1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch cộng đồng ở các làng nghề truyền thống tỉnh thừa thiên huế nghiên cứu trường hợp điển hình tại làng nghề đan lát bao la và làng gốm phước tích

152 806 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG PHƯỚC TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG H

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG PHƯỚC TÀI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƯƠNG PHƯỚC TÀI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NGHIÊN

CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI LÀNG NGHỀ ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi Những điều được trình bày trong toàn bộ nội dung của luận văn, hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình

Huế, ngày 30 tháng 01 năm 2015

Người cam đoan

Trương Phước Tài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ quý thầy cô cùng gia đình và bè bạn Tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả quý vị

Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS Trần Thị Mai, người đã bằng bề dày kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn của mình, đã định hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa

ra những hướng đi, nhận xét quý báu và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giảng viên Trườ ng Đa ̣i ho ̣c Khoa học

Xã hội và Nhân văn, khoa Du lịch đã giảng dạy và chia sẻ cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường

Tôi xin cảm ơn toàn thể bạn bè đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, đơn vị tôi đang công tác, đã chia sẻ, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi tham gia khoá học và hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này

Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn đến Sở VHTHDL TT - Huế, Sở Công thương, Ban quản lý Di tích K iến trúc Nghê ̣ thuâ ̣t làng cổ Phước Tích, Ban quản lý

hơ ̣p tác xã đan lát Bao La , các hãng lữ hành đã cung cấp số liê ̣u cũng như thông tin về làng nghề để giúp tôi hoàn thành luâ ̣n văn này

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn động lực và giúp đỡ tôi thành công trong công việc và trong cuộc sống

Huế, ngày 01 tháng 02 năm 2015

Trương Phước Tài

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục i

Danh mu ̣c các từ viết tắt vi

Danh mu ̣c các bảng số liê ̣u vii

Danh mu ̣c các biểu đồ sơ đồ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ 6

1.1 Giớ i thiê ̣u khái quát về du lịch và các loa ̣i hình du li ̣ch 6

1.1.1 Định nghĩa về du li ̣ch 6

1.1.2 Các loại hình du lịch 7

1.2 Đặc điểm du lịch cộng đồng ở các làng nghề 8

1.2.1 Cộng đồng và du li ̣ch cô ̣ng đồng 8

1.2.1.1 Định nghĩa cô ̣ng đồng 8

1.2.1.2 Định nghĩa du li ̣ch cô ̣ng đồng 9

1.2.2 Định nghĩa về làng nghề và DLLN 11

1.2.2.1 Định nghĩa làng nghề 11

1.2.2.2 Định nghĩa làng nghề du li ̣ch 12

1.3 Các điều kiện để trở thành làng nghề du lịch 13

1.4 Các tiêu chí để xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng ở làng nghề 14

1.5 Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ở làng nghề 14

Trang 6

1.6 Một số kinh nghiê ̣m phát triển DLLN 15

1.6.1 Một số kinh nghiê ̣m phát triển làng nghề thủ công truyền thống kết hợp du li ̣ch trên thế giới và Viê ̣t Nam 15

1.61.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 15

1.6.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 18

1.6.1.3 Kinh nghiệm ở Viê ̣t Nam 19

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH 25

2.1 Khái quát về hoạt động du lịch và DLLN tại tỉnh TT - Huế 25

2.1.1 Khái quát hoạt động du lịch tại tỉnh TT - Huế 25

2.1.1.1 Vị trí địa lý TT - Huế 25

2.1.1.2 Tài nguyên du lịch TT - Huế 25

2.1.1.3 Các vùng du lịch theo qui hoạch tại TT - Huế 26

2.1.1.4 Quá trình phát triển du lịch TT - Huế 27

2.1.2 Khái quát làng nghề ở TT - Huế 29

2.1.3 Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng nghề ở TT - Huế 29

2.1.3.1 Quá trình phát triển DLLN tại TT - Huế 29

2.1.3.2 Sự quan tâm và nhu cầu tham quan làng nghề của kh ách du lịch 30

2.1.3.3 Những hạn chế trong phát triển DLLN/DLCĐLN tại TT - Huế 34

2.2 Hoạt động du lịch cộng đồng ở làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích 35

2.2.1 Giới thiệu làng đan lát Bao La 35

2.2.1.1 Vị trí địa lý 35

2.2.1.2 Lịch sử hình thành làng đan lát Bao La 35

2.2.2 Giới thiệu làng gốm Phước Tích 36

2.2.2.1 Vị trí địa lý của làng gốm Phước Tích 36

2.2.2.2 Lịch sử hình thành 37

2.3 Tiềm năng DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích 39

2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 39

2.3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên tại làng đan lát Bao La 39

2.3.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên tại làng gốm Phước Tích 39

Trang 7

2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích 39

2.3.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng đan lát Bao La 39

2.3.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng gốm Phước Tích 40

2.4 Thực trạng hoạt động DLCĐ tại làng gốm Phướ c Tích và làng đan lát Bao La 41 2.4.1 Thực tra ̣ng mô hình quản lý DLCĐ tại làng gốm Phước Tích 41

2.4.2 Thực tra ̣ng mô hình quản lý DLCĐ tại làng đan lát Bao La 43

2.4.3 Thực tra ̣ng cơ s ở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích 43

2.4.3.1 Thực tra ̣ng cơ s ở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ DLCĐ tại làng gốm Phước Tích 43

2.4.3.2 Thực tra ̣ng cơ s ở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ DLCĐ tại làng đan lát Bao La 44

2.4.4 Thực tra ̣ng khách DLCĐ tại làng gốm Phước Tích và làng đan lát Bao La 45

2.4.4.1 Thực tra ̣ng khách DLCĐ tại làng gốm Phước Tích 46

2.4.4.2 Thực tra ̣ng khách DLCĐ tại làng đan lát Bao La 52

2.4.5 Thực tra ̣ng doanh thu DLCĐ t ại làng gốm Phước Tích và làng đan lát

Bao La 53

2.4.5.1 Thực tra ̣ng doanh thu DLCĐ tại làng gốm Phước Tích 53

2.4.5.2 Thực tra ̣ng doanh thu DLCĐ tại làng đan lát Bao La 55

2.4.6 Thực tra ̣ng nhân lực phục vụ DLCĐ ta ̣i làng gốm Phước Tích và làng đan lát Bao La 56

2.4.6.1 Thực trạng nhân lực phục vụ DLCĐ tại làng cổ Phước Tích 56

2.4.6.2 Thực tra ̣ng nhân lực phục vụ DLCĐ tại làng đan lát Bao La 60

2.4.7 Thực tra ̣ng tác đ ộng du lịch đối với cộng đồng địa phương tại làng gốm Phước Tích và làng đan lát Bao La 62

2.4.7.1 Thực tra ̣ng tác đ ộng du lịch đối với cộng đồng địa phương tại làng gốm Phước Tích 62

2.4.7.2 Thực tra ̣ng tác đ ộng du lịch đối với cộng đồng địa phương tại làng đan lát Bao La 67

Trang 8

2.5 Tổng hợp phân tích hoạt động DLCĐ tại làng gốm Phước Tích và làng đan

lát Bao La theo công thức SWOT 69

2.5.1 Tổng hợp phân tích hoạt động DLCĐ tại làng gốm Phước Tích theo công thức SWOT 69

2.5.2 Tổng hợp phân tích hoạt động DLCĐ tại làng đan lát Bao La theo công thức SWOT 71

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH 75

3.1 Định hướng phát triển và mô ̣t số giải pháp du lịch làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế 75

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế 75

3.1.2 Một số giải pháp cho du lịch làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế 77

3.2 Một số giải pháp chủ yếu về phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm

Phước Tích 79

3.2.1 Mở rô ̣ng thi ̣ trường và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá 79

3.2.1.1 Tổ chứ c các tua khảo sát (Famtrip) cho các công ty du li ̣ch 79

3.2.1.2 Tổ chứ c các tua du li ̣ch làm quen cho ho ̣c sinh , sinh viên đối với các trường trên đi ̣a bàn tỉnh TT - Huế và các tỉnh lân câ ̣n 79

3.2.1.3 Tham gia các hô ̣i chơ ̣ thương ma ̣i , lễ hô ̣i Festival Huế và Festival NTT Huế 80

3.2.1.4 Quảng bá qua phương tiện truyền thông đại chúng 80

3.2.1.5 Tăng cườ ng quan hê ̣ công chúng 81

3.2.1.6 Xây dựng yếu tố “câu chuyê ̣n” để đổi mới nô ̣i dung quảng bá , thuyết minh, diễn giải 82

3.2.2 Phục hồi nghề gốm truyền thống 82

3.2.3 Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các sản phẩm/dịch vụ du lịch 83

