1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội

73 889 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Có rất nhiều sâu bệnh hại trên cây cà chua trong đó có một số loài sâu gây hại quan trọng như sâu xám Agrotis ypsilon Rottemberg, bọ phấn Bemisia mysicae Kuwayana, sâu xanh Helicoverpa a

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Phouthone CHANTHAVONGSA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các thầy, cô và cán bộ của Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Ban Quản lý Đạo tạo, Ban Giám hiệu; Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS TS Đặng Thị Dung đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện thành công đề tài luận văn thạc sĩ này

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tôi cũng đã nhận được sự động viên, đóng góp, quan tâm tận tình của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp

Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu này

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Phouthone CHANTHAVONGSA

Trang 5

2.2.2 Những nghiên cứu về loài sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius) 11

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trang 6

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14

3.4.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng sản xuất 15 3.4.2 Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vảy vụ thu đông 2013

3.4.3 Điều tra diễn biến mật độ sâu khoang hại cà chua 15 3.4.5 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang S litura 16 3.4.6 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của sâu khoang S litura 19

4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên Cây cà chua vụ

Thu Đông 2013 tại vùng sản xuất rau Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội 22 4.2 Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy trên cây cà chua vụ thu đông

4.3 Diễn biến mật độ của sâu khoang trên cây cà chua vụ thu đông năm

2013 và đông-xuân 2013-2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội 26 4.4 Đặc điểm hình thái của loài sâu khoang S litura hại cà chua 29

4.5 Đặc điểm sinh học của sâu khoang (Spodoptera litura) hại cà chua 34 4.5.1 Tập tính sinh sống và triệu chứng gây hại của S litura 34

4.5.2 Thời gian phát dục của sâu khoang S litura hại cà chua 35

4.5.3 Sức đẻ trứng của trưởng thành sâu khoang S litura 36

4.5.6 Tỷ lệ sống sót của sâu khoang S litura hại cà chua 43

4.6 Đặc điểm sinh thái học của sâu khoang (Spodoptera litura) hại cà chua 44

Trang 7

4.6.1 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái,

4.6.2 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sức ăn lá cà chua của pha sâu non

4.6.3 Ảnh hưởng của tuổi phát dục của sâu khoang S litura đến khả năng

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng sản

Bảng 4.2 Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên cà

chua vụ thu đông năm 2013 Đặng Xá, Gia Lâm Hà Nội 25 Bảng 4.3 Diễn biến mật độ của sâu khoang S litura hại cà chua vụ thu

Bảng 4.4 Diễn biến mật độ của sâu khoang S litura hại cà chua vụ đông

-xuân năm 2013 – 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội 28

Bảng 4.5 Kích thước các pha phát dục của sâu khoang S litura 31

Bảng 4.6 Thời gian phát dục các pha sâu khoang S litura hại cà chua 35

Bảng 4.7 Sức đẻ trứng (số ổ trứng) của trưởng thành sâu khoang S

litura ở điều kiện pha sâu non ăn lá cà chua 37 Bảng 4.8 Sức đẻ trứng (số quả trứng) của của trưởng thành sâu khoang

S litura ở điều kiện pha sâu non ăn lá cà chua 39

Bảng 4.9 Tỷ lệ trứng nở (%) của sâu khoang S litura trên cà chua 40

Bảng 4.10 Tỷ lệ giới tính của sâu khoang S litura ở điều kiện pha sâu

Bảng 4.11 Tỷ lệ giới tính của sâu khoang S litura thu trên đồng ruộng

cà chua vụ thu đông 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội 42

Bảng 4.12 Tỷ lệ sống sót của sâu khoang S litura hại cà chua ở điều

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của trưởng 45

Bảng 4.14 Sức ăn của lá cà chua của các tuổi sâu khoang S Litura 47

Bảng 4.15 Khả năng đục vào quả cà chua của sâu non sâu khoang S Litura 48

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.4 Ổ trứng của sâu khoang (Spodoptera litura) 29

