1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ

53 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 504 KB

Nội dung

Cùng vớiquá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thuhẹp và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đãtất yếu dẫn đến việc chuyển đổ

Trang 1

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Lao động, việc làm luôn là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốcgia trên thế giới Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nôngnghiệp, lực lượng lao động nông thôn chiếm 74,5% (2007) trong tổng số laođộng [11] Giải quyết vấn đề dư thừa lao động và thiếu việc làm là một trongnhững yếu tố góp phần cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển giáodục và nâng cao dân trí

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi

cả nước nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng Thành phố Huế là đô thị

loại 1, hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, xu thế đô thị hoá làmột tiến trình tất yếu Đi cùng với tiến trình đó, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng

xã hội ở các khu vực dân cư xung quanh cũng được cải tạo và nâng cấp đồng

bộ Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hệthống y tế, giáo dục, giao thông ngày càng được cải thiện hơn Tuy nhiênbên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tạiđặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm Cùng vớiquá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thuhẹp và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp đãtất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân,ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ Đối với một bộ phận lớn dân cư

bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục

vụ mục tiêu đô thị hoá; tỷ lệ người lao động làm việc không ổn định ngàycàng cao; chuyển đổi ngành nghề, nơi làm việc diễn ra càng nhiều; sẽ tiếptục có sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ văn hoá vàmức sống

Một vấn đề lớn cần quan tâm nữa là các dòng dân di cư tới các thànhphố lớn tìm việc làm ngày càng tăng nhưng với trình độ thấp và không cótay nghề nên kiếm việc làm khó khăn; vấn đề thất nghiệp, sự nghèo túng cótác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người lao động

Trang 2

Trong bối cảnh hiện nay của phường Hương Sơ (là phường mới mởrộng của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) diện tích đất nông nghiệpngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho các khu vực đô thị Xu thế chuyểndịch cơ cấu lao động – ngành nghề đang diễn ra khá phổ biến Việc phântích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp hay các yếu tố tác độngđến quá trình chuyển dịch lao động là vấn đề khá cấp thiết Do đó, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Nghiên cứu trường hợp tại phường Hương Sơ”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn phường

Hương Sơ - thành phố Huế trong giai đoạn 2007 – 2009.

- Tìm hiểu tác động của sự chuyển dịch cơ cấu lao động đến hộ giađình và người lao động

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu laođộng – nghề nghiệp

Trang 3

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Lao động: Người lao động trong Bộ luật lao động là người ít nhất đủ

15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động [2], [8].Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vậtchất và giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng vàhiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

- Nguồn lao động: Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy

định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động

và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việctrong nền kinh tế quốc dân[2], [8] Việc quy định độ tuổi lao động là khácnhau giữa các nước, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi đất nước.Điều đó tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế

Theo thống kê của Việt Nam hiện hành bao gồm những người trong độtuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động

có tham gia lao động Những người trong độ tuổi lao động là nam từ 15-60tuổi, nữ từ 15- 55 tuổi

- Lao động đang làm việc: Là những người đang có việc làm để tạo ra

thu nhập, thời gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc

mà người đó tham gia Lao động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổilao động mà bao gồm cả những người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động[2]

- Lao động trong độ tuổi: Là những lao động trong độ tuổi theo quy

định của Nhà nước có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làmviệc cho xã hội [2] Theo quy định của luật lao động hiện hành, độ tuổi laođộng tính từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 55 đối với nữ, tínhtheo năm dương lịch

- Lao động ngoài độ tuổi: Là những lao động chưa đến hoặc quá tuổi

lao động quy định của Nhà nước: bao gồm nam trên 60 tuổi; nữ trên 55 tuổi;thanh niên dưới 15 tuổi [2]

Trang 4

2.1.2 Khái niệm và nội dung cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động.

a) Khái niệm cơ cấu lao động

Theo Trần Hồi Sinh, 2006, “Cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ

cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất định

Lao động bao giờ cũng là nguồn gốc của mọi của cải Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải để phục vụ

cho con người và xã hội Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh

tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác [4], [16]

b) Nội dung cơ cấu lao động

Bản thân cơ cấu lao động bao gồm rất nhiều loại theo các tiêu chí khácnhau Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là:

Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn

Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi

Cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế

Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế

Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật

Cơ cấu lao động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở thành thị

Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế…

Cơ cấu lao động có nội dung đa dạng theo các tiêu chí khác nhau Việcphân tích nội dung theo các tiêu chí này là cơ sở để tìm ra những cách thứcduy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng, tìm ra hướng chuyển dịch phù hợp trongtừng thời kỳ từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dânmột cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sức khoẻ, trí lực, khác nhau theo đó khả năng lao động sẽ khác nhau Vì vậy, khi xem xét về khả năng và hiệu suất lao động, các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi của các nhóm lao động

Trang 5

khác nhau, trong đó lực lượng lao động trẻ (nằm trong độ tuổi 15-34) trong lực lượng lao động người ta phân ra các nhóm luôn được đánh giá là lực lượng nòng cốt và kế cận có khả năng phát huy sức mạnh sáng tạo, làm tăng năng suất lao động xã hội Có nhiều cách chia như: lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi hoặc người ta chia theo nhóm tuổi: nhóm từ 15-34 tuổi (lực lượng lao động trẻ), nhóm từ 35-54 tuổi (lực lượng lao động trung niên), nhóm từ 55 tuổi trở lên (lực lượng lao động cao tuổi trở lên).

