1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác xã Chiềng Châu huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình

95 4,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 667 KB

Nội dung

1.Lí do chọn đề tàiPhát triển du lịch cộng đồng là một phương thức mới để phát triển du lịch và là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, phương thức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở nước ta mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số địa phương có nhiều tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Do đó nhiều vấn đề về nhận thức, lý luận cũng như thực tiễn đang trong quá trình phát triển.Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008, nhu cầu thị trường đối với mặt hàng thủ công sụt giảm dẫn đến việc nhiều gia đình thuộc các làng nghề thủ công nông thôn phải đóng cửa sản xuất và tìm kiếm việc làm khác ở các đô thị lớn. Điều này làm trầm trọng làm tăng thêm phân tầng xã hội ở các đô thị và đánh mất sự gắn kết của các cộng đồng nông thôn truyền thống Việt Nam.Tạp chí Business Insider (2013) – Mỹ bình chọn Mai Châu ( Hòa Bình) là 1 trong 10 điểm du lịch thú vị nhất châu Á. Để có thể đạt được điều đó là nhờ người dân địa phương đã biết cách làm du lịch. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã biến những sản phẩm may mặc đó thành những món đồ lưu niệm bán cho du khách. Nhờ phát triển du lịch, đời sống của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi đáng kể. Du lịch gần như là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây.Trước tình hình đó Ủy Ban Đảng Ủy huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện chủ trương triển khai đề án “Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015” và được triển khai từ tháng 32012. Hiện tại có 10 bản thuộc huyện đang thực hiện chủ trương của đề án.Bản Lác cũng 1 trong 10 bản thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình phát triển mô hình du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa lịch sử…Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Đánh giá mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác xã Chiềng Châu huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục của khóa luận 6

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7

1.1 Khái quát về phát triển du lịch cộng đồng 7

1.1.1 Các khái niệm về phát triển 7

1.1.2 Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch 7

1.1.3 Tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch 8

1.1.4 Các quan niệm du lịch cộng đồng 9

1.2 Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng 13

1.2.1 Tài nguyên du lịch 13

1.2.2 Cơ sở vật chất – kĩ thuật 14

1.2.3 Giao thông vận tải 16

1.2.4 Dịch vụ hỗ trợ du lịch 16

1.2.5 Chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương 17

1.2.6 Sự tham gia của cộng đồng 17

1.2.7 Tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế 20

1.2.8 Liên kết doanh nghiệp – địa phương 20

1.3 Các nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch cộng đồng 21

1.3.1 Dựa vào cộng đồng 21

1.3.2 Phân chia lợi ích hợp lí 22

1.3.3 Người dân quyết định các hoạt động du lịch 23

1.3.4 Bảo tồn giá trị các tài nguyên 23

Trang 2

1.4 Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng 25

1.5 Lợi ích và các xu hướng của sự phát triển du lịch cộng đồng 26

1.6 Du lịch cộng đồng trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác 28

1.7 Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở khu vực và ở Việt Nam.30 1.7.1 Du lịch cộng đồng tại công viên quốc gia Gunung Halimun, Indonesia .30 1.7.2 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trong nước 30

1.7.3 Phát triển du lịch cộng đồng tại Sín Chải 31

1.7.4 Phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Suối Voi, Lộc Tiên, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế 32

1.8 Vai trò của việc xây dựng mô hình phát triển cộng đồng 33

1.8.1 Đối với cộng đồng địa phương 33

1.8.2 Đối với kinh tế vùng 34

1.8.3 Đối với công tác bảo tồn tài nguyên 35

1.9 Tiểu kết chương I 35

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH 36

2.1 Khái quát về tỉnh Hòa Bình và tiềm năng phát triển du lịch 36

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 36

2.1.3 Tiềm năng du lịch tỉnh Hòa Bình 37

2.2 Tổng quan về bản Lác và tiềm năng phát triển du lịch 40

2.2.1 Tổng quan về huyện Mai Châu 40

2.2.2 Tiềm năng du lịch bản Lác 43

2.3 Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình 43

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại Mai Châu 43

2.3.2 Đặc trưng của mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lác, huyên Mai Châu. .45

2.3.2.1 Vai trò của cộng đồng 45

Trang 3

2.3.2.2 Các loại hình sản phẩm 48

2.3.2.3 Đặc điểm về khách du lịch 54

2.3.2.4 Cơ chế phối hợp và phân chia lợi ích liên quan 57

2.3.3 Những tác động của du lịch cộng đồng đến kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương 61

2.3.3.1 Tác động tích cực 61

2.3.3.2 Tác động tiêu cực 62

2.3.4 Phân tích và đánh giá SWOT về hoạt động phát triển du lịch tại bản Lác, huyện Mai Châu 64

2.3.4.1 Điểm mạnh 64

2.3.4.2 Hạn chế 64

2.3.4.3 Cơ hội 65

2.3.4.4 Thách thức 65

2.5 Tiểu kết chương II 66

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở BẢN LÁC, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH 67

3.1 Cơ sở định hướng 67

3.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở Mai Châu 67

3.1.2 Mục tiêu 68

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 68

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến 2015 68

3.1.3 Đánh giá chung về hoạt động du lịch ở Mai Châu 68

3.2 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình 69

3.3 Định hướng phát triển du lịch của huyện Mai Châu 72

3.3.1 Định hướng 72

3.3.1.1 Hoàn thiện điểm du lịch cộng đồng ở cụm điểm du lịch Mai Châu 72

3.3.1.2 Khai thác các tuyến du lịch, tour du lịch cộng đồng ở Mai Châu 73

3.3.1.3 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng 75

Trang 4

3.3.1.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng 76

3.3.1.5 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 77

3.3.1.6 Định hướng xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường khách và thu hút vốn đầu tư 78

3.3.2 Những giải pháp để hoàn thiện du lịch cộng đồng Mai Châu 79

3.3 Quan điểm của tác giả về hướng áp dụng phát triển mô hình du lịch của bản Lác, huyện Mai Châu 82

3.4 Một số khuyến nghị 83

3.5 Tiểu kết chương III 84

KẾT LUẬN 86

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Phát triển du lịch cộng đồng là một phương thức mới để phát triển du lịch

và là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam Vào những năm đầu tiên của thế

kỷ XXI, phương thức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở nước ta mới đượcbắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số địa phương có nhiều tài nguyênthiên nhiên và tài nguyên nhân văn Do đó nhiều vấn đề về nhận thức, lý luậncũng như thực tiễn đang trong quá trình phát triển

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008,nhu cầu thị trường đối với mặt hàng thủ công sụt giảm dẫn đến việc nhiều giađình thuộc các làng nghề thủ công nông thôn phải đóng cửa sản xuất và tìmkiếm việc làm khác ở các đô thị lớn Điều này làm trầm trọng làm tăng thêmphân tầng xã hội ở các đô thị và đánh mất sự gắn kết của các cộng đồng nôngthôn truyền thống Việt Nam

Tạp chí Business Insider (2013) – Mỹ bình chọn Mai Châu ( Hòa Bình) là

1 trong 10 điểm du lịch thú vị nhất châu Á Để có thể đạt được điều đó là nhờngười dân địa phương đã biết cách làm du lịch Từ chỗ chỉ dệt những chiếckhăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã biến những sản phẩm maymặc đó thành những món đồ lưu niệm bán cho du khách Nhờ phát triển du lịch,đời sống của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi đáng kể

Du lịch gần như là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây

Trước tình hình đó Ủy Ban Đảng Ủy huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã

thực hiện chủ trương triển khai đề án “Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015” và được triển khai từ tháng 3/2012 Hiện tại có 10 bản thuộc huyện đang

thực hiện chủ trương của đề án

Bản Lác cũng 1 trong 10 bản thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình pháttriển mô hình du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch vănhóa lễ hội, du lịch ngành nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa lịch sử…

Trang 6

Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Đánh giá mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác xã Chiềng Châu huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình”

làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại bảnLác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồngtại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Loại hình du lịch cộng đồng

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Tìm hiểu về sự phát triển mô hình du lịch cộng đồngtrên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa và truyền thống tại dân tộc thiểu số ởmiền núi

Phạm vi không gian: Thực tế trọng tâm tại bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnhHoà Bình

Phạm vi thời gian: Thông tin số liệu được cập nhật đến năm 2013

Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2011-2013, dự báo phát triển dulịch cộng đồng năm 2014-2016