Hình 4.15 Nhịp điệu đẻ trứng (số ổ trứng) của trưởng thành sâu khoang

S litura ở điều kiện pha sâu non ăn lá cà chua 37

Hình 4.16 Tỷ lệ trứng nở của sâu khoang S litura ở nhiệt-ẩm độ trung

bình đợt 1: 26,83oC, 79,74%; đợt 2: 25,60oC, 76,68%; đợt 3:

Hình 4.17 Tỷ lệ sống sót của sâu khoang S litura hại cà chua ở điều kiện 44 Hình 4.18 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm đến sức đẻ trứng trưởng

Hình 4.19 Sâu khoang S litura bắt đầu đục vào quả cà chua 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật PTNT : Phát triển nông thôn

CT : Công thức

TN : Thí nghiệm

Trang 11

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trong xu thế phát triển của nền nông nghiệp thế giới, những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn Sản xuất lúa gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như Mỹ … Ngoài cây lương thực, cây công nghiệp, các cây thực phẩm cũng phát triển mạnh mẽ trong sản xuất Cà chua là một trong những cây công nghiệp quan trọng ở nước ta Cà chua có tên khoa học là

Lycopersicon esculentum, là cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae) Đây là loại rau ăn quả được trồng ở nhiều nước trên thế giới Về sản lượng, cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm trên thế giới Mỹ đứng đầu về năng xuất và sản lượng Trong quả cà chua chín chứa nhiều loại chất có giá trị cao như đường dễ tiêu (2 - 4%) chủ yếu là Glucoza và Fructoza, các loại vitamin quan trọng cho đời sống con người như tiền vitamin A (1- 2 mg%), vitamin B1 (0.08- 0.15 mg%), vitamin B2 (0.05- 0.07 mg%)… Ngoài ra, trong quả cà chua còn chứa 2.25 - 2.5% các loại acid như: oxalic, malic, nicotinic, citric…

và chứa nhiều chất khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, Fe… là các chất có trong thành phần của máu và xương

Ở Việt Nam, cà chua được trồng cách đây trên 100 năm, diện tích trồng

cà chua hàng năm biến động từ 12.000 – 13.000ha Cà chua là 1 trong những cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, quy mô ngày một mở rộng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước Song hàng năm cây cà chua thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hại làm tổn thất nặng

nề trong sản xuất Có rất nhiều sâu bệnh hại trên cây cà chua trong đó có một

số loài sâu gây hại quan trọng như sâu xám Agrotis ypsilon Rottemberg, bọ phấn Bemisia mysicae Kuwayana, sâu xanh Helicoverpa armigera Hübner, sâu khoang Spodoptera litura Fabricius, dế mèn lớn và dế dũi Trong đó sâu

Trang 12

khoang là một trong những loài gây hại có ý nghĩa kinh tế trên cây cà chua, nhất là giai đoạn quả Chúng đục vào quả, ăn ruột, nếu mưa xuống sẽ làm thối quả (Bộ môn Côn trùng, 2004) Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Bộ môn côn trùng, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,

chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học

của sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius) trên cà chua vụ thu đông

2013 tại Gia Lâm, Hà Nội"

1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

1.2.1 Mục đích

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu khoang hại cây

cà chua Spodoptera litura (Fabricius) tại Gia Lâm, Hà Nội từ đó góp phần đề

xuất biện pháp phòng chống loài sâu hại trên cà chua có hiệu quả kinh tế và môi trường

1.2.2 Yêu cầu

Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng nghiên cứu Nắm được thành phần sâu hại bộ cánh vảy trên cây cà chua vụ thu đông 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội

Nắm được diễn biến mật độ sâu khoang hại cà chua tại Gia Lâm, Hà Nội

Nghiên cứu xác định một số đặc điểm sinh học của sâu khoang S litura (thời gian phát dục các pha, sức đẻ trứng, thời gian sống của sâu trưởng thành, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực cái …) với điều kiện thức ăn là lá cà chua

Nguyên cứu xác định đặc điểm sinh thái học của sâu khoang S litura (ảnh hưởng của thức ăn của sâu non, thức ăn của trưởng thành đến một

số chỉ tiêu sinh học)

1.2.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

* Ý nghĩa khoa học

Bổ sung thêm những dẫn liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh

thái họcloài sâu khoang S litura trên cây cà chua.

Trang 13

* Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua công tác điều tra diễn biến mật độ của loài sâu khoang S litura, sẽ biết được giai đoạn sinh trưởng nào của cây cà chua bị sâu khoang gây hại nặng, để có kế hoạch phòng chống hợp lý Nghiên cứu một số đặc

điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu khoang S litura trên cây cà chua

cũng làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất cà chua đạt hiệu quả kinh tế, môi trường

Trang 14

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Trên cây cà chua có nhiều loại sâu gây hại Tại Việt Nam đã thống kê được

18 loài sâu hại cà chua (Viện BVTV, 1976), trong đó bọ phấn, sâu khoang, sâu xanh

là những loài gây hại quan trọng, chúng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cà chua, làm giảm năng suất và phẩm chất quả cà chua một cách đáng kể

Theo Weires and Chiang (1993) so với hệ sinh thái tự nhiên thì hệ sinh thái nông nghiệp luôn bị hạn chế về tính đa dạng và tính bền vững, do chịu tác động không ngừng của nhiều nhân tố ngoại cảnh Cây cà chua cũng như bất kỳ cây nào nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp, trong suốt quá trình trưởng và phát triển đều bị nhiều loài sâu bệnh khác nhau phá hoại Thành phần, mức độ phổ biến và tác hại sâu hại cà chua ở nước ta đã được nhiều tác giả trước đây nghiên cứu, tuy nhiên việc phòng chống vẫn còn nhiều hạn chế Trong những năm gần đây, giống cà chua

đã có nhiều thay đổi; nhiều giống mới có năng suất cao, chịu thâm canh, quả to, mẫu mã đẹp đã được đưa vào áp dụng cho các vùng sản xuất cà chua Chính vì vậy, người nông dân đã sử dụng rất nhiều thuốc hóa học phun lên ruộng cà chua, ảnh hưởng không nhỏ tới cân bằng sinh học, môi trường và sức khỏe con người

Để biện pháp phòng chống sâu hại cà chua nói chung, sâu khoang nói riêng được thành công mà ít hoặc không ảnh hưởng tới cân bằng sinh học, môi trường cũng như sức khỏe con người, đòi hỏi phải có hiểu biết cặn kẽ về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu khoang gây hại trên cây cà chua Mặt khác, con người cũng cần có kiến thức về mối quan hệ giữa cây cà chua – sâu hại – thiên địch, mà mối quan hệ này chịu tác động của các yếu tố sinh thái ở mỗi vùng, mỗi vụ là khác nhau, trong đó đối tượng sâu khoang không nằm ngoài quy luật này

2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.2.1 Những nghiên cứu về sâu hại cà chua

Thành phần các loài sâu hại trong một phạm vi vùng lãnh thổ có thể khác nhau do cơ cấu cây trồng và một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến

Trang 15

sự thay đổi về số lượng loài sâu hại trên cây trồng theo thời gian là sự biến đổi khí hậu, thể hiện ở các yếu tố như: sự tăng nhiệt độ trung bình năm,hạn hán, mưa, bão Thời gian trước, các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu thưởng được đề cập tới trên cà chua là: mốc sương, rệp, nhện đỏ, dòi đục lá và cho đến nay, các đối tượng gây hại lại thuộc về nhóm sâu hại trên hoa, quả như bọ trĩ, bọ xít chích hút quả, bọ phấn, các loài sâu ăn tạp bộ cánh vẩy như sâu

xanh H armigera, sâu xanh thuốc lá H asutla, sâu khoang S litura

Theo Kenedy et al., (2000) thành phần các loài sâu hại có thể thay đổi do

sự thay đổi do sự thay đổi ngay bên trong các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm: cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác, những tiến bộ về công nghệ (giống sinh trưởng vô hạn, hữu hạn; gieo thẳng, trồng cây con ) Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ít hiệu quả như lúa, khoai sang một số loại rau màu hiệu quả kinh tế cao như cà chua, các loại đậu, hoặc trong kỹ thuật canh tác

sự có mặt của các loại màng phủ nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và làm thay đổi thành phần loài cũng như tác hại của sâu hại, đặc biệt

là nhóm côn trùng chích hút, rầy, rệp, bọ trĩ, bọ phấn

Trên cây cà chua phát hiện 208 loài côn trùng và 10 loài nhện nhỏ gây

hại, trong đó Helicoverpa armigera là loài côn trùng ăn tạp và phá hoại chủ yếu, gây ra tổn thất năng suất đến 70%; Aphis gossypii là côn trung gây hại

vào mùa khô và là vector truyền bệnh khảm virus dưa chuột; bọ phấn

(Bemisia argentifolii và Bemisia tabaci) cũng là loài gây hại nghiêm trọng và vector truyền virus vàng lá cà chua; bọ trí (Thrips sp.) cũng là đối tượng nguy hiểm, đặc biệt là Frankliniella occidentalis, đây đồng thời là vector truyền

bệnh virus đốm héo cà chua (SWV)

Theo Meena et al., (2010), loài gây hại trên quả cà chua bao gồm Spodoptera exigua, Lygus hesperus, Phthorimaea operculella Ngoài ra, còn

có các loài chích hút (Euschistus conpersus và Nezara viridula), sâu hồng cà chua (Keiferia lycopersicella) và sâu Spodoptera praefica Một số loài sâu hại

Trang 16

lá (Liriomyza sativae và một số loài khác), Autographa californica, Trichoplusiani, nhện hại cà chua (Aculops lycopersici), bọ cánh cứng hại lá (Epitrix hirtipennis và Limonius spp.)

Theo tổ chức Nông lương liên hợp quốc (FAO, 2006), sâu hại cà chua đã xác định có 5 loài gây hại chính, cần có biện pháp quản lý hiệu quả đó là sâu

xám (Agrotis ipsilom Hufnagel), sâu xanh đục quả, (Helicoverpa armigera Hübner), bọ phấn (Bemisia tabaci Gennadius), dòi đục lá (Liriomyza sativae Blandchard) và rệp bột sọc (Ferrisia virgate Cockerell)

Ricky (2010) khi nghiên cứu về thành phần côn trùng và nhên hại cà chua ở Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng có trên 11 loài côn trùng và nhên hại cà

chua, bao gồm: sâu đục quả (Helicoverpa zea Boddie), sâu sừng (Manduca quinquemaculata Haworth), sâu sừng hại thuốc lá (Manduca sexta L.), sâu đục quả sọc vàng (Spodoptera ornithogalli Guence), bọ cánh cứng hại khoai tây (Leptinotarsa decemlineata Say), ngài đêm đa màu (Peridroma saucia Hubner), sâu xám (Agrotis ipsilon Hufnagel), các loại cánh cứng hại lá, rệp đào (Myzus persicae Sulzer), rầy hại (Empoasca fabae Harris), nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae Koch)

Theo một số tác giả, trong các loài côn trùng và nhện hại cà chua, sâu

đục quả (Helicoverpa armigera Hübner) có mức độ gây hại nguy hiểm nhất

Chúng đã xuất hiện và gây hại trên tất cả các vùng trồng cà chua của châu Á Tại Tamil Nadu (miền Nam Ấn Độ), Srinivasan (1959) đã ghi nhận có 40-

50% số quả bị hại; còn ở Pujab (miền Bắc Ấn Độ), Singh and Singh (1975) đã

ghi nhận được có tới 30% quả cà chua bị sâu xanh gây hại Tương tự, tại

Philipin, Thái Lan và Đài Loan, Talekar et al (1984) cũng đã ghi nhận mức

độ thiệt hại do sâu xanh (Helicoverpa armigera Hübner) lên tới 55-60%

Theo Lange and Bronson, (1981), cây cà chua bị nhiều loài sâu hại tấn công từ khi cây mới mọc cho đến khi thu hoạch Giai đoạn cây con có sâu xám, giai đoạn sing trưởng sinh dưỡng có rất nhiều loài sâu ăn lá và sâu chích

Trang 17

hút dịch cây Và đặc biệt là giai đoạn quả có sâu khoang (S litura) và sâu xanh (H armigera) đục quả, chúng làm giảm năng suất có lúc lên tới 23% Kết quả điều tra của các tác giả Umeh et al (2002) tại 5 bang thuộc phía

Bắc và phía Nam Nigeria (Bauchi, Kaduna, Kano, Plateau and Oyo) cho thấy,

2 loài dịch hại chiếm ưu thế trên cây cà chua là sâu xanh H armigera và bọ phấn Bemisia tabaci Sự gây hại của chúng đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng

suất và phẩm chất quả cà chua

Kết quả điều tra của Mailafiya et al., (2014) ở vùng Bama (Nigeria), thành phần sâu hại cà chua thu được 4 loài gồm sâu xanh H armigera, Bọ phấn Bemisia tabaci Nhện đỏ Tetranychus sp và sâu xanh da láng S littoralis Trong

đó sâu xanh và bọ phấn là 2 loài có mức độ gây hại nặng nhất

2.1.2 Những nghiên cứu về loài sâu khoang

Sâu khoang là đối tượng hại quan trọng Tuy sự gây hại của nó không thường xuyên nhưng sức ăn của sâu non rất lớn Sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng đám gặm ăn lá, khi sâu lớn ăn thủng lá và có thể cắn trụi hết lá, cành hoa, trục quả Đặc biệt khi phát sinh thành dịch chúng gây thiệt hại đáng

kể cho cây trồng

Theo Liu et al, (1995) trong suốt thời gian sâu non (6 tuổi), một sâu non

của sâu khoang có thể ăn hết 174,4 cm2 lá cải bắp Sức ăn của sâu non sâu khoang gấp 85,4 lần so với sâu non sâu tơ và gấp 3,9 lần so với sâu non sâu xanh bướm trắng Trong điều kiện nhiệt độ không khí cao (29oC - 30oC) và độ ẩm không khí trên 90% thích hợp cho sâu khoang phát triển về số lượng Mưa là yếu

tố hạn chế với số lượng quần thể sâu khoang trên đồng bởi sâu khoang có pha nhộng sống ở trong đất, nếu bị ngập nước kéo dài sẽ làm cho nhộng chết

S litura (Fabricius) (Lepidoptera: Noctuidae) là loài sâu ăn tạp, gây thiệt hại rất nhiều trồng rau màu ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác (Shu,

1959; Hill, 1975; Shivayogeshwara et al., 1991) S litura cũng được biết đến

như là sâu hại phổ biến trên cây thuốc lá Mặc dù nó đã từng gây nên dịch trên

Trang 18

thuốc lá ở miền bắc Trung Quốc nhưng trong nhiều năm, nó đã và đang dần trở thành một côn trùng gây hại rất quan trọng trong những năm gần đây

(Guan and Chen 1999; Gao et al., 2004) Sâu khoang có tính kháng với nhiều

loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng, đặc biệt là nhóm pyrethroid và carbamate, dẫn đến sự thất bại của việc phòng chống sâu khoang bằng biện

pháp hóa học (Wu et al., 1995; Kranthi et al., 2002)

Nghiên cứu về tác động của cây ký chủ đến đặc tính sinh học của côn trùng là rất quan trọng, trong sự hiểu biết về cây ký chủ phù hợp của các loài

côn trùng thực vật lây lan Đã có một số nghiên cứu đặc điểm sinh học của S litura trên cây ký chủ khác nhau trong điều kiện môi trường khác nhau, đặc

biệt là ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, nơi S litura là một dịch hại quan

trọng Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu tác động của các cây ký

chủ của sâu khoang S litura theo các điều kiện môi trường giống nhau

Thời gian phát triển của sâu non của S litura rất khác nhau tùy thuộc vào

nhiệt độ môi trường, và sự phát triển sẽ bị kéo dài dưới tác động của nhiệt độ

thấp hoặc cao (Zhu et al., 2000, Chen et al., 2002 ; Seema et al., 2004.) Ví

dụ, trên thuốc lá, sâu non sâu khoang phát triển khoảng từ 19,3 – 23,3 ngày ở

26°C (Chen et al., 2002 ) và khoảng 30 ngày ở 23°C Tương tự như vậy, trên

đậu đũa, phát triển của sâu non sâu khoang dao động từ 10,1 ngày ở 28°C

(Zhu et al., 2005 ) lên 15,8 ngày ở 26°C

Tỷ lệ sâu non sống sót và tỷ lệ hóa nhộng của S litura rất khác nhau trên các cây ký chủ khác nhau, từ 49,0 đến 100% (Patel et al 1987) trên cây thuốc

lá Bae (1999) cho thấy tỷ lệ hóa nhộng của sâu khoang được tỷ lệ thuận với nhiệt độ Ở 24°C tỷ lệ hóa nhộng của sâu non sâu khoang trên 3 loại cây ký chủ (khoai lang, tía tô và đậu tương) tương ứng là 30,0; 33,3 và 38,5% Nhưng ở nhiệt độ cao hơn (32oC), thì tỷ lệ hóa nhộng của sâu non sâu khoang trên 3 loại cây ký chủ trên tăng lên tương ứng là 57,5; 80,0 và 87,5%

Trang 19

Zhu et al., (2005) phát hiện ra rằng sâu non S litura không thích ăn lá

chuối và có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp so với cây ký chủ khác

Trên rau họ hoa thập tự, sâu khoang là đối tượng được xếp vị trí quan trọng sau sâu tơ Tuy sự gây hại của sâu khoang không thường xuyên nhưng

sức ăn của ấu trùng rất lớn Liu et al (1995), Duodu and Biney (1982) nhận

thấy trong suốt thời gian 6 tuổi một sâu non của sâu khoang có thể ăn hết 174,4 cm2 lá bắp cải Riêng tuổi 5 và 6 sâu ăn hết 114,1 cm2 lá, chiếm 63,3% tổng lượng thức ăn của sâu non Sức ăn của sâu non gấp 85,4 lần so với sâu tơ

và gấp 3,9 lần so với sâu xanh bướm trắng

Muniappan and Murutani (1992), Liu et al (1995) cho rằng trong điều

kiện nhiệt độ không khí cao (29 – 30oC) và ẩm độ không khí trên 90% thích hợp cho sâu khoang phát triển về số lượng Các tác giả cũng cho biết quần thể sâu khoang phát triển nhanh với mật độ cao trên bắp cải (185,7 con/10 cây), cải dưa và cải cuốn (169 con/10 cây) Ngược lại chúng có mật độ thấp trên cải

trắng (27,7 con/10 cây) và cải xanh (40,4 con/10 cây) Roweli et al (1992)

cho rằng sự giảm sút nhanh chóng về số lượng sâu khoang trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ tới các loài kẻ thù tự nhiên đặc biệt là các loài ong ký sinh

Calumpang (2013), sâu khoang S litura có tính lựa chọn vật chủ để đẻ

trứng rất cao Trong số 13 loại cây trồng và cây dại được thí nghiệm, thì sâu khoang chọn đẻ trứng trên cây cỏ Companion nhiều nhất (5,5 ổ trứng/thí nghiệm) Còn trên cây cà tím, sâu khoang ít lựa chọn để đẻ trứng nhất (0,2 ổ trứng/thí nghiệm)

Theo tác giả Nakamura (1973) khi nghiên cứu về tỷ lệ trứng nở và giới

tính của sâu khoang S litura ở Nhật Bản cho biết, nhiệt độ hầu như không

ảnh hưởng đến tổng lượng trứng đẻ của trưởng thành cái cũng như đối với tỷ

lệ trứng nở trong phạm vi nhiệt độ biến động trong khoảng 18 – 30oC Và tỷ

lệ giới tính của chúng thì giảm dần theo thứ tự ổ trứng được đẻ ra Ổ trứng đầu tiên có tỷ lệ đực/cái cân đối nhất Những ổ trứng đẻ sau có tỷ lệ giới tính

Trang 20

nghiêng về tính cái Ổ trứng cuối cùng có tỷ lệ cá thể cái cao nhất

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.1 Những nghiên cứu về sâu hại cà chua

Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc 1967 - 1968 (Viện BVTV 1976), có 11 loài sâu hại cà chua Trong đó có một số loài gây hại

quan trọng như sâu xám Agrotis ipsilon Rottemburg, bọ phấn Bemisia mysicae Kuwayana, sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner), sâu khoang Spodoptera litura (Fabr.), dế mèn lớn và dế dũi Năm 1974 – 1976, kết quả điều tra cơ bản côn trùng toàn Miền Bắc một lần nữa cho thấy có 13 - 14 loài sâu hại phổ biến trên cà chua, một trong những loài gây hại nghiêm trọng cho

cây cà chua là sâu xanh đục quả H.armigera (Hübner) (Hồ Khắc Tín - chủ

biên, 1982))

Theo Nguyễn Đức Khiêm (chủ biên, 2006), trên cà chua có 5 loài sâu hại

chính: sâu xám Agrotis ipsilon, bọ phấn Bemisia tabaci, sâu khoang Sopodoptera litura , sâu xanh Helicoverpa armigera, bọ trĩ Thripidae Trong

đó, chỉ có 2 loài sâu đục quả là sâu xanh và sâu khoang xuất hiện và gây hại thường xuyên hơn trong cả 3 vụ cà chua: vụ sớm, chính vụ và vụ muộn Lương Thị Kiểm, (2003) cho biết thành phần sâu hại cà chua tại Đông Anh -

Hà Nội cho biết trong 7 loài sâu hại chính thì nhóm sâu đục quả (sâu xanh H armigera , sâu xanh H assulta, và sâu khoang S litura) xuất hiện và gây hại,

làm ảnh hưởng lớn tới năng suất cà chua vụ Xuân Hè 2003 Tỷ lệ và mật độ giữa 3 loài trong nhóm sâu đục quả biến động trong các vụ trồng cà chua Ở

vụ Đông, sâu khoang gây hại nặng nhất, sau đó đến sâu xanh H armigera và hại nhẹ nhất là sâu H assulta Mai Phú Quý, Vũ Thị Chi (2005), khi nghiên

cứu về đa dạng côn trùng trong sinh quần rau quả cho thấy trên cà chua có các

loài sâu gây hại chính như: rệp Aphis fabae, Aulacorthum solani, bọ phấn Bemisia myricae , sâu xanh H armigera, sâu khoang S litura, chúng gây hại

nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng cà chua

Trang 21

Nguyễn Đức Khiêm (chủ biên, 2006), đã nhận xét các loài sâu hại chính trên

cà chua nguy hiểm nhất là nhóm sâu đục quả (sâu xanh H.armigera, sâu xanh

H assulta, sâu khoang S litura), chúng gây hại nghiêm trọng tới năng suất

chất lượng cây trồng này Vũ Thị Lan Hương (2009) khi nghiên cứu về đặc

điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh đục quả cà chua H armigera (Hübner)

cho biết, tại An Dương, Hải Phòng, có 15 loài sâu hại cà chua Gây hại nguy

hiểm nhất là nhóm sâu đục quả (3 loài thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera) Trong

đó sâu khoang S litura phát sinh ngay từ đầu vụ và gây hại với mật độ cao nhất, sau đó đến sâu xanh H armigera, và gây hại nhẹ nhất là sâu xanh H assulta Hai loài sâu xanh xuất hiện muộn hơn sâu khoang, chúng phát sinh khi cây cà chua ra chùm nụ đầu Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy, tuy số loài gây hại chính trên cà chua ở từng vùng địa lý khác nhau có khác nhau, nhưng vẫn tập trung vào mấy đối tượng chính gây hại nguy hiểm

và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho các vùng trồng rau

2.2.2 Những nghiên cứu về loài sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius)

Sâu khoang S litura là đối tượng gây hại phân bố rộng ở nhiều nước

thuộc khu vực nhiệt đới và Á nhiệt đới Đây là loài sâu hại ăn tạp có thể sống

và gây hại trên 290 loại cây trồng thuộc 90 họ thực vật khác nhau Sâu khoang thường phát sinