Qua lâu Quế chi thang Cát căn thang

Một phần của tài liệu kim quỹ yếu lược đại cương (Trang 55 - 108)

Giống nhau

Đều thuộc chứng kính do ngoại cảm, có liên quan đến ngoại tà ngăn trở kinh mạch thái dương nên bài thuốc dùng Quế chi, Thược dược, Sinh Khương, Đại táo điều hoà doanh vệ. Khác nhau Triệu chứng Thuộc uỷ kính, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, toàn thân co cứng, cổ cứng, mạch trầm trì. Đặc điểm chính là có mồ hôi.

Sắp sửa thành cương kính, sốt, không có mồ hôi, sợ lạnh, tiểu tiện ít, khí thượng lên ngực, miệng không nói được lên lời. Đặc điểm chính là không có mồ hôi. Cơ

chế

Kèm theo tân dịch bất túc, kinh mạch không được nuôi dưỡng.

Kèm theo doanh vệ Tam tiêu khí cơ không thông.

Pháp Sinh cơ, tư dịch, giải cơ, trục tà.

Thăng tân, thư cân.

Thuốc

Dùng Qua lâu làm chủ, sinh tân tư dịch để thư hoãn cân mạch

Dùng Cát căn làm chủ, vừa có thể thăng tân thư cân vừa có thể giúp Ma hoàng khai tiết tấu lý trục tà.

Kính vi bệnh, Hung mãn, khẩu cấm, ngoạ bất trước tịch, Cước loan cấp, Tất giới xỉ, Khả dư Đại thừa khí thang.

Bài thuốc Đại thừa khí thang:

Đại hoàng 4 lạng (Rửa rượu), Hậu phác nửa cân (Trích, bỏ vỏ), Chỉ thực 5 miếng (Trích), Mang tiêu 3 hợp.

Bốn vị trên sắc với một đấu nước, cho Chỉ thực và Hậu phác vào sắc trước cho đến khi còn năm thăng, vớt bỏ bã. Cho tiếp Đại hoàng, sắc còn 2 thăng, vớt bỏ bã. Cho Mang tiêu, đun nhỏ lửa cho sôi 2-3 dạo, uống nóng chút một, đi ngoài được thì ngừng.

Chú giải

 Ngoạ bất trước tịch: Chỉ mức độ lưng co cứng. Do cơ lưng co cứng quá mức thân cong như cánh cung nên khi nằm lưng không thể tiếp xúc được với chiếu.  Cước loan cấp: Chỉ trạng thái cơ cẳng chân co cứng.

 Giới xỉ: Chỉ trạng thái hai hàm răng cắn chặt vào nhau, thậm chí phát ra tiếng lập cập.

Diễn giải

Khi phát cơn kính thấy các triệu chứng ngực đầy tức, răng nghiến chặt, lưng co cứng cong lên không tiếp xúc được với mặt chiếu, cẳng chân co giật, hai hàm răng khi cắn vào nhau phát ra tiếng lập cập... Dùng bài Đại thừa khí thang điều trị.

Nội dung chủ yếu

Bàn về triệu chứng và điều trị chứng cương kính do lý nhiệt.

Phân tích

Điều kinh văn trước đề cập đến chứng kính sắp sửa lên cơn, điều kinh văn này nói "Kính vi bệnh" là nói chứng kính đã phát tác, phát triển một bước so với chứng kính trong Cát căn thang. Tà ở biểu không điều trị, hoá nhiệt vào lý truyền đến dương minh. Nhiệt ủng khí trệ dẫn đến ngức đầy. Mạch dương minh vào lợi chạy vòng quanh môi nên khi nhiệt dương minh bức bách lên trên gây cấm khẩu, răng nghiến chặt. Lý nhiệt thịnh cướp âm dịch cân mạch không được nuôi dưỡng co rút lại gây các triệu chứng lưng cong như cánh cung, nằm không tiếp xúc được với mặt giường, cẳng chân co cứng... Cơ chế bệnh sinh ở đây chủ yếu do dương minh nhiệt thịnh gây khí ủng trệ, âm bị thương, cân mạch co rút nên điều trị phải nhanh chóng tiết lý nhiệt để cứu âm. Bài thuốc Đại thừa khí thang có tác dụng "Phẫu để trừu tân, cấp hạ tồn âm"- rút củi đáy nồi, nhanh chóng cho hạ để cứu âm.