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật là quan hệ

tỷ lệ và xu hướng vận động giữa các loại lao động có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật khác nhau [8] và được phân chia như sau:

Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn thể hiện được sự hiểu biết của con người, nền văn hoávăn minh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Trình độ học vấn là tiền đề để conngười đi vào tìm hiểu và khám phá lĩnh vực khác như khoa học, văn hoánghệ thuật, Ở nước ta, trình độ học vấn được chia như sau: cấp I, cấp II,cấp III Ngày nay, khoa học luôn luôn thay đổi để có thể tìm được việc làm

dễ dàng thì người lao động cần phải có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ,nhưng nền tảng của nó lại là một trình độ học vấn nhất định Cơ cấu laođộng theo trình độ học vấn: là tỷ lệ lao động mù chữ, lao động đã tốt nghiệptiểu học, lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông

Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Chuyên môn kỹ thuật thể hiện trình độ chuyên môn nghề nghiệp, taynghề của người lao động Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹthuật: lao động được chia thành lao động có chuyên môn kỹ thuật và laođộng phổ thông Trong đó, lao động phổ thông là lao động chưa qua đào tạovới công cụ sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất thấp Lao động có chuyênmôn kỹ thuật lại được chia thành các loại: lao động có trình độ công nhân kỹthuật; có trình độ sơ cấp; có trình độ trung học chuyên nghiệp; lao động cótrình độ cao đẳng, đại học và trên đai học Trong mỗi ngành kinh tế, ở mỗitrình độ phát triển có cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau

Trang 6

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thể hiện tỷ lệ lực lượng lao động trong ba nhóm ngành lớn là nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp xây dựng, thương mại và dịch vụ và theo các phân ngành trong từng nhóm ngành [4].

Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ

và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội Sự biến đổi cơ cấu lao độngtheo ngành trong quan hệ với trình độ phát triển kinh tế - xã hội (thể hiệnbằng chỉ tiêu quy mô, tốc độ và cơ cấu GDP) diễn ra theo quy luật là: trình

độ phát triển kinh tế xã hội càng cao, GDP đầu người càng cao, kinh tế càngphát triển và chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì lao động làm việc trongkhu vực nông nghiệp càng giảm về tuyệt đối và tỷ trọng Việc chuyển laođộng từ khu nông nghiệp có năng suất thấp sang khu vực công nghiệp vàdịch vụ đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng suất lao độngcao hơn, có tác động quyết định làm tăng nhanh năng suất lao động xã hội

c) Chuyển dịch cơ cấu lao động

Từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong quá trình công nghiệp hoá tất yếu phải phân công lại lực lượng lao động xã hội, từng bước hợp lý hoá chuyển dịch

cơ cấu lao động Hiểu một cách đơn giản, chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi (tăng, giảm) của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó [2], [14] Chuyển dịch cơ cấu lao

động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi số lượng và chất lượng lao động Đó chính là quá trình tổ chức

và phân công lại lao động xã hội Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động gắn liền và tác động qua lại với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu lao động được chuyển dịch tuỳ theo

sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của

cơ cấu kinh tế Ngược lại, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:

Trang 7

 Tỷ trọng và số lượng tuyệt đối lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số lượng tuyệt đối lao động trong công nghiệp ngày càng tăng lên.

 Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày càng tăng và chiếm ưu thế so với laođộng giản đơn trong tổng lao động xã hội

 Tốc độ tăng lao động ngành dịch vụ nhanh hơn công nghiệp và nông nghiệp

2.1.3 Tính tất yếu và sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu lao động

Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp có năng suất lao động thấpsang phát triển một số ngành nghề có năng suất lao động cao như côngnghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, chuyển lao động ở những vùngđông lao động không cân đối với tài nguyên, sang vùng ít lao động, nhiều tàinguyên, tăng lao động ở thành thị… sẽ làm thay đổi số lượng và cơ cấu laođộng Đó là xu hướng tất yếu của phân công lại lao động xã hội Thực hiệnphân công lại lao động xã hội, sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động giữa cácngành, các khu vực, các vùng và trong nội bộ ngành, vùng thay đổi

Lý thuyết và kinh nghiệm ở các nước công nghiệp tiên tiến đã cho biết,

tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng laođộng giảm đi rõ ràng, khiến sản xuất và đời sống của các nước này tăngmạnh

Chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, nângcao đời sống của người lao động thúc đẩy sản xuất phát triển Chuyển dịch

cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giảm tỷ trọnglao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp – xây dựng,thương mại – dịch vụ sẽ tạo điều kiện tích lũy vốn để tiếp tục chuyển đổi cơcấu kinh tế và chuyển dịch lao động đúng hướng, hiệu quả

Nhiều điển hình, nhiều gương sáng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và

cơ cấu lao động đã chỉ rõ: Chỉ cần chuyển đổi một cây (cây lúa sang trồnghoa), một con (từ nuôi lợn sang thủy sản), chuyển một bộ phận lao độngnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… đã làm cho năng suất lao độngtăng lên nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện, có điều kiện tíchlũy vốn, kinh nghiệm và kiến thức để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động,

Trang 8

cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề của ngườilao động.

tế và cơ cấu lao động của Nhật Bản về cơ bản cũng nặng về thuần nông với

tỷ lệ dân cư sống và làm việc bằng nghề nông còn khá cao Nhưng chỉ saugần nửa thế kỷ tiến hành công nghiệp hóa, Nhật Bản đã vươn lên thành mộtcường quốc kinh tế thế giới Nghiên cứu những bước đi của Nhật Bản trongquá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ta thấy một số điểm

cơ bản cần chú ý sau đây:

Thứ nhất, Nhật Bản đã chủ trương duy trì và phát triển các ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp truyền thống và ngành nghề mới ở nông thôn trong quátrình công nghiệp hóa

Thứ hai, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động nông

nghiệp

Thứ ba, phát triển các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn,

như các dịch vụ: Tín dụng vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư kỹ thuật…

b) Kinh nghiệm của Thái Lan.

