính là sự thiếu liên kết giữa ngƣời dân và các nhà kinh doanh dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng yếu kém cũng là một nhân tố khiến du khách ngại tới thăm làng nghề.

Theo kết quả điều tra khách, du khách đến đây thƣờng phàn nàn về giao thông và hƣớng dẫn viên:

Bảng 3.10. Phàn nàn của khách du lịch về các điều kiện ở làng gốm Phù Lãng

Các điều kiện

Khách nội địa Khách quốc tế

Số người trả lời Tỷ lệ (%) Số người trả lời Tỷ lệ (%) Giao thông 28 56 11 22 Môi trƣờng 5 10 14 28 Cơ sở vật chất 37 74 7 14

Bảo tồn văn hóa 2 4 26 52

Hƣớng dẫn viên 1 2 33 66

Khác 16 32 8 16

(Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch tại làng gốm Phù Lãng)

Ngƣời dân không có hiểu biết về tiếp thị, không đƣợc học cách tiếp khách du lịch. Ngƣời dân vẫn theo thói quen, làm nghề là chính chứ chƣa biết làm du lịch. Làng nghề thiếu một “bà đỡ” để làm bệ phóng phát triển du lịch.

Gốm Phù Lãng mặc dù đã tạo ra đƣợc các sản phẩm gốm độc đáo, mang nét đặc trƣng riêng nhƣng vẫn chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu và sự níu giữ cần thiết đối với du khách.

Đội ngũ hƣớng dẫn viên tại làng nghề rất ít, khả năng ngoại ngữ cũng không đạt yêu cầu, hơn thế nữa cũng không làm việc chính thức cho một doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức nào.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)