Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)

Gốm là một trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Với trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính dân gian sâu sắc.

Gốm cổ truyền Việt Nam đã có cách đây sáu, bảy ngàn năm. Gốm xuất hiện trong những di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Hạ Long... Rồi ta thấy trong di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, giai đoạn Đồng Đậu, giai đoạn Gò Mun... Đồ gốm cổ truyền nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển cao và hết sức phong phú.

Trong truyền thuyết, sự xuất hiện của đồ gốm, đồ sứ nhƣ một điều bí hiểm, linh thiêng “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác đƣợc phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi dọi chất bột đó mới biến thành gốm, sứ...”

Thực ra đó chỉ là truyền thuyết ly kỳ để tăng cái phần quan trọng của kỹ nghệ gốm, sứ xa xƣa. Thực chất hàng gốm, sứ ra đời nhờ đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của ngƣời thợ thủ công. Lịch sử Việt Nam, tập 1, trang 38 có ghi: “Trong giai đoạn Phùng Nguyên, kỹ thuật tạo chế đồ đá đã đạt đến trình độ cực thịnh. Những chiếc rìu, vồ đục... quy mô to nhỏ khác nhau, đƣợc chế tạo bằng cách mài, cƣa khoan, rất hoàn thiện. Những vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi... bằng đá đƣợc chau chuốt, tiện, gọt tinh vi. Những loại hình đồ gốm (nồi, bát, cốc, vò...) có hình dáng đẹp, chắc, khoẻ, phần nhiều đã đƣợc chế tạo từ bàn tay. Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đƣờng vạch sắc sảo, những nét cong uyển chuyển, mềm mại, đƣợc phối trí, đối xứng và hài hòa. Đó là một biểu hiện về óc thẩm mỹ khá cao của ngƣời Việt Nam lúc bấy giờ....”

nƣớc ta đã phát triển mạnh. Con ngƣời buổi đó đã biết nghĩ ra bàn xoay và chế tạo ra thứ men để phủ ngoài, tăng thêm vẻ đẹp kỳ diệu của đồ gốm.

Đây là một thời kỳ của nƣớc Văn Lang. Cho tới thời Âu Lạc, kỹ nghệ gốm đã phát triển mạnh lắm. Nghề nung gạch, làm ngói... cũng đã có từ ngày này.

Phải nói thời cực thịnh của gốm sứ là thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV). Đó là những năm đất nƣớc phồn thịnh, kinh tế mạnh mẽ, quân sự vững mạnh, văn hóa phát triển, đất nƣớc an bình, mọi kỹ nghệ đƣợc khuyến khích phát đạt.

Nghề gốm, xem ra phát triển rải rác khắp đất nƣớc. Ở tỉnh nào cũng có những vùng làm nghề gốm. Cứ ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn vƣơng sót lại. Hoặc chúng ta gặp những dãy lò gốm đang ăn khói nghi ngút. Những trung tâm sứ gốm ở nƣớc ta, xuất hiện từ thời Lý - Trần mà đến nay vẫn còn hƣng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), Hƣơng Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa)... Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trƣng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam. Nếu nói trung tâm gốm ở nƣớc ta, phải nói tới Bát Tràng - Thổ Hà – Hƣơng Canh. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đƣờng chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ.

Theo tài liệu giới thiệu Lịch sử nghề gốm ở Thổ Hà của Ty Văn hóa Hà Bắc, và tài liệu Tìm hiểu nghề gốm ở Bát Tràng, tƣ liệu đánh máy của Viện Mỹ thuật, năm 1964, cho biết: Vào khoảng thời Lý - Trần có ngƣời đỗ Thái học sinh (đặc biệt chức Thái học sinh thì mới có từ thời Trần) đƣợc cử đi sứ nhà Tống (Trung Quốc) là: Hứa Vĩnh Kiều, ngƣời làng Bồ Bát (Thanh Hóa), Đào Trí Tiến, ngƣời làng Thổ Hà (Hà Bắc), Lƣu Phong Tú, ngƣời làng Kẻ Sặt (Hải Dƣơng). Cả ba ông này, khi đi sứ đã học đƣợc nghề sứ gốm. Khi về nƣớc, ba ông chọn ngày lành tháng tốt lập đàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng. Công nghệ có đƣợc phân nhƣ sau: Ông Kiều về Bồ Bát, ông Tiến về Thổ Hà, ông Tú về Phù Lãng, và:

- Làng Thổ Hà chuyên chế các hàng gốm sắc đỏ.

- Làng Phù Lãng chuyên chế các hàng gốm sắc vàng, thẫm.

Nửa năm sau nghiên cứu, chế tạo thành công, ba ông lấy các đồ gốm do tay mình chế đƣợc dâng Vua xem. Nhà Vua thấy sản vật đẹp, liền khen thƣởng các quan sứ thần bốn chữ “Trung ái Quán Thế” và phong cho ba ông danh “Khởi nghệ tiên triết”. Tục truyền, dịp này, dân làng ở ba nơi đều tế lễ sầm uất và linh đình. Sau dâng ba tuần rƣợu, dân chúng nhảy nhót hoan hô để biểu dƣơng các ngài đem nghề về truyền cho dân. Sau khi ba ông mất, dân chúng ba nơi đều tôn ba ông là “Tổ sƣ”, tức “Tổ nghề”.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)