3.2.4 Củng cố và phát triển nguồn nhân lực du lịch 84

3.2.5 Tăng cường quan hệ hợp tác với các đơn vị lữ hành và các bên liên quan 84

3.2.5.1 Tăng cường quan hệ hợp tác với các đơn vị lữ hành 84

Trang 9

3.2.5.2 Tăng cường quan hệ hợp tác với các bên liên quan 84

3.2.6 Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật 85

3.3 Một số giải pháp chủ yếu về phát triển du lịch làng nghề tại làng đan lát

Bao La 86

3.3.1 Xác định thị trường khách mục tiêu 86

3.3.1.1 Nhóm khách nội tỉnh 86

3.3.1.2 Nhóm khách nội địa 87

3.3.1.3 Nhóm khách quốc tế 87

3.3.2 Phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu 88

3.3.3 Xây dựng mô hình tổ chức quản lý du lịch và nguồn nhân lực 89

3.3.3.1 Xây dựng mô hình tổ chức quản lý du lịch 89

3.3.3.2 Đào ta ̣o nguồn nhân lực 90

3.3.4 Triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá 91

3.3.4.1 Lập bản đồ DLLN Bao La 91

3.3.4.2 Tổ chứ c các tua du li ̣ch thử nghiê ̣m dành cho các công ty lữ hành 92

3.3.4.3 Tham gia các hô ̣i chơ ̣ thương ma ̣i và lễ hô ̣i Festival Huế và Festival NTT Huế 92

3.3.4.4 Quảng bá qua phương tiện truyền thông đại chúng 93

3.3.5 Tổ chức các kênh bán sản phẩm 93

3.3.5.1 Bán sản phẩm qua các hãng lữ hành 93

3.3.5.2 Bán sản phẩm tại các khách sa ̣n 93

3.3.5.3 Bán sản phẩm trực tiếp tại nơi sản xuất 94

3.3.6 Một số chính sách ưu đãi 94

3.3.6.1 Ưu đãi về tín du ̣ng 94

3.3.6.2 Ưu đãi về hạ tầng phục vụ du lịch 94

3.3.6.3 Ưu đãi về thuế 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ̣ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Trang

Bảng 2.1 Tốc đô ̣ tăng trưởng khách du li ̣ch đến Huế năm 2010 đến 2014 28

Bảng 2.2 Cơ sở lưu trú ở TT - Huế 28

Bảng 2.3 Tỷ lệ phần trăm mức độ nhận biết làng nghề của khách du lịch ở Huế 33

Bảng 2.4 Dự án nâng cấp HTX TTCN mây tre đan 45

Bảng 2.5 Hình thức tổ chức tham quan làng gốm Phước Tích của khách du lịch 48

Bảng 2.6 Mức độ quan tâm tới việc tham quan du lịch làng nghề của khách du lịch ở làng Phước Tích 49

Bảng 2.7 Đánh giá của khách về các di ̣ch vu ̣ du li ̣ch ở làng gốm Phước Tích 51

Bảng 2.8 Doanh thu từ di ̣ch vu ̣ phu ̣c vu ̣ du li ̣ch của làng gốm Phước Tích 54

Bảng 2.9 Doanh thu củ a các hô ̣ tham gia phu ̣c vu ̣ ăn uống và lưu trú trong 1 tháng 55

Bảng 2.10 Thu nhập của người dân 56

Bảng 2.11 Nhu cầu tham gia phục vụ du lịch của người dân Phước Tích 59

Bảng 2.12 Nhu cầu tham gia phu ̣c vu ̣ du li ̣ch của người dân Bao La 61

Bảng 2.13 Các khóa tập huấn người dân mong muốn tham gia 61

Bảng 2.14 Nguồn thu nhập chính của người dân 64

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1 Mức đô ̣ quan tâm đến DLLN của khách du li ̣ch ta ̣i Huế 28

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ khách tham gia DLLN tại Huế 28

Biểu đồ 2.3 Mức đô ̣ nhâ ̣n biết làng nghề của khách du li ̣ch ở Huế 29

Biểu đồ 2.4 Nguồn tiếp câ ̣n thông tin về các địa điểm du lịch làng nghề của khách du lịch ở Huế 30

Biểu đồ 2.5 Số lươ ̣ng khách qua các năm của làng gốm Phước Tích 42

Biểu đồ 2.6 Các lợi ích từ du lịch mang lại cho cộng đồng địa phương ở làng gốm Phước Tích 60

Biểu đồ 2.7 Các lợi ích từ du lịch mang lại cho cộng đồng địa phương ở làng đan lát Bao La 62

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của BQL 54

Sơ đồ 3.1 Các bên liên quan 79

Sơ đồ 3.2 Đề xuất ban quản lý DLCĐ làng đan lát Bao La 84

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại lễ kỷ niệm ngày du lịch thế giới được tổ chức tại thành phố Guadalajara của Mexico vào ngày 27/9/2014, “Du lịch và phát triển cộng đồng” đã được Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) chính thức tuyên bố là chủ đề của năm 2014 Ông

Taleb Rifai Tổng thư ký tổ chứ c du li ̣ch thế giới (UNWTO) đã đưa ra thông điê ̣p:

“Mỗi khi chúng ta đi du lịch, việc sử dụng phương tiện vận tải địa phương tại điểm

du lịch hay mua các sản phẩm tại địa phương là chúng ta đang đóng góp cho một chuỗi các giá trị như tạo công ăn việc làm, cung cấp kế sinh nhai, trao quyền cho cộng đồng địa phương và cuối cùng là mang đến những cơ hội mới cho một tương lai tốt đẹp hơn Chủ đề của Ngày Du lịch Thế giới 2014 - Du lịch và sự phát triển của cộng đồng - làm nổi bật tiềm năng của ngành du lịch là mang lại những cơ hội mới cho cộng đồng để phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống tốt đẹp hơn trên khắp thế giới, nhấn mạnh vai trò then chốt của cộng đồng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững” [13] Ngày nay l oại hình DLCĐ gắn với làng nghề đang phổ biến

và có sức hấp dẫn du khách , nhất là những du khách thích tìm hiểu những giá tri ̣ văn hóa , lịch sử , lối sống củ a các dân tô ̣c khác Nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, đã thành công trong phát triển DLCĐ gắn với làng ng hề nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa , nghề truyền thống và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng

đi ̣a phương

TT - Huế là một trong những trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam Năm

2014, du lịch Thừa Thiên Huế đón 2.906 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với năm

2013, tạo 10.500 việc làm, góp phần làm tăng thu nhâ ̣p xã hô ̣i, bảo tồn văn hóa và

nâng cao sinh kế cho ngườ i dân tỉnh TT - Huế Các tài nguyên du li ̣ch và loại hình

du li ̣chDU LI ̣CH tại TT - Huế khá đa dạng Bên cạnh các lợi thế về di sản văn hóa đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n, TT - Huế còn có tiềm năng lớn về LN TCTT gắn với bề dày lịch sử lâu đời cùng với các sản phẩm đă ̣c trưng của là ng nghề Hoạt động DLCĐ ở các LNTT ở tỉnh TT - Huế được triển khai cách đây hơn 15 năm Từ đó

Trang 14

đến nay , tỉnh TT - Huế đã có nhiều chương trình về phát triển DLCĐ ở các LN nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hiê ̣u quả hoạt đô ̣ng du lịch cũng như tăng thu nhâ ̣p của người dân LN Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại các LN còn quá khiêm tốn, tác động du lịch đến sinh kế của cộng đồng ở các làng nghề chưa rõ nét, tiềm năng về phát triển du lịch tại các LNTT chưa được khai thác đáng kể Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển du lịch, UBND tỉnh TT - Huế đã nhấn mạnh sự cần thiết phát triển DLCĐ ở các LNTT nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của các LN đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của TT - Huế, góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng tại các LN

Nhằm góp phần tạo dựng các luận cứ cho định hướng phát triển DLCĐ trong tương lai gần tại TT - Huế, cần phải tìm lời giải cho một số câu hỏi lớn đặt ra là: Thực trạng hoạt động du lịch tại các LN ở Thừa ThiênTT - Huế như thế nào, cái gì

là điểm yếu cũng như thách thức đối với hoạt động du lịch tại các LN, cần có giải pháp nào để thúc đẩy phát triển du lịch tại các LN

Với bối cảnh và các câu hỏi như trên, đề tài: “Phát triển du lịch cô ̣ng đồng ở LNTT tỉnh TT - Huế - Nghiên cứ u trường hơ ̣p điển hình tại làng nghề đan lát Bao

La và làng gốm Phướ c Tích” đã đươ ̣c lựa chọn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đưa ra đánh giá sát thực hiê ̣n trạng DLCĐ ở TT - Huế thông qua trường hợp nghiên cứu tại làng nghề đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích và đề xuất các giải pháp để phát triển DLCĐ, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch LNTT của TT - Huế, qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của làng nghề, thực hiện mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh TT - Huế

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Hệ thống hóa lý luận về phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống

- Phân tích, đánh giá đúng hiện trạng tại làng nghề đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích, xác định được các nguyên nhân, các rào cản phát triển DLCĐ tại các làng nghề đó

Trang 15

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển DLCĐ tại làng nghề đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích

3 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các phương pháp định tính và định lượng

- Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:

+ Các tài liệu tham khảo trong nước và quốc tế liên quan, bao gồm: sách chuyên khảo, tạp chí, báo, kỷ yếu các hội thảo, các luận án

+ Các chiến lược phát triển, qui hoạch, báo cáo tổng kết của tỉnh TT - Huế, sở VHTTDL, sở Công thương, UBND huyện Quảng Điền, Phong Điền Các tài liệu này phục vụ trong suốt thời gian nghiên cứu để đo lường, đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ tại TT - Huế nói chung và ở làng đan lát Bao La và làng gốm Phước

ở làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích nhằm có được các thông tin về nguồn thu nhập của cộng đồng, vai trò của du lịch đối với sinh kế cộng đồng, đánh giá tình hình hoạt động DLCĐ ở hai LN này Phiếu điều tra khách du li ̣ch được phát

ở các khách sạn , nhà hàng có đón khách du lịch và tại làng gốm Phước Tích Đối với người dân, phiếu được phát trực tiếp cho các hộ dân theo cách chọn ngẫu nhiên tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích Số liệu điều tra đươ ̣c xử lý bằng SPSS phiên bản 19.0

Trang 16

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp với nhà quản lý các công ty lữ hành và trưởng phòng của các ban ngành liên quan như Sở VHTTDL - tỉnh TT - Huế, LM HTX tỉnh TT - Huế, Ban Quản lý Di tích Kiến trúc Nghê ̣ Thuâ ̣t làng cổ Phước Tích (gọi tắc Ban quản lý ) Kết quả phỏng vấn nhằm xác định các rào cản chủ yếu đối với phát triển DLCĐ tại các làng nghề nghiên cứu, đồng thời xác định được việc gì cần làm và cách làm như làm thế nào để cải thiện, thúc đẩy sự phát triển DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích

- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê trong tổng hợp, phân tích, đánh giá các dữ liệu khảo sát

- Sử du ̣ng phương pháp điền giã để đánh giá tình hình du lịch thực tế của các làng nghề ở TT – Huế cũng như hai làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích

4 Đối tươ ̣ng nghiên cứu

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm

có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về DLCĐ ở các làng nghề

Chương 2: Thực trạng phát triển DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm

Phước Tích

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển DLCĐ tại làng đan lát Bao La

và làng gốm Phước Tích

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Ở CÁC LÀNG NGHỀ

1.1 Giơ ́ i thiê ̣u khái quát về du lịch và các loại hình du lịch

Theo đi ̣nh nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) du lịch được đi ̣nh

nghĩa như sau: “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hê ̣, hiê ̣n tượng và các

hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm viê ̣c của họ.”

Theo khoản 1 Điều 4 Chương 1 Luật du lịch Viê ̣t năm 2005: “Du lịch là các

hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” [15]

Charles R Goelechner và nhóm tác giả cho rằng: “Du lịch có thể được định

nghĩa như là một tổng thể của các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tương tác của khách du lịch và các nhà kinh doanh du li ̣ch, chính quyền sở tại và cộng đồng đi ̣a phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch và du khách khác” [25, pg 14]

Theo quan điểm của J Chrishstopher Holloway : “Du lịch là một yếu tố giải trí,

liên quan đến chuyến đi của một người hoặc nhiều người khỏi nơi cư trú bình thường, một quá trình mà thường phải chịu một số chi phí, mặc dù điều này không nhất thiết phải là bắt buộc” [26, pg 4]

Như vâ ̣y du li ̣ch có thể được hiể u như các hoa ̣t đô ̣ng của co n người rời khỏi nơi cư trú của mình để đến một nơi khác với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi, giải trí, kinh doanh, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân Từ đó phát sinh các nhu cầu như ăn nghỉ , đi la ̣i, vui chơi giải trí , tìm

Trang 19

hiểu nền văn hóa bản đi ̣a khác Qua đó, các hoạt đô ̣ng kinh doanh du lịch cũng phát triển để đáp ứng các nhu cầu của du khách trong chuyến đi như dịch vụ vâ ̣n chuyển, dịch vụ nhà hàng khách sạn, các dịch vụ lữ hành hướng dẫn và sự đóng góp của

cô ̣ng đồng đi ̣a phương Do nhu cầu du li ̣ch của mỗi người khác nhau nên có nhiều hình thức du lịch khác nhau

1.1.2 Các loại hình du lịch

Du lịch đã xuất hiê ̣n từ hàng ngàn năm trước đây trên thế giới với nhiều hình thức khác nhau, từ đó du lịch cũng được phân chia theo các loại hình khác

nhau như:

Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch dựa vào các điểm di tích lịch sử, khảo cổ,

di tích văn hóa, phong tục cổ truyền, trang phục, ca múa nhạc kịch, hàng thủ công

và các lễ hội

Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên nhưng có chú trọng

đặc biệt đến công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và tôn trọng văn hóa bản địa, đem lại lợi ích cho địa phương trong quá trình du khách đến tìm hiểu, khám phá tự nhiên

và văn hóa truyền thống

Du lịch thành phố: là loại hình du lịch được phát triển dựa vào sự đa dạng

của các điểm hấp dẫn thu hút khách và các tiện nghi của thành phố như: các đặc trưng về văn hóa, lịch sử, các bảo tàng, các trung tâm mua sắm, khách sạn nhà hàng, chương trình biểu diễn nghệ thuật múa, kịch và các đặc trưng khác

Du lịch sức khỏe: là loại hình du lịch được hình thành dựa vào các tài nguyên,

tiện nghi có tác dụng phục vụ chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, chẳng hạn như: nước biển, suối nước nóng, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành của vùng quê ven sông, hồ, suối

Du lịch mạo hiểm: là loại hình du lịch có các hoạt động mạo hiểm, đầy thách

thức đối với du khách Các hoạt động đó có thể là: đi bộ tới các vùng sâu, vùng xa,

leo núi, bơi thuyền, vượt thác…

Du lịch tìm hiểu chiến trường xưa: là một loại hình du lịch mà du khách đến

tham quan những nơi đã xảy ra chiến trận trong các cuộc chiến tranh trước đây.…

Trang 20

Du lịch hành hương: là loại hình du lịch liên quan đến tôn giáo và tín

ngưỡng Du lịch hành hương thường là loại hình du lịch gắn với một hành trình dài của du khách với mục đích chính là nghiên cứu về các giá trị đạo đức Đôi khi, đó là cuộc hành trình đến một nơi linh thiêng để bày tỏ niềm tin và tín ngưỡng

Du lịch đại chúng: là loại hình du lịch phát triển với phạm vi lớn, đầu tư phát

triển rất mạnh và thu hút số lượng nhiều du khách Loại hình du lịch này thường gây khó khăn cho việc kiểm soát về các tác động tiêu cực của du lịch

Du lịch tình nguyện: với loại hình du lịch này, du khách tình nguyện đến một

vùng nào đó để hỗ trợ cộng đồng về một hoặc một số mặt nào đó (làm sạch môi trường, phát triển hạ tầng, dạy ngoại ngữ )

Các loại hình du lịch khác: du lịch cộng đồng, du lịch MICE, du lịch thể thao,

du lịch nghiên cứu,

Loại hình du lịch cộng đồng sẽ được trình bày sâu hơn ở phần sau

1.2 Đặc điểm du lịch cô ̣ng đồng ở các làng nghề

1.2.1.1 Đi ̣nh nghĩa cộng đồng

Cô ̣ng đồng dân cư ra đời và tồn ta ̣i rất lâu , tùy theo mục đích, mức đô ̣ nghiên cứu khái niê ̣m cô ̣ng đồng được hiểu theo các góc đô ̣ khác nhau

Theo tài liệu đào tạo Quản lý và Phát triển Du lịc h bền vững dựa vào cô ̣ng

đồng của Bô ̣ Vă n hóa , Thể thao và Du li ̣ch , cộng đồng được định nghĩa : “Cộng

đồng là một nhóm người, thường sinh sống trong một khu vực đi ̣a lý, gắn bó chặt chẽ với nhau vì thuộc về một nhóm Cư dân trong một cộng đồng thường có quan hê ̣ huyết thống hoặc quan hê ̣ hôn nhân Tất cả đều có thể thuộc cùng nhóm tôn giáo hay chính trị, cùng mô ̣t giai cấp hay hoặc tầng lớp với nhau” [1, tr 6]

Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư

cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị

xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [17, tr 33]

Trang 21

Theo Bush và nhóm tác giả : “Đối với hầu hết các mục đích liên quan du lịch,

khái niệm về cộng đồng thường gắn với một vị trí thông thường Tuy nhiên, cộng đồng cũng có thể được hiểu là các nhóm không xác định được sự tương đồng về mặt địa lý nhưng lại có những đặc điểm hay lợi ích chung.” [24, pg 4]

Hay theo Antoinette Lombard và nhóm tác giả “Cộng đồng là khối thống nhất

trong đó tất cả các hoạt động diễn ra liên quan đến cộng đồng và vì cộng đồng ”

[30, pg 62]

