PHẦN GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây dệt may luôn là nghành mũi nhọn, trọng điểm về xuất khẩu và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy, dệt may là một trong những nghành kinh tế được chú trọng phát triển trong nền kinh tế của đất nước. Vì nhu cầu sản xuất và xuất khẩu cao nên việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Trong thưc tế, đã có rất nhiều biện pháp được nghiên cứu và ứng dụng nhằm cải tiến năng suất và nâng cao chất lượng như: cải tiến thao tác của công nhân, cải tiến máy móc và thiêt bị may, sử dụng đồ gá, sử dụng rập hỗ trợ, thay đổi thiết kế chuyền,…Trong đó, việc sử dụng rập cải tiến là một trong những phương pháp đơn giản, chi phí thấp và dễ áp dụng đồng thời hiệu quả đem tương đối cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và chế tạo rập cải tiến phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thiết kế và bộ phận kỹ thuật. Là một trong những cán bộ kỹ thuật nghành may trong tương lai, em chọn đề tài “tìm hiểu về rập cải tiến nghành may” với hy vọng bằng sự nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn của giáo viên và các cán bộ kỹ thuật trong công ty sẽ đem lại kết quả hoàn thành đồ án, trang bị kiến thức cho bản thân và rút ra được những kết luận mang tính thực tiễn và ứng dụng cao. 2. Mục đích nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức còn khiếm khuyết về rập cải tiến thông qua quá trình tìm hiểu thực tế, cụ thể ở những khía cạnh: Khái niệm rập cải tiến Phương pháp chế tạo Cách áp dụng trong thực tế nghành may và một số lưu ý khi sử dụng Tìm ra những nguyên tắc để thiết kế rập cải tiến, những cơ sở để phát ý tưởng sáng tạo rập cải tiến áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Đối tượng: các loại rập cải tiến được ứng dụng trong sản xuất sản phẩm may Khách thể: nhân viên chế tạo rập, công nhân sử dụng rập, quá trình thiết kế và sử dụng rập vào sản xuất 4. Các phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu chuyên nghành để có những kiến thức nền tảng về các loại rập được sử dụng trong nghành may Sử dụng phương pháp thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết, thống kê số liệu, mở rộng hiểu biết và tìm ra những nguyên lý áp dụng trở lại thực tế. 5. Địa điểm nghiên cứu: Thông qua quá trình kiến tập tại công ty may mặc một thành viên Bình Dương, cụ thể là phòng rập cải tiến và ba xí nghiệp may của công ty để tiến hành nghiên cứu đề tài. 6. Giới hạn đề tài: Khi nghiên cứu rập cải tiến là đi sâu vào tìm hiểu sự kết hợp giưã rập ủi, rập may và rập cữ để tạo ra loại rập mới có công dụng đem lại lợi ích vượt trội cho quá trình ráp nối sản phẩm bằng máy may Việc sử dụng rập cải tiến được ứng dụng sản xuất các loại sản phẩm may mặc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may công nghiệp. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.