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2014- 5/2014

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Thông qua các tài liệu lí thuyết có được về du lịch nói chung và về du lịchcộng đồng nói riêng để có thêm kiến thức một cách tổng quan nhất về đề tàinghiên cứu Đồng thời từ các tài liệu đó, tác giả nắm được các phương pháp đãtừng được sử dụng trước đây, đặc biệt là các phương pháp đã mang lại hiệu quảcao Các nguồn tài liệu nghiên cứu như: Sách, giáo trình chuyên ngành, tạp chí

có nội dung liên quan, các công trình khoa học như báo cáo, luận văn; các báocáo của chính quyền địa phương; các thông tin trên báo, Internet…

4.2 Phương pháp điều tra xã hội học

4.2.1 Phương pháp quan sát

Đây là phương pháp mà tác giả sử dụng và rất đề cao qua đợt khảo sátthực địa Phương pháp này gồm 2 hình thức, đó là quan sát tham dự và quan sátkhông tham dự

Quan sát tham dự là quan sát trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịchcộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, để đưa ra những nhận xét và đánh giá cầnthiết về địa bàn nghiên cứu Cụ thể là tác giả đã thị giác về mô hình du lịch cộngđồng tại bản cũng như tri giác được về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộcThái trắng tại bản Lác Từ đó có thêm những hiểu biết rất chân thực để tăng tínhthuyết phục cho đề tài nghiên cứu của mình

Quan sát không tham dự là quan sát hiện trạng, biểu hiện và sự phát triển,thay đổi của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra những nhận xét định tính

4.2.2 Phương pháp bảng hỏi

Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp

Bảng hỏi được thiết kế thành ba loại:

- Bảng hỏi dành cho người dân tại bản Lác Bảng hỏi này bao gồm 80phiếu, mỗi phiếu có 24 câu hỏi nhằm điều tra thực trạng làm du lịch và mongmuốn của người dân địa phương

Trang 8

- Bảng hỏi dành cho khách du lịch đến bản Lác Bảng hỏi này bao gồm 80phiếu, mỗi phiếu có 24 câu hỏi nhằm tìm hiểu nhu cầu, mức độ và thái độ khiđến du lịch tại bản Lác.

- Bảng hỏi dành cho người dân ngoài bản Lác Bảng hỏi này bao gồm 50phiếu, mỗi phiếu có 18 câu hỏi nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng, sức hút, độ lantỏa của hoạt động du lịch cộng đồng tại bản Lác đến các vùng lân cận

Để hoàn thiện số lượng bảng hỏi này, người viết lựa chọn bổ trợ bằngphương pháp tìm hiểu tâm lí và vấn đáp với các hộ gia đình trong bản cũng như

du khách đến bản Kết quả điều tra được dùng làm căn cứ cho việc nghiên cứutại chương II và chương III

4.3 Phương pháp so sánh phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu,thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lượng chính xác và đầy đủphục vụ cho mục đích nghiên cứu Từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáohoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu

4.4 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

4.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

STT Kết cấu đề tài Nội dung thu thập Nguồn thu thập

Sách báo, tạp chí,luận án, luận văn,khóa luận, báo cáo,internet

Báo, tạp chí, các báocáo thông kê kinh tế -

xã hội giai đoạn 2010– 2013, các số liệuthông kê từ xã củahuyện Thống kê của

Trang 9

triển du lịch cộng đồng ởđịa phương.

các sở, phòng, ban cóliên quan

Số liệu của địaphương, thông tin từsách, báo, luận văn,khóa luận, internet

4.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tác giả đã căn cứ vào tính chất của đề tài nghiên cứu và đưa ra nhữngphiếu điều tra (phiếu hỏi) phục vụ cho việc thu thập số liệu sơ cấp cho đề tài củamình Trong đó, tác giả thực hiện phát phiếu điều tra cho 3 đối tượng Đó làphiếu hỏi dành cho du khách trong nước, dành cho người dân làm du lịch tại bảnLác và dành cho người dân ngoài bản Lác

4.6 Phương pháp phỏng vấn

Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ đắc lực cho tác giả trong quátrình thực địa vì nó khắc phục được những nhược điểm của phương pháp bảnghỏi, tiết kiệm về thời gian và công sức Trong phương pháp này sẽ cho kết quả

Trang 10

một cách trực tiếp khi khai thác tâm lí của người dân cũng như du khách về hoạtđộng du lịch cộng đồng tại bản.

5 Bố cục của khóa luận

Khoá luận gồm có 3 phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận baogồm 3 chương ở phần nội dung như sau:

Chương I: Một số vấn đề cơ sở lí luận về phát triển du lịch cộng đồngChương II: Tìm hiểu mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu,Hoà Bình

Chương III: Định hướng xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở bản Lác,Mai Châu, Hoà Bình

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH CỘNG ĐỒNG1.1 Khái quát về phát triển du lịch cộng đồng

Trang 11

1.1.1 Các khái niệm về phát triển

Phát triển là xu hướng tự nhiên đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, mỗicộng đồng hay là mỗi quốc gia

Phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nàođều được thỏa mãn các nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa vàdịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống của mình, có trình độ học vấn cao,được hưởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho môitrường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và đượcđảm bảo an ninh, an toàn, không bạo lực

Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đầu vì mục tiêu phát triển và trải quathời gian, khái niệm về phát triển cũng đi đến thống nhất Phát triển kinh tế đượchiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đối cả về lượng và vềchất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề vềkinh tế và xã hội quốc gia

1.1.2 Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch

Ngày nay, du lịch thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ

biến không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về

nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác

nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về dulịch khác nhau

Theo GS.TS.Hunziker và GS.TS.Krapf (người Thụy Sỹ), hai ông lànhững người đặt nền móng cho lý thyết về du lịch đã đưa ra định nghĩa : “ Dulịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hànhtrình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc cư trú đó khôngthành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”

Tại Hội nghị Liên hợp Quốc về du lịch hợp tại Roma- Italia 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra các định nghĩa về du lịch: “ Du lịch là tổng hợp

Trang 12

(28/1-các môi quan hệ, hiện tượng và (28/1-các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ (28/1-các cuộchành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của

họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải lànơi làm việc của họ”

Theo các nhà kinh tế thì du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơnthuần mà nó phải gắn chặt các hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara-Edmod đưa ra định nghĩa: “ Du lịch là việc tổng hòa việc tổ chức và chức năngcủa nó không chỉ về phương diện khác vãng lai mang đến với một túi tiền đầy,tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhucầu hiểu biết và giải trí”

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “ Du lịch là các hoạt động liênquan đến chuyến đi của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đápứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định”

Sản phẩm du lịch là một tổng thể các dịch vụ tạo thành, các dịch vụ này

đứng riêng không thể gọi là sản phẩm du lịch, khi chúng kết hợp lại với nhau tạothành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách

Sản phẩm du lịch có đặc điểm như sau: Sản phẩm du lịch gắn với tài

nguyên du lịch Sản phẩm du lịch gắn liền giữa sản xuất và tiêu dùng, thường làkhông dịch chuyển được Tính mau hỏng và không dự trữ được cũng là một đặcđiểm của sản phẩm du lịch

1.1.3 Tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch,

các hợp phần tự nhiên đó là vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực độngvật, góp phần quan trọng phát triển du lịch cộng đồng

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố vănhóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, cáccông trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vậtthể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Trang 13

Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểmgiống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tựhoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng hoặc vì chúng có cùng một cáchphân phối một cách tổ chức như nhau hoặc được xếp chung theo một mức giánào đó.

1.1.4 Các quan niệm du lịch cộng đồng

Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vàonhững năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh Năm 1950, Liên hiệp quốccông nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sửdụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy

mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào tập kỷ 50 – 60

Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người vớiphạm vị địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộngđồng đó Theo Keith và Ary, 1998 thì “ Cộng đồng là một nhóm người, thườngsinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm.Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặchôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị” (Acommunity is a group of people, offen living in the same geographic area, whoidentify themselfves as belonging to the same group The people in a communityare offen related by blood or marriage, and may all belong to the same religious

or political group, class or caste (Keith and Ary, 1998)

Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trởnên phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất Các cộng đồng có thể baogồm nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo,người định cư lâu và người mới định cư Các nhóm quyền lợi khác nhau trongmột cộng đồng dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến

một cách khác nhau Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó nhưthế nào phụ thuộc vào mối quan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràngbuộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiều thế hệ Tùy

Trang 14

thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về tư tưởnghay hành động (United Nation Food and Agriculture Organisation, 1990).