Trong bài thuốc Đại hoàng và Mang tiêu có tác dụng tiết thực nhiệt, Chỉ thực và Hậu phác có tác dụng phá khí trệ. Nhiệt đi thì âm hồi phục, kính tự giải. Bài thuốc có tác dụng tiết thực nhiệt mạnh nên chi dùng cho chứng kính khi có kèm triệu chứng dương minh phủ. Và thận trọng tránh làm tổn thương âm dịch trong khi dùng.

Thái dương bệnh, quan tiết đông thống nhi phiền, mạch trầm nhi tế giả, thử danh thấp tý. Thấp tý chi hậu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện phản khoai, đán đương lợi kỳ tiểu tiện.

Chú giải

 Phiền: Chỉ mức độ đau nhức ghê gớm ở khớp. Thời Đường Trịnh Huyền chú giải: "Phiền ưu cực dã".

 Thấp tý: Tý theo sách "Thuyết văn" có nghĩa là bệnh thấp. Thấp tý có nghĩa là bệnh thấp.

Diễn giải

Người bệnh có biểu hiện của chứng thái dương biểu, các khớp đau dữ dội, mạch trầm tế là mắc bệnh thấp. Triệu chứng chủ yếu của bệnh thấp là tiểu tiện ít, đại tiện lỏng nát thì pháp điều trị là thông lợi tiểu tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung chủ yếu

Triệu chứng và nguyên tắc điều trị chứng nội thấp. Phân tích

Thấp là một trong sáu yếu tố gây bệnh, do từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể đầu tiên gây tổn thương thái dương nên thấy các triệu chứng ở biểu. Khi thấp tà gây bệnh dễ lưu chú ở các khớp, ngăn trở dương khí làm huyết lưu thông không thuận lợi nên các khớp này đau nhức khó chịu. Thấp là âm tà, tính của thấp nhu trệ nặng đục nên khi gây bệnh nó ảnh hưởng đến vận hành của doanh vệ khí huyết làm cho mạch trầm nhưng tế. Nếu kết hợp với thấp nội sinh sẽ ảnh hưởng đến chức năng khí hoá của tạng phủ gây tiểu tiện bất lợi. Thấp thịnh ở lý có xu thế hạ hãm gây đại tiện lỏng nát, dễ bị rối loạn tiêu hoá. Đối với chứng thấp ở lý cần nhân tính của thấp dùng pháp thông lợi tiểu tiện tạo điều kiện cho thấp có lối thoát ra ngoài. Khi tiểu tiện thông suốt, thấp thoát xuống dưới dương khí tuyên thông bệnh tự khỏi.

Giống như chứng trúng phong, chứng trúng thấp đầu tiên do có nội thấp sau cảm phải ngoại thấp. Ở những người chức năng của Tỳ thổ không tốt thấp động bên trong, nếu vì lý do nào đó khí hoá bất cập mắc thêm thấp từ bên ngoài. Tà khí trong ngoài câu kết với nhau gây đau nhức các khớp, tiểu tiện không thông, đại tiện luôn lỏng nát. Điều trị cần trục nội thấp bằng cách cho lợi tiểu tiện trước sau đó tiếp tục chữa ngoại thấp. Lý Đông Viên cũng nói: "Trị thấp bất lợi tiểu tiện, phi kỳ trị dã"- Chữa thấp mà không dùng lợi tiểu coi như không chữa.

Điều kinh văn thứ mười lăm

Thấp gia chi vi bệnh, nhất thân tận đông, phát nhiệt, thân sắc như huân hoàngdã.

Chú giải

 Thấp gia: Chỉ người mắc bệnh thấp.

Diễn giải

Những triệu chứng của người bệnh mắc bệnh thấp là đau mỏi toàn thân, sốt, da vàng xạm.

Nội dung chủ yếu

Bàn về chứng vàng da do thấp uất. Phân tích

Thấp từ bên ngoài vào cơ thể động ở cân mạch da cơ toàn thân dẫn đến khí trệ, biểu khí không thông nên có triệu chứng đau nhức tòn thân. Thấp tà lưu trệ lâu ngày hoá nhiệt, thấp và nhiệt giao trưng với nhau, thấp nặng hơn nhiệt nên da có màu vàng ám thậm chí đen sạm.

Giải thích đoạn kinh văn "Nhất thân tận đông" cho đến nay chưa thật hoàn toàn thống nhất. Sách "Y tông kim giám" cho rằng bản thân người bệnh đã có sẵn yếu tố thấp nay mắc thêm thấp từ bên ngoài nên gây chứng đau nhức toàn thân. Thành Vô Kỷ cho rằng chứng đau nhức toàn thân ở đây không phải do thương hàn mà do thấp tà ở kinh mạch gây nên. Nhiều tác giả lại thấy nếu mắc phải thấp tà từ bên ngoài thì phải thấy các triệu chứng của biểu như đau đầu, sợ hàn... Nhưng trong kinh văn không thấy nói như vậy. Mặt khác thấp thuộc âm tà, trong tình trạng thấp thịnh, thấp uất ở giữa kinh lạc cơ nhục ngăn trở lưu thông của dương khí cũng gây chứng nhức mỏi toàn thân. Vì vậy không nhất thiết cứ phải mắc thấp từ bên ngoài mới có thể gây chứng đau nhức toàn thân.

Điều kinh văn thứ mười sáu

Thấp gia, kỳ nhân đán đầu hãn xuất, bối cường, dục đắc bị phúc hướng hoả. Nhược hạ chi tảo tất oẹ, hoặc hung mãn, tiểu tiện bất lợi, thiệt thượng như thaigiả. Dĩ đan điềnhữu nhiệt, hung thượng hữu hàn, khát dục đắc ẩm nhi bất năng ẩm, tất khẩu táo phiền dã.

Chú giải

 Bị phu hướng hoả: Chỉ người bệnh luôn muốn được đắp chăn hoặc sưởi ấm do sợ lạnh.

 Oẹ: Khí nghịch.

 Thiệt thượng như thai: Chữ thai (胎L-Có mang) và chữ thai (苔a-Rêu lưỡi)

cùng âm. Tình trạng trên bề mặt của lưỡi có lớp rêu ướt nhuận trắng nhớt như rêu lưỡi khi có thai mà không phải là có thai.

 Đan điền: Tên huyệt, vị trí nằm dưới rốn ba thốn. Trong đoạn kinh văn này chỉ Hạ tiêu để đối nghịch với ngực ở thượng tiêu.

Diễn giải

Người mắc bệnh thấp có biểu hiện chỉ ra mồ hôi trên đầu, lưng gáy co cứng khó chịu, khi gặp lạnh muốn đắp chăn hoặc ngồi gần bếp lửa cho ấm. Với chứng này nếu

dùng nhầm phép công hạ quá sớm có thể dẫn đến chứng nôn oẹ, ngực sườn đầy tức, tiểu tiện không lợi, bề mặt lưỡi có lớp rêu trắng nhớt nhuận như rêu của người có thai nhưng không phải có thai. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu do Hạ tiêu bị nhiệt và Thượng tiêu bị hàn gây ra. Khi mắc chứng này người bệnh luôn khát muốn uống nước nhưng không uống được nhiều, miệng luôn khô táo.