Trang 1Khoa Công Nghệ May & Thời Trang
Thời gian: từ 11/04 – 15/5/2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, người thực hiện xin chân thành cảm ơn:
- Cô Trần Thanh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn môn
Đồ Án Công Nghệ và là người tạo điều kiện, trực tiếp hướng dẫn chỉ
bảo để đồ án hoàn thành đúng thời hạn và đúng hướng
- Các anh chị bộ phận IE công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương đã tạo điều kiện cho người thực hiện thực tập và nghiên cứu
Đặc biệt là các anh phòng rập cải tiến, phòng cơ điện và phòng kĩ
thuật của xí nghiệp I đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người thực
hiện trong suốt quá trình tìm hiểu
- Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến bộ phận thư viện trường
ĐH SPKT Tp HCM đã cung cấp tài liệu giáo trình để tiến hành đề
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Bình Dương, Ngày… Tháng… Năm 2010
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Tp Hồ Chí Minh, Ngày… Tháng… Năm 2010
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU……….6
1/ Lý do chọn đề tài……… 6
2/ Mục đích nghiên cứu……… 6
3/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu……… 6
4/ Các phương pháp nghiên cứu……….6
5/ Địa điểm nghiên cứu……… 6
6/ Giới hạn đề tài……….7
PHẦN I: TỔNG QUAN………7
1 Cơ sở lý luận……… 7
a/ Các nguyên tắc thiết kế trong nghành may……….7
b/ Các loại rập trong nghành may……… 8
c/ Tìm hiểu về rập hỗ trợ trong nghành may……… 9
2 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp……….10
3 Tính cấp thiết của đề tài……… 21
PHẦN II: NỘI DUNG……….21
I Rập cải tiến và một số vấn đề liên quan……….21
1 khái niệm……… 21
2 Phạm vi áp dụng ……… 24
3 Các nguyên tắc thiết kế - chế tạo……… 24
4 Một số lưu ý khi sử dụng……… 35
II Ứng dụng rập cải tiến trong gia công sản phẩm may………35
1 Lợi ích……… 35
2 Các phát sinh và hướng giải quyết………36
PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ………39
1 Các kết luận về việc chế tạo và ứng dụng rập cải tiến……… 39
2 kiến nghị cho doanh nghiệp, khoa CNM &TT……… 39
PHẦN IV:TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 40
Trang 6PHẦN GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây dệt may luôn là nghành mũi nhọn, trọng điểm về xuất khẩu và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước Chính vì vậy, dệt may là một trong những nghành kinh tế được chú trọng phát triển trong nền kinh tế của đất nước Vì nhu cầu sản xuất và xuất khẩu cao nên việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng
Trong thưc tế, đã có rất nhiều biện pháp được nghiên cứu và ứng dụng nhằm cải tiến năng suất và nâng cao chất lượng như: cải tiến thao tác của công nhân, cải tiến máy móc
và thiêt bị may, sử dụng đồ gá, sử dụng rập hỗ trợ, thay đổi thiết kế chuyền,…Trong đó, việc sử dụng rập cải tiến là một trong những phương pháp đơn giản, chi phí thấp và dễ
áp dụng đồng thời hiệu quả đem tương đối cao
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và chế tạo rập cải tiến phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thiết kế và bộ phận kỹ thuật Là một trong những cán bộ kỹ thuật nghành may trong
tương lai, em chọn đề tài “tìm hiểu về rập cải tiến nghành may” với hy vọng bằng sự
nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn của giáo viên và các cán bộ kỹ thuật trong công ty sẽ đem lại kết quả hoàn thành đồ án, trang bị kiến thức cho bản thân và rút ra được những kết luận mang tính thực tiễn và ứng dụng cao
- Cách áp dụng trong thực tế nghành may và một số lưu ý khi sử dụng
Tìm ra những nguyên tắc để thiết kế rập cải tiến, những cơ sở để phát ý tưởng sáng tạo rập cải tiến áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng: các loại rập cải tiến được ứng dụng trong sản xuất sản phẩm may
- Khách thể: nhân viên chế tạo rập, công nhân sử dụng rập, quá trình thiết kế
và sử dụng rập vào sản xuất
4 Các phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu chuyên nghành để có những kiến thức nền tảng về các loại rập được sử dụng trong nghành may
- Sử dụng phương pháp thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết, thống kê số liệu,
mở rộng hiểu biết và tìm ra những nguyên lý áp dụng trở lại thực tế
5 Địa điểm nghiên cứu:
Thông qua quá trình kiến tập tại công ty may mặc một thành viên Bình Dương, cụ thể là phòng rập cải tiến và ba xí nghiệp may của công ty để tiến hành nghiên cứu đề tài
Trang 76 Giới hạn đề tài:
- Khi nghiên cứu rập cải tiến là đi sâu vào tìm hiểu sự kết hợp giưã rập ủi, rập may và rập cữ để tạo ra loại rập mới có công dụng đem lại lợi ích vượt trội cho quá trình ráp nối sản phẩm bằng máy may
- Việc sử dụng rập cải tiến được ứng dụng sản xuất các loại sản phẩm may mặc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may công nghiệp Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương
PHẦN I: TỔNG QUAN
1 Cơ sở lý luận:
a/ Các nguyên tắc thiết kế trong nghành may:
Thiết kế là công đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất một sản phẩm may cũng là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của sản phẩm thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sản phẩm may phải đảm bảo thông số kích thước:
Bất cứ một sản phẩm may nào, khi được sản xuất phải mang tính vừa vặn với cơ thể người mặc dù cho sản phẩm có mang tính thời trang cao Chính vì vậy mà người ta phải nghiên cứu và đưa ra bảng thông số kích thước cho từng sản phẩm( may công
nghiệp) hoặc ni mẫu cho từng người mặc( may gia đình) Tất cả các chi tiết được thiết
kế ra, sau khi lắp ráp hoàn chỉnh phải đảm bảo đúng các thông số kích thước( ni mẫu) cho trước một cách tương đối( có những sai số trong khoảng chấp nhận được) Các yếu
tố ảnh hưởng tới độ sai lệch thông số kích thước ngoài cách thiết kế của người thiết kế còn có những thiết bị sử dụng để gia công sản phẩm, dựa trên các thiết bị này để tính toán độ gia đường may cho phù hợp
- Thiết kế phải mang tính cân đối, nhất quán và tỉ lệ:
Từ những công thức thiết kế cơ bản, ta có những block mẫu cơ bản từ đó biến kiểu tạo thành những mẫu thời trang ( quá trình tạo mẫu) khi thiết kế phải đảm bảo tính đối xứng cho các chi tiết có đối xứng, thiết kế mẫu tỉ lệ phải theo đúng tỉ lệ cho trước
- Tính thẩm mĩ:
Thể hiện ở sự hài hoà trong từng chi tiết của sản phẩm hay trên tổng thể sản
phẩm, lựa chọn các hoạ tiết trang trí trên sản phẩm, vị trí các hoạ tiết trang trí, các đường nét trên sản phẩm,… sao cho sản phẩm khi hoàn tất phải mang tính thẩm mĩ cao
- Tính phù hợp:
Khi tiến hành thiết kế, người thiết kế cần quan tâm đến sự phù hợp giữa sản phẩm