Khái niệm Cộng đồng (Community) là một trong những khái niệm xã hộihọc.Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tươngđối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau vềquy mô, đặc tính xã hội Từ những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớnnhư cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập, đến một hạng/kiểu xãhội, căn cứ vào đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như cộngđồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Chicago Nhỏ hơn nữa, danh

từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng haymột nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lứa tuổi, giới tính,nghề nghiệp, thân phận xã hội như nhóm những người lái xa taxi, nhóm ngườikhiếm thị

Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặtchẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc kháphân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hayngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông Bên cạnh đó,còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền vănminh con người, ở đó con người hợp tác với nhau nhờ những lợi ích chung

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệuvào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tạicác tỉnh phía nam, trong lĩnh vực giáo dục Từ ngành giáo dục, phát triển cộngđồng chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội Đến những năm 1960, 1970, hoạtđộng phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triểnnông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo

Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng đượcbiết đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triểncủa nước ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng nhưmột nhân tố quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững Các đường

Trang 15

lối và phương pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thựctiễn ở Việt Nam, bằng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thấtbại Bộ môn “phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng” được giảng dạy trongmột số trường đại học ở phía Nam với giáo trình được biên soạn như một môn

cơ bản Gần đây, bộ môn này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cấp

mã ngành

Thuật ngữ Du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làngbản từ những năm 1970 Khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu vềphong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vài kháchmuốn khám phá hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâunhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn,nhất là đối với khách tham quan Những lúc như vậy, những khách này rất cần

có sự trợ giúp như dẫn đường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã đượcngười dân bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ Lúc đó, khách dulịch thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ – đây là tiền đềcho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng

Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội củacác nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp dulịch Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham giavào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinhthái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch

vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, người dânbản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quannên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩakhông chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng

Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng vàtạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách

du lịch vào những thập kỉ 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châuPhi, châu Úc, châu Mỹ La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua

Trang 16

các tổ chức phi chính phủ, Hội thiên nhiên Thế giới Du lịch dựa vào cộng đồngbắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vựcASEAN: Inđônêsia, Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác: Ấn Độ, Nepal,Đài Loan Các nước ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan đã tổ chức rấtnhiều cuộc hội thảo về xây dựng mô hình và tập huấn, đào tạo kỹ năng phát triển

du lịch dựa vào cộng đồng

Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng như

Du lịch dựa vào cộng đồng (Community, based Tourism); Phát triển cộng đồngdựa vào du lịch (Community – development in tourism); Phát triển du lịch sinhthái dựa vào cộng đồng (Community, Based Ecotourism); Phát triển du lịch có

sự tham gia của cộng đồng (Community Participation in Tourism)

Du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức hoạt động du lịch và cónhững điều kiện, tính chất hoạt động giống như loại hình du lịch sinh thái, dulịch bền vững như sau:

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản

địa , gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triểnbền vững, với sự tham gia tích cực cộng đồng của cộng đồng địa phương (Thế

Đạt, Du lịch và Du lịch sinh thái, 2003) Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao

yếu tố giáo dục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn thiênnhiên và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa do con người tạo ra

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng

những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫnquan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển

các hoạt động du lịch trong tương lai, (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du

lịch bền vững, 2001) Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn

tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫnduy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệthống hỗ trợ đời sống Như vậy, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy của du

Trang 17

lịch sinh thái và du lịch bền vững Du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào cả hai yếu

tố là tự nhiên, môi trường và con người

Theo Tiến sỹ Võ Quế trong cuốn “Du Lịch Cộng Đồng - Lý Thuyết VàVận Dụng” (Tập 1, Năm 2006) cho rằng “ Du lịch dựa vào cộng đồng là phươngthức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ

về phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môitrường đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi du lịch cộng đồng”

1.2 Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng

Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng trước hết là nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và tính đặc trưng cao Thứ hai là điều

kiện về yếu tố cộng đồng tham gia Các điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi

trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng Thứ

ba là nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa

phương Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng

sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu

du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

Tài nguyên du lịch bao gồm du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhânvăn đang được khai thác và chưa được khai thác Tài nguyên du lịch tự nhiên

bao gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên địa chất, địa mạo, địa hình,khí hậu, thủy văn, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng để phục

vu mục đích du lịch Đó sẽ là những yếu tố thúc đẩy cho hoạt động du lịch vì nóchứa những yếu tố có lợi cho con người và mang lại lợi ích cho con người

Trang 18

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốcnhân tạo, do con người sáng tạo ra, bao gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinhthần của con người Đó là sự có mặt của những di tích lịch sử văn hóa, các lễhội, các đối tượng gắn với dân tộc học, nhà sàn, nhà văn hóa, các đối tượng thểthao, phong tục tập quán, trang phục dân tộc, ẩm thực Những tài nguyên nàycũng chính là báu vật vô giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Tài nguyên du lịch của một địa phương phải thường xuyên được bảo tồn

và tôn tạo, nhất là các giá trị nhân văn ngày càng hấp dẫn, được bảo tồn và pháttriển ngày càng mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc

Như vậy, tài nguyên du lịch là điều kiện tiền đề và tiên quyết đối với việchình thành và phát triển các loại hình du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nóiriêng Tiếng nói riêng của mỗi điểm du lịch thông qua những sản phẩm du lịchđược truyền bá một cách rộng rãi và chuyên nghiệp Tài nguyên du lịch cũng làyếu tố cơ sở để hình thành và quy định loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu cũngnhư tổng quan được mức độ đa dạng, phức tạp hay đơn điệu của các sản phẩm

du lịch Những nơi càng nhiều tài nguyên đặc sắc, kì thú hay thậm chí là dịthường lại càng có sức hút đối với du khách, đặc biệt là với du khách quốc tế

1.2.2 Cơ sở vật chất – kĩ thuật

Cơ sở vật chất – kĩ thuật luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong

sự phát triển của ngành du lịch Cơ sở hạ tầng chính là biểu thị của bộ mặt kinh

tế - xã hội, văn hóa của vùng Các yếu tố cơ sở hạ tầng của các điểm du lịch phảiđảm bảo những tiêu chí tối thiểu để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của khách dulịch

Đối với du khách, dù cho họ chọn nơi nào là địa điểm du lịch thì họ cũngmuốn sự nghỉ ngơi được thoải mái nhất và có cơ hội thưởng thức những dịch vụ

tiện ích nhất Để làm được điều đó, cơ sở hạ tầng cần đảm bảo cho nhữngnhu cầu cơ bản của họ cũng như tiếp cận được với tối đa các dịch vụ của địađiểm du lịch Các yếu tố cơ sở hạ tầng trong điều kiện phát triển du lịch cộngđồng bao gồm giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế

Trang 19

Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch quyết định giá trị của sản phẩm dulịch nói chung và du lịch cộng đồng nói chung Trước hết là về phương tiện vậnchuyển tức là những phương tiện phục vụ cho việc đi lại, lưu trú, tham quan củakhách như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền, các phương tiện sử dụng sức kéo.Tất cả các phương tiện trên phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh và đảm bảochất lượng.

Về cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn tư nhân, nhà nghỉ, nhà ở của ngườidân Tất cả các đối tượng trên đều nằm trong sự quản lí của địa phương và đểphục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách, đảm bảo diễn ra một cách thuận lợinhất Đặc biệt là các công trình vệ sinh hay chỗ ăn uống phải được chú ý vàquan tâm hơn cả đến chất lượng như được đầu tư bình tắm nóng lạnh Ngoài ra,

cơ sở lưu trú cần được trang bị các thiết bị cảnh báo phòng chống cháy nổ, antoàn khi sử dụng và có các phương án dự phòng

Về các dịch vụ ăn uống thì đây là một trong các nhu cầu thiết yếu của mỗicon người Dù là ở đâu, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đượcđặt lên hàng ưu tiên Bên cạnh đó, dịch vụ ăn uống cũng mang lại nguồn lợinhuận lớn trong kinh doanh du lịch Chính vì khả năng thúc đẩy của ẩm thựcphong phú mà khu vực ăn uống hay dịch vụ ẩm thực lưu động cần được xem xét

để đảm bảo vệ sinh, tiện ích và an toàn nhất Thực đơn vừa phong phú, đa dạng,vừa phải đảm bảo về khâu an toàn vệ sinh thực phẩm và đa dạng khẩu vị để phùhợp với thực khách

Các trang thiết bị khác bao gồm những phương tiện hỗ trợ trong suốt quátrình tham quan hay nghỉ dưỡng như phục vụ làm các sân khấu lớn hay tổ chứccắm trại, giao lưu văn hóa văn nghệ cần được đảm bảo diễn ra an toàn và cóhiệu quả với các thiết bị cơ bản được đáp ứng tối thiểu

