Giống nhau Đều do ngoại tà ngăn trở cân mạch thái dương nên có đầy đủ các triệu chứng sốt, ra mồ hôi, sợ gió, cổ gáy co cứng. Bài thuốc đều cần Quế chi để điều hoà doanh vệ, giải cơ trục tà. Khác nhau Cơ chế bệnh sinh
Kèm theo nguyên nhân tân bị thương không nuôi dưỡng nên cân mạch bị co rút.
Không kèm theo tân bị hao tổn.
Triệu chứng
Toàn thân cổ gáy co cứng, mạch trầm trì.
Cổ gáy co cứng, mạch phù hoãn.
Thuốc Dùng Qua lâu để sinh tân tư dịch.
Gia Cát căn để giải cơ thăng tân.
Điều kinh văn thứ mười hai
Thái dương bệnh, vô hãn nhi tiểu tiện phản thiểu, khí thượng hoành hung, khẩu cấm bất đắc ngữ, dục tác cương kính, Cát căn thang chủ chi.
Bài thuốc Cát căn thang:
Cát căn 4 lạng, Ma hoàng 3 lạng (Bỏ đốt), Quế chi 2 lạng (Bỏ vỏ), Thược dược 2 lạng, Cam thảo 2 lạng (Trích), Sinh Khương 3 lạng, Đại táo 12 quả.
Bẩy vị trên băm nhỏ, sắc với một đấu nước. Đầu tiên sắc Ma hoàng và Cát căn cho bớt đi hai thăng, vớt bỏ bọt. Cho thêm những vị còn lại, sắc còn ba thăng, lấy bỏ bã. Uống nóng cho ra mồ hôi, không cần ăn cháo nóng. Kiêng kỵ như bài Quế chi thang.
Chú giải
Tiểu tiện phản thiểu: Trong điều kiện bình thường nếu có mồ hôi nước tiểu sẽ ít, không có mồ hôi nước tiểu sẽ nhiều. Trong trường hợp này không có mồ hôi nhưng cũng không có nước tiểu nên kinh văn viết "Tiểu tiện phản thiểu".
Khẩu cấm bất đắc ngữ: Chỉ hiện tượng hai hàm răng cắn chặt không nói được ra lời.
Diễn giải
Có các triệu chứng của Thái dương biểu như phát sốt, sợ lạnh nhưng lại xuất hiện số lượng nước tiểu giảm sút, khí nghịch lên trên ngực, hai hàm răng mím chặt không nói được... đây là những tiền triệu sắp sửa xuất hiện chứng kính. Điều trị dùng bài Cát căn thang.
Nội dung chủ yếu
Bàn về điều trị dự phòng chứng cương kính. Phân tích
Với ba chữ "Thái dương bệnh" cho thấy đây là chứng kính do ngoại cảm nên có những biểu hiện phát sốt, sợ lạnh... Triệu chứng "Vô hãn" thuộc chứng thái dương biểu thực do phong hàn bó buộc bên ngoài tấu lý bị bế uất gây ra. Thông thường mồ hôi không thoát được ra bên ngoài thì nước tiểu sẽ nhiều, nhưng trong trường hợp này mồ hôi lại gảim thiểu là do ngoại tà bó buộc biểu làm Phế mất tuyên giáng, sự luân chuyển tân dịch không thuận lợi. Không có mồ hôi nhưng nước tiểu ít thì biểu khí không tuyên, lý khí không hành. Khí của biểu và lý đều không tuyên thông thì khí sẽ xung nghịch lên trên, người bệnh thấy ngực đầy chướng. Tà khí trở ngại ở thái dương sẽ luỵ cập đến dương minh, khí của cân mạch dương minh không thông gây ra miệng mím chặt không nói lên lời. Nếu bệnh trình tiếp tục phát triển sẽ gây cổ gáy co cứng chân tay duỗi thẳng nên kinh văn viết "Dục tác cương kính". Một cách tổng quát chứng này do tà khí từ bên ngoài trở ngại khí của hai kinh thái dương và dương minh, khí cơ của doanh vệ tam tiêu không thông suốt. Điều trị phải dùng Cát căn thang để phát hãn trục tà điều hoà doanh vệ, thăng tân thư cân.
Trong bài thuốc Cát căn có tác dụng thăng tân thư cân làm quân dược; Ma hoàng khai tiết tấu lý giữ vai trò phù trợ; Quế chi, Thược dược, Sinh Khương, Đại táo nhằm
điều hoà doanh vệ; Trích Cam thảo và Thược dược tham gia hoãn cấp kinh mạch. Công dụng chung của bài thuốc thăng tân phát biểu, thư cân hoãn cấp.
Bài thuốc có đặc điểm "Không cần ăn cháo" nên so với Cát căn thang trong "Thương hàn luận" có sự khác biệt. Xuất phát từ đoạn chú giải của bài Qua lâu Quế chi thang "Nếu không ra mồ hôi, sau chừng một bữa cơm cho ăn cháo nóng để mồ hôi ra" cho thấy mục đích của cháo nóng là hỗ trợ thuốc gây phát hãn. Đây là giai đoạn chuẩn bị xuát hiện cương kính nên tuy có thể phát hãn nhưng không nên làm cho mồ hôi ra nhiều quá vì cần chú ý bảo vệ tân dịch. Bài thuốc dùng Ma hoàng phối với cát căn khai tấu lý gây phát hãn nên khả năng phát tán mạnh hơn so với Qua lâu Quế chi thang vì vậy không cần ăn cháo để giúp gây ra mồ hôi. Do Cát căn thang trong "Thương hàn luận" không liên quan đến chứng kính nên phải ăn cháo nóng giúp cho ra mồ hôi. Như vậy có thể thấy Trương Trọng Cảnh trong khi điều trị chứng kính hết sức chú ý bảo vệ tân dịch.
Bảng hai: So sánh bài Qua lâu Quế chi thang với bài Cát căn thang.