và vóc dáng cơ thể người mặc sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm và tính chất nguyên phụ liệu hay mục đích sử dụng sản phẩm, sở thích của người sử dụng,,…
Trang 8- Tính tiện lợi:
Mục đích của việc thiết kế là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng sản phẩm, vì vậy khi tiến hành thiết kế mẫu phải quan tâm tới nhu cầu của người tiêu dùng Sao cho mỗi chi tiết trên sản phẩm đều có công dụng nhất định đáp ứng một cách tinh tế nhất những nhu cầu đó
Bên cạnh đó, các chi tiết mẫu sau khi thiết kế phải dễ sử dụng, để làm được điều này người thiết kế phải quan tâm đến các công đoạn gia công sau thiết kế
- “Phải dựa vào tài liệu kĩ thuật là chính Tài liệu kĩ thuật và mẫu thực (mẫu trực quan ) bổ xung cho nhau để có một bộ mẫu hoàn chỉnh
- Nếu không có mẫu cứng hay rập của khách hàng, ta dựa vào hai yếu tố chính để thiết kế ra bộ rập mẫu hoàn chỉnh như sau:
* Dựa vào mẫu chuẩn để xác định qui cách lắp ráp trong qui trình công nghệ và cách sử dụng thiết bị
* Dựa vào tài liệu kĩ thuật là cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo thông số kích thước, cách sử dụng nguyên phụ liệu cho phù hợp.” ( trích nguồn: “giáo trình Thiết Kế Trang Phục 5” – ThS Trần Thanh Hương)
b/ Các loại rập trong nghành may:
Rập mỏng:
Loại rập được tạo ra từ quá trình thiết kế: dựa vào mẫu phác hoạ sơ
bộ trên giấy (hai chiều) hoặc mẫu thành phẩm có sẵn, chia tách mẫu ra từng bộ phận trên mặt phẳng giấy sao cho khi lắp ráp chúng vào có thể tạo ra được một sản phẩm đúng nguyên bản theo yêu cầu về hình dáng
và kích thước và quá trình này được tiến hành trên giấy mỏng để tiện chỉnh sửa nên được gọi là rập mỏng thông thường bộ mẫu mỏng được thiết kế là mẫu bán thành phẩm, size trung bình
Trang 9và lưu lại phòng kĩ thuật, phục vụ cho quá trình sản xuất Trên rập cứng thường ghi rõ các thông tin sau: kí hiệu mã hàng, tên chi tiết, cỡ vóc, canh sợi,…
Rập cứng được sử dụng trong nhiều công đoạn tuỳ thuộc nhu cầu từng công đoạn, ta có thể chia rập cứng thành ba loại cơ bản:
- Mẫu thành phẩm: là loại mẫu trên đó có các thông số kích thước mà ta
có thể đo được trên sản phẩm sau khi may xong
- Mẫu bán thành phẩm: là mẫu trên đó ngoài thông số kích thước thành phẩm, còn có thêm các độ gia cần thiết như: độ co giãn, độ dong, độ cắt gọt, độ rộng đường may,…
- Mẫu hỗ trợ: Bao gồm mẫu dấu đục, mẫu dấu bấm, mẫu vẽ lại, mẫu ủi,…
c/ Tìm hiểu về rập hỗ trợ trong nghành may:
“Để đảm bảo tính an toàn cho sản xuất và tăng tính chính xác cho khâu thiết kế mẫu, ngoài bộ mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình, người ta còn thiết kế nhiều bộ rập mang tính hỗ trợ cho sản xuất Trong thực tế hiện nay, có thể
kể đến một số loại rập hỗ trợ sau:
Mẫu sang dấu bấm: dùng để sang các dấu bấm lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành bấm vải Rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng bán thành phẩm nhưng được thiết kế chuyên
để sang dấu bấm các vị trí cần sang dấu sẽ được dán thêm băng keo trong ở cả hai mặt của rập trứơc khi bấm dấu để đảm bảo độ bền của rập khi sử dụng Người thiết kế sẽ dựa trên yêu cầu thiết kế để tính toán số lượng dấu bấm, kiểu dấu bấm và vị trí đặt chúng Người ta đặt mẫu dấu bấm lên trên tập vải, sử dụng bút bi hay bút chì khác màu vải để sang dấu bấm lên chi tiết vải rồi sau đó mới dùng kéo để tạo dấu bấm có rất nhiều loại dấu bấm được sử dụng hiện nay như: chữ I, chữ U, chữ V, chữ T,… Trong đó, dấu bấm chữ U được sử dụng nhiều nhất