Như vậy, để hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất có thể,các cơ sở du lịch phải tăng cường đầu tư và trang bị hệ thống cơ sở vật chất hạtầng đầy đủ, đồng bộ và theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

du khách

Trang 20

1.2.3 Giao thông vận tải

Giao thông là huyết mạch của mỗi quốc gia, các phương tiện giao thôngvận tải là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mang đến thuận lợi chocác hoạt động du lịch Du lịch là một quá trình di chuyển cần đến sự hỗ trợ củacác phương tiện hiện đại và các loại hình vận tải phù hợp khi vận chuyển khách,hàng hóa phục vụ dịch vụ du lịch Thông qua mạng lưới giao thông vận tải, đặcbiệt là các tuyến đường chính sẽ hình thành những tuyến hay mạng lưới du lịchgiúp du lịch nhanh chóng trở thành một nhu cầu cơ bản trong xã hội văn minh

và hiện đại

Trong các phương tiện tham gia giao thông, mỗi phương tiện có nhữngđặc điểm riêng biệt mang đến sự thuận lợi tối ưu cho người sử dụng Giao thôngbằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn đã được lậptrình Giao thông đường hàng không rất nhanh, tiết kiệm thời gian nhưng giá cảkhá đắt, giao thông đường thủy chậm nhưng dễ quan sát và ngắm cảnh, thưởngngoạn những danh lam thắng cảnh kì thú, giao thông đường sắt giá rẻ nhưngchạy theo tuyến cố định

Như vậy, giao thông vận tải với đa dạng các loại hình phục vụ đáp ứngnhững nhu cầu phong phú và ngày càng hiện đại của con người

1.2.4 Dịch vụ hỗ trợ du lịch

Một trong những dịch vụ hỗ trợ đắc lực cho du lịch chính là hệ thốngthông tin liên lạc, viễn thông Nó sẽ hỗ trợ cho du khách trong và ngoài nước đểlên lịch trình, giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn hiệu quả Nếu như giaothông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảmnhận vai trò vận chuyển, thông báo tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, làphương tiện để kết nối và chia sẻ, giao lưu cộng đồng và quốc tế

Các công trình cung cấp điện, nước, trạm y tế tại các điểm du lịch là điềukiện không thể thiếu Các dịch vụ này sẽ theo du khách trong suốt hành trình dulịch mà đặc biệt là hoạt động cung cấp điện, nước và y tế được quan tâm hàngđầu

Trang 21

Ngoài ra, các dịch vụ du lịch thường sử dụng rất nhiều các phương tiệnquảng cáo và truyền thông giúp người tham gia du lịch có được những kiến thứcquý báu về chuyến hành trình Các dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò hết sức cần thiết,đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra hiệu quả.

1.2.5 Chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương

Trong bất kì hoạt động nào, chính quyền luôn đóng vai trò chủ chốt và cótầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của hoạt động du lịch nói chung và

du lịch cộng đồng nói riêng Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển

du lịch của từng địa phương Nếu chính quyền địa phương có chính sách, chủtrương, định hướng ủng hộ phát triển du lịch thì điều kiện phát triển sẽ vô cùngthuận lợi Và ngược lại, nếu chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mứcvấn đề phát triển du lịch của nơi mình thì sẽ cản trở quá trình phát triển của địađiểm du lịch đó

Các cấp chính quyền có vai trò rất quan trọng có thể hỗ trợ phát triển dulịch bằng cách tạo điều kiện thuậ lợi cho du khách đến tham quan, khuyến khích,

hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch; tham gia định hướngchỉ đạo và quản lí các hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương; đảm bảocông tác an ninh trật tự tại địa phương, tạo lập hình ảnh cho địa phương mình trởthành một điểm đến lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước Đồng thời, gópphần phát triển các công trình, hạng mục liên quan tới các điều kiện phát triển

du lịch như cơ sở hạ tầng; ưu đãi cho các tổ chức doanh nghiệp đầu tư các hạngmục phát triển du lịch

1.2.6 Sự tham gia của cộng đồng

Cộng đồng địa phương là một trong các nhân tố quan trọng để phát triển

du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng Khi cộng đồng tham gia vàolàm du lịch sẽ cho ra những sản phẩm mang đậm chất văn hóa địa phương vàchất cộng đồng của điểm du lịch vùng miền đó Từ đó giúp quảng bá về cảnhđẹp và con người họ

Trang 22

Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ đánhgiá được mức độ ảnh hưởng của cộng đồng đến một mảng kinh tế lớn trong cơcấu kinh tế của từng vùng, nằm trong ngành dịch vụ Cộng đồng dân cư ở đâychỉ giới hạn là những người dân địa phương đang sinh sống làm ăn hoặc nằmtrong các khu vực lân cận chứa tài nguyên du lịch, không bao gồm những ngườihay doanh nghiệp từ nơi khác đến làm việc hay kinh doanh.

Cộng đồng dân cư là những người tham gia vào việc tổ chức các hoạtđộng du lịch phục vụ du khách và cung cấp những tiện ích cho du khách và gópphần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bản sắc văn hóa củacộng đồng Cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng làm chủ thể trực tiếptham gia vào hoạt động du lịch Họ là người quyết định sự tồn tại và phát triểncủa du lịch cộng đồng Cộng đồng dân cư vừa là chủ thể cung cấp dịch vụ vừa làngười quản lí và bảo tồn tài nguyên du lịch

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các mô hình du lịch được biểuhiện thông qua ý thức bảo tồn của cộng đồng địa phương đối với các tài nguyên

du lịch của địa phương Hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng dochính người dân địa phương tham gia, làm chủ và quản lí Đồng thời họ cũng làngười quan tâm đến sự bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường vì nóảnh hưởng đến sự tồn tại của chính họ Vì vậy, họ đương nhiên sẽ phải có tráchnhiệm bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường và giữ gìn văn hóa củadân tộc, của địa phương mình

Nếu sự tham gia của cộng đồng địa phương mờ nhạt và không đủ làmđộng lực thúc đẩy sự phát triển của cả vùng nói chung và dịch vụ du lịch nóiriêng thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững hay của từng loại hình

du lịch Vì vậy, cộng đồng địa phương phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác với nhau

để tạo ra hoạt động du lịch có tổ chức, có định hướng phát triển rõ ràng, phươngchâm hoạt động hiệu quả

Để du lịch cộng đồng có thể hình thành và phát triển thì cộng đồng dân cưphải tích cực tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ như ăn uống, lưu trú và họ

Trang 23

phải biết giữ gìn, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của mình.Đặc biệt là bảo vệ môi trường sống để ngày càng tăng thêm sức hấp dẫn và giátrị của du lịch tại địa phương mình.

Một yếu tố rất quan trọng biểu hiện cho sự tham gia của cộng đồng chính

là nhận thức được lợi ích về kinh tế và xã hội từ việc phát triển du lịch cũng nhưnhiệt tình tham gia hoạt động du lịch và cởi mở đón khách du lịch Nếu cộngđồng địa phương nhận thức được tính nghiêm túc và lợi ích từ việc phát triển dulịch và có những hướng đề xuất kịp thời thì sẽ hứa hẹn hoạt động du lịch pháttriển mạnh mẽ Các dịch vụ phải có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách

du lịch thì mới đạt được hiệu quả kinh tế

Trình độ văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương được xem như là mộtyếu tố cơ bản khi tổ chức các hoạt động du lịch mà đặc biệt là hoạt động du lịchcộng đồng Họ phải hiểu được các giá trị văn hóa bản địa như các phong tục tậpquán và các thông tin tại địa phương mình, phải có hiểu biết về nhu cầu tâm lí,đặc điểm cũng như những mong muốn hay thay đổi, kiến nghị của khách du lịch

để việc tổ chức các hoạt động du lịch ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn

Để phục vụ tốt cho hoạt động du lịch cộng đồng thì về cơ bản người dâncần có hiểu biết xã hội nhất định và quan tâm đến đặc điểm riêng của du kháchtrong nước và du khách nướ ngoài Họ phải biết sắp xếp, lựa chọn, cân bằnggiữa các vấn đề văn hóa bản địa và tâm lí, khả năng tiếp nhận của khách du lịch.Đồng thời, cộng đồng dân cư cung cấp dịch vụ du lịch phải hiểu các tiêu chuẩncho mỗi dịch vụ và có kiến thức, kĩ năng để thực hiện các dịch vụ theo nhữngtiêu chuẩn đó

Như vậy, sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

du lịch có một ý nghĩa cộng đồng rất lớn lao Nó có vai trò thúc đẩy mạnh mẽcác hoạt động du lịch phát triển và mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội chochính quê hương mình

1.2.7 Tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế

Trang 24

Ở đây bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội hoạt động trongcác lĩnh vực văn hóa, phát triển du lịch, bảo tồn môi trường thiên nhiên, giáodục xã hội Sự hỗ trợ của các đơn vị và tổ chức này có ý nghĩa quan trọng, gópphần vào sự thành công của du lịch cộng đồng.