Theo Hennie Swanepoel và Frik de Beer “Cộng đồng, hiểu một cách đơn giản,

là cụm dân cư có chung tính chất địa lý, lợi ích hoặc nhu cầu, hoặc cùng chịu thiệt hại về một lĩnh vực nào đó.” [31, tr 43]

Như vậy, cộng đồng là một nhóm người có chung lợi ích, truyền thống văn hóa, sống trong cùng một khu vực địa lý, khu vực hành chính như làng, xã Ở Việt Nam yếu tố cộng đồng thể hiện rõ trong phạm vi một làng hoặc bản Chính vì vậy trong luận án này, cộng đồng được xem xét trong phạm vi của một làng

1.2.1.2 Đi ̣nh nghĩa du lịch cộng đồng

Hiê ̣n nay có nhiều đi ̣nh nghĩa về DLCĐ, các đi ̣nh nghĩa về DLCĐ tuy có khác

nhau về ngôn từ tùy thuô ̣c vào tác giả, đia ̣ lý, khí hâ ̣u vùng miền, và dân cư ở mỗi

cô ̣ng đồng đi ̣a phương Tuy nhiên DLCĐ luôn có các yếu tố cơ bản như tính bền vững, sự tham gia và lợi ích của cô ̣ng đồng đi ̣a phương

Theo Tài liệu Đào tạo quản lý và phát triển du lịch bền vững dựa vào cô ̣ng đồng của Bô ̣ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Dự án Phát triển Du li ̣ch bền vững ,

DLCĐ đươ ̣c đi ̣nh nghĩa: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững về mặt xã

hội, do chính người dân đi ̣a phương và người dân bản xứ phối hợp tổ chức thực hiê ̣n, điều hành và quản lý Lãnh đạo tập thể chú trọng vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng hơn lợi ích cá nhân sẽ giúp làm cân bằng quyền lực trong các cộng đồng, đồng thời giúp củng cố, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống và quản lý đất đai một cách có trách nhiê ̣m.” [1, tr 6]

Theo sổ tay du lịch cộng đồng Viê ̣t Nam của Chương trình Phát triển Du lịch có Trách nhiê ̣m với Môi trường và Xã hô ̣i do Liên minh Âu châu tài trợ và Quỹ

Trang 22

quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên Viê ̣t Nam, DLCĐ được đi ̣nh nghĩa “Du lịch cộng

đồng mang lại cho du khách những trải nghiê ̣m về cuộc sống đi ̣a phương trong đó các cộng đồng đi ̣a phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiê ̣m bảo vê ̣ tài nguyên thiên nhiên, môi trươ ̀ ng và văn hóa đi ̣a phương.” [6, tr 5]

Theo Amran Hamzah và Zainab Khalifah “DLCĐ là một công cụ phát triển

cộng đồng nhằm tăng cường khả năng quản lý tài nguyên du lịch của các cộng đồng nông thôn để đồng thời đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương.” [28,

pg 4]

Theo The Mountain Institute, “Du lịch cộng đồng được dùng để mô tả nhiều

hoạt động khuyến khích và hỗ trợ một loạt các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội

và bảo tồn.” [29, pg 1]

Douglas Hainsworth đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong bối cảnh cộng đồng Sáng kiến du li ̣ch cộng đồng nhằm mục đích liên quan đến người dân địa phương trong việc điều hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại nguồn thu nhập thay thế cho các thành viên cộng đồng.” [27, pg 9]

Mô ̣t đi ̣nh nghĩa khác về DLCĐ của Tài liê ̣u hướng dẫn du lịch cô ̣ng đồng do Quỹ Á Châu và Viê ̣n Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Viê ̣t Nam,

DLCĐ đươ ̣c đi ̣nh nghĩa:“DLCĐ là hình thức du lịch do chính cộng đồng người dân

phối hợp tổ chức, quản lý và đem lại lợi ích về mặt kinh tế và bảo vệ được môi trường xung quanh qua việc giới thiệu những nét đặc trưng của địa phương cho du khách.” [10, tr 3]

Như vâ ̣y DLCĐ là phương th ức phát triển du lịch có sự tham gia tích cực của phần lớn người dân địa phương trong toàn bộ quá trình phát triển du lịch từ việc lập

kế hoạch, ra các quyết định cho tới tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch, kiểm soát và quản lý tác động của phát triển du lịch đối với nền kinh tế và xã hội Môi trường thiên nhiên và di sản đi ̣a phương được bảo tồn và gìn giữ bởi cô ̣ng đồng đi ̣a phương Nhưng trên hết DLCĐ mang la ̣i lợi ích kinh tế cho người dân đi ̣a phương

Trang 23

1.2.2 Đi ̣nh nghĩa về làng nghề và DLLN

1.2.2.1 Đi ̣nh nghĩa làng nghề

Thông tư 116/2006/TT - BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT quy đi ̣nh

“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc

hoặc các điểm dân cư tương tự trên đi ̣a bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau.”

Tiêu chí công nhận LN như sau:

+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên đi ̣a bàn tham gia các hoạt đô ̣ng ngành nghề nông thôn

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn đi ̣nh tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

+ Chấp hành tốt chính sách pháp luật Nhà nước

“Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời Tiêu chí để công nhận LNTT là phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy đi ̣nh tại thông tư này” [14]

Hay theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng tuy vẫn có trồng trọt

theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đa ̃ nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiê ̣p, có phường có ông trùm, ông phó cả…cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, với quy trình công nghê ̣ nhất đi ̣nh,

“nhất nghê ̣ tinh nhất thân vinh” sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng thủ công có tính mỹ nghê ̣, đã trở thành hàng hóa và quan hê ̣ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh Những làng ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu, trở thành di sản văn hóa dân gian.” [16, tr 38]

Theo tác giả Bùi Văn Nghĩa : “Làng nghề là mô ̣t thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đươ ̣c cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian đi ̣a lý nhất đi ̣nh Trong đó, bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa.”

[9, tr 15]

Một khái niê ̣m khác về làng nghề: “Làng nghề Việt Nam , làng nghề thủ công , làng nghề truyền thống hoặc làng nghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là làng

Trang 24

nghề, là những làng mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.” [35]

Theo tác giả Phạm Công Sơn: “La ̀ ng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn viê ̣c làm.” [12, tr 9]

LNTT đã tồn tại ở nông thôn nước ta từ lâu đời với các nghề TCMN sản xuất hàng hóa dùng các nguyên vâ ̣t liê ̣u tại địa phương song hành với viê ̣c chăn nuôi trồng trọt ở làng xã Trong làng nghề, các nghề thủ công thường chiếm ưu thế hơn viê ̣c canh tác trồng trọt do có nhiều ngườ i tham gia làm nghề và thành đa ̣t từ nghề

1.2.2.2 Đi ̣nh nghĩa làng nghề du lịch

Theo Hoàng Văn Châu và nhóm tác giả : “Làng nghề du lịch là một không

gian lãnh thổ nông thôn mang đâ ̣m nét văn hóa lịch sử, có các nghê ̣ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời làng nghề còn cung cấp các dịch vụ phục vụ thu hút khách du lịch” [2, tr 196] 1.2.2.3 Đi ̣nh nghĩa DLLN

Cũng theo GS.TS Hoàng Văn Châu và nhóm tác giả: “DLLN là loại hình du

lịch khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch, xem và/hoă ̣c tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích kinh tế cho đi ̣a phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề.” [2, tr 291]

Một khái niê ̣m khác về du li ̣ch làng nghề “Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá

và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống trên khắp miền đất nước.” [376]

Hay theo ông Ngô Đức Anh: “Du lịch làng nghề là du lịch trong đó khách trải

Trang 25

nghiê ̣m cuộc sống làng quê , các làng nghề thu đượ c lợi ích kinh t ế và các lợi ích khác từ hoạt động du lịch.” [23]

Như vậy DLLN mang lại cho du khách nhiều trải nghiê ̣m thú vị về văn hóa

cô ̣ng đồng, đồng thời giúp người dân đi ̣a phương thu được lợi nhuâ ̣n từ bán sản phẩm, qua đó nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển

1.3 Các điều kiê ̣n để trở thành làng nghề du lịch

nghề có thể trở thành điểm du lịch cô ̣ng đồng thì làng nghề phải có mô ̣t số điều kiê ̣n sau:

- Giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền thống của công nghê ̣ và kỹ thuâ ̣t sản xuất Đặc thù sản phẩm của làng nghề không phụ thuô ̣c vào dây chuyền sản xuất hiê ̣n đa ̣i, năng suất cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công Sản phẩm sản xuất đơn lẻ, từng chiếc, do đó mang đâ ̣m dấu ấn tình cảm và cá tính của người thợ

- Giá trị lịch sử làng nghề thể hiê ̣n thông qua tuổi của các làng nghề Các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản phẩm thường gắn với đời sống vâ ̣t chất và tinh thần của nhân dân nên lưu giữ cả yếu tố tín ngưỡng, phong tục, tâ ̣p quán của các làng nghề Bởi vâ ̣y, các làng nghề thường gắn với các lễ hô ̣i truyền thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên truyền thống của các làng quê Việt Nam như cây đa, bến nước, dòng sông, đình làng…