Về cơ bản, Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp Tuy đóng góp của nôngnghiệp trong GDP dưới 10% nhưng nông nghiệp vẫn là ngành thu hút và tạoviệc làm cho 44 % lực lượng lao động toàn xã hội và khu vực nông thôn còn

là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư Công nghiệp và dịch vụ tăngnhanh, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của đất nước; đây là kết quả của chínhsách chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện bắt đầu từ những năm đầuthập kỷ 60 Từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đều

và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tăng Năm 2002, tỷ trọng lao dộngtrong nông nghiệp của Thái Lan còn khoảng 33%, tỷ lệ thất nghiệp còn1,5%, năng suất lao động theo giá trị tuyệt đối giai đoạn 2002-2005 đạt

Trang 9

4514,1 USD Đây là những bước ngoặt trong chuyển dịch cơ cấu lao độngcủa nước này Hai chính sách hợp lý được thực hiện ở Thái Lan đó là:

- Đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp gia tăng việc làm thông qua cáchoạt động thương mại Mặc dù nhận được sự đầu tư của cả nhà nước và tưnhân, nhưng do lợi nhuận thấp, rủi ro cao, nông nghiệp và nông thôn TháiLan đang phát triển theo hướng đa dạng hóa Trong chính sách sản xuấtnông nghiệp, việc đa dạng hóa được thực hiện bắt đầu bằng việc trồng nhiềuloại cây thay vì chỉ trồng lúa và cao su như trước đây; bước tiếp theo là đadạng hóa nội bộ nghành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sang hệ thốngcanh tác đa dạng, nhờ đó hàng nông nghiệp sản xuất của Thái Lan được mởrộng từ hai hàng hóa truyền thống là lúa, cao su sang bột sắn, gà, tôm tươiđông lạnh.v.v

- Gia tăng các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc làm gồm: Nhu cầu

về hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp tăng; chỉ tiêu của chính phủ chophát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng trên toàn đất nước; các chuwong trìnhxúc tiến phát triển doanh nghiệp phi nông nghiệp, đặc biệt đối với hoạt độngsản xuất dệt lụa và vải bông, hàng hóa thủ công mĩ nghệ; có nhiều điểm thuhút khách du lịch vào Thái Lan, công tác xúc tiến du lịch khá hiệu quả nhờ

đó giúp tăng việc làm phi nông nghiệp

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Những năm qua, cơ cấu ngành đã đạt được những bước tiến nhất định Trong ba khu vực kinh tế lớn (nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) thì khu vực công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao hơn hai khuvực còn lại và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế nên tỷ trọng

đã tăng nhanh Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP vượt 39 – 40% cho năm 2006 Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhìn chung còn chậm

Trang 10

Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 – 2008.

Đơn vị tính: %Chỉ tiêu Năm

Nông – Lâm nghiệp -

Thuỷ sản

Công nghiệp – xây dựng 36,73 38,50 40,21 41,52

Nông – Lâm nghiệp -

Thuỷ sản

Công nghiệp – xây dựng 12,10 15,40 17,30 19,10

(Nguồn: Niên giám thống kê giai đoạn 2002 - 2008)

Cơ cấu lao động nước ta đang có bước chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp đã giảm từ 68,2% năm 2002 xuống còn 55,7% (2008), cùng với thời gian đó tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên từ

12,1% lên 19,1%; trong ngành dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,2% Tuy nhiên, đánh giá chung thì mức chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta còn chậm, chưa tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân

Về cấu lao động theo trình độ chuyên môn: Tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng 70%, tỷ trọng lao động qua đào tạo chiếm 30%, trong

đó tỷ trọng đã qua đào tạo chính thức chỉ chiếm 15% Cho thấy rõ một điều, nền kinh tế đang thiếu thốn trầm trọng lao động chuyên môn, mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề, có tới 85% số học sinh học nghề ngắn hạn, chỉ có

15 % học nghề dài hạn Do vậy, chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp Cơ cấu đào tạo chuyển biến tích cực nhưng chậm, tỷ lệ giữa những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học/ trung học chuyên nghiệp/ công nhân kỹ thuật là 1/1, 16/0.95 Theo kinh nghiệm các nước tiên tiến, sản xuất sẽ phát

Trang 11

triển khi có một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý và có có cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật tương ứng là 1/4/10 Với cơ cấu đào tạo như hiện nay

ở nước ta, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh còn rất nhiều khó khăn

2.2.1 Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam.