Các tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể tiềm năng vàđiều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương và nhận định loại hình dulịch cộng đồng là giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề về kinh tế, văn hóa,

xã hội và môi trường thiên nhiên

Các tổ chức này đầu tư vào các dự án phát triển cho du lịch cộng đồng,góp phần vào việc hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phát triển du lịch cộngđồng, cung cấp chuyên gia đào tạo, tư vấn cho cộng đồng địa phương, chínhquyền địa phương và các cơ quan chức năng để phát triển du lịch cộng đồng mộtcách có hiệu quả

1.2.8 Liên kết doanh nghiệp – địa phương

Các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương đều góp phần vào sựphát triển bền vững của du lịch cộng đồng Các doanh nghiệp bao gồm cácdoanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch hoạtđộng trên địa bàn địa phương và các doanh nghiệp lữ hành địa phương khác.Doanh nghiệp lữ hành là tác nhân quan trọng kích thích thị trường du lịch và tạođiều kiện phát triển du lịch Doanh nghiệp có vai trò quan trọng và tạo nhữngđiều kiện thuận lợi như tạo ra sản phẩm du lịch từ loại hình du lịch cộng đồng.Doanh nghiệp lữ hành xây dựng các sản phẩm; tiếp cận, nghiên cứu, đánh giácác giá trị của tài nguyên và dịch vụ du lịch

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng các đề án để phát triển du lịchcộng đồng tại địa phương với những định hướng mang tầm chiến lược kinhdoanh thương mại Doanh nghiệp phụ trách khâu quảng bá sản phẩm và manglại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng những người làm du lịch và liên kếtchặt chẽ với địa phương Vai trò của các doanh nghiệp tại địa phương sẽ làm

Trang 25

tiền đề thậm chí là tiên phong đi đầu trong các vấn đề phát triển tầm nhìn của dulịch cộng đồng.

Các doanh nghiệp lữ hành cung cấp số lượng lớn cho cộng đồng khách dulịch địa phương Đó là nguồn cung cấp ổn định cho địa phương Đồng thời, cộngđồng địa phương cũng phải có chính sách ưu đãi hay còn gọi là hoa hồng để giữmối giao lưu lâu dài với các doanh nghiệp trên cơ sở đôi bên hợp tác cùng cólợi

Mặt khác, cộng đồng địa phương hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, nghiệp vụhoạt động du lịch từ các doanh nghiệp du lịch Chất lượng dịch vụ do cộng đồngđịa phương cung cấp xây dựng nên chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Đểnâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp du lịch sẽ giúp cộng đồng địaphương về phương pháp, kinh nghiệm tạo hiệu quả trong hoạt động du lịch

1.3 Các nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch cộng đồng

1.3.1 Dựa vào cộng đồng

Đặc thù của du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào cộng đồngđúng như những tên gọi của du lịch cộng đồng từ những thời kì đầu Cộng đồngchính là chủ thể chính của hoạt động du lịch cộng đồng Tại sao lại nói như vậy,

họ là những người trực tiếp tham gia vào tất cả quá trình du lịch như tổ chức cáchoạt động du lịch, cung cấp các dịch vụ du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóatruyền thống nhằm phục vụ nhu cầu của du khách Chính vì vậy, nguyên tắc đầutiên trong hoạt động du lịch cộng đồng là phải dựa vào cộng đồng mà làm dulịch và nhờ có cộng đồng để phát triển Đồng thời sẽ mang lại lợi ích cho cộngđồng Chúng ta không thể phát triển du lịch cộng đồng mà không dựa vào cộngđồng

Khi xây dựng những đề án du lịch hay các chương trình liên quan để thúcđẩy hoạt động du lịch, chúng ta cần đánh giá được khả năng của cộng đồng.Trong đó bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của chính họ từ việc

sử dụng tài nguyên du lịch, tiềm năng du lịch của địa phương cũng như nhữnglợi ích mà nó mang lại Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng

Trang 26

đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch Đồng thời cũng cần phảiđánh giá sức hấp dẫn, độc đáo của những giá trị văn hóa truyền thống của cộngđồng trong sự phát triển của du lịch nói riêng và trong tổng thể phát triển kinh tếnói chung.

1.3.2 Phân chia lợi ích hợp lí

Việc phân chia lợi ích giữa các bên tham gia là một trong những nguyêntắc rất cơ bản trong kinh doanh du lịch cộng đồng Đây chính là điều kiện đểphát triển du lịch một cách tổng hợp giữa các bên tham gia cùng hợp tác và pháttriển Sản phẩm của du lịch cộng đồng chính là kết quả của sự hợp tác giữa cácbên cùng lợi ích và chung vốn đầu tư về cả vật chất lẫn các chính sách hay hợptác để trao đổi kinh nghiệm Sự hợp tác được thể hiện giữa cộng đồng địaphương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch

Trong đó, cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ

du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch Bên cạnh đó, họ còn đóng vai trò quantrọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ,dân tộc trong du lịchcộng đồng Họ là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch cộngđồng

Chính quyền địa phương là người đại diện cho cơ quan nhà nước quản líhành chính trực tiếp các hoạt động du lịch tại địa phương, đảm bảo trật tự anninh cho cộng đồng và sự an toàn cho khách du lịch, tạo lợi thế du lịch, là mộtđiểm đến tin cậy cho khách du lịch tìm đến địa phương mình; góp phần làm giàucho quê hương

Các doanh nghiệp du lịch bao gồm các trung tâm lữ hành và các doanhnghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ Họ chính là cầu nối trung gian giữa khách

du lịch và những địa điểm du lịch có tài nguyên du lịch đặc biệt cũng như dịch

vụ du lịch cộng đồng tại địa phương đó Các doanh nghiệp là một tác nhân quantrọng kích thích thị trường du lịch nhất là vào mùa du lịch Du lịch cộng đồngvới những giá trị tài nguyên đặc sắc cần có sự hỗ trợ của doanh nghiệp lữ hành

để quảng bá sản phẩm cũng như là giữ cho lượng khách được ổn định

Trang 27

trong suốt các mùa du lịch.

Trên cơ sở đó, nguyên tắc này cho phép cộng đồng cùng hưởng lợi vớicác doanh nghiệp du lịch cũng như các thành phần khác tham gia vào hoạt độngkinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạt động

du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồngthời lợi ích đó cũng được chia sẻ qua nộp thuế để phát triển chung cho xã hội

1.3.3 Người dân quyết định các hoạt động du lịch

Một trong các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng là dựa vào cộngđồng mà phát triển và mang lại lợi ích cho cộng đồng Mọi chương trình củahoạt động du lịch đều được xây dựng dựa vào khả năng của cộng đồng Chính vìvậy, cộng đồng phải được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạchthực hiện và quản lí đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thểtrao quyền làm chủ cho cộng đồng

Cộng đồng là một thành phần, một đối tác bình đẳng trong chu trình pháttriển du lịch Điều này cho thấy người dân được làm chủ và quyết định nhiềuvấn đề quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng Cộng đồng địa phương khitham gia trực tiếp nhất vào hoạt động du lịch thì họ sẽ là những người am hiểu

về chính những giá trị tài nguyên du lịch cũng như những điểm mạnh, điểmchưa được của du lịch địa phương mình Họ tham gia lập kế hoạch, đánh giá cácphương án phát triển du lịch và đề xuất, kiến nghị vì sự phát triển chung của dulịch quê mình, dân tộc mình

1.3.4 Bảo tồn giá trị các tài nguyên

Nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng là người dân địa phương phảibiết kết hợp hoạt động du lịch với lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà họ manglại cho cộng đồng Hơn thế nữa phải bảo tồn văn hóa đặc trưng của địa phương,bảo vệ môi trường

Những tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn có ý nghĩa quantrọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng mà đặc biệt là tài nguyên nhân văn

Trang 28

với các giá trị về văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực,…Tài nguyên dulịch giống như một thứ nguyên liệu cơ bản song không thể thiếu được để làmnên món ăn tinh thần là các sản phẩm du lịch Nguyên liệu càng giàu chất dinhdưỡng thì món ăn càng hấp dẫn nghĩa là các tài nguyên du lịch càng phong phú

và đa dạng, càng độc đáo thì càng dễ xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc,hấp dẫn

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà tài nguyên du lịch mang lại thì cộngđồng địa phương cần phải chú ý đến việc bảo tồn các giá trị tài nguyên Mụcđích đi du lịch chính là để thỏa mãn trí tò mò, khám phá những điều thú vị, mới

lạ đem lại một cảm quan thẩm mĩ cao Chính vì nắm được thị hiếu đó của dukhách mà các địa điểm du lịch cần phải hấp dẫn du khách không chỉ bằng vẻ đẹpsẵn có của những tài nguyên thiên nhiên mà còn phải biết bảo tồn, phát huy, làmgiàu, làm đẹp thêm cho quê hương mình Họ nhận thức được việc bảo tồn cácgiá trị tài nguyên chính là đang bảo vệ quyền lợi của họ Các tài nguyên càngđược bảo tồn thì càng có giá trị để thu hút khách du lịch đồng nghĩa với số lượngviệc làm và thu nhập cũng tăng lên