- Động cơ của khách du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là đươ ̣c tâ ̣n mắt chứng kiến quy trình sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công Ngoài ra họ còn muốn tham gia vào đời sống sinh hoạt thường nhâ ̣t của làng quê Quá trình này đòi hỏi mức đô ̣ tham gia của cô ̣ng đồng là rất lớn, từ khâu hướng dẫn sản xuất cho đến khâu thuê cơ sở lưu trú tại nhà, mời khách thưởng thức các món ăn truyền thống, thuyết minh cho khách về phong tục của làng Bởi vâ ̣y, DLLN đòi hỏi sự phối hợp đồng bô ̣ giữa khách du lịch, người dân đi ̣a phương, đơn vị kinh doanh du lịch [2, tr 293]

Trang 26

1.4 Các tiêu chí để xây dư ̣ng và phát triển du lịch cô ̣ng đồng ở làng nghề

Cũng theo nhóm GS.TS Hoàng Văn Châu, mô ̣t làng nghề cần hô ̣i đủ các điều kiê ̣n cơ bản sau đây để hấp dẫn khách du lịch và phát triển du lịch cô ̣ng đồng ở làng nghề

- Có sản phẩm thủ công độc đáo, đă ̣c sắc, tinh xảo gắn liền với đô ̣i ngũ nghê ̣ nhân

- Có nơi sản xuất sản phẩm TCMN và biểu diễn quy trình sản xuất cho khách du lịch xem

- Có gian hàng trưng bày và bán sản phẩm làng nghề

- Có công trình văn hóa, lịch sử (cây đa, bến nước sân đình)

- Có nhân viên thuyết minh, hướ ng dẫn khách du lịch, có các dịch vụ phục

vụ khách du lịch

- Có không gian phục vụ ăn uống, đỗ xe tách biệt

- Cơ sở hạ tầng giao thông thuâ ̣n lơ ̣i, bản chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan

- Môi trườ ng trong sạch, sản xuất không làm ô nhiễm môi trường

- Thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% tổng thu nhâ ̣p của làng nghề [2, tr 294]

1.5 Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ở làng nghề

Để mô ̣t làng nghề phát triển DLCĐ thì làng nghề đó phải có tài nguyên du li ̣ch nhân văn kết hơ ̣p với tài nguyên du li ̣ch tự nhiên

- Tài nguyên du lịch nhân văn ở LN:

+ Hoạt động sản xuất của làng nghề phải là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân ở làng nghề đó

+ Hoạt động sản xuất hàng hóa ở làng nghề phải được diễn ra thường xuyên ,

đă ̣c biê ̣t khi khách du li ̣ch đến tham quan làng nghề , du khách có thể tham gia trải nghiê ̣m các hoa ̣t đô ̣ng sản xuất của làng nghề

+ Sản phẩm đặc trưng của làng nghề phải hấp dẫn khách du li ̣ch và bán được cho khách du li ̣ch khi khách đến tham quan làng nghề

Trang 27

+ Các điểm di tích lịch sử văn hóa của làng phải hấp dẫn du khách như đình chùa, kiến trúc nhà của mang đậm nét đặc trưng của làng nghề

+ Cảnh quan văn hóa mang tính đặc trưng của làng nghề như các nhà xưởng , các công cụ, dụng cụ sản xuất gắn liền với làng nghề

+ Làng nghề phải có các lễ hội truyền thống để hấp dẫn khách du lịch , thông qua lễ hô ̣i khách du li ̣ch được trải nghiê ̣m văn hóa của làng nghề Lễ hô ̣i là mô ̣t hình thức quảng bá làng nghề đến du khách mô ̣t cách hiê ̣u quả

+ Làng nghề cần có đặc sản ẩm thực mang dấu ấn riêng của làng , nguồn nguyên liệu chính có nguồn gốc từ làng

+ Ngườ i dân phải có kiến thức đón tiếp khách du li ̣ch Thái độ đón tiếp thân thiê ̣n của người dân làng nghề thể hiện sự mong muốn phát triển DLCĐ của người dân làng nghề đó

+ Sinh hoạt văn hóa cô ̣ng đồng như các bài hát , điê ̣u múa đi ̣a phương sẽ giúp

du khách trải nghiê ̣m hơn cuô ̣c sống văn hóa của người dân làng nghề

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Cảnh quan tự nhiên của làng quê là một nét hấp dẫn du khách đến với làng nghề

+ Các tài nguyên tự nhiên như sông ngòi , suối, thác, công viên sẽ ta ̣o nên những sản phẩm du li ̣ch hỗ trợ cho DLLN

+ Động thực vật của làng tạo thêm tính hấp dẫn cho làng quê , các tài nguyên thiên nhiên như môi trường sống cho các loài chim, thú hoang dã là điểm tham quan cho du khách

1.6 Mô ̣t số kinh nghiê ̣m phát triển DLLN

lịch trên thế giới và Việt Nam

1.61.1 Kinh nghiê ̣m của Thái Lan

Khai thác nguồn tài nguyên làng nghề trong du lịch là nhân tố tích cực thu hút khách du lịch nước ngoài đến tìm hiểu văn hóa, xúc tiến thương mại ở Thái Lan Để làm đươ ̣c điều đó, Thái Lan đã xây dựng chiến lược phát triển tổng thể du lịch gắn với

Trang 28

LNTT, vớ i sự tham gia đồng bô ̣ của Nhà nước, đi ̣a phương và các công ty du lịch tư nhân, trong đó nhà nước là mô ̣t tác nhân quan trọng trong đi ̣nh hướng và kết nối các hoạt đô ̣ng thương mại, du lịch và sản xuất của các làng nghề theo chiến lược phát triển tổng thể của đất nước Về phía nhà nước, Chính phủ Thái Lan đã phát đô ̣ng phong trào có tên gọi “One Tambon, one Product” hay còn gọi là “Thai Tambon Project” (tiếng Thái “Tambon” là “làng”) Chương trình này đươ ̣c giới thiê ̣u tại Thái Lan năm 1999 và chính thức đi vào hoạt đô ̣ng vào tháng 10/2001 Dự án được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: Mô ̣t là mang tính đi ̣a phương nhưng phải tiến ra toàn cầu, hai là phải phát huy tính tự lực và sáng tạo, ba là phát triển nguồn nhân lực

Dự án có mục tiêu:

- Tạo ra sản phẩm riêng biệt cho từng đi ̣a phương để tăng doanh số bán ra Ngoài ra để hàng hóa thâm nhâ ̣p thị trường thế giới, cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn vê ̣ sinh và chất lượng quốc tế

- Làm sống lại, phục hồi và phát huy các kỹ năng truyền thống của địa phương nhằm nâng cao hiê ̣u quả kinh doanh

- Phát huy tri thứ c đi ̣a phương để sáng tạo ra những sản phẩm và hàng hóa có tính đă ̣c thù

- Song song phát triển du lịch sinh thái và du lịch tham quan các làng nghề TCMN để tăng thu nhập cho đi ̣a phương

- Xây dựng lòng tự hào dân tô ̣c và xã hô ̣i đối với các sản phẩm của Thái Lan

- Hỗ trợ các doanh nghiê ̣p đi ̣a phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua viê ̣c hỗ trợ thiết kế và phát triển sản phẩm để theo kịp sự thay đổi thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng

Dự án này không chỉ dừng lại ở viê ̣c phát triển những sản phẩm hay dịch vụ đă ̣c thù của đi ̣a phương, đă ̣c biê ̣t là các sản phẩm TCMN truyền thống mà mục tiêu của nó còn có tính toàn diê ̣n: Phát triển có kế thừa văn hóa đi ̣a phương, các kiến thức truyền thống cùng với những kinh nghiê ̣m lâu đời truyền lại, từ đó, tạo nguồn thu từ phát triển

du lịch và bảo tồn thiên nhiên Tóm lại, dự án nhằm tạo ra sự phối hơ ̣p hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống

Trang 29

Để thực thi dự án có hiê ̣u quả, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng cơ chế thực hiê ̣n dự án, có sự phân rõ trách nhiê ̣m, nhấn mạnh vai trò điều phối chính sách của Chính phủ và vai trò tự quản và thực thi của cấp đi ̣a phương, đă ̣c biê ̣t sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân Hầu hết các Bô ̣, ngành chủ chốt trong nước tham gia vào dự án, Văn phòng thủ tướng, Cục phát triển kinh tế - xã hô ̣i và kinh tế quốc gia, Bộ Tài chính, Bô ̣ Thương mại, Bô ̣ Nông nghiê ̣p và các hơ ̣p tác xã, Bô ̣ Công nghiê ̣p, Bộ Y tế, Tổng cục du lịch Thái Lan… Viê ̣c thực thi cụ thể dự án có sự phối hợp đồng thuâ ̣n của cả chính quyền đi ̣a phương, các tổ chức kinh doanh ở từng đi ̣a phương