Mẫu rập sang dấu dùi: dùng để sang dấu dùi lên chi tiết vải nếu trong giai đoạn cắt, phân xưởng cắt chưa tiến hành dùi chi tiết rập này thường tồn tại ở dạng rập cứng thành phẩm các vị trí cần sang dấu dùi cũng được dán băng keo trong trước khi tiến hành đục lỗ Đường kính lỗ dùi chỉ được phép từ 0,1 – 0,2cm Khi sang dấu người ta đặt mẫu dấu dùi lên tập vải, cố định tập vải, sử dụng cây dùi đặt vuông góc với mặt rập rồi dùi lỗ trên tập vải để đảm bảo độ chính xác của lỗ dùi Với một số chi tiết cần đối xứng nhau trên sản phẩm như túi áo, khuy nút, gấp lai áo,… trước khi dùi, người ta xếp hai chi tiết đối xứng trùng lên nhau rồi mới dùi Lưu ý: cây dùi phải sắc nhọn, không gãy mũi để đảm bảo lỗ dùi thật chính xác, sắc xảo và không làm đứt hay co giãn sợi vải
Mẫu rập vẽ lại: thường dùng để vẽ lại hình dạng của các chi tiết nhỏ hay hình trang trí cho thật chính xác trước khi gia công Rập này tồn tại ở
Trang 10dạng rập cứng bán thành phẩm, rập cứng thành phẩm hay rập cứng bán phần khi sang dấu, người ta thường dùng phấn để vẽ lại các đường chu
vi nên phải tính toán kích thước mẫu thật chính xác sao cho sau khi sang mẫu, các đường vừa sang đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của thiết kế
Mẫu cắt gọt: dùng để cắt gọt lại cho chính xác các chi tiết mà ta chưa thể cắt được chính xác trong quá trình cắt Mẫu này thường tồn tại ở dạng rập cứng bán thành phẩm Đặt rập lên tập vải cho ngay ngắn vẽ lại rồi dùng kéo cắt hay dùng kéo cắt ngay phần vải thừa xung quanh Loại rập này được dùng rất nhiều trong thực tế, nhất là trong thiết kế, bạn đã sử dụng phương pháp dong mẫu
Mẫu rập ủi: dùng để ủi định hình chi tiết trước khi tiến hành may Bộ rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng và nhỏ hơn rập thành phẩm hai lần độ dày vải rập này thường dùng cho các chi tiết nhỏ nằm trên mặt tiền sản phẩm Sử dụng mẫu rập ủi sẽ cho năng suất và chất lượng may cao
Mẫu rập may: dùng để hỗ trợ may nhanh và chính xác Rập này thường tồn tại dưới dạng rập cứng bán phần khi mày, công nhân đặt rập lên trên vải điều chỉnh cho kim máy may đâm sát cạnh rập và xoay chuyển trong suốt quá trình may sao cho đường may luôn lọt khe với đường chu vi rập đây cũng là loại rập cho phép nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh công nghiệp của phẩm may
Rập cữ: dùng để tạo cữ cho các đường may song song hay lấy dấu khuy cúc Đây là loại rập cứng bán phần và có nhiều hình dạng khác nhau giúp người công nhân điều chỉnh được kích thước của đường may, của các chi tiết lắp ráp hay của khuy cúc có trên sản phẩm để thiết kế rập này cần dựa vào yêu cầu kỹ thuật, tính sáng tạo, kinh nghiệm trong quá trình làm việc của cán bộ thiết kế.”( trích nguồn: “giáo trình Thiết Kế Trang Phục 5” – ThS Trần Thanh Hương)
2 Giới thiệu vắn tắt về công ty :
* Sơ lược về công ty:
- Tên công ty: công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương
- Tên giao dịch đối ngoại: PROTRADE GARMENT COMPANY LTD
- Tên viết tắt: PROTRADE GARCO.,LTD
- Địa chỉ: Quốc lộ 13, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
- Điện thoại: 0650.755143 / 755519
- Fax: 0650.755415
- Email: info@protradegarment.com