Nếu cộng đồng địa phương khai thác không đi đôi với bảo tồn, tôn tạo thìkhông những giá trị du lịch không đảm bảo được sự bền vững mà sức hấp dẫncũng không còn, kéo theo nhiều hậu quả không đáng có Điều đó trong tương laikhông xa sẽ làm tổn hại tới tài nguyên môi trường, làm mất đi đặc trưng văn hóabản địa Việc đánh mất bản sắc văn hóa hay phát triển du lịch một cách mờ nhạtthì sớm muộn cũng sẽ mang lại nhiều hệ lụy mà đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môitrường phải luôn được xem xét song song với việc phát triển văn hóa xã hộiphục vụ du lịch

Như vậy, du lịch cộng đồng đã đưa người dân địa phương trở thành chủthể trong việc bảo tồn tài nguyên Ngoài ra, du lịch cộng đồng cũng giúp chocộng đồng phát huy sáng tạo, khôi phục và gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyềnthống để phục vụ vào mục đích phát triển du lịch Bảo tồn những giá trị của tàinguyên môi trường và văn hóa truyền thống cũng chính là bảo đảm sự phát triển

Trang 29

bền vững của du lịch.

1.4 Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng

Bảng 1.1 Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng

Các bên tham gia Vai trò

Sự tham gia của cộng

đồng

Bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch,hoạt động du lịch, sự tham gia của cộng đồng đốivới việc giảm giá các sản phẩm du lịch

Chính quyền địa

phương

Họ là người lãnh đạo và có vai trò tổ chức, quản

lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể củacộng đồng, đặc biệt phát huy vai trò, thế mạnhmọi tiềm năng của cộng đồng trong mọi hoạt độngkinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng

Các doanh nghiệp kinh

doanh và lữ hành dịch

vụ du lịch

Là cầu nối giữa khách du lịch và cộng đồng vànhững người giữ vai trò môi giới trung gian vàbán sản phẩm du lịch và góp phần chia lợi ích từviệc đóng thuế, đóng phí môi trường

Khách du lịch Là yếu tố cầu du lịch, mua các sản phẩm du lịch

cộng đồng là khách hướng ngoại ưa mạo hiểmthích khám phá trải nghiệm và nghiên cứu tìmhiểu về văn hóa, các làng nghề truyền thống

Trang 30

Như vậy, chính quyền địa phương sẽ là thành phần đi đầu, có vai trò là

người lãnh đạo và có vai trò tổ chức, quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tậpthể của cộng đồng, đặc biệt phát huy vai trò, thế mạnh mọi tiềm năng của cộngđồng trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng Chính vì thế

mà sự tham gia của cộng đồng sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo tồn, pháthuy các giá trị tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch, sự tham gia của cộng đồngđối với việc giảm giá các sản phẩm du lịch Cộng đồng và khách du lịch có quan

hệ chặt chẽ, qua lạ và bổ sung cho nhau Nếu như cộng đồng cung cấp các dịch

vụ cho du khách thì khách du lịch là yếu tố cầu du lịch, mua các sản phẩm dulịch cộng đồng là khách hướng ngoại ưa mạo hiểm thích khám phá trải nghiệm

và nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa, các làng nghề truyền thống

Các doanh nghiệp kinh doanh và lữ hành dịch vụ du lịch: Là cầu nối giữakhách du lịch và cộng đồng và những người giữ vai trò môi giới trung gian vàbán sản phẩm du lịch và góp phần chia lợi ích từ việc đóng thuế, đóng phí môitrường,…

1.5 Lợi ích và các xu hướng của sự phát triển du lịch cộng đồng

Góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa nhân văn vàvăn hóa cộng đồng, tạo cơ hội nâng cao việc làm và thu nhập quốc gia cũng nhưcộng đồng người dân ở địa phương nhất là người dân ở vùng sâu vùng xa nơi cócác khu du lịch các di tích lịch sử hấp dẫn

Trang 31

Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng, du khách có nhu cầu đi du lịchnhiều địa điểm trong một chuyến du lịch và nhu cầu ngày càng cao trong việctìm kiếm thông tin và học hỏi, tìm hiểu khi đi du lịch.

Phát triển du lịch bền vững là xu thế phát triển du lịch thế giới, là nhằmđáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫnquan tâm đến bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạtđộng du lịch trong tương lai

Phát triển du lịch vào cộng đồng là để vận động và huy động tham giacung cấp các dịch vụ phát triển du lịch Các dịch vụ xuất phát từ nhu cầu củakhách du lịch Cộng đồng tham gia lựa chọn nhu cầu của khách du lịch Cộng

đồng tham gia lựa chọn số lượng, chất lượng và phong cách phục vụ theokhả năng của các thành viên cộng đồng địa phương nhằm khai thác tính đặc sắccủa địa phương Các hoạt động cung cấp dịch vụ ban đầu với mục đích là giảiquyết công ăn việc làm, có thu nhập nâng cao mức sống Trong quá trình thamgia phát triển du lịch, cộng đồng nhận thức được vấn đề tài nguyên thiên nhiên

và giá trị văn hóa, phong tục tập quán, hàng thủ công mỹ nghệ,… có vai trò thuhút khách du lịch đến thăm quan đã tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho thànhviên cộng đồng và góp phần nâng cao nhận thức

Hoạt động du lịch cộng đồng có nhiều tác động, cả tích cực và tiêu cực,trên cả phương diện kinh tế lẫn văn hóa, xã hội, tới sự phát triển các cộng đồngdân tộc ở của địa phương Du lịch đã tạo nên những cơ hội việc làm mới tăngthu nhập cho người dân Du lịch đã góp phần làm tăng khả năng nhận thức, mởrộng giao lưu và thế giới quan của họ, thúc đẩy tư duy kinh tế mới Trong quátrình phát triển và dưới tác động của du lịch, những người dân tộc thiểu số từngbước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, vào nền kinh tế thị trường.Văn hóa địa phương thông qua du lịch dường như mềm dẻo đa dạng, tích cực,được lựa chọn và có khả năng thích nghi Bản sắc được khơi gợi, làm mới vàđược biểu đạt ra thế giới bên ngoài Du lịch trong nhiều trường hợp làm tôn lên

Trang 32

trong lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc Du lịch đã kích thích và làm tăngđầu tư vào địa phương, cải thiện đời sống của người dân.

Bên cạnh những lợi ích rõ rệt, du lịch đem lại cho người dân còn nhữngtác động tiêu cực về văn hóa và xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của chínhngành công nghiệp này Đó là trong khi du lịch phát triển thịnh vượng nhờ vàosức hút đặc sắc chưa bị hủy hoại của nó thì chính sự phát triển nghành côngnghiệp du lịch hướng đến hủy hoại những hấp dẫn đó Các sản phẩm văn hóa bịđóng gói mất dần tính chân thực, mang tính trình diễn và dần trở thành tháchthức đối với các quan hệ cộng đồng Vai trò của những người dân tộc thiểu sốtrong du lịch có thể bị suy giảm lợi ích mà họ nhận được từ du lịch có thể giảmsút, những hậu quả tiêu cực về môi trường cũng có thể đè nặng hơn lên vai họ

Hoạt động du lịch là nơi các lợi ích kinh tế được khai thác từ các giá trịthiên nhiên, văn hóa Để có thể phát triển một cách bền vững, một phần các lợiích kinh tế thu được từ du lịch cần sử dụng vào mục đích tái đầu tư, bảo tồn, tôntạo và phát triển thiên nhiên, văn hóa Đối với hình thức du lịch cộng đồng, bảnthân cộng đồng dân cư các địa phương cần thực sự chủ động tham gia và hưởnglợi từ hoạt động du lịch

1.6 Du lịch cộng đồng trong mối quan hệ với các loại hình du lịch khác

Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúngđược sở hữu và quản lý bởi cộng đồng : Du lịch sinh thái, Du lịch nông nghiệp,Nông thôn du lịch, Du lịch làng, Du lịch dân tộc hay bản địa và Du lịch văn hóa.Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng hóa thủ công địa phương có thể làmột phần quan trọng trong các dự án du lịch cộng đồng và trong các hình thứcchủ đạo của ngành du lịch

- Du lịch sinh thái : Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra

trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môitrường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của địaphương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường Nó thúc đẩy một hệ sinh thái

Trang 33

bền vững thông qua quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả cácbên liên quan.

