1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)

58 682 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

Bên cạnh các sảnphẩm chủ yếu trên, rau quả của chúng ta cũng đang dần khẳng định vị trí củamình đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng, nhưng việc áp dụngphương pháp ngành hàng

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vùng duyên hải miền Trung có diện tích đất tự nhiên là 9,6 triệu ha, đấtnông nghiệp là 1,24 triệu ha, đất có khả năng mở rộng vùng nông nghiệp là1,35 triệu ha, chủ yếu là đất cát biển và đất gò đồi nghèo dinh dưỡng Tronglĩnh vục trồng trọt, định hướng phát triển của vùng này là đảm bảo sản xuấtlương thực tại chỗ, chú trọng thâm canh và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phòngchống thiên tai, phát triển một số loại cây công nghiệp có lợi thế cạnh tranhcao [14]

Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâusắc của khí hậu nhiệt đới nông ẩm gió mùa, có chế độ bức xạ phong phú vànền nhiệt độ cao Khí hậu đa dạng nhờ giao thoa giữa hai miền Nam – Bắc

Về thổ nhưỡng có đến 14 loại đất cùng với địa hình núi, đồi, đồng bằng, cátnội đồng, cát biển Diện tích đất tự nhiên 505.398,7 ha, đất trồng cây hàngnăm 76.168 ha, trong đó diện tích trồng cây lương thực là 64.052 ha [2]

Nam Đông là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế.Các tỉnh miền Trung nói chung trong đó có Thừa Thiên Huế và huyện NamĐông nói riêng đang chú trọng phát triển cây sắn vì trồng sắn gắn với chếbiến công nghiệp có lợi nhuận khá, sắn hợp với chất đất nghèo, dễ trồng và ítđầu tư, nước ta hiện có nhiều giống sắn mới năng suất cao, sản phẩm sắn cónhu cầu thị trường rộng để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước Trồng sắn là mộttrong những hướng sử dụng đất gò đồi, đất cát nội đồng có hiệu quả và thíchhợp Một số người cho rằng cây sắn là cây mang lại nhiều lợi ích và đang cótương lai đầy hứa hẹn Sắn không chỉ là một loại cây lương thực, cây thựcphẩm mà còn là loại cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường,bột ngọt, tinh bột…Trên phương diện cây lương thực và thực phẩm cùng với

Trang 2

chủ trương không nên mở rộng việc trồng sắn Họ cho rằng sắn là cây làmkiệt đất, là tăng rửa trôi và xói mòn đất ở các sườn dốc Giá trị dinh dưỡngcủa sắn không cao vì nghèo protein và vitamin.

Hiện nay, các nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp đều có xu hướngxem xét vấn đề từ khâu sản xuất đầu tiên đến khâu tiêu dùng cuối cùng haycòn gọi là phương pháp ngành hàng (Davis & Goldbert, 1957 và P Fabre,1991) Phương pháp này giúp cho các nhóm người có liên quan đến vấn đềnghiên cứu có thể thấy được những thuận lợi, vấn đề nảy sinh và các khâu cầntác động nhằm giúp chuỗi tiêu thụ sản phẩm vận hành tốt hơn (Schaffer,1973) Ở nước ta, nghiên cứu ngành hàng mới chỉ tiến hành đối với một sốsản phẩm chủ yếu và là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam như các ngànhhàng lợn, cà phê, lúa gạo, chè (Phạm Vân Đình, 1999) Bên cạnh các sảnphẩm chủ yếu trên, rau quả của chúng ta cũng đang dần khẳng định vị trí củamình đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng, nhưng việc áp dụngphương pháp ngành hàng để nghiên cứu các sản phẩm rau quả vẫn chưa đượcchú ý [7] Đặc biệt đối với sản phẩm sắn nếu sản xuất với khối lượng ít là mộtsản phẩm tiêu dùng trong gia đình, còn nếu sản xuất với khối lượng lớn nó làmột sản phẩm trung gian, ở nông hộ tự thân sắn không thể gia tăng giá trị màphải trải qua quá trình vận chuyển, chế biến (thành tinh bột), dự trữ và tiếpthị…đến người tiêu dùng để tăng thêm giá trị Vì thế, ngành hàng sắn là mộtngành có sự tương tác, kết hợp rất mật thiết và hài hòa giữa ngành nôngnghiệp và ngành công nghiệp như một giá trị và giá trị tăng thêm theo từngtác nhân của chuỗi Các tác nhân tham gia trong chuỗi có đặc điểm: đất canhtác sắn chủ yếu do nông dân sở hữu, không có hoặc rất ít HTX Nông dântrồng sắn, người thu gom đảm nhiệm công việc thu mua và vận chuyển đếnnhà máy, nhà máy và công ty đảm nhiệm khâu chế biến, dự trữ, tiếp thị vàxuất khẩu Thành quả của một tác nhân riêng lẻ trong ngành hàng sắn khôngthể mang lại lợi nhuận cho toàn ngành hàng Tuy nhiên, bức tranh chung củangành sắn trong nhiều thập kỷ qua là mỗi tác nhân tham gia đều muốn tối đahóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho riêng mình Thiếu hẳn sựquản lý đồng bộ, sự phối hợp và phân phối lợi nhuận công bằng giữa các tácnhân Vì vậy nghiên cứu đặc điểm ngành hàng sắn là một công việc quantrọng và cần thiết

Trang 3

Việc nghiên cứu đặc điểm ngành hàng sắn tại xã Hương Phú, huyệnNam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa rất quan trọng Nó sẽ giúp chocác nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sảnxuất, kinh doanh sản phẩm sắn, những mối quan hệ, sự phân phối lợi ích củatừng tác nhân trong chuỗi, từ đó góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích vàtăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân Xuất phát từ những lý do trên, chúng

tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm ngành hàng

đối với sản phẩm sắn ở vùng núi Thừa Thiên Huế ( Nghiên cứu trường hợp tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông)”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về hiện trạng sản xuất sắn tại xã Hương Phú, huyện Nam

Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Xác định các thành phần tham gia, đặc điểm và vai trò của các tácnhân trong ngành hàng sắn ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh ThừaThiên Huế

- Qua việc phân tích này, xác định những thuận lợi, khó khăn đồngthời xác định những thách thức đối với các hoạt động của các tác nhân thamgia trong ngành hàng sắn tại xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh ThừaThiên Huế

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong chuỗi giá trị các công đoạn cơ bản và tất yếu bao gồm: Chuẩn bịsản xuất, sản xuất, sau sản xuất, tiếp thị và bán hàng Các công đoạn này diễn

ra kế tiếp nhau và tác động lẫn nhau để cùng tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sảnphẩm đó Để chuỗi giá trị diễn ra bình thường thì bên cạnh các hoạt động sảnxuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đó là: quản lý hành chính, phát triển

cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, và những dịch

vụ bảo trì thiết bị máy móc, nhà xưởng…[3]”

Theo nhóm tác giả của cuốn sách “Cẩm nang Value link”, một chuỗigiá trị là một hệ thống kinh tế có thể được mô tả như:

- Một chuỗi các hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau(các chức năng) từ khi mua các đầu vào cụ thể dành cho việc sản xuất sảnphẩm nào đó, đến việc hoàn chỉnh và quảng cáo, cuối cùng là bán thành phẩmcho người tiêu dùng

- Các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện những chức năng này, ví

dụ như nhà sản xuất, người chế biến, thương gia, nhà phân phối một sản phẩm

cụ thể Các doanh nghiệp này được liên kết với nhau bởi một loạt các hoạtđộng kinh doanh, trong đó, sản phẩm được chuyển từ các nhà sản xuất banđầu tới những người tiêu dùng cuối cùng

Trang 5

- Một mô hình kinh doanh đối với một sản phẩm thương mại cụ thể.

Mô hình kinh doanh này cho phép các khách hàng cụ thể được sử dụng mộtcông nghệ cụ thể và là một cách điều phối đặc biệt giữa hoạt động sản xuất vàMarketing giữa nhiều doanh nghiệp

Trong cuốn “Phân tích chuỗi giá trị - Lý thuyết và kinh nghiệm từnghiên cứu ngành chè Việt Nam” do Quỹ MISPA tài trợ, các nhà nghiên cứu

đã đưa ra khái niệm chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng theo đó:

- Chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi hoạt động trong các khâu cơ bản từđiểm khởi đầu đến điểm kết thúc của sản phẩm, ví dụ thiết kế -> sản xuất ->phân phối -> tiêu dùng

- Chuỗi giá trị mở rộng chi tiết hoá các hoạt động và các khâu củachuỗi giá trị giản đơn để thấy rõ nhiều bên tham gia (stakeholder) và liênquan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau [10]

Ngành hàng

Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sửdụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nôngnghiệp Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệthống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thươngmại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản Bước sang những năm 1980, phân tíchngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sáchcủa ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sungthêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng [10]

Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trongnghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet đưa ra đó là: "Ngành hàng

là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham giavào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữacác yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France) [3]

Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay

Trang 6

phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩmtrung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ramột hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ [10].

Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân(hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuấttiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sảnphẩm nông nghiệp” [10]

Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quátrình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có quan

hệ móc xích với nhau Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh hưởngtích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác Trong quá trình vận hành của một ngànhhàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó

Sự dịch chuyển được xem xét theo 3 dạng sau:

- Sự dịch chuyển về mặt thời gian

Sản phẩm được tạo ra ở thời gian này lại được tiêu thụ ở thời gian khác

Sự dịch chuyển này giúp ta điều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ

Để thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dựtrữ thực phẩm

- Sự dịch chuyển về mặt không gian

Trong thực tế, sản phẩm được tạo ra ở nơi này nhưng lại được dùng ởnơi khác Ở đây đòi hỏi phải nhận biết được các kênh phân phối của sảnphẩm Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọivùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và đó là cơ sở không thể thiếuđược để sản phẩm trở thành hàng hoá Điều kiện cần thiết của chuyển dịch vềmặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến vàchính sách mở rộng giao lưu kinh tế của Chính phủ

- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)

Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác độngcủa công nghệ chế biến Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sảnphẩm ngày càng phong phú và nó được phát triển theo sở thích của người tiêudùng và trình độ chế biến Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạngcàng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới được tạo ra

Trang 7

Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rấtphức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ vàchính sách Hơn nữa, theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dướidạng mô hình đơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tàichính) và của các tác nhân hoạt động tập trung vào những quan hệ phụ thuộclẫn nhau và các phương thức điều tiết” [10].

Tác nhân

Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tựquyết định hành vi của mình Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, nhữngdoanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt độngkinh tế của họ Tác nhân được phân ra làm hai loại:

- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )

- Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy )Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tậphợp các chủ thể có cùng một hoạt động Ví dụ tác nhân “ nông dân” để chỉ tậphợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” để chỉ tập hợp tất cả các

hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vikhông gian phân tích

Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt động kinh tế riêng, đóchính là chức năng của nó trong chuỗi hàng Tên chức năng thường trùng vớitên tác nhân Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chứcnăng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể cómột hay nhiều chức năng Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch

về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng [10]

Luồng hàng

Luồng hàng là sự giao lưu hàng hóa giữa các khu vực với nhau tạothành luồng hàng, luồng hàng là số lượng tấn hàng được vận chuyển theo mộtchiều, chiều nào có khối lượng hàng hóa lớn gọi là chiều thuận (chiều đi),

Trang 8

Sản xuất

Sản xuất: ( Tiếng anh: production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạtđộng chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trìnhlàm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại [3]

Tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm:(TTSP) là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trunggian giữa hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng Là việc đưa sản phẩmhàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thayđổi quyền sở hữu tài sản [9]

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhucầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng,các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng [9]

Hiệu quả kinh tế

- Theo quan điểm mới hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố: + Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Hiệu quảkinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm

+ Yếu tố thời gian: dựa vào tính tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR) Đó là mức sinhlời của đồng vốn khi đầu tư vào dự án, nó được dung để so sánh giữa việc

tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào

có lợi hơn

+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường

Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên baphương diện: hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

- Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra

- Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụngcác yếu tố của sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đavới chi phí tối thiểu [16]

Trang 9

Liên kết

Liên kết là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của conngười trong quá trình sản xuất, kinh doanh Về mặt khái niệm, liên kết đượchiểu“là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, cóthể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối táccạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổsung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trongsản xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khảnăng, mở ra những thị trường mới” [4]

2.1.2 Các nghiên cứu liên quan

Cách tiếp cận chuỗi giá trị là một cách tiếp cận mới, được dùng đểphân tích mô tả hệ thống nông nghiệp, xác định những tác nhân tham giatrong chuỗi giá trị và xác định những điểm hạn chế trong việc phân phối cácsản phẩm nông nghiệp Thời gian qua phân tích chuỗi giá trị đã được một số

cơ quan nghiên cứu và các đơn vị tài trợ quan tâm phối hợp nghiên cứu đánhgiá Nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số chuỗi giá trị như ngành hàngrau, vải thiều, bưởi,…và chuỗi giá trị về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Một

số kết quả nghiên cứu bao gồm:

Đào Thế Anh và NNC ( 2005 ) Metro – GTZ, nghiên cứu chuỗi ngànhhàng rau tại tỉnh Thái Bình đã chỉ ra tình hình sản xuất rau của Thái Bình vàcác mô hình trồng rau có hiệu quả, đặc điểm vê chủng loại rau và các tác nhântham gia vào chuỗi [5]

Đào Thế Anh và NNC (2005) Metro – GTZ, nghiên cứu chuỗi giá trị vềngành hàng hàng bưởi Vĩnh Long đã mô tả các hoạt động sản xuất bởi cácnông hộ, xác định được chuỗi của bưởi đối với nhánh kênh tiêu thụ trongnước và kênh xuất khẩu, đã xác định được qui mô ngành hàng sản xuất và lợi

Trang 10

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz,1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993) Trung tâmphát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazil thuộc lưuvực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (DeCandolle 1886; Rogers, 1965) Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico vàvùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng lànhững di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, divật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Côngnguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía BắcColombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bộttrong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm

200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965)

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế

kỷ 16 Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558

Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G Rajendran et

al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,1992) Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Ákhác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992 U Thun Than

Trang 11

1992) Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (PhạmVăn Biên, Hoàng Kim, 1991) Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng vànăm trồng đầu tiên [1], [8]

Lợi ích của nghề sắn

Sắn dễ trồng, hợp nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, hợp khả năng kinh tếvới nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động tận dụng đất để lấyngắn nuôi dài Cây sắn cũng có khả năng cạnh tranh cao vì sử dụng hiệu quảtiền vốn, đất đai, tận dụng tốt các loại đầt nghèo dinh dưỡng Sắn đạt năngsuất cao và lợi nhuận khá nếu biết dùng giống tốt và trồng đúng quy trìnhcanh tác sắn bền vững Sắn đựơc nông dân ưu trồng vì: có khả năng sử dụngtốt các đầt đã kiệt: cho năng suất cao và ổn định, chi phí đầu tư thấp và sửdụng ít nhân công, thời gian thu hoạch kéo dài nên thuận rải vụ Nghề trồngsắn thích hợp với những hộ nông dân nghèo, ít vốn [15]

2.2.2 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và ở Việt Nam

Tình hình sản xuất sắn trên thế giới

Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đớithuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh Tổ chức Nông lươngthế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triểnsau lúa gạo, ngô và lúa mì Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế

độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www TTTA Food market, 2009).Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thếgiới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo,

mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm

Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệpchế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuấtmột triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cungcấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol Tại Thái Lan, nhiềunhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng năm 2008 Indonesia

đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắtbuộc 5% bắt đầu từ năm 2010 Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo

Trang 12

Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng giatăng từ năm 1995 đến nay (Bảng dưới đây) Năm 2008, sản lượng sắn thế giớiđạt 238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là161,79 triệu tấn Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kếđến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn) Nước có năngsuất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha),

so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008) ViệtNam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn) [13]

Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 13

Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam

Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầmnhìn đến năm 2020 Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô

và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có điều kiệnphát triển Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuậnlợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bộtngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính Diện tích sắn củaViệt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sảnlượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi

và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tácsắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái [12]

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa

và ngô Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326 ha,năng suất 4,88 tấn/ha, sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích 995 ha,năng suất 3,51 tấn/ha, sản lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007) Cây sắn lànguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kénđất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ Sắn chủ yếudùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủcông (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi [12]

Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánhkẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinhhọc và chất giữ ẩm cho đất Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinhbột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sởchế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn Việt Nam hiện sảnxuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70%xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước Sản phẩm sắn xuất khẩu của ViệtNam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn Thị trường chính là Trung Quốc,

Trang 14

Bảng 2 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn

2005 – 2009

(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Tình hình sản xuất xắn tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triểncây sắn trong hơn 10 năm trở lại đây Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năngsuất và hàm lượng tinh bột cao như các giống KM60, KM94, KM98…

Những năm gần đây diện tích và năng suất của cây sắn trên địa bàn tỉnhluôn luôn tăng, sản lượng sắn của năm 2009 tăng 10.800 tấn so với năm 2008,chứng tỏ rằng cây sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể Việc ứng dụng cáctiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác đã khai thác tối đa năng suất của loạicây trồng này [11]

Bảng 3: Tình hình trồng sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2009

Năm trồng sắn Diện tích

(ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 15

Sắn là cây trồng quen thuộc của bà con nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế.Diện tích sắn huyện Nam Đông chủ yếu trên vùng đất dốc, vì thếhướng nghiên cứu của đề tài tập trung vào vùng gò đồi huyện Nam Đôngnhằm đặt được những kết quả khả thi góp phần tăng hiệu quả kinh tế củanông hộ.

Trang 16

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng sắn, hộ thu gom ở xãHương Phú, huyện Nam Đông và nhà máy tinh bột sắn ở huyện Phong Điền

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung

Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm, hiệu quảkinh tế, các mối liên kết của các tác nhân tham gia vào ngành hàng sắn ở xãHương Phú, huyện Nam Đông

- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành trên phạm vi xã HươngPhú, thuộc huyện Nam Đông

- Phạm vi về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2011 đến5/2011

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Khái quát chung về huyện Nam Đông

3.2.2 Hiện trạng sản xuất sắn của huyện Nam Đông

3.2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hương Phú

Trang 17

3.2.4 Đặc điểm của các tác nhân tham gia vào ngành hàng

3.2.5 Kênh tiêu thụ sản phẩm sắn tại xã Hương Phú

3.2.6 Mối liên kết của các tác nhân trong ngành hàng sắn

3.2.7 Những thuận lợi và khó khăn và những thách thức đối với hoạt

động của các tác nhân tham gia vào ngành hàng

của huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng

Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niêngiám thống kê ở các cơ quan thống kê, phòng nông nghiệp, trung tân khuyếnnông tỉnh và trạm khuyến nông huyện, các cơ quan chuyển giao

Trang 18

3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu

Chọn điểm: Việc chọn điểm dựa trên các tiêu chí sau:

- Điểm nghiên cứu ở mổi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đạidiện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Điểm nghiên cứu phải có hoạt động trồng sắn

Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn xã nghiên cứu như sau:

Xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chọn hộ: Việc chọn hộ nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau

- Hộ hiện tại phải trồng sắn (40 hộ)

- Nhóm hộ thu gom trên địa bàn (5 hộ) Trong quá trình điều trakhuyết 1 hộ

- Các hộ phân bố đều trên khu vực nghiên cứu

Căn cứ vào các tiêu chí đó tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu 44 hộ đạidiện cho các nhóm ngành hàng

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát thực địa và quan sát có

sự tham gia của người dân địa phương nhằm có cái nhìn tổng quát hơn

Phương pháp phỏng vấn hộ: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 44 hộ gồm

hộ sản xuất và hộ thu gom rải đều trên địa bàn nghiên cứu Nguồn thông tinthu thập thông qua bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc phục vụ cho đề tài.Trong bảng câu hỏi dùng cả câu hỏi mở và cả câu hỏi đóng nhằm thu thập ýkiến mới của các hộ để hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu

Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ khuyến nônghuyện, cán bộ khuyến nông phụ trách xã Hương Phú, cán bộ phụ trách mảngnông nghiệp xã Hương Phú

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằngcác phép tính trên phần mềm Excel

Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích địnhtính và phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng và sự tác động của cácyếu tố

Trang 19

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát chung về huyện Nam Đông

Nam Đông là huyện miền núi, có 11 dơn vị hành chính cơ sở xã,thị trấn; trong đó có 6 xã đồng bào dân tộc thiểu số và 5 xã đồng bào từ cácvùng đồng bằng đi xây dựng vùng kinh tế mới

Toàn huyện có 66 thôn và khu vực dân cư; có 5.178 hộ với24.186 khẩu, trong đó: Đồng bào dân tộc thiêu số có 2002 hộ với 10.133khẩu, chiếm 42% dân số toàn huyện Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2010 là8,7% Trong đó đồng bào dân tọc thiêu số chiếm 13,5% Toàn huyện có99,7% hộ dùng nước hợp vệ sinh và có 99,87% hộ dùng điện lưới quốc gia,đời sống nhân dân cơ bản ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp

4.2 Hiện trạng sản xuất sắn của huyện Nam Đông

4.2.1 Tình hình sản xuất sắn ở huyện Nam Đông

Bảng 4: Tình hình sản xuất sắn của huyện Nam Đông từ năm 2005-2010.

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 20

số diện tích cao su trên địa bàn huyện đã khép tán, diện tích keo đã lớn nênkhông thể trồng xen sắn, và một nguyên nhân nữa là do mưa lạnh kéo dài ảnhhưởng tới thời vụ gieo trồng, gây chết cây con ở một số điểm trên địa bàn

Tuy nhiên năng suất sắn không giảm mà có phần tăng lên qua các năm, cụthể năm 2005 năng suất chỉ đạt 147,8 tạ/ha đến 2010 năng suất 222,2 tạ/ha Dongười dân đã sử dụng phần đa giống sắn KM94 năng suất cao vào sản xuất

4.2.2 Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông

Cây sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó vớingười nông dân là cây trồng rất quan trộng đem lại lợi ích kinh tế cho ngườinông dân

Do đặc điểm của huyện Nam Đông, là một huyện miền núi, sắn chủyếu được canh tác trên đất dốc Hiện nay nhiều hộ dân đã tận dụng đất trồngrừng, trồng cao su khi cây chưa khép tán để trồng xen sắn nên đã giải quyếtmột phần thu nhập trong đời sống của người dân cũng như hạn chế cỏ dạiphát triển

Năm 2010 diện tích sắn của toàn huyện 747 ha, riêng xã Hương Phú códiện tích sắn nhiều nhất so với các xã còn lại 318 ha, năng suất 250,6 tạ/ha,sản lượng sắn của xã đạt 7969,08 tấn Thị trấn Khe Tre ít nhất 4 ha, năng suất251,3 tạ/ha, sản lượng 100,52 tấn

Trang 21

Bảng 5: Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông

năm 2010.

Đơn vị Diện tích

(ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng ( tấn)

Trang 22

Huyện cần có kế hoạch tập trung đầu tư nhân rộng vùng sản xuất phùhợp với điều kiện và khả năng canh tác của người dân địa phương huyện NamĐông Đáp ứng nguyên liệu chế biến ổn định cho nhà máy tinh bột.

Việc quy hoạch trồng sắn trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, và hạnchế ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất các mặt hàng từ sắn

Một là: Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, một số hộ đầu

tư ít nên năng xuất còn thấp, công tác tập huấn áp dụng các biện pháp khoahọc kỷ thuật chua được chú trọng, việc quan tâm cây sắn thiếu sự đồng bộ,đầu tư phân bón ít nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng dẩn đến cây pháttriển kém hiệu quả và năng xuất thấp

Hai là: Nam Đông là huyện có điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, trongkhi cây trồng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, nên năm nào thuận lợithì cây trồng cho năng xuất cao và ngược lại

Ba là: Cơ sở hạ tầng còn bất cập, đường giao thông còn xa, chưa cónhững điểm thu mua tập trung nhằm làm giảm bớt chênh lệch về giá Chưachú trọng áp dụng khoa học vào sản xuất, năng lực sản xuất còn hạn chế

4.3 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Hương Phú

4.3.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Điểm nghiên cứu

Trang 23

Xã Hương Phú là một xã miền núi vùng thượng nguồn sông Hươngcủa tỉnh Thừa Thiên Huế Nằm về phía Bắc huyện Nam Đông, liền kề trungtâm huyện

Các khu vực tiếp giáp với xã:

Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc

Phía Tây giáp xã Hương Sơn, huyện Nam Đông

Phía Đông giáp xã Hương Lộc, huyện Nam Đông

Phía Nam giáp thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông

Diện tích tự nhiên: 7.957,0 ha

Khí hậu

Xã Hương Phú chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng nhiệt đới, gió mùa.Mùa Đông không lạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng Nhiệt

trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11,12 Thường xảy ra lũ lụt, độ dốc cao kèmtheo lượng mưa lớn gây ra lũ quét làm xói mòn đất Độ ẩm tương đối cao,trung bình năm là 86% Hàng năm chịu tác động của bão, tập trung vào cáctháng 9,10, tốc độ gió của bão thường đạt tới cấp 9, cấp 10, trong cơn bão

Trang 24

Địa hình chủ yếu của xã Hương Phú là đồi núi có dạng lòng chảo,trũng ở giữa Hướng nghiêng chung của địa hình là Nam-Bắc, phía Nam đượcbao bọc bởi các dãy núi có đỉnh cao trên 1000m, nhiều khe suối Với địa hìnhđược núi bao bọc 3 phía, thấp dần về phía trung tâm xã, tạo thành một khuvực bằng phẳng ở trung tâm xã có độ cao trung bình 248m so với mực nướcbiển và chia thành 2 bộ phận chính:

- Vùng gò đồi xen trũng thấp trung tâm xã có dạng lòng chảo kéo dàitheo hướng Đông Bắc-Tây Nam

- Vùng núi thấp trung bình chiếm diện tích lớn, phân bổ ở phía Nam vàmột phần ở phía Bắc

Đất đai

Diện tích tự nhiên của xã Hương Phú: 7957,0 ha chiếm 12,2% diện tích

tự nhiên toàn huyện Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 1161,74 ha chiếm14,6% diện tích đất tự nhiên Đất lâm nghiệp 6077,99 ha chiếm 76,38% diệntích đất tự nhiên Đất nuôi trồng thủy sản 7,02 ha chiếm 0,09% diện tích đất

tự nhiên Đất ở 126,59 ha chiếm 1,59% diện tích đất tự nhiên Đất chuyêndùng 82,61 ha chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên Đất sông suối 124,5 ha chiếm 1,56%diện tích đất tự nhiên Đất phi nông nghiệp khác 1,4 ha chiếm 0,02% diện tíchđất tự nhiên Đất chưa sử dụng 373,15 ha chiếm 4,68% diện tích đất tự nhiên

Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của xã Hương Phú năm 2010

Trang 25

Mặt nước

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: bao gồm hồ, ao, sông suối đang sử dụng

để nuôi trồng thuỷ sản: 7,02 ha

4.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số và lao động

Toàn xã Hương Phú có 717 hộ dân, chia đều cho 8 thôn, gồm 3331nhân khẩu Trong đó có 1752 người trong độ tuổi lao động, có 1333 lao độngchính

Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của xã Hương Phú năm 2010

TT Thôn Số hộ Số khẩu Số lao động Số lao động

chính

Trang 26

Đường nội đồng: 1,5 km chưa được cứng hóa.

Thuỷ lợi, kênh mương và hệ thống nước máy

Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thuỷ lợi: 22,5 ha

Số hồ, đập có khả năng cấp nước: 05 cái

Số km kênh mương hiện có: 6,05 km, trong đó đã kiên cố hoá: 4,05kmchiếm 66,9 %

Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của xã Hương Phú trong

ba năm trở lại đây (2008- 2010) Năm

Chỉ tiêu

Trang 27

Thu nhập bình quân đầu người

(Nguồn: Báo cáo của xã Hương Phú 2011 )

Năm 2010, tổng thu nhập của toàn xã hội xã Hương Phú đạt 45541,01triệu đồng Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã 13,67 triệu đồng,đạt 117% kế hoạch, tăng 2,86 triệu đồng so với năm 2009 Tổng sản lượnglương thực có hạt đạt 524,65 tấn đạt 91% so với kế hoạch, giảm 42,45 tấn sovới năm trước Lương thực có hạt bình quân đầu người 170 kg, đạt 91% sovới kế hoạch, giảm 28 kg sp với năm trước Tổng giá trị đầu tư trên địa bàn xã2,8 tỷ, đạt 80% kế hoạch, giảm 700 triệu đồng so với năm trước Tổng thungân sách trên địa bàn 1,362.479 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 242.479triệu đồng so với năm trước

Bảng 9: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội của xã Hương Phú trong ba

năm trở lại đây (2008- 2010) Năm

Trang 28

(Nguồn: Báo cáo của xã Hương Phú 2011 )

Năm 2010, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của xã Hương Phú 1,22%, sovới kế hoạch cao hơn 0,12%, so với năm trước cao hơn 0,06% Tỷ lệ dùngnước hợp vệ sinh 100%, đạt 100%.Tỷ lệ dùng điện lưới 98%, đạt 100% kếhoạch Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,23% giảm 0,57% so với kế hoạch, so với nămtrước giảm 1,73% Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 17,24% so với kếhoạch giảm 0,76% so với năm trước giảm hơn 0,86% Tỷ lệ sinh con thứ 3 trởlên 21,7% so với kế hoạch giảm 0,3%, so với năm trước giảm 3,3%

4.3.3 Tình hình sản xuất sắn tại xã Hương Phú

Bảng 10: Tình hình trồng sắn của xã Hương Phú trong 3 năm (2008 – 2010)

Trang 29

( Nguồn: Báo cáo của xã Hương Phú 2011)

Diện tích sắn năm 2010 của toàn xã Hương Phú 318 ha, đạt 126% kếhoạch, tăng 58 ha so với năm trước Năng suất 23,7 tấn, đạt 107,7% kế hoạch,tăng 1,7 tấn so với năm trước Sản lượng sắn 7470 tấn, đạt 104,47% kế hoạch,tăng 520 tấn so với năm trước Nguyên nhân tăng do người nông dân trồngsắn xen với keo và cao su lúc cây chưa khép tán Và người dân đã áp dụngtrồng giống sắn KM94 năng suất cao

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản  lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008 - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008 (Trang 12)
Bảng 3:  Tình hình trồng sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2009 - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 3 Tình hình trồng sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2009 (Trang 14)
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn (Trang 14)
Bảng 5: Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 5 Tình hình sản xuất sắn của các xã trên địa bàn huyện Nam Đông (Trang 21)
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của xã Hương Phú năm 2010 - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 6 Tình hình sử dụng đất của xã Hương Phú năm 2010 (Trang 24)
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động của xã Hương Phú năm 2010 - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 7 Tình hình dân số và lao động của xã Hương Phú năm 2010 (Trang 25)
Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của xã Hương Phú trong - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 8 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của xã Hương Phú trong (Trang 26)
Bảng 9: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội của xã Hương Phú trong ba - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 9 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu xã hội của xã Hương Phú trong ba (Trang 27)
Bảng 10: Tình hình trồng sắn của xã Hương Phú trong 3 năm (2008 – 2010) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 10 Tình hình trồng sắn của xã Hương Phú trong 3 năm (2008 – 2010) (Trang 28)
Sơ đồ 1: Các tác nhân tham gia vào ngành hàng sản phẩm sắn - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Sơ đồ 1 Các tác nhân tham gia vào ngành hàng sản phẩm sắn (Trang 31)
Bảng 12: Đặc điểm của hộ sản xuất sắn (n=40)                Nhóm hộ - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 12 Đặc điểm của hộ sản xuất sắn (n=40) Nhóm hộ (Trang 32)
Bảng 13: Diện tích đất trồng cây bình quân của hộ (n=40) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 13 Diện tích đất trồng cây bình quân của hộ (n=40) (Trang 33)
Bảng 16: Chi phí  sản xuất cho 1ha sắn (n=40) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 16 Chi phí sản xuất cho 1ha sắn (n=40) (Trang 35)
Bảng 18: Đặc điểm hoạt động của tác nhân thu gom (n=4) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 18 Đặc điểm hoạt động của tác nhân thu gom (n=4) (Trang 37)
Bảng 19: Đầu tư và kết quả cho hoạt động thu gom sắn tươi (n=4) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 19 Đầu tư và kết quả cho hoạt động thu gom sắn tươi (n=4) (Trang 38)
Bảng 20: Hiệu quả kinh tế của tác nhân chế biến (tính bình quân cho 1 tấn sắn tươi cho ra 0,25 tấn thành phẩm) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 20 Hiệu quả kinh tế của tác nhân chế biến (tính bình quân cho 1 tấn sắn tươi cho ra 0,25 tấn thành phẩm) (Trang 41)
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm của ngành hàng sắn ở xã Hương Phú - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Sơ đồ 2 Kênh phân phối sản phẩm của ngành hàng sắn ở xã Hương Phú (Trang 43)
Bảng 21: Mục đích trồng sắn của hộ (n=40) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 21 Mục đích trồng sắn của hộ (n=40) (Trang 43)
Bảng 22: Hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào ngành hàng - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 22 Hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào ngành hàng (Trang 44)
Bảng 23: Mức độ của các hình thức liên kết của tác nhân sản xuất (n=40) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 23 Mức độ của các hình thức liên kết của tác nhân sản xuất (n=40) (Trang 45)
Sơ đồ 3: Lợi ích của các tác nhân tham gia vào ngành hàng sắn - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Sơ đồ 3 Lợi ích của các tác nhân tham gia vào ngành hàng sắn (Trang 45)
Bảng 24: Mức độ tin tưởng của người nông dân vào các đối tác (n=40) - nghiên cứu đặc điểm  ngành hàng đối với sản phẩm sắn ở vùng núi thừa thiên huế ( nghiên cứu trường hợp tại xã hương phú, huyện nam đông)
Bảng 24 Mức độ tin tưởng của người nông dân vào các đối tác (n=40) (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w