Trang 11- Website: http://www.protradegarment.com
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông LÊ HỒNG PHOA
Chức danh: Tổng giám đốc
* Quá trình hình thành:
Tiền thân của Công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương
Năm 1989 LIÊN HIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU ra quyết định số 10/QĐ/LHXN – Quyết định thành lập: XÍ NGHIỆP MAY MẶC HÀNG XUẤT KHẨU – trực thuộc – LIÊN HIẾP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU
Năm 1992, Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé ra quyết định số 98/QĐ-UB Quyết định của Ủy ban nhân tỉnh: Thành lập doanh nghiệp Nhà nước – CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG BÉ
- Sản phẩm chính: Sơmi, áo gió, quần áo thể thao, quần jean, kaki
Năm 2000 ra quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 3334/QĐ-UB ngày 13 tháng 10 năm 2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (tỉnh Bình Dương trước đây
Trang 12+ Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chủ yếu quan trọng nhất của Công ty hiện nay là phải luôn tích cực phấn đấu, tìm mọi biện pháp để hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với kế hoạch mà Công ty được giao trong năm Đồng thời phải mở rộng thị trường trong và ngoài nước
Ký kết và thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế cũng như các mặt hàng đã đăng ký kinh doanh
Nhận vốn và bảo toàn vốn trong doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước
Đảm bảo có đủ việc, thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty
Trang 14* Phát triển và quản trị nguồn nhân lực:
Lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp là 2748 người
Cụ thể số lượng của từng bộ phận như sau:
Các xí nghiệp :
xí nghiệp 1 (người)
xí nghiệp 2 (người)
xí nghiệp 3 (người)
xí nghiệp 4 (người)
Trang 15- Bộ phận kiểm soát sản xuất: 5 người
- Phòng xuất nhập khẩu: 10 người
* Công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty
Công ty có 3 hình thức đào tạo lao động là:
+ Đào tạo mới: là tiến hành đào tạo cho những người chưa có nghề, để họ có nghề và chuyên môn
+ Đào tạo lại: là tiến hành đào tạo những người đã có nghề rồi nhưng do không thích hợp vì nhiều lí do khác nhau, nên phải tiến hành đào tạo lại
+ Đào tạo nâng cao: là tiến hành đào tạo cho những người đã có nghề, nhưng trình độ thành thạo của họ không đáp ứng được nhu cầu do tiến bộ kỹ thuật ảnh hưởng nên phải nâng cao trình độ
Có hai phương pháp đào tạo chính:
+ Đào tạo trong công việc: là tiến hành đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, tại đó người lao động sẽ được học các lý thuyết, các kỹ năng thực hành dưới sự lãnh đạo, kèm cặp của người lao động có trình độ thành thạo cao hơn
+ Đào tạo ngoài công việc: là tiến hành đào tạo ở các trường, lớp ngoài Công ty, người học được tách rời khỏi sản xuất để học
* Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Công ty do phòng nhân sự đảm nhận
Trang 16Lưu đồ quá trình hoạt động đào tạo và tuyển dụng của Công ty
Chỉ đạo, điều hành, giám soát, kiếm soát,
kế hoạch đào tạo
GĐ
NS HC Chỉ đạo các KH Đào tạo
và phát triển nhân viên cho Công ty
BAN
DỰ ÁN
Các chủ trương đào tạo mới
NHÀ CUNG CẤP
Phối hợp thực hiện
P.ĐÀO TẠO & TUYỂN DỤNG
Lập KH và tổ chức thực hiện KH đào tạo theo chỉ đạo
CV NC
& PT
NV Đào tạo
CV Đào tạo