- Du lịch văn hóa : Du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan

trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học làyếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương Ví dụ về du lịch dựavào văn hóa bao gồm khám phá di tích khảo cổ học địa điểm tôn giáo nổi tiếnghay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số

- Du lịch nông nghiêp : Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông

nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược vàcác trang trại động vật đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch Khác dulịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc vớidụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng

đến hệ sinh thái hoặc năng suất của lao động chủ nhà Một sản phẩm mớiđặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm

về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu

- Du lịch bản địa : Du lịch bản địa/Dân tộc đề cập đến một loại du lịch nơi

đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạtđộng du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách dulịch

- Du lịch làng : Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống

thôn bản và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch.Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhàtrọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du lịch ở lại qua đêm trongnhững ngôi nhà làng, cùng với một gia đình Khách du lịch có thể chọn nhànghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng hoặc cá nhân,cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khicũng là thoải mái hơn cho cả chủ nhà

- Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ : Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ

nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài Nó không phải là hình thức độc lập

Trang 34

của du lịch và chính là một thành phần của các loại hình thức khác nhau của dulịch Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho các nghành côngnghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của các hàng thủcông mỹ nghệ cũng có thể giúp cho người dân địa phương để tìm hiểu thêm về

di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ

1.7 Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở khu vực và ở Việt Nam

1.7.1 Du lịch cộng đồng tại công viên quốc gia Gunung Halimun, Indonesia

Công viên quốc gia Gunung Halimun National Park (GHNP) được thànhlập năm 1992, là một khu rừng nguyên sinh lớn nhất ở Java và đây cũng là nơi

cư trú của 23 loài động vật có vú mà ít nhất 2 trong số chúng là những loài đặchữu và đang bị đe dọa Ngoài ra còn có nhiều sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủngvới hơn 200 loài chim, 18 loài trong số đó là loài đặc hữu và hơn 500 loài thực

vật Để đối phó với những hiểm họa đó, các tổ chức đã lập ra một hiệp hộivới mục đích làm việc với các cư dân địa phương nhằm xây dựng nên mộtdoanh nghiệp du lịch sinh thái

Các mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng đối với GHNP là giảm sự đedọa đối với tính đa dạng sinh học của vùng này bằng cách đem đến nguồn thunhập khác cho các cư dân và tăng tính cộng đồng thông qua các hoạt động dulịch cộng đồng Mỗi nhóm chứa khoảng 30 thành viên xây dựng nên mộtchương trình đào tạo nhân lực như đào tạo hướng dẫn viên, đào tạo người cungcấp dịch vụ du lịch, đào tạo về Tiếng Anh, đào tạo về quản lí và nghề thủ công

Trên cơ sở đó, thế giới học tập được ở mô hình du lịch cộng đồng ở đây

đó là sự chủ động của cư dân trong việc phát triển du lịch cộng đồng và nhậnthức về bảo tồn tài nguyên của cộng đồng dân cư cũng như sự hợp tác giữa cácthành viên tham gia là chìa khóa quan trọng dẫn đến sự thành công

1.7.2 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trong nước

Trang 35

Vào đầu những năm đầu của thế kỷ XXI phương thức phát triển du lịchcộng đồng ở nước ta mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khuvực có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong mấy năm gần đây Một số khu, điểm

du lịch ở miền núi, vùng dân tộc có sự đa dạng tài nguyên nhân văn đủ thu hútkhách du lịch cả trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu cuộc sống của

cư dân bản địa Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, dịch vụ du lịch còn hạn chếnhưng bên cạnh đó có sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế (Tổ chức Phát Triển

Hà Lan), Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (International Unionfor Conservation of Nature and Natural Resources, viết tắt là IUCN) Ngoài racòn có sự đầu tư phát triển trợ giúp của nhà nước nên bước đầu cũng đủ đạtđược những thành quả nhất định như tạo ra công ăn việc làm tăng thêm thu nhậpcho người dân và nâng cao được ý thức của cộng đồng về việc bảo tồn tàinguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phương Bên cạnh đó vấn đềcấp bách đang đặt ra là nguy cơ tác động của khách du lịch đến việc bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên đặc biệt là văn hóa bao gồm lối sống, phong tục tậpquán, tín

ngưỡng chúng ta đã phát hiện được HIV và AIDS ở cả Tây Nguyên vànhà Rông hợp tôn

Hiện nay tại nước ta đã có nhiều địa phương phát triển du lịch theo đinhhướng du lịch cộng đồng và bước đầu đã đạt được những thành công nhất địnhgóp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bản sắc bảnđịa, qua đó đã để lại cho những bài học quý giá

1.7.3 Phát triển du lịch cộng đồng tại Sín Chải

Bản Sín Chải cách thị xã Sa Pa khoảng 4km, nằm trên sườn núi thuộc dãyHoàng Liên Sơn, phần lớn diện tích của bản nằm trong hoặc sát kề với Vườnquốc gia Hoàng Liên Sơn với những dãy rừng nguyên sinh bạt ngàn với hệ sinhthái đa dạng và quý hiếm Cư dân sinh sống chủ yếu là người H’Mông cókhoảng 120 hộ gia đình Chủ yếu theo đuổi lối du canh du cư canh tác nương rẫy

và khai thác các sản phẩm từ rừng Với văn hóa truyền thống lâu đời có bản sắc

Trang 36

riêng như phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng, tin vào sức mạnh siêu nhiên nhưcác ma rừng, ma nhà, ma cột; một kho tàng về các điệu múa, các bài hát của dântộc mình; hàng thủ công mỹ nghệ khá phong phú với bản sắc của ngườiH’Mông Sa Pa nói chung và Sín Chải nói riêng có điều kiện tài nguyên và khíhậu rất tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch Hàng năm đã thu hút một lượngkhách du lịch khá lớn Theo số liệu của Phòng thương mại và du lịch Sa Pa đãđón được 239.231 lượt khách trong nước và quốc tế là 69.071 lượt khách năm2012.

Cùng với sự gia tăng của khách du lịch đến Sa Pa thu nhập từ du lịch vàlợi ích kinh tế đã tăng lên nhưng đồng hành với nó các hiện tượng tiêu cực đãxuất hiện và thâm nhập vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tài nguyênthiên nhiên đã bị tàn phá do đã chặt phá rừng nguyên sinh để mở lối đi và làmđường cho du khách “du lịch sinh thái”, một số tài nguyên rừng đã bị khai thác

vì cuộc sống mưu sinh và phục vụ cho nhu cầu của du khách Bản sắc văn hóa bịlai tạp, bị biến mất do ảnh hưởng và giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau;

tệ nạn xã hội đã thâm nhập vào cuộc sống bình yên của làng bản như ma túy,mại dâm

đặc biệt là trẻ em bị lạm dụng, xâm hại tình dục và bị bóc lột Năm 2001,

Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) cùng với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế(IUCN) đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tạibản Sín Chải trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho các sáng kiến về

du lịch bền vững” Mục tiêu của dự án là thúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch

vụ du lịch nhằm góp phần phát triển cộng đồng, bảo tồn được tài nguyên thiênnhiên, giữ gìn được các giá trị văn hóa cộng đồng Chính vì vậy mô hình pháttriển du lịch tại Sín Chải còn được gọi là du lịch sinh thái cộng đồng

Tuy nhiên còn có một số hạn chế song du lịch tại Sín Chải được coi là môhình phát triển du lịch cộng đồng khá thành công cần được nhân rộng

1.7.4 Phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Suối Voi, Lộc Tiên, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Trang 37

Khu du lịch cách Huế khoảng 40 km về phía nam là một điểm du lịch nổitiếng ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên tuyến du lịch Huế - Hội

An Khu du lịch suối Voi được biết đến với phong cảnh độc đáo của miền sơnđịa với các dòng suối trong vắt chảy từ núi Răng Cưa dài khoảng 9 km trước khi

đổ ra biển tạo nên một bức tranh thủy mộc độc đáo Ngoài suối Voi còn có cáckhu rừng nhiệt đới nổi tiếng bởi sự đa dạng của hệ sinh thái với các loại gỗ quýnhư trầm hương, gõ, kim giao Cộng đồng dân cư ở đây có 370 hộ với 1375nhân khẩu trong đó hộ nghèo chiếm tới 22% số hộ toàn xã Hàng năm khu dulịch suối Voi thu hút được khoảng trên 22.000 khách du lịch trong đó có khoảng8.000 khách quốc tế thăm quan, nghỉ ngơi, tắm suối, du lịch leo núi và đi dạoxuyên rừng hay du lịch cuối tuần Về lao động trực tiếp hiện nay khu du lịch huyđộng có khoảng 30 hộ dân tham gia thường xuyên vào việc cung cấp dịch vụnhư kinh doanh lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên, mang vác hành lý, bán hànglưu niệm Thời điểm chính vụ từ tháng 5 đến tháng 9 số lao động trực tiếp thamgia tăng gấp 2-3 lần