Ở Việt Nam vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động cũng được sự quantâm nhiều của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Lê Hồng Thái,

2002, nghiên cứu về “thực trạng lao động việc làm nông thôn” chỉ ra những

nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển chậm lao động ở nông thôn là: việc phân

bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đất nông nghiệp/người quá thấplại có xu hướng ngày càng thấp hơn khiến nông dân có ít tích lũy cho pháttriển sản xuất phi nông nghiệp, chất lượng lao động ở nông thôn quá thấpdẫn đến khả năng chuyển đổi nghề thấp

Thân Văn Liên và cộng sự, 1997, “phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động thông qua di cư nông thôn - thành thị ở Hà Nội và Huế” cho

rằng các yếu tố kinh tế – xã hội yếu kém ở nông thôn là những lực đẩy và sựhấp dẫn ở cuộc sống đông thị là những lực hút làm tăng sự di cư nông thônthành thị hiện nay [1]

Nguyễn Văn Tài, 1998,và Đỗ Văn Hòa, 1999, đưa ra các kết luận quantrọng là di dân là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội Didân chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của chính sách phát triển kinh tế

do tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường đô thị pháttriển đã góp phần thúc đẩy nông thôn đồng bằng Sông Cửu Long có nhiềuchuyển đổi trong mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn [1]

Trang 12

Chuyển đổi cơ cấu lao động - nghề nghiệp xã hội nông thôn: Kết quảnghiên cứu của viện xã hội học đã cho thấy 3 xu hướng chuyển dịch cơ cấulao động - nghề nghiệp ở vùng nông thôn:

a) Xu hướng đa dạng hóa (hỗn hợp) việc làm/nghề nghiệp, tức là ngườidân tìm kiếm mọi việc làm có thể được để tạo ra các nguồn thu nhập cho giađình

b) Xu hướng kết hợp giữa các loại việc làm với nhau, tạo thành nhómnghề liên hoàn hỗ trợ và phát huy hiệu quả lẫn nhau

c) Xu hướng chuyên môn hóa việc làm/nghề nghiệp, tức là đi sâu vàomột nghề, yêu cầu có trình độ tay nghề cao hơn, hiệu quả kinh tế mang lại

cũng lớn hơn Nền tảng căn bản của 3 xu hướng trên vẫn là tư tưởng trọng

nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc của cư dân nông thôn còn tồn tại khánặng nề

Xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động - nghề nghiệp xã hội nông thôntrên đây đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình phân tầng xã hội theo mứcsống ở nông thôn Sự chuyển biến từ hộ thuần nông, thu nhập từ nôngnghiệp là chính sang hộ thu nhập từ hoạt động phi nông ngày càng nhiều lànguyên nhân chính làm tăng thu nhập

2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây.

Thừa Thiên Huế (TTH) là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có 70,3%dân số sống ở nông thôn Cũng như thực trạng chung của cả nước, tỷ lệ sửdụng thời gian lao động của lao động nông thôn TTH còn thấp; chất lượng

và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm; năng suất lao động thấp, thu nhậpchưa cao; đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng di dân

tự do vào đô thị đã diễn ra khá phổ biến ở các vùng đông dân cư Thực trạngtrên là áp lực rất lớn đối với lao động nông thôn TTH Vì vậy, tìm ra nhữnggiải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập tại chỗ cho lao động nông thôn TTH

là yêu cầu bức thiết hiện nay

Năm 2009, dân số của TTH là 1.087.579 người (608.914 lao động).Trong đó 70,3% là sống ở nông thôn Hiện ở khu vực nông thôn, số ngườikhông biết đọc biết viết chiếm 80,8% toàn tỉnh, 99,06% số người làm việc

Trang 13

mà không có trình độ chuyên môn Số người có trình độ đại học và trên đạihọc chỉ chiếm 0,16% [13].

Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn Thừa Thiên Huế: Ở vùng núi

TTH, tỷ trọng lao động thuần túy làm nghề nông chiếm đến 77,6% Trongkhi đó, ở vùng đồng bằng chỉ có 51% Chứng tỏ sự phân công lao động ởvùng đồng bằng diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn Riêng ở vùng biển

và phá Tam Giang, số lao động chuyên đánh bắt và nuôi trồng chiếm đến94% trong khi đó các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ nông nghiệp,chuyên dịch vụ 5,8%

Trang 14

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động trong các hộ nông nghiệp

và phi nông nghiệp ở phường Hương Sơ, thành phố Huế

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ tập trung phân tích thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động trên địa bàn phường Hương Sơ trong ba năm từ

2007 – 2009

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, giới tính, trình

độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngành nghề tại phường Hương Sơ – thành phố Huế giai đoạn từ 2007 – 2009

- Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ, thu nhập của laođộng giai đoạn từ 2007 - 2009

- Tính chất thu nhập và nguồn tiếp cận thông tin của người lao động.

- Điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức tác động đến người laođộng

- Một số giải pháp nhằm tạo cơ hội việc làm cho người lao động

- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động – nghề nghiệp

3.3 Phương pháp

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

- Đề tài chọn phường Hương Sơ làm điểm nghiên cứu Đây là phường mới mở rộng của thành phố Huế Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp nhường chỗ cho việc quy hoạch đô thị nên có nhiều biến động về cơ cấu lao động, việc làm

Qua kết quả tìm hiểu, phỏng vấn sâu cán bộ phường và người am hiểu tại địa phương đã chọn ra hai thôn để tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp đó là thôn Dương Xuân và thôn Đức Bưu

Trang 15

Thôn Dương Xuân là thôn có diện tích đất nông nghiệp giảm rõ rệt (chuyển dịch đất đai) do tác động đô thị hóa, có một số diện tích đất nông nghiệp đang nằm trong quy hoạch giải tỏa để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.Thôn Đức Bưu, đây là thôn nông nghiệp trọng điểm của phường Đặc biệt nơi đây đang thừa lao động và hiện tại đang cung cấp lao động cho các ngành nghề khác nhau.