Trong thực tế, để thực hiê ̣n dự án trên, nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ, sản xuất đã hình thành ở đi ̣a phương Chính phủ Thái Lan quy đi ̣nh các công ty tổ chức đưa đón các đoàn khách du lịch nước ngoài đều phải dừng lại tham quan các trung tâm thương mại, dịch vụ, các trung tâm sản xuất của mỗi địa phương nằm dọc tuyến đường giao thông Đây là hình thức để Thái Lan có thể quảng bá và bán các sản phẩm của các đi ̣a phương, các làng Các vấn đề này đều được các công ty nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh mà vẫn tạo ra tâm lý thoải mái với khách du lịch nước ngoài

Bên cạnh chương trình “ One tambon, one product ”, Tổng cục Du lịch Thái Lan cũng đã thực hiê ̣n các chính sách mới tâ ̣p trung vào các vấn đề như bảo tồn và duy trì các nguồn tài nguyên của du lịch, quản trị nguồn nhân lực và đa ̣t đươ ̣c sự

cân bằng giữ du lịch, nông thôn và phong cảnh Du lịch đi ̣a phương không đươ ̣c đề

câ ̣p cụ thể nhưng có các chính sách bao gồm:

- Mở rô ̣ng các điểm du lịch đến các vùng đi ̣a phương, tạo ra những nguồn thu nhâ ̣p mới và được phân bổ cho mọi người trong tất cả các khu vực

- Bảo tồn và nâng cấp di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và môi trườ ng

- Sự tham gia của người dân trong các hoạt đô ̣ng phát triển du lịch

Mọi người đều đồng ý rằng sự tồn tại và điểm nổi bâ ̣t của những điểm đến du lịch nên đươ ̣c bảo tồn và bảo tồn các giá trị văn hóa, nghê ̣ thuâ ̣t, truyền thống và tự nhiên phải được tuyên truyền, quảng bá ở cấp đi ̣a phương, quốc gia và khu vực

Trang 30

Cũng trong thời gian đó, cơ sở kinh tế ở nông thôn và đi ̣a phương sẽ phải thực hiê ̣n những vấn đề này để người dân đi ̣a phương có thể chia sẻ các cơ hô ̣i kinh tế Phát triển du lịch không ảnh hưởng đến môi trường, xã hô ̣i, văn hóa của cô ̣ng đồng Hê ̣ thống giáo dục cũng nên được cải thiê ̣n để mọi người dân có nhâ ̣n thức đúng đắn về du lịch

Về phía các công ty du lịch tư nhân: Đây là khu vực góp phần quan trọng vào phát triển du lịch đi ̣a phương Nhạy cảm với những lợi ích thương mại mà LNTT đem lại, các nhà kinh doanh du lịch Thái Lan đã không bỏ lỡ cơ hô ̣i đưa làng nghề vào khai thác du lịch và rất thành công trong khai thác lĩnh vực này Các tua du lịch đến các làng nghề nổi tiếng đươ ̣c thiết lâ ̣p Ban du lịch các làng nghề còn chủ đô ̣ng đứng ra ký các hợp đồng với các cơ quan du lịch và để hai bên cùng có lợi, các làng nghề sẵn sàng thỏa thuâ ̣n cho đối tác dịch vụ du lịch được thu tiền hướng dẫn và hưởng thêm 5% số tiền do bán được đồ lưu niê ̣m, đồ thức ăn, thức uống cho khách

du lịch [2, tr 204 - 206]

1.6.1.2 Kinh nghiê ̣m của Trung Quốc

Đặc trưng ở Trung Quốc là thủ công phát triển mạnh ở các đô thị, bởi các đô thị này đã có từ xa xưa và phát triển hơn hẳn so với nhiều quốc gia châu Á khác Tuy nhiên, thủ công nghiệp từ các làng nghề cũng phát triển rất đáng kể, sau năm

1954, thủ công nghiệp ở Trung Quốc đươ ̣c tổ chức thành các hợp tác xã Từ khi thực hiê ̣n cải cách năm 1978, nhiều HTX thủ công đã biến thành xí nghiê ̣p hương trấn Nhưng bên cạnh đó các làng nghề vẫn tồn tại và đó chính là cơ sở để Trung Quốc khai thác thế mạnh DLLN của mình

Để phát triển DLLN, chính phủ Trung Quốc chủ yếu phát triển mô hình nhà nước và lấy đó làm chủ đa ̣o với hai nô ̣i dung chính Mô ̣t là, nhà nước và các đi ̣a phương dựa vào bô ̣ máy hành chính quản lý du lịch để chỉ đa ̣o phương hướng, chính sách phát triển của các doanh nghiê ̣p du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường Hai là phát huy tính chủ đô ̣ng của chính quyền đi ̣a phương, đă ̣c biê ̣t là các hiê ̣p hô ̣i làng nghề nhằm phát triển mạnh DLLN đi ̣a phương Đặc biê ̣t, để thu hút khách du lịch quốc tế, ngành du lịch Trung Quốc đã

Trang 31

đưa ra các sản phẩm du lịch đô ̣c đáo, đa dạng với các chủ đề được sắp xếp theo từng năm Ví dụ, năm 2006 có chủ đề là “ Nông thôn mới, du lịch mới, thể nghiê ̣m mới, thời thượng mới”

Đến Trung Quốc, khách du lịch không chỉ đươ ̣c tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh mà còn đươ ̣c thăm các làng nghề, quê hương của những sản phẩm thủ công nổi tiếng như rượu Mao Đài, gốm sứ Giang Tây, hàng tơ lụa Khai Phong, Lạc Dương, vải lụa Tô Châu Hiê ̣n chưa có thống kê khách du lịch đến thăm các làng nghề Trung Quốc, song có thể thấy là ngành du lịch Trung Quốc đã khai thác rất có hiê ̣u quả thế mạnh này Tại Tứ Xuyên, những làng nghề mà người dân chuyên dùng mô ̣t loại cỏ để bê ̣n thành mô ̣t loại vâ ̣t và tạo nên những lâu đài, thành quách thu nhỏ làm đồ lưu niê ̣m bán tại chỗ cho khách du lịch đến thăm các làng đó [2, tr 207 - 208]

1.6.1.3 Kinh nghiê ̣m ở Viê ̣t Nam

Trong thờ i gian qua Viê ̣t Nam đã thành công trong viê ̣c phát triển DLLN, sau đây là một trong những ví dụ điển hình về viê ̣c phát triển du lịch nông thôn tại Viê ̣t Nam

- DLLN tại lL àng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng nằm gần Hội An, đã trở thành điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế nhờ có xưởng mộc truyền thống và cảnh quan yên bình của một làng quê ven sông Làng mộc Kim Bồng có khoảng 400 người dân thuộc 84 hộ gia đình Làng Kim Bồng đã nổi tiếng về các thế hệ nghệ nhân sản xuất nhiều loại đồ gỗ Nghề thợ mộc ở làng Kim Bồng đã nổi tiếng từ thế kỷ 15 Nhiều ngôi nhà cổ bằng gỗ ở Hội An đã do những thợ mộc của làng Kim Bồng xây dựng nên Các hàng thủ công truyền thống khác cũng khá phát triển ở làng Kim Bồng như nghề sản xuất các sản phẩm bằng tre, sản xuất chiếu cói hoa, làm đèn lồng và túi xách bằng lụa Ngôi làng này được bao quanh bởi sông Thu Bồn với cảnh quan rất đa dạng, có sự kết hợp hài hòa giữa các di tích tự nhiên và di tích văn hóa Năm 2002, Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT) đã đưa ra ý tưởng xây dựng

dự án du lịch cộng đồng tại Việt Nam gắn với chương trình giảm nghèo của tổ chức

Trang 32

trung tâm thương mại quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) Mục tiêu của dự án nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập từ hoạt động du lịch và bán các hàng thủ công truyền thống thông qua việc xây dựng năng lực phát triển bền vững cho người dân địa phương, mở rộng du lịch bền vững và sản xuất hàng mộc truyền thống thân thiện với môi trường Dự án đã được thực hiện từ năm 2004

Để triển khai hoạt động du lịch tại Làng mộc Kim Bồng, tại đây đã thành lập HTX du lịch, ban quản lý du lịch của HTX và các tổ dịch vụ (hướng dẫn tham quan, dịch vụ ăn uống, lưu trú tại nhà dân, cho thuê xe đạp , trải nghiệm các hoạt động làng nghề,…HTX đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, cơ chế phân chia lợi ích, triển khai các hoạt động đào tạo, tiến hành quảng bá,…Tổng thu nhập của hợp tác xã gồm lệ phí và các chi phí tham quan các tua đạt khoảng hơn 200 triệu đồng năm đầu tiên Một phần thu nhập này được phân phối thông qua quỹ cộng đồng nhằm đem lại lợi ích cho 400 người dân của làng Kim Bồng Ngoài ra, các dòng du khách đến làng Kim Bồng cũng có thể tạo thuận lợi cho người dân bán được nhiều sản phẩm địa phương hơn và tạo ra một số việc làm mới như là dịch vụ hướng dẫn và cung cấp các dịch vụ du lịch khác tại làng