Qua tìm hiểu sự phát triển du lịch tại suối Voi chúng ta thấy rằng ngườilao động trong khu du lịch chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch và

bảo vệ môi trường Phát triển du lịch chỉ mới coi trọng về lợi ích kinh tế

mà chưa chú ý tới bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Số lượng tiềntrích lại cho chính quyền 45% là quá lớn nhưng chia sẻ quyền lợi thì chưa rõràng và công khai Người dân không được tham gia bàn bạc về sự phát triển dulịch tại đây

1.8 Vai trò của việc xây dựng mô hình phát triển cộng đồng

1.8.1 Đối với cộng đồng địa phương

Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho những ngườitham gia cung cấp những dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viênkhác cũng được hưởng lợi từ du lịch Nguồn thu này đôi khi còn lớn hơn nguồnthu từ sản xuất nông nghiệp

Trang 38

Trong quá trình làm du lịch cộng đồng, những thành viên cũng được lợiích từ việc học hỏi những kiến thức trong quá trình đào tạo và tham gia hoạtđộng du lịch Đồng thời họ cũng có điều kiện đóng góp cho sự phát triển chungcủa cộng đồng cũng như việc bảo tồn các giá trị tài nguyên, môi trường và vănhóa Kinh tế của cộng đồng địa phương sẽ phát triển thêm nhiều ngành nghề vàtạo ra nhiều cơ hội việc làm Mặt khác, dân cư địa phương sẽ có cơ hội nâng caokiến thức từ các nhà quản lí, các công ty du lịch và khách du lịch.

Phát triển du lịch cộng đồng địa phương được thúc đẩy bởi việc phát triển

cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương Cộngđồng địa phương nhận được lợi ích từ việc bảo tồn tài nguyên môi trường Sựthay đổi về tài nguyên môi trường của địa phương này làm cho cộng đồng địaphương khác nhận ra trách nhiệm của mình đối với các giá trị tài nguyên tựnhiên và nhân văn Các địa phương sẽ có cơ hội để học tập lẫn nhau để có kinhnghiệm làm các mô hình du lịch cộng đồng ở địa phương mình

1.8.2 Đối với kinh tế vùng

Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịchcủa một vùng, một quốc gia, Đồng thời, góp phần thu hút khách du lịch, tăngtrưởng kinh tế, tạo ra nguồn vốn đầu tư trở lại các hạ tầng du lịch; phát triển cơ

sở hạ tầng xã hội, góp phần thay đổi kinh tế- xã hội của địa phương

Du lịch xưa nay được coi là ngành công nghiệp không khói và đem lại lợiích kinh tế rất lớn cho quốc gia và khu vực Kinh doanh du lịch được coi là xuấtkhẩu tại chỗ các loại hàng hóa Du lịch cộng đồng phát triển sẽ thúc đẩy cácngành khác phát triển theo như duy trì các ngành thủ công truyền thống, các sảnphẩm nông nghiệp và đem lại nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư tại địaphương

Nguồn thu nhập từ du lịch còn được tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sởvật chất kĩ thuật, đầu tư vào các dịch vụ du lịch thêm chuyên nghiệp Du lịchcộng đồng huy động cả sức người và sức của của địa phương; các nguồn lựcđược sử dụng một cách hiệu quả và mang lại nguồn lực cho kinh tế chung

của vùng phát triển và liên kết doanh nghiệp địa phương được đẩy mạnhtrên cơ sở hợp tác cùng có lợi

Trang 39

1.8.3 Đối với công tác bảo tồn tài nguyên

Trong khi kinh tế phát triển và nhu cầu tài nguyên ngày càng tăng theo hệ

số nhân thì các vấn đề bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường lại ngày càng trởnên cấp bách hơn bao giờ hết Cộng đồng địa phương sử dụng và khai thác cácnguồn lợi từ tự nhiên như đất đai, tài nguyên để phục vụ việc phát triển kinh tế.Tuy nhiên do nhận thức còn hạn chế nên họ đã và đang ngày càng phá hoại môitrường tự nhiên xung quanh mình để mưu sinh Điều đó đã phá hoại môi trường

và gây mất cân bằng sinh thái Bên cạnh đó, do đời sống khó khăn nên họ không

có điều kiện quan tâm đến các vấn đề môi trường sinh thái và chưa nhận ra đượcvai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường

Du lịch cộng đồng giao quyền trực tiếp cho người dân địa phương tổchức, tham gia quản lí và sử dụng tài nguyên Do đặc trưng của du lịch cộngđồng phải dựa trên cơ sở các nguồn lực tự nhiên nên trong quá trình làm du lịch

họ nhân ra tầm quan trọng và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên để kết hợp khaithác, sử dụng có hiệu quả Để thu hút khách du lịch, họ sẽ tăng cường bảo vệ tàinguyên và tôn tạo theo hướng phát triển hơn Ngoài ra, du lịch cộng đồng cũnggiúp cho

cộng đồng phát huy sáng tạo và khôi phục các nét đẹp văn hóa như cáclàng nghề truyền thống, những phong tục đậm đà sắc thái dân tộc hay văn hóa

ẩm thực của mình

Tóm lại du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo vệ vững chắc tài nguyên tựnhiên, môi trường sinh thái Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa vậtthể và phi vật thế của cộng đồng

1.9 Tiểu kết chương I

Trên cơ sở tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn, có thể thấy du lịchcộng đồng là một loại hình du lịch phổ biến hiện nay Du lịch cộng đồng manglại những lợi ích thiết thực cho người dân khi có thêm nguồn thu nhập và bảotồn văn hoá dân tộc mình, giới thiệu với du khách bốn phương Tuy nhiên, đểphát triển du lịch cộng đồng cần có sự phối hợp của nhiều bên như chính quyềnđịa phương, các doanh nghiệp và người dân

Trang 40

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH2.1 Khái quát về tỉnh Hòa Bình và tiềm năng phát triển du lịch

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam PhíaBắc và Tây Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và Sơn La, phía Đông và Đông Nam giápthành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình

và Thanh Hóa Với vị trí địa lí như trên, Hòa Bình trở thành đầu mối giao thôngquan trọng, nối liền các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sôngHồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ Tỉnh có giới hạn ở tọa độ 200°19' - 210°08'vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằmcách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km

Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp vùng đồng bằng sông Hồng, nơi cócon sông Đà chảy qua, Hòa Bình được tạo hóa ưu ái ban tặng một vẻ đẹp nênthơ vừa lãng mạn vừa trữ tình của những đồi núi trùng điệp, hang động, thácnước Đặc biệt vùng lòng hồ sông Đà với những vịnh, đảo, bán đảo hùng vĩtráng lệ được ví như “vịnh Hạ Long trên núi”

Địa hình Hòa Bình là những thung lũng với hàng trăm con suối lớn nhỏtạo nên những cánh đồng xanh ngút ngàn, màu mỡ với khí hậu ôn hòa và thơmộng Do những thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, cách đây hàngvạn năm, đất Hòa Bình được người cổ xưa chọn làm nơi sinh sống và xây dựngnền văn hóa rỡ mang tên văn hóa Hòa Bình Các tài liệu văn hóa, lịch sử cũngghi chép và chứng minh Hòa Bình là một trung tâm lớn, đông dân trên lãnh thổViệt Nam

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay, Hòa Bình là một trong các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinhsống Theo số liệu thống kê tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009, Hòa Bình

có khoảng 789000 người, có khoảng 15 dân tộc cùng sinh sống Tộc người chủ

Ngày đăng: 14/04/2016, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Nguyễn Đức Khoa, 2010. Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ khoa Du lịch, Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịchcộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
[3] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh – Lê Thông, Địa lí kinh tế xã hội đại cương,NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa líkinh tế xã hội đại cương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[4] Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại ( 2006), Hoà Bình thế và lực mới trong thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoà Bình thế vàlực mới trong thế kỉ XXI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
[5] Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu ( 2001), Du lịch bền vững, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Nhà XB: NXB ĐHQuốc gia Hà Nội
[8] TS.Võ Quế, “Du Lịch Cộng Đồng - Lý Thuyết Và Vận Dụng ” (Tập 1, Năm 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du Lịch Cộng Đồng - Lý Thuyết Và Vận Dụng
[6] Phòng văn hoá và thông tin huyện Mai Châu, Báo cáo hoạt động du lịch huyện Mai Châu, 2013 Khác
[7] Sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hoà Bình, Báo cáo tình hình du lịch và doanh thu du lịch Mai Châu 2013, Phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch 2014 Khác
[9] Hà Thị Duyên, 2011. Nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w