Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 98)

Phù Lãng là một làng nghề truyền thống thuộc huyện Quế Võ có quốc lộ 18 chạy qua, thuộc tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, rất thuận lợi cho khách du lịch đến Hạ Long – Việt Nam ghé qua làng nghề. Làng nghề nên đẩy mạnh phát triển về du lịch

và quảng bá Phù Lãng với thế giới.

Điều quan trọng là làng nghề nhận ra cơ hội gia tăng lƣợng khách du lịch đến với Việt Nam hàng năm. Khách du lịch đến Phù Lãng càng nhiều và làng nghề nên giữ vững xu hƣớng này và phát triển ngành gốm theo hƣớng thu hút khách du lịch đến đây, làm phong phú các hiểu biết của khách du lịch về Phù Lãng. Nếu đƣợc quản lý tốt, ngành du lịch phát triển sẽ không chỉ tăng doanh thu bán hàng cho khách du lịch qua mạng lƣới bán lẻ mà còn cung cấp nguồn thu nhập cho các gia đình không tham gia vào sản xuất gốm. Sự phát triển bền vững về du lịch nên là mục tiêu để ngành du lịch không phá hủy các di sản hay môi trƣờng tự nhiên của Phù Lãng và các nhà sản xuất không bị tách khỏi công việc chính của họ. Để Phù Lãng có hiểu biết về các khách du lịch và khách du lịch hiểu biết về Phù Lãng thì trƣớc hết, làng nghề nên phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Khi tiến hành các công việc thu hút khách du lịch, làng nghề nên nắm bắt đƣợc ai là khách du lịch hiện tại của họ và ai là khách du lịch tiềm năng để xác định các nhu cầu của những khách du lịch này và cách đáp ứng họ. Do đó, nhiệm vụ trƣớc mắt nên bắt đầu bằng việc tiến hành khảo sát các khách tham quan hiện tại ở Phù Lãng để biết đƣợc cách khách du lịch khám phá về Phù Lãng, tại sao họ đến, họ có thấy hứng thú với việc tìm hiểu, thăm quan của mình ở đây không, họ thích những gì và không thích những gì ở Phù Lãng, đóng góp của họ về sự phát triển và các đề xuất để thu hút thêm khách nƣớc ngoài. Dựa theo kết quả của khảo sát này, các ý tƣởng bổ sung cho việc tăng cƣờng du lịch và có thể xác định cách để quảng bá Phù Lãng.

Để quảng bá hình ảnh Phù Lãng và để khách tham quan tìm hiểu thêm về lịch sử của làng này, nên xây dựng một cuốn sách quảng cáo giới thiệu Phù Lãng – Điểm đến du lịch. Lịch sử về ngôi làng này nếu đƣợc trình bày lôi cuốn sẽ có thể làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm trong suy nghĩ của khách hàng, những ngƣời không biết về lịch sử vẻ vang của Phù Lãng.

Cuốn sách quảng cáo này nên có thêm bản đồ, lịch sử về làng, thông tin về quá trình sản xuất gốm và các ảnh của các nghệ nhân đang làm việc. Để thu hút khách du lịch, nên quảng bá cuốn sách quảng cáo này cho họ trƣớc khi họ đến Phù

Lãng.

Làng nghề nên thành lập danh sách liên hệ với những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện có (nhƣ khách sạn, đại lý du lịch, quán cà phê…) ở Hà Nội để giới thiệu cuốn sách quảng cáo này và kiểm tra tính hiệu quả của nó trong việc thu hút khách du lịch và phổ biến thông tin. Khi sách quảng cáo đã đƣợc xây dựng, mức phân phối của nó sẽ ngày càng lớn hơn để bao gồm các công ty hoặc những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên khắp quốc gia và các đại lý du lịch thế giới gửi khách hàng đến Việt Nam. Làng nghề nên thành lập một danh sách liên hệ với Hiệp hội Du lịch Việt Nam để đƣợc trợ giúp. Nên để sách quảng cáo này ở các cửa hàng tại Phù Lãng.

Trong khi các du khách đến Phù Lãng để hƣởng thú vui mua sắm đồ gốm thì nhiều du khách muốn đƣợc xem quá trình sản xuất đồ gốm (bao gồm: sơn, tráng men, …). Làng nghề nên xác định một nhà sản xuất mà du khách có thể quan sát các nghệ nhân ở các công đoạn sản xuất khác nhau mà không ảnh hƣởng đến công việc của họ. Nhiều du khách cũng muốn đƣợc hiểu biết nhiều hơn về lịch sử của Phù Lãng và sản xuất gốm ở Việt Nam. Cần có các đĩa giới thiệu về quá trình sản xuất gốm, nói về việc khai quật đồ gốm ở mọi miền đất nƣớc nên đƣợc bán ở Phù Lãng.

Công việc trung hạn bao gồm triển khai các biện pháp thu hút du khách. Nên trình bày cho khách du lịch những lớp đồ gốm với thời lƣợng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sở thích và lƣợng thời gian của du khách. Các biện pháp tiềm năng bao gồm lớp học hai hoặc ba giờ về làm gốm giúp du khách tự tạo sản phẩm riêng của họ bằng chính đôi tay mình (với chi phí rẻ), hoặc là cung cấp những sản phẩm gốm để du khách có thể trang trí hàng loạt đồ gốm chƣa đƣợc tráng men). Trong các trƣờng hợp này, đồ gốm có thể đƣợc nung qua đêm và chuyển cho du khách tại khách sạn ở Hà Nội hoặc ở Phù Lãng.

Làng nghề nên duy trì mối quan hệ với những nhà hoạt động trong lĩnh vực du lịch để tiếp thị các hoạt động của họ. Mọi tài liệu marketing nên bao gồm bản đồ chi tiết của Phù Lãng để du khách có thể tìm đƣợc nơi họ định tới trong làng. Để

bản đồ này trở nên hữu ích, các tên của đƣờng Làng nên đƣợc ghi rõ và phải ghi tên đƣờng ở Phù Lãng. Khi du khách đi bộ qua làng, cố tìm địa điểm nào đó, họ sẽ phụ thuộc vào các biển hiệu của đƣờng Làng để giúp họ tìm đƣờng.

Cần phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nhu cầu của du khách, ít nhất phải có một nhà hàng phục vụ ăn uống nhỏ, bao gồm các món của Việt Nam và nƣớc ngoài (du khách có thể khám phá và thƣởng thức các hƣơng vị khác nhau). Các nhà đầu tƣ nên xây dựng nhà khách hoặc khách sạn nhỏ để du khách có thể nghỉ lại qua đêm khi họ tham dự lớp học 2 -3 ngày về gốm sứ và những ngƣời mua thăm quan cùng các cố vấn kỹ thuật có thể nghỉ lại khi họ công tác ở đây.

Kế hoạch dài hạn bao gồm xây dựng khách sạn, thành lập trung tâm và bảo tàng du lịch di sản Phù Lãng. Khi du khách đến thăm quan những di tích lịch sử họ thích đƣợc ngắm các bảo tàng thể hiện lịch sử của nơi đó và so sánh với hiện tại. Trong trƣờng hợp của Phù Lãng, trung tâm du khách nên có phòng trƣng bày hấp dẫn thể hiện quá trình, từ bắt đầu đến kết thúc, của sản xuất gốm. Nên có phòng trƣng bày về lịch sử Phù Lãng và sản xuất gốm ở Việt Nam, giải thích quá trình sản xuất và thiết kế đã phát triển nhƣ thế nào qua thời gian. Một phòng trƣng bày nhỏ hơn giải thích các câu chuyện về một vài thiết kế tiêu biểu và phong trƣng bày khác có thể tập trung vào màu sắc sử dụng trong tráng men và phƣơng thức sản xuất truyền thống. Có thể bao gồm cả thuyết trình cùng với đồ trƣng bày cho du khách về lịch sử của Phù Lãng hoặc lịch sử sản xuất gốm ở Việt Nam. Trung tâm du khách cũng cung cấp nguồn đáng tin cậy về thông tin cơ bản nhƣ giải thích phƣơng tiện vận chuyển, đặt thuê phòng và ăn uống. Cần đào tạo cho những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với du khách một cách kỹ càng để đảm nhiệm các công việc của họ, bao gồm cả đào tạo Tiếng Anh.

4.2.1. Giải pháp về vốn, đầu tư và quảng bá sản phẩm

4.2.1.1. Giải pháp về vốn

- Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Ninh cần hỗ trợ ngƣời dân làng nghề phát triển du lịch bằng chính sách cho vay vốn thông thoáng hơn; đồng thời hỗ trợ vốn cho Sở Du lịch tỉnh quảng bá, giới thiệu các tuyến, điểm du lịch gắn với làng gốm Phù

Lãng… Nhờ đó, các sản phẩm gốm có thể đƣợc du khách biết đến nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hơn, góp phần tăng ngoại tệ thông qua bán hàng tại chỗ. Hỗ trợ hình thành các xƣởng, khu sản xuất đủ điều kiện làm điểm du lịch để tổ chức tham quan cho du khách trong và ngoài nƣớc đến làng nghề.

- Các ngân hàng Nhà Nƣớc cần khuyến khích và hỗ trợ ngƣời làm gốm vay vốn để sản xuất và phát triển nghề, có thể giảm lãi suất hặc gia hạn thời gian trả nợ...

4.2.1.2. Giải pháp về đầu tư

- Nhà nƣớc cần có sự đầu tƣ xứng đáng về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng nhƣ hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch: quy hoạch tổng thể các làng có nghề thành một khu du lịch, nâng cấp các trục đƣờng giao thông lớn và đƣờng nhỏ dẫn vào làng nghề, đầu tƣ về biển báo, đèn giao thông, các tín hiệu song ngữ…

- Chính quyền địa phƣơng xã Phù Lãng cũng cần quan tâm, tạo điều kiện cho ngƣời dân tham quan các làng nghề đã làm du lịch thành công để học hỏi kinh nghiệm; đẩy mạnh đầu tƣ, xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch tại địa phƣơng nhƣ: hệ thống nhà nghỉ, nhà dân đầy đủ các tiện nghi tối thiểu, khu vui chơi, khu mua sắm hàng lƣu niệm mang đậm bản sắc làng quê Bắc Bộ…để thu hút khách tham quan.

- Chỉnh trang các công trình văn hóa, vệ sinh cảnh quan môi trƣờng làng nghề, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, bố trí địa điểm đỗ xe. Nâng cấp cơ sở vật chất cho làng nghề, đẩy mạnh việc quy hoạch tổng thể các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và làng Gốm Phù Lãng nói riêng, tạo ra những tour du lịch kết nối các làng nghề, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc trƣng của tỉnh.

- Kêu gọi nhà đầu tƣ và kinh phí từ chính các hộ làm nghề, chung tay phát triển du lịch làng nghề.

- Áp dụng những công nghệ nung đốt mới (nhƣ công nghệ nung đốt bằng dầu FO) để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng từ khói lò gốm…

4.2.1.3. Giải pháp về quảng bá, marketing

phƣơng cần tăng cƣờng quảng bá làng nghề trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: các website, báo, đài, tạp chí... Đồng thời, có các trang tin giới thiệu làng nghề bằng tiếng Anh để du khách có thể nắm bắt thông tin dễ dàng và nhanh chóng.

- Gốm Phù Lãng đã tạo ra những sản phẩm độc đáo của riêng mình (tranh gốm, đồng hồ gốm…), các nghệ nhân cũng không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo ra nhiều những sản phẩm mới, có khi là “độc bản ”. Nhƣng, những sản phẩm này cần phải đƣợc giới thiệu tỉ mỉ với khách hàng để họ có thể cảm nhận đƣợc một cách sâu sắc ý nghĩa và giá trị của sản phẩm.

- Các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động tìm đến các hộ sản xuất gốm, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của các họ để từ đó đƣa ra các phƣơng thức quảng bá, marketing thích hợp, thiết kế các chƣơng trình (tour) du lịch phù hợp, thiết kế các băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, poster, tờ rơi, tập gấp, biển chỉ dẫn bằng cả hai thứ tiếng…để du khách có thể dễ dàng tìm đến. Lập các trang web riêng, giới thiệu về các chƣơng trình hay tour du lịch đa dạng, phong phú hấp dẫn du khách.

- Đăng kí nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm gốm Phù Lãng rồi giới thiệu tới du khách thông qua các phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ báo, đài, tivi, trang web riêng của làng nghề…Ngƣời làm gốm có thể tự viết bài rồi đăng tải lên các trang web của các công ty lữ hành, chủ động tạo mối liên kết với doanh nghiệp.

- Chủ động giới thiệu, trƣng bày sản phẩm tại các gian hàng, hội chợ lớn, nhỏ trong toàn quốc, các Fesstival về văn hóa, truyền thống và đặc biệt là Festival gốm sứ Việt Nam đƣợc tổ chức tại Bình Dƣơng.