- Chọn 60 hộ gia đình ở cả hai thôn Dương Xuân và Đức Bưu củaphường Hương Sơ, thành phố Huế bao gồm 40 hộ nông nghiệp và 20 hộ phinông nghiệp

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Dữ liệu thống kê về lực lượng lao động, báo cáo kinh tế xã hội củaphường Hương Sơ giai đoạn 2007-2009

- Các thông tin bài viết từ tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liênquan đến vấn đề lao động và việc làm

3.3.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn sâu đối với các ban ngành, người am hiểu tại địa phươngtiến hành nghiên cứu là phường Hương Sơ – thành phố Huế

- Phỏng vấn 60 hộ gia đình bằng bảng hỏi bán cấu trúc

Thông tin được thu thập trong ba năm từ 2007 – 2009, số lượng mẫu cụthể như sau:

 Tổng mẫu điều tra là 60 mẫu

 Tổng số nhân khẩu trong 60 mẫu điều tra là: 238 nhân khẩu với 166lao động đang làm việc

 Số người được phỏng vấn trực tiếp là 60 người

 Số người được phỏng vấn gián tiếp thông qua 60 người trên là: 178 người

3.3.4 Phương pháp phân tích

 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô

tả thực trạng lao động việc làm tại vùng nghiên cứu

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trìnhbày số liệu thô và lập bảng phân phối tần số Tần số là số lần thực hiện của

Trang 16

một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó, ví

dụ như thống kê theo nhóm tuổi, trình độ học vấn…

Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đãthu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quảnghiên cứu

 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người lao động Từ đó có thể nhìnnhận vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh

Để sử dụng phương pháp này, hai cuộc thảo luận nhóm được tiến hành tại hai thôn Đức Bưu và Dương Xuân Ở mỗi cuộc thảo luận, chọn 6 người tham gia gồm: Trưởng thôn, hai người có chuyển đổi ngành nghề và ba người không chuyển đổi ngành nghề

Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS để xử lý số liệu

Trang 17

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phường Hương sơ trong bối cảnh đô thị hoá

Căn cứ quyết định số 44/2007/NĐ - CP ngày 27/3/2007 của chính phủ

về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Hương Sơ và xã Thuỷ An để thànhlập các phường An Hoà, Hương Sơ, An Đông và An Tây thuộc thành phốHuế, tỉnh Thừa Thiên Huế: thành lập phường Hương Sơ với vị trí như sau: + Phía Bắc giáp xã Hương Toàn, huyện Hương Trà

+ Phía Đông giáp xã Hương Vinh, huyện Hương Trà

+ Phía Nam giáp phường An Hoà (phường mới được tách ra từ xãHương Sơ cũ), thành phố Huế

+ Phía Tây giáp phường Phú Thuận, thành phố Huế

Phường Hương Sơ được thành lập trên cơ sở mở rộng địa bàn của thànhphố Huế Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang xảy ra và tiếp tụcphát triển mạnh trong thời gian tới ở thành phố Huế Do đó, diện tích đấtnông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho các khu vực đô thị Do

đó, có sự biến động về diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp quatừng năm Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua từng năm từ

2007 đến 2009, trong khi đó thì diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên

Cụ thể, ở biểu đồ 1 cho thấy, vào năm 2007 diện tích đất nông nghiệpchiếm 52,21% tổng diện tích đất đai của toàn phường Qua năm 2008, tỷtrọng tương ứng là 47,14% và năm 2009 là 45,57% Như vậy, trong vòng banăm từ 2007 đến 2009, diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi 6,64% Toàn bộdiện tích nông nghiệp này được đưa vào phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng vàquy hoạch lại đô thị như xây dựng trụ sở uỷ ban nhân dân phường, trụ sởcông an phường, các khu chung cư, khu tái định cư Do đó, diện tích đấtphi nông nghiệp tăng lên rõ rệt qua từng năm từ 2007 đến 2009

Trang 18

Biểu đồ 1: Biến động diện tích đất đai của phường Hương Sơ giai đoạn 2007 – 2009.

(Nguồn: Số liệu thứ cấp của UBND phường Hương Sơ trong ba năm từ

2007 – 2009)

Diện tích đất đai có sự biến động giữa diện tích đất nông nghiệp và diệntích đất phi nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống và diện tíchđất phi nông nghiệp tăng lên Vậy, điều đó có ảnh hưởng như thế nào tới cơcấu dân số và lao động? Chúng tôi tiến hành phân tích cơ cấu dân số và laođộng của phường qua ba năm từ 2007 đến 2009

Phường Hương Sơ có nguồn lực con người rất dồi dào: có 1.868 hộ với8.981 nhân khẩu (vào năm 2009) và được chia thành 8 tổ dân phố Đây làyếu tố tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất của phường ngày càng phát triển

Trang 19

Bảng 2: Cơ cấu dân số của phường Hương Sơ giai đoạn 2007 - 2009

Dân số phi nông

(Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội của phường từ 2007 – 2009)

Ở bảng 2 cho thấy rằng, tỷ trọng dân số nông nghiệp tương đối lớn,chiếm 79,78% vào thời điểm năm 2007 và 76,02% năm 2008 Năm 2009, vềquy mô dân số nông nghiệp có tăng nhưng về tỷ trọng giảm mạnh, giảm16,28% so với năm 2007 Dân số phi nông nghiệp tăng mạnh trong ba năm

từ 2007 – 2009 Cụ thể, dân số phi nông nghiệp chiếm 20,22% vào năm

2007 Tỷ lệ đó là 36,5% vào năm 2009, tăng 16,28% so với năm 2007 Mộtmặt là do tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên từ các hộ phi nông nghiệp, sự chuyểnđổi ngành nghề của lao động nông nghiệp qua phi nông nghiệp Mặt khác, là

do sự gia tăng dân số cơ học của các lao động phi nông nghiệp từ nơi khácchuyển đến cư trú trên địa bàn phường là nguyên nhân chính dẫn tới hiệntượng này