Với lợi thế có vị trí chiến lược nằm gần kề đô thị cổ Hội An, làng Kim Bồng

có khả năng thu hút được một số lượng lớn khách đến tham quan làng Lượng khách đến Kim Bồng có ngày đạt khoảng 80 - 100 du khách nhưng thời gian lưu lại chỉ trong khoảng dưới 1 giờ để tham quan làng nghề Số khách sử dụng các dịch vụ như thuê xe, tham quan làng, ăn uống,…chiếm tỷ lệ còn thấp

Bên cạnh các tác động tích cực, các họat động du lịch của làng Kim Bồng đang gặp một số thách thức, trở ngại Thách thức đầu tiên là kỹ năng giao tiếp và sự hiểu biết về văn hóa của du khách Thách thức thứ hai liên quan tới nhận thức, sự hiểu biết về ý nghĩa, quan điểm của du lịch bền vững tại các nước đang phát triển Ngoài ra, còn có các thách thức khác như vấn đề sở hữu của người dân địa phương, lợi ích kinh tế bền vững và lợi ích phân phối ITC đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch cộng đồng gắn với chiến lược sản phẩm hướng tới xuất khẩu Sáng kiến đó đã được chính quyền cộng đồng địa phương chấp nhận và đồng ý để triển khai

Trang 33

- Làng rau Trà Quế:

Làng rau Trà Quế do 30 nông dân tự đứng ra làm du li ̣ch vào những lúc nông nhàn Những người nô ng dân này tự mua các trang thiết bi ̣ cơ bản để trang bi ̣ cho nghề nông như : dép, áo quần nông dân , nón lá Họ chia các khu đất trồng rau ra thành những luống đất sẵn sàng cho các công đoạn như : có luống chưa cuốc , có luống đã cuốc; làm mịn và phơi khô để chuẩn bị gieo hạt , có luống trồng rau đến thời điểm thu hoa ̣ch, khu vực rửa rau và chế biến …

Du khách khi đến thăm làng rau Trà Quế có thể mă ̣c những bô ̣ đồ nông dân , mang dép lê đô ̣i nón lá để thực hiê ̣n các công đoa ̣n như cuốc đất , đánh tơi đất, gieo trồng rau, thu hoa ̣ch rau rồi mang đi sơ chế Làng còn có dịch vụ phục vụ ăn trưa cho khách v ới các nguyên liệu bằng nông sản đi ̣a phương , trong đó có các loa ̣i rau mà du khách vừa thu hoa ̣ch được [364]

- Làng gốm Phù Lãng, lL àng tương Đình Tổ

Tại tỉnh Bắc Ninh, du lịch cũng đã được phát triển ở Làng Phù Lãng vớ i nghề gốm, làng Đình Tổ với nghề tương Phương pháp và quá trình phát triển của các làng nghề trên có thể được tóm tắt qua 6 giai đoa ̣n Giai đoa ̣n 1: Lập kế hoạch, gồm các bước khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa vâ ̣t thể và phi vâ ̣t thể của làng như phong cảnh làng quê, đình chùa Đánh giá lại các nghề thủ công truyền thống của làng, văn hóa truyền thống của làng, cũng như hê ̣ thống giao thông phục vụ du lịch, điều tra ý kiến người dân về hoạt đô ̣ng DLCĐ…Sau đó chọn các thôn đă ̣c trưng để xây dựng tua du lịch cô ̣ng đồng, (thôn Phù Lãng, Đình Tổ, ) Từ đó xác đi ̣nh thời gian du lịch, lập bản đồ quy hoạch du lịch các điểm phục vụ như bãi đỗ xe, lâ ̣p bản đồ Cân nhắc đối tươ ̣ng khách của làng Kêu gọi nguồn hỗ trợ từ tư nhân cũng như các dự án của chính phủ Giai đoa ̣n 2: Xây dựng bô ̣ máy tổ chức phát triển du lịch gồm chính quyền và người dân tham gia vào hoạt đô ̣ng du lịch cô ̣ng đồng ở làng nghề Chính quyền tham gia với vai trò quản lý còn người dân tham gia vào các hoạt đô ̣ng du lịch như phục vụ nấu ăn, phục vụ nhà hàng, đón tiếp và hướng dẫn…Giai đoa ̣n 3: Thiết kế lại cảnh quan của làng như các tiểu cảnh trên đường đi của các tua du lịch, cây xanh cho phù hơ ̣p với nguồn kinh phí của dự án, thiết kế các mẫu mã sản phẩm mới, nhãn hiê ̣u, cho các hô ̣ sản xuất ….Các bài giới thiê ̣u tại những điểm du li ̣ch cho khách cần chuẩn bi ̣ chu đáo trước Giai đoa ̣n 4: Chuẩn bị

Trang 34

đón khách du lịch Tờ rơi được in cho từng điểm du lịch có đi ̣a chỉ, điê ̣n thoại, người liên hê ̣ cần thiết Xây dựng giá cho mỗi điểm đến như: bãi đỗ xe điểm Phù Lãng, trải nghiê ̣m làng gốm, ăn trưa tại Hòa Long Giai đoa ̣n 5: Xúc tiến quảng bá với các công ty lữ hành nô ̣i đi ̣a (bao gồm cả khách nô ̣i đi ̣a và khách nước ngoài) để giới thiê ̣u chương trình tua Giai đoa ̣n 6: Quản lý, kiểm soát trong quá trình đón khách, tiếp tục hoàn thiện thêm những điểm bất hợp lý nhằm tạo thuâ ̣n lợi cho khách tham quan và trải nghiê ̣m được nhiều thời gian hơn, đa phần khách đi tham quan 2 xã trong ngày [11, tr 180 - 182]

Từ tất cả các kinh nghiệm điển hình trên, chúng ta có thể thấy rằng, không

những trên thế giới, ngay tại nước ta, công tác bảo tồn và phát triển DLCĐ gắn vớ i làng nghề rất được quan tâm Mỗi quốc gia với các điều kiê ̣n văn hóa, lịch sử và đi ̣a lý khác nhau sẽ có chính sách thích hơ ̣p để bảo tồn và phát huy các LNTT Những kinh nghiệm thành công trong viê ̣c bảo tồn và phát triển làng nghề du li ̣ch của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Viê ̣t Nam sẽ là mô ̣t bài học kinh nghiê ̣m quý giá cho việc phát triển làng nghề ở tỉnh TT - Huế nói chung và làng đan lát Bao La cũng như làng cổ Phước Tích nói riêng

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản là : cơ sở lý luâ ̣n và cơ sở thực tiễn của du lịch , DLCĐ và DLLN Đối với khái niệm về du lịch , phần

cơ sở lý luâ ̣n đưa ra các khái niê ̣m về du li ̣ch của Tổ chức du li ̣ch thế giới và của Bô ̣ Văn hóa Thể thao và Du li ̣ch cũng như của các tác giả nổi tiếng khác trên thế giới , từ đó rút ra những nhâ ̣n đi ̣nh cơ bản nhất về du li ̣ch Các loại hình du lịch khác nhau đươ ̣c đề câ ̣p đến nhằm cung cấp mô ̣t tầm nhìn tổng quát hơn về các hình thức du lịch đang diễn ra trên thế giới , qua đó hướng đến loa ̣i hình du li ̣ch cô ̣ng đồng và du lịch làng nghề mà đề tài sẽ nghiên cứu Năm khái niê ̣m về cô ̣ng đồng và sáu khái niê ̣m về DLCĐ được trích dẫn từ các nguồn tài liê ̣u của nước ngoài và của Viê ̣t Nam để làm rõ vai trò của cô ̣ng đồng dân cư trong hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch , các lợi ích du lịch mang lại cho cộng đồng cũng như nhu cầu của khách du lịch khi tham gia

DLCĐ, qua hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch các giá tri ̣ văn hóa của cô ̣ng đồng được bảo tồn và gìn giữ Các khái niệm về làng nghề , DLLN, làng nghề du lịch chủ yếu được trích dẫn từ các nguồn tài liê ̣u trong nước Từ các khái niê ̣m về DLCĐ và DLLN cho ta thấy

Trang 35

rõ sự khác biệt giữa hai loại hình DLCĐ và du lịch làng nghề DLCĐ có nghĩa rô ̣ng, bao gồm nhiều loa ̣i hình du li ̣ch như du li ̣ch làng quê, du li ̣ch lễ hô ̣i đi ̣a phương , du lịch nông nghiệp trong khi đó du li ̣ch làng nghề nêu rõ sự tham gia trải nghiê ̣m của du khách vào các hoạt động sản xuất của một làng nghề cụ thể hoặc các lễ hội tưởng nhớ đến các vị tổ nghề , các di sản liên quan đến nghề của làng Tất cả các khái niệm trên được dùng để làm cơ sở lý luận cho luận văn Chương 1 cũng nêu rõ các điều kiện để trở thành làng nghề du lịch , các tiêu chí để xâ y dựng và phát triển DLLN và các điều kiê ̣n cơ bản để phát triển du li ̣ch cô ̣ng đồng ở làng nghề Đây là

cơ sở để đánh giá các làng nghề du li ̣ch hiê ̣n nay cũng như tiêu chí để xây dựng phát triển các làng nghề du li ̣ch