4.2.2. Giải pháp về đầu ra – tiêu thụ sản phẩm

- Ngƣời làm gốm cần không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đi sâu vào dòng sản phẩm mỹ nghệ nhƣ: tranh gốm, gốm ốp tƣờng, các vật dụng trang trí…vốn đang rất đƣợc ƣa chuộng.

- Hình thành các khu chợ chuyên về gốm để giới thiệu và quảng bá gốm Phù Lãng tới thị trƣờng trong nƣớc, cũng nhƣ bạn bè quốc tế, kết hợp với bán sản phẩm nhƣ những món đồ lƣu niệm độc đáo.

quảng bá và giới thiệu, đƣa lên các website uy tín trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch; ngƣời làm gốm chủ động liên kết với nhau để tìm ra tiếng nói chung để cùng phát triển, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

- Tổ chức một số doanh nghiệp có kinh nghiệm, có quan hệ rộng rãi với thị trƣờng, có uy tín làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm (tránh thất thoát nguồn doanh thu) – những doanh nghiệp này cũng là nơi cung cấp các tín hiệu thị trƣờng với các sản phẩm của làng, họ cũng có thể ứng vốn trƣớc cho các cơ sở có nhu cầu trong làng.

- Mở rộng kết nối giữa các hộ sản xuất với các doanh nghiệp tiêu thụ nhƣ đƣa sản phẩm gốm Phù Lãng vào siêu thị với những quy chế hợp tác chặt chẽ, bình đẳng, có lợi cho cả hai bên. Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài, có thể tổ chức những đoàn tham quan, dự hội chợ…do doanh nghiệp sản xuất gốm (hoặc hội làng nghề) tổ chức, để nắm đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài, kể cả mẫu mã, giá cả, đồng thời tìm đại lý, tổ chức đầu mối tiếp thị và bán sản phẩm tại một số nƣớc có thị trƣờng lớn về hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và gốm sứ nói riêng (Mỹ, Nhật Bản...).

- Áp dụng mô hình OTOP (bắt nguồn từ Nhật Bản) – mô hình “Mỗi làng nghề, một sản phẩm ”. Khi ứng dụng mô hình này, ngƣời dân đƣợc khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ, dựa vào tri thức truyền thống bản địa để làm ra sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng mình. Ngoài ý nghĩa kinh tế, đây còn đƣợc xem là một cách bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ở địa phƣơng và giữ gìn tri thức bản địa một cách hiệu quả.

- Cung cấp các dịch vụ bổ sung – là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu phát sinh trong quá trình đi du lịch – nhƣ: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm hàng lƣu niệm…

4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

4.2.3.1. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực

- Chính quyền và các Sở, Ban, Ngành cần đẩy mạnh công tác giáo dục định hƣớng phát triển du lịch cho ngƣời dân, giúp họ có những hiểu biết nhất định về làm du lịch: mục đích, ý nghĩa, vai trò; hƣớng dẫn họ cách chào đón khách, giới thiệu

sản phẩm; đồng thời có thể kết hợp tổ chức những khóa đào tạo Tiếng Anh thƣơng mại ngắn hạn để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho ngƣời làm nghề...Nhƣng, bên cạnh đó, ngƣời dân cũng cần chủ động học hỏi, nâng cao trình độ, kĩ năng giao tiếp cũng nhƣ văn hóa làm du lịch của mình.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên, nâng cao chất lƣợng nhân lực bằng các khóa học ngoại ngữ, khóa học về kĩ năng. Có thể vận động chính những ngƣời làm nghề tham gia làm hƣớng dẫn viên, nhƣ vậy, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo, vừa nâng cao chất lƣợng dịch vụ một cách nhanh nhất.

- Trong mỗi cơ sở sản xuất, cần đặc biệt coi trọng các giải pháp để bồi dƣỡng và nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời làm gốm, kể cả các nghệ nhân, thợ giỏi và những chủ cơ sở sản xuất, giám đốc doanh nghiệp

4.2.3.2. Đào tạo và truyền nghề

- Giáo dục định hƣớng cho thanh niên, thế hệ trẻ để họ có lòng đam mê với nghề, thu hút và lôi kéo những ngƣời dân đã bỏ nghề quay lại với nghề và cùng nhau phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề gốm phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)