Diện tích đất nông nghiệp/người bị thu hẹp từ khi xã chuyển thànhphường Tính tại thời điểm 2007 diện tích đất nông nghiệp/người là 359,27(m2); và diện tích này có giảm 21,23 (m2) vào năm 2008 Qua tới năm 2009,diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm, giảm tới 87,66 (m2)/người so vớinăm 2007 Quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người nôngdân Xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành côngnghiệp và dịch vụ đã kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động

Đô thị hoá tạo điều kiện cho việc quy hoạch lại tổng thể mặt bằng củaphường, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị như giao thông, điện, nước, vàcác cơ sở hành chính, giáo dục, y tế, văn hoá được thay đổi nhanh chóng làmthay đổi bộ mặt Hương Sơ trước đây Trong vòng ba năm trở lại đây, kể từkhi lên phường vào đầu năm 2007, phường đã chăm lo đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng: như làm mới nâng cấp sửa chữa đường giao thông: đường

Trang 20

Nguyễn văn Linh, Tản Đà Hệ thống cấp thoát nước được chú ý nạo vét:nạo vét, xây kè kênh Nhiêu Lộc, kênh Tham Lương Ngoài ra phường cònchú ý lắp đặt thêm đường ống nước sạch, cải tạo lưới điện trung thế, hạ thếcho các khu dân cư… Đặc biệt là phường quan tâm xây dựng mở mangtrường học, trạm xã, nhà ở nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân Hơn nữa,phường đã thực hiện chương trình nhà ở cho người nghèo, xây dựng hoànchỉnh khoảng 50 căn hộ tại các khu chung cư để phục vụ cho việc giải toảnhà ở cho người có thu nhập thấp…

Với những chuyển biến về kinh tế xã hội như trên, phường Hương Sơ

đã và đang dần chuyển hoá, phát triển để phù hợp với định hướng phát triểncủa thành phố trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá

4.2 Đặc điểm về nhân khẩu và lao động tại các hộ điều tra

Số lượng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động,được xác định trong một giới hạn không gian và thời gian nhất định Để tìmhiểu về số lượng nguồn nhân lực cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh đặctrưng của nguồn lao động như lao động bình quân/hộ, tổng số lao động/sốnhân khẩu…

Đặc điểm của nguồn nhân lực ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng3

Bảng 3: Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả trung bình

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2010)

Số lượng lao động trong các hộ nghiên cứu tương đối lớn Bình quânnhân khẩu/hộ là 3,97 khẩu/hộ, trong lúc đó, bình quân lao động/hộ là 2,77.Bình quân lao động/nhân khẩu tương đối cao.Tỷ lệ này cho biết số ngườilàm việc trong hộ và số người sinh sống tại hộ nhưng không tham gia vàohoạt động sản xuất Bình quân cứ 10 khẩu thì có tới 7 lao động Điều nàycho thấy, số lượng người tham gia lao động lớn, khả năng khai thác sử dụng

Trang 21

lao động xét về mặt số lượng là tốt, lao động dồi dào, tạo điều kiện thúc đẩyphát triển sản xuất.

4.3 Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2007 - 2009

4.3.1 Chuyển dịch dân số và lao động theo nhóm tuổi giai đoạn 2007 – 2009.

Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2007- 2009

Dân số là một nhân tố cơ bản quyết định đến nguồn lao động Quy mô

cơ cấu dân số quyết định đến quy mô cơ cấu của nguồn lao động Cơ cấudân số theo nhóm tuổi và trình độ phát triển của một quốc gia, vùng lãnh thổ

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Có nhiều cách chia như: lao động trong

độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi hoặc người ta chia theo nhóm tuổi: nhóm

từ 15-34 tuổi (lực lượng lao động trẻ), nhóm từ 35-54 tuổi (lực lượng laođộng trung niên), nhóm từ 55 tuổi trở lên (lực lượng lao động cao tuổi trởlên) Trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi phân chia nhóm tuổi theo tìnhtrạng tương đương về sức khỏe của người lao động trong các nhóm tuổi:nhóm từ 15 - 29, 30 - 44, 45 - 59, >=60

Trước hết, để có thể biết được tiềm năng về nguồn lao động củaphường, đi sâu tìm hiểu tình hình biến động cơ cấu dân số theo độ tuổi vànhóm tuổi Ở bảng 4 chỉ ra rằng, có sự chuyển dịch cơ cấu dân số theohướng giảm tỷ trọng ở nhóm tuổi 0 – 14 và tăng tỷ trọng dân số ở các nhómtuổi còn lại trong vòng ba năm từ 2007 đến 2009

Bảng 4: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2007 – 2009

(%) (2009/2007)

Tần số

Phần trăm (%)

Tần số

Phần trăm (%)

Tần số

Phần trăm (%)

Trang 22

>= 60 6 3,06 7 3,29 10 4,2 1,14

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2010)

Tỷ trọng của nhóm tuổi 0 - 14 vào năm 2007 là 29,59% Tương ứngvào năm 2008 là 25,82% và 2009 là 22,69%, giảm tới 6,9% ở thời điểm