Chương 1 đã đưa ra các mô hình DLLN ở trên thế giới và ở Viê ̣t Nam để làm

cơ sở thực tiễn Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia rất thành công trong việc

Viê ̣t Nam có hai loa ̣i DLLN được đưa vào để làm cơ sở thực tiễn đó là mô hình DLLN do người dân tự làm dựa trên nhu cầu của du khách như làng rau Trà Quế và

mô hình DLLN có sự trợ giúp của chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ như mô hình DLLN của làng m ộc Kim Bồng, làng gốm Phù Lãng, làng tương Đình Tổ Những kinh nghiê ̣m về sự thành công của DLLN sẽ là nhữ ng bài ho ̣c quý giá cho mô hình phát triển DLLN ở TT - Huế

Chương 1 của luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản là : cơ sở lý luâ ̣n và cơ sở thực tiễn của DLCĐ và DLLN Cơ sở lý luâ ̣n đưa ra các khái niê ̣m về du lịch, DLCĐ, các khái niệm về làng nghề , DLLN, làng nghề du lịch ; Các khái niệm này dùng để làm cơ sở lý luận cho luận văn Chương 1 cũng tập trung vào các điều kiê ̣n, tiêu chí để xây dựng và phát triển DLLN Đối với cơ sở thực tiễn, chương 1 đã đưa ra các mô hình DLLN thành công ở trên thế giới và Việt Nam để làm minh chứng cho phát triển DLLN Những kinh nghiê ̣m về sự thành công của DLLN đó sẽ là những bài học quý giá cho mô hình phát triển DLLN ở TT - Huế

Chương 2 của luận văn sẽ đề cập đến quá trình phát triển du lịch và DLLN ở

TT - Huế Luận văn sẽ nghiên c ứu sâu về DLLN ở hai làng nghề tiêu biểu là làng đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích Hình thức nghiên cứu dựa trên số liê ̣u sơ

Trang 36

cấp và số liê ̣u thứ cấp để làm rõ những thuâ ̣n lợi và khó khăn của DLLN ở TT- Huế nói chung, hai làng nghề đan lát Bao La và làng gốm Phước Tích nói riêng

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƯỚC TÍCH

2.1 Khái quát về hoạt đô ̣ng du lịch và DLLN tại tỉnh TT - Huế

2.1.1.1 Vị trí địa lý TT - Huế

TT - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam cách các trung tâm du li ̣ch lớn như Đà Nẵng 120 km, Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km

và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km, vớ i hê ̣ thống giao thông thuâ ̣n lơ ̣i như nằm trên quốc lô ̣ 1A, có đường sắt xuyên Viê ̣t cha ̣y do ̣ c theo chiều dài của tỉnh , sân bay quốc tế Phú Bài , cảng nước sâu Chân Mây nên rất thuận tiện cho việc phát triển du lịch

2.1.1.2 Tài nguyên du lịch TT - Huế

TT - Huế có hai di sản đươ ̣c UNESCO công nhâ ̣n là di sản văn hóa thế giới đó là quần thể di tích Huế với hơn 51 di tích và Nhã nha ̣c cung đình Huế là kiệt tác truyền khẩu phi vâ ̣t thể của nhân loa ̣i Bên ca ̣nh đó, TT - Huế có hơn 100 lễ hô ̣i dân gian , truyền thống và hiê ̣n đa ̣i bao gồm : lễ hô ̣i cung đình , lễ hô ̣i tôn giáo , lễ

hô ̣i tưởng nhớ các vị anh hùng , các vị khai canh , tổ sư làng nghề TT - Huế có hơn

120 km bờ biển với vịnh Lăng Cô thuô ̣c Câu la ̣c bô ̣ 30 vịnh đẹp trên thế giới TT - Huế nằm trên Con đường di sản miền Trung gồm các điểm đến : Phong Nha Kẻ Bàng của Quảng Bình - Quần thể Di Tích Huế và Nhã nha ̣c cung đình của Huế - phố cổ Hô ̣i An và Thánh đi ̣a Mỹ Sơn của Quảng N am Đây là mô ̣t trong những tiềm năng , thế ma ̣nh để Huế tr ở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với đầy đủ các loa ̣i hình du li ̣ch như du li ̣ch cô ̣ng đồng , du li ̣ch biển , du li ̣ch văn hóa ,

du li ̣ch nghỉ dưỡng , du li ̣ch nghiên cứu Đồng thời đây cũng là một trong những tiền đề có ý nghĩa đặc biệt trong việc th úc đẩy các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển

Trang 38

2.1.1.3 Các vùng du lịch theo qui hoạch tại TT - Huế

Theo quyết đi ̣nh 1402/QĐ - UBND Huế, ngày 13 tháng 7 năm 2009 về viê ̣c phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh TT - Huế đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020, tỉnh TT - Huế có các vùng du li ̣ch sau:

a) Cụm du lịch:

- Cụm du lịch thành phố Huế - dải ven biển và phụ cận: Bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thuỷ, Hương Trà và Phú Vang

- Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân: Trải dài trong một không gian rộng lớn phía Đông Nam tỉnh TT - Huế Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo Sơn Chà, Hồ Truồi… Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch khác như đỉnh đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai

- Cụm du lịch A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh: Với tính chất là khu vực tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái

b) Đô thị du lịch: Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế

c) Khu du lịch:

- Khu du lịch quốc gia: Khu du lịch tổng hợp Lăng Cô

- Khu du lịch địa phương: Khu dịch vụ tổng hợp Sơn Chà, khu du lịch tổng hợp Bạch Mã, khu dịch vụ tổng hợp Tây Nam Thành phố Huế

d) Điểm du lịch

- Điểm du lịch quốc gia: Cố đô Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã, Bãi tắm Lăng

Cô, Đèo Hải Vân

- Điểm du lịch địa phương: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương - Hàm Rồng, Khu nước nóng

Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, Bãi biển Thuận An, Bãi biển Điền Hải - Điền Hoà, Các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam Đông, A Lưới

Trang 39

đ) Tuyến du lịch

- Các tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế, Thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân, Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai, Thành phố Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh, Thành phố Huế - Nam Đông, Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô, Thành phố Huế - Bạch Mã - Hồ Truồi, Thành phố Huế - Làng cổ Phước Tích - Khu nước nóng Thanh Tân,

- Các tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo, Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An, Tuyến du lịch con đường di sản (Quảng Bình - Huế - Quảng Nam), Tuyến du lịch thăm chiến trường xưa (DMZ) Huế - Quảng Trị - Quảng Bình

- Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế - Lao Bảo - Lào - Thái Lan, Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 - Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan, Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê Kông, Tuyến

du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài

- Tuyến du lịch biển: Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối đưa đón khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển [22]

2.1.1.4 Quá trình phát triển du lịch TT - Huế

Số liệu thống kê của Sở VHTT&DL TT - Huế cho thấy số lượng khách đến Huế từ năm 2010 đến năm 2014 tăng trưởng trung bình là 11,2% năm Năm 2014,

du lịch TT - Huế đón 2.906 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với năm 2013, khách quốc tế tăng 8,5% Khách lưu trú đạt 1,85 triệu lượt, tăng 4,1% so với năm 2013, trong đó có 780 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 4% so với năm 2013 Ngày lưu trú bình quân đạt 2,0 ngày, doanh thu du lịch ước đạt 2.707 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2013 Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế chiếm 58% Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 6.700 tỷ đồng Đóng góp củ a d u lịch dịch vụ năm 2014 chiếm tỷ trọng 5,6% GDP của tỉnh [19]

Trang 40

Bảng 2.1 Tốc đô ̣ tăng trưởng khách du li ̣ch đến Huế năm 2010 đến 2014

(Đvt: lươ ̣t khách)

lươ ̣t khách

% tốc đô ̣ tăng trưởng chung

Số lươ ̣t khách quốc tế

% tốc đô ̣ tăng trưởng khách quốc tế

Số lươ ̣t khách nội

đi ̣a

% tốc

đô ̣ tăng trưởng khách

nô ̣i đi ̣a

(Nguồn: Sơ ̉ VHTT&DL TT - Huế)

Đến năm 2014, TT - Huế có 540 cơ sở lưu trú với 10.256 phòng, 17.074 giường Về kinh doanh lữ hành, có 17 đơn vi ̣ lữ hành quốc tế, 33 đơn vi ̣ lữ hành nô ̣i

đi ̣a, 14 chi nhánh và văn phòng đại diện lữ hành, 10 văn phòng, đại lý du lịch Năm

2014, các công ty lữ hành đã đón và phục vụ 92.009 lượt khách Lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch đạt 10.500 người trong năm 2014 [19]

Bảng 2.2 Cơ sở lưu trú ở TT - Huế

TT Năm Tổng cơ sở lưu trú Tổng số phòng Tổng số giường

Ngày đăng: 29/11/2015, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w