Trang 17*Quản trị chất lượng của doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, SA 8000 và được thực hiện bởi các bộ phận Quản trị chất lượng của từng xí nghiệp
Tiêu Kiểm tra, cung cấp Yêu cầu
chuẩn để Kiểm bảo trì nhân sự thực hiện
kiểm soát soát NPL bảo đúng số việc lắp
đánh giá, đầu vào, dưỡng lượng đặt hoặc
đề nghi, bán các máy chất lượng xây dựng
hiệu thành móc thời gian để đảm
chỉnh phẩm thiết bị theo kế bảo điều
quy trình theo theo đúng hoạch kiện kiểm
sản xuất, mẫu đã tiêu chuẩn được duyệt soát chất
cung cấp được kỹ thuật, đào tạo, lượng
rập mẫu, duyệt hướng đề bạc, sản phẩm
tài liệu dẫn công luân thuộc dự
kỹ thuật nhân viên chuyển án mới
vận hành khen thưởng máy và kỷ
GĐ XN
BỘ PHẬN
CƠ ĐIỆN
BỘ PHẬN NS
- HC
BAN DỰ
ÁN MỚI
BỘ PHẬN QTCL QC
INLINE
QC ENDLINE
QC HOÀN THÀNH
NHÂN VIÊN QA
BP KẾ HOẠCH
Kiểm soát độc lập chất lượng đầu vào, trong quá trình sản xuất và đầu ra theo tiêu chuẩn chất lượng được thiết lập và phê duyệt
NC cải tiến quy trình kiểm soát CL, nhằm mục đích nâng cao CL SP ở từng công đoạn và
thành phẩm Chủ động bố trí nguồn lực để phối hợp thực hiện việc kiểm soát chất lượng theo kế hoạch
Trang 18* Quản trị tiêu thụ:
Quản trị hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tổng hợp các hoạt động xây dựng kế hoạch, các chính sách và giải pháp tiêu thụ và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách và giải pháp ấy nhằm đảm bảo luôn luôn tiêu thụ hết sản phẩm (dịch vụ) với doanh thu cao nhất và chi phí kinh doanh tiêu thụ thấp nhất
Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương
do bộ phận kinh doanh và xuất khẩu tiến hành
Bộ phận kinh doanh thực hiện các công việc:
Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho Công ty, đảm bảo số lượng tiêu thụ của Công ty ổn định Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng
Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sơ đó chiết tính giá thành sản phẩm giá bán (FOB, CM)
Nhận đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Ban giám đốc ký
Lập kế hoạch tiêu thụ cho tháng, quý năm
Bộ phận xuất khẩu làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến theo các đơn đặt hàng, hợp đồng của nước ngoài đảm bảo đủ về số lượng và kịp thời theo hợp đồng đã nhận
Trước đây Công ty sử dụng kênh phân phối gián tiếp, từ năm 2006 đến nay Công ty chuyển sang hình thức phân phối trực tiếp
Trang 19Lưu đồ quá trình hoạt động
GĐXN BỘ PHẬN
KẾ HOẠCH
NHÀ CUNG ÚNG
BỘ PHẬN KINH DOANH
NHÂN VIÊN KINH DOANH
NHÂN VIÊN KINH DOANH
BỘ PHẬN XUẤT KHẨU
Theo dõi đơn hàng, đôn đốc nhà cung ứng, lập báo cáo, chuyển tài liệu cho
bộ phận liên quan, thanh lý hợp đồng…
NHÂN VIÊN XUẤT KHẨU
NHÂN VIÊN XUẤT KHẨU
Làm việc với bộ phận hải quan, tàu vận chuyển để đưa hàng đến các nước theo thõa thuận trong hợp đồng
Trang 20Vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên
kế hoạch, báo cáo của phòng mẫu
BAN KIỂM SOÁT MỤC TIÊU Kiểm soát việc thực hiên mục tiêu
BAN DỰ
ÁN Phối hợp thực hiện các chương trình phát triển sản phẩm mới
BAN GIÁM ĐỐC Chỉ đạo các hoạt động
PHÒNG MẪU Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo chỉ đạo
BỘ PHẬN PHÁT TRIỂN MẪU HÀNG NỘI ĐỊA
BỘ PHẬN SẢN XUẤT
NHÂN VIÊN MAY MẪU
NHÂN VIÊN THIẾT KẾ
NHÂN VIÊN ĐỊNH MỨC NPL
NHÂN VIÊN RÁP SƠ ĐỒ, CẮT VẢI
NHÂN VIÊN MAY ỦI, KHUY NÚT
NHÂN VIÊN HOÀN TẤT
NHÂN VIÊN
QC