Nội dung chủ yếu

Bàn về biến chứng sau khi dùng phép hạ trên người mắc bệnh thấp. Phân tích

Hàn thấp đọng ở biểu gây trở ngại dương khí làm vệ dương không phát được ra ngoài sưởi ấm cơ biểu nên người bệnh luôn muốn đắp chăn hoặc ngồi gần bếp củi chống rét. Mặt khác dương khí bị uất không toát ra ngoài được nghịch lên trên gây ra mồ hôi ở vùng đầu. Hàn thấp lưu trệ ở kinh thái dương, khí trong kinh vận hành không thông nên lưng gáy co cứng khó chịu. Hàn thấp ở biểu, phép điều trị nên ôn tán hàn thấp tuyên thông dương khí. Nếu dùng nhầm phép hạ không những bệnh tà không bị trừ bỏ mà dương khí càng bị tổn thương thêm dẫn đến một loạt biến chứng kể trên. Khi công hạ hàn tà, trung dương bị hư tổn, Vị khí hư nghịch gây nôn oẹ, hàn thấp lại theo lên thượng tiêu, Phế mất chức năng tuyên túc, chức năng thông điều thuỷ đạo bị rối loạn nên ngực đầy tức và tiểu tiện bất lợi. Nhiệt ở Hạ tiêu trưng đốt làm hàn thấp ở Thượng tiêu thăng phù lên trên nên rêu lưỡi trắng nhuận hoạt, giống như rêu lưỡi của người phụ nữ trong giai đoạn có mang. Do Thượng tiêu có hàn, thuỷ ẩm không được phân bố khắp nơi chứ không phải tân dịch không đủ nên người bệnh luôn cảm thấy miệng khô khát muốn uống nước nhưng uống xong lại nôn hoặc không uống được nhiều.

Điều kinh văn thứ mười bảy

Thấp gia hạ chi, ngạch thượng hãn xuất, vi xuyễn, tiểu tiện lợi giả tử, Nhược hạ lợi bất chỉ giả, diệc tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú giải

 Tiểu tiện lợi: Chỉ hiện tượng người bệnh đi tiểu nhiều lần nước tiểu trong, số lượng nhiều.

Diễn giải

Người mắc bệnh thấp nếu dùng nhầm phép hạ nếu xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi nhiều ở vùng trán, xuyễn khó thở, đi tiểu nhiều lần với nước tiểu vừa trong vừa nhiều thì tiên lượng xấu. Nhưng nếu có biểu hiện đại tiện không cầm thì tiên lượng cũng không tốt.

Nội dung chủ yếu

Những chứng hậu nguy hiểm khi người mắc bệnh thấp dùng nhầm phép hạ. Phân tích

Khi thấp tà ở biểu thì cần "Vi vi phát hãn", thấp tà ở lý thì phải lợi tiểu. Nếu không phải thấp tà hoá táo tạo thành thực chứng thì không được dùng phép hạ. Nếu dùng nhầm công hạ dương khí sẽ bị trọng thương, hư dương thăng phù lên trên gây chứng ra nhiều mồ hôi trán, xuyễn, khó thở. Thận dương suy nên tiểu tiện vừa trong vừa nhiều (Nhưng cũng có thể gây tiểu tiện bất lợi). Trên đây vừa trình bày các biểu hiện dương khí hư suy có tiên lượng xấu, nhưng nếu trên người bệnh lại xuất hiện chứng đi ngoài không cầm thì không chỉ âm dịch bị suy kiệt mà Tỳ và Thận cũng đã bại nên tiên lượng cũng không tốt. Mặc dù trong kinh văn không trình bày, nhưng trên lâm sàng những người bệnh này còn có thể có những biểu hiện mạch trầm vi, chân tay lanh, mệt mỏi muốn ngủ...

Điều kinh văn thứ mười sáu bàn đến biến chứng gây hàn nhiệt thác tạp của bệnh thấp dùng nhầm phép hạ; Điều kinh văn thứ mười bảy bàn về các nguy chứng của bệnh thấp khi dùng nhầm phép hạ. Cả hai trường hợp tuy khác nhau nhưng đều có biểu hiện tổn thương dương khí. Thấp là âm tà, bản thân nó đã dễ gây tổn thương dương, nếu lại kèm theo dùng nhầm những vị khổ hàn công hạ thì sẽ càng làm dương bị thương nặng hơn. Trong khi điều trị bệnh thấp cần chiếu cố dương khí. Xem các đơn thuốc chữa thấp của Trương Trọng Cảnh đều lấy bổ Thổ để trừ thấp, điều đó cho thấy điều trị thấp không dùng phép hạ trừ khi thấp hoá táo tạo thành chứng thực.