2009 so với 2007 Nguyên nhân thứ nhất, của hiện tượng này là do các hộ đã

thực hiện tốt chủ trương “kế hoạch hoá gia đình, mỗi nhà chỉ nên có một tới hai con” Nguyên nhân thứ hai là do, nơi đây, lao động trong độ tuổi sinh đẻ

chủ yếu đi làm ăn xa, nên tỷ lệ sinh giảm Do đó, dân số ở nhóm tuổi từ 0 –

14 có xu hướng giảm qua các năm từ 2007 đến 2009

Cơ cấu dân số ở các nhóm tuổi còn lại có sự chuyển dịch theo chiềuhướng gia tăng ở giai đoạn 2007 - 2009 Gia tăng dân số mạnh nhất ở nhómtuổi 15 – 29 Nhóm tuổi này có tỷ trọng tăng từ 22,96% (2007) lên 24,41%(năm 2008) và 26,05% (năm 2009), tăng 3,09% năm 2009 so với năm 2007.Đối với nhóm tuổi từ 30 – 44, cũng có chiều hướng gia tăng dân số ở giaiđoạn 2007 – 2009 về quy mô lẫn tỷ trọng, nhưng thấp hơn so với nhóm tuổi

từ 15 – 29 Tỷ trọng dân số của nhóm tuổi này năm 2007 là 21,43%, quanăm 2008 là 23% và 2009 là 23,53% Như vậy có sự gia tăng (tăng 2,1%) về

cơ cấu dân số ở nhóm tuổi này ở giai đoạn 2007 đến 2009

Nhóm tuổi có cơ cấu dân số biến động thấp nhất là nhóm tuổi từ 45 –

59 tuổi ở giai đoạn 2007- 2009 Mặc dù cơ cấu dân số có xu hướng gia tăngqua các năm 2007, 2008, 2009 nhưng tăng rất ít (tăng 0,84% năm 2009 sovới năm 2007)

Để thấy rõ sự thay đổi này, chúng tôi xem xét thêm sự chuyển dịch cơcấu lao động theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động

Chuyển dịch lao động theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động giai đoạn 2007 – 2009.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sức khoẻ, trí lực, khác nhau theo đó khả nănglao động sẽ khác nhau Vì vậy, khi xem xét về khả năng và hiệu suất laođộng, cần đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi của các nhóm lao động khác nhau,trong đó lực lượng lao động trẻ (nằm trong độ tuổi 15-30) luôn được đánh

Trang 23

giá là lực lượng nòng cốt và kế cận có khả năng phát huy sức mạnh sáng tạo,làm tăng năng suất lao động xã hội.

Nếu xét riêng dân số trong độ tuổi lao động của giai đoạn 2007 - 2009,

ta thấy có sự thay đổi rõ về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở các nhóm tuổivới nhau Ở bảng 5 chỉ ra lao động trong độ tuổi giảm ở nhóm tuổi 45 – 59

có xu hướng giảm dần qua các năm Tỷ trọng tương ứng của nhóm tuổi nàyqua các năm 2007 – 2008 – 2009 là 34,09% - 33,11% - 32,18%, giảm 1,91%năm 2009 so với năm 2007 Tăng tỷ trọng lao động ở hai nhóm còn lại Ởnhóm tuổi 15 – 29 tăng 1,54% và nhóm tuổi 30 – 44 tăng 0,36% năm 2009

Tần số

Phần trăm (%)

Tần số

Phần trăm (%)

Tần số

Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2010)

Qua kết quả trên cho thấy địa bàn phường Hương Sơ đang dịch chuyển

cơ cấu dân số và cơ cấu lao động đang tập trung ở nhóm tuổi 15 - 29 Đây lànhóm tuổi mà người lao động có đủ thể lực, sức khoẻ, năng động, dễ dàngtiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Và đó sẽ là một lợi thếcủa phường trong bối cảnh đô thị hoá, công nghiệp hoá Vì vậy các nhàhoạch định dân số, lao động của phường cũng như thành phố Huế cần cónhững giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn lực này

4.3.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2007 – 2009.

Có sự chuyển biến về cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2007 –

2009 Tỷ trọng lao động nữ chiếm ưu thế và tăng dần qua các năm từ 2007 –

2009 Cụ thể: lao động là nữ chiếm 51,52% vào năm 2007 và tăng dần lên

Trang 24

52,41% vào năm 2009 Nguyên nhân là do lao động nữ trong độ tuổi đi học

ở cấp 2 &3 nghỉ học để đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp Bên cạnh đó, một

số gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các bé gái phải nghỉ học để phụ giúpgia đình.

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2007 - 2009

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2010)

4.3.3 Chuyển dịch trình độ học vấn của lao động giai đoạn 2007 – 2009

Trình độ học vấn thể hiện được sự hiểu biết của con người, nền văn hoávăn minh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Trình độ học vấn là tiền đề để conngười đi vào tìm hiểu và khám phá lĩnh vực khác như khoa học, văn hoánghệ thuật, Ngày nay, khoa học luôn luôn thay đổi để có thể tìm được việclàm dễ dàng thì người lao động cần phải có kiến thức về chuyên môn nghiệp

vụ, nhưng nền tảng của nó lại là một trình độ học vấn nhất định

Trình độ học vấn của nguồn lao động ở phường Hương Sơ trong thờigian qua có những chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao trình độ họcvấn cho nguồn lao động

Trang 25

Bảng 6: Trình độ học vấn của lao động ở giai đoạn 2007 – 2009

(2009/2007) Tần

số

Phần trăm (%)

Tần số

Phần trăm (%)

Tần số

Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2010)

Tỷ lệ số lao động không biết chữ, cấp I có xu hướng giảm xuống; số laođộng có trình độ cấp II, cấp III tăng từ năm 2007 lên năm 2008 và 2009 Vềquy mô lao động không biết chữ và lao động có trình độ cấp I vẫn khôngthay đổi nhưng về tỷ trọng có xu hướng giảm (tỷ trọng lao động không biếtchữ giảm 1,24%, lao động cấp I giảm 5,9% từ 2007 đến 2009) Tỷ lệ laođộng có trình độ cấp II, III có xu hướng tăng lên từ năm 2007 qua năm 2008

và 2009 Trong đó, lao động có trình độ học vấn là cấp II tăng mạnh hơn sovới lao động có trình độ là cấp III Tỷ trọng của lao động có trình độ học vấn

là cấp II ở năm 2007 là 30,3%, năm 2008 là 32,19% và năm 2009 là 34,94%

Nguyên nhân là do chỉ thấy cái lợi trước mắt "nghỉ học đi làm cho các công

ty xí nghiệp để có thu nhập” nên người lao động chỉ học hết cấp II, không

muốn học lên nữa Năm 2009 tỷ trọng lao động cấp II tăng 4,64%, lao độngcấp III tăng 2,5% so với năm 2007 Điều này chứng tỏ chất lượng giáo dụcđào tạo của phường Hương Sơ ngày càng được cải thiện rõ rệt

4.3.4 Chuyển dịch trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giai đoạn

2007 – 2009

Chuyên môn kỹ thuật thể hiện trình độ chuyên môn nghề nghiệp, taynghề của người lao động Nghề là một hình thức phân công lao động thểhiện ở những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoànthành một công việc nào đó Chuyên môn là một hình thức phân công laođộng sâu hơn do sự chia nhỏ của nghề và nó đòi hỏi những kiến thức và thói

Trang 26

quen thực hành hẹp hơn so với nghề Vì vậy, trong nghề có nhiều chuyênmôn khác nhau

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnchất lượng lao động Theo kết quả điều tra trình độ chuyên môn của laođộng được trình bày ở bảng 7 cho thấy tỷ trọng lao động có trình độ tăng lên

và tỷ trọng lao động không có trình độ chuyên môn giảm xuống, nhưng nhìn

chung vẫn chưa có những thay đổi đáng kể Lao động chưa qua đào tạo, làm

việc theo kinh nghiệm vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao Tuy tỷ trọng có giảmtrong vòng ba năm qua, giảm 10,68% (năm 2007 tỷ trọng của loại hình nàychiếm 72,73% trong tổng số, năm 2008 là 67,81% thì tới năm 2009 tỷ trọngtương ứng là 62,05%) Lực lượng lao động này chủ yếu tập trung vào cácngành nghề như nông nghiệp, thợ hồ, buôn bán nhỏ

Hiện nay, trong quá trình đô thị hoá và hội nhập, ngành công nghiệpphát triển, các công ty - xí nghiệp có xu hướng sử dụng những lao động cótrình độ đã qua đào tạo ngày càng nhiều Điển hình và tăng mạnh nhất là cáccông ty mở các lớp tập huấn công nghiệp cho công nhân trước khi làm Tỷtrọng của lĩnh vực chuyên môn này vào năm 2007 chiếm 5,3% thì đến năm

2008 tăng lên 6,85% và năm 2009 là 9,64%; tăng 4,34% năm 2009 so vớinăm 2007 Tiếp đến là lao động qua đào tạo không chính thức và sơ cấpcông nhân kỹ thuật cũng có xu hướng tăng nhanh hơn so với các trình độkhác trong ba năm qua, tăng 3,6% năm 2009 so với năm 2007 Lao động cótrình độ chuyên môn là trung học chuyên nghiệp, cao đẳng/đại học tăngchậm nhất so với các trình độ khác (năm 2009 trung học chuyên nghiệp tăng0,72%, cao đẳng/đại học tăng 1,03% so với năm 2007) Riêng lao động đượctập huấn nông nghiệp, về quy mô không thay đổi trong vòng ba năm qua,nhưng về tỷ trọng có giảm 0,78%

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động ngành kinh tế  Việt Nam giai đoạn 2002 – 2008. - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 1 Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 – 2008 (Trang 10)
Bảng 4: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2007 – 2009 - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 4 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 21)
Bảng 6: Trình độ học vấn của lao động ở giai đoạn 2007 – 2009. - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 6 Trình độ học vấn của lao động ở giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 25)
Bảng 7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật ở giai đoạn 2007 - 2009 - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 7 Trình độ chuyên môn kỹ thuật ở giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 27)
Bảng 8: Cơ cấu nghề nghiệp giai đoạn 2007 - 2009 - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 8 Cơ cấu nghề nghiệp giai đoạn 2007 - 2009 (Trang 29)
Bảng 10: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ trong ba năm 2007 – 2009. - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 10 Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ trong ba năm 2007 – 2009 (Trang 34)
Bảng 11: Thu nhập/tháng của lao động chuyển dịch nghề nghiệp  giai đoạn 2007 – 2009. - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 11 Thu nhập/tháng của lao động chuyển dịch nghề nghiệp giai đoạn 2007 – 2009 (Trang 37)
Bảng 12: Kết quả của mô hình - thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - nghiên cứu trường hợp tại phường hương sơ
Bảng 12 Kết quả của mô hình (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w