Điều kinh văn thứ mười tám

Phong thấp tương bác, nhất thân tận đông thống, pháp đương hãn xuất nhi giải, trực thiên âm vũ bất chỉ, y vân thử khả phát hãn, hãn chi bệnh bất dũ giải, hà dã? Cái phát kỳ hãn, hãn đại xuất giả, đán phong khí khứ, thấp khí tại, thị cớ bất dũ dã. Nhược trị phong thấp giả, phát kỳ hãn, đán vi vi tự dục xuất hãn giả, phong thấp câu khứ dã.

Diễn giải

Khi phong và thấp kết hợp với nhau gây đau nhức toàn thân cần sử dụng phép phát hãn để điều trị. Tại sao trong những ngày mưa gió kéo dài tuy thầy thuốc nói có thể dùng phép phát hãn, nhưng sau phát hãn bệnh vẫn không khỏi. Nguyên nhân do phát hãn thái quá, mồ hôi ra vừa nhanh vừa nhiều, phong tà ở bên ngoài tuy đã được giải nhưng thấp tà vẫn tồn tại bên trong nên bệnh không khỏi. Vì thế khi sử dụng phép phát hãn điều trị bệnh phong thấp cần làm ra mồ hôi toàn thân một cách từ từ thì mới có thể trừ được cả phong lẫn thấp.

Nội dung chủ yếu

Nhấn mạnh điểm quan trọng của phép giải biểu phát hãn khi phong tà còn ở biểu. Phân tích

Phong và thấp tà kết hợp với nhau sau khi xâm phạm cơ biểu đọng ở giữa cơ bì gân cốt và các khớp ngăn trở dương khí gây đau nhức toàn thân-gọi là phong thấp ở biểu, phép điều trị nên phát hãn làm phong thấp theo mồ hôi thoát ra ngoài. Một số

người mắc bệnh phong thấp lại gặp khi thời tiết xấu mưa gió kéo dài liên miên sau khi phát hãn bệnh không khỏi là do phát hãn không đúng phương pháp. Lý do chủ yếu là vì phong là dương tà, tính của nó nhẹ nhàng dễ tán. Trong khi đó thấp là âm tà, tính của nó nê trệ khó trừ. Nếu phát hãn không đúng phương pháp, mồ hôi ra quá nhanh quá nhiều thì chỉ tán được phong mà chưa trừ được thấp. Lại gặp khi mưa gió kéo dài, độ ẩm trong không khí cao, việc loại bỏ thấp trong cơ thể càng khó khăn. Khi mồ hôi ra các lỗ chân lông đang hở, thấp tà từ bên ngoài có thể thừa cơ xâm nhập, chẳng những bệnh cũ chưa khỏi có khi lại mắc thêm bệnh mới hoặc bệnh cũ ngày càng nặng hơn. Vì vậy khi dùng phép phát hãn điều trị phong thấp ở biểu cần chú ý nắm vững yếu điểm: Cho mồ hôi toàn thân ra một cách từ từ giống như người ta tự ra mồ hôi. Chỉ như thế mới có thể làm dương khí nội trưng nhưng không toát theo mồ hôi ra ngoài, thấp tà không còn lưu đọng giữa khe da cơ xương khớp, phong tà và thấp tà cùng bị trừ bỏ ra ngoài.

Điều kinh văn thứ mười chín

Thấp gai bệnh thân đông phát nhiệt, diện hoàng nhi xuyễn, thủ thống Tỵ tắc nhi phiền, kỳ mạch đại, tự ăng ẩm thực, phúc trung hoà vô bệnh, bệnh tại thủ trung hàn thấp, cớ Tỵ tắc, nội dược Tỵ trung tắc dũ.

Chú giải

 Nội dược Tỵ trung: "Nội" đồng nghĩa với "Nạp", chỉ cho thuốc vào trong lỗ mũi.

Diễn giải

Những người thể địa thấp nay có những biểu hiện toàn thân mỏi nhức, phát sốt, sắc mặt vàng, khí xuyễn, đau đầu, tắc ngạt mũi, mạch đại... nhưng ăn uống bình

Một phần của tài liệu kim quỹ yếu lược đại cương (Trang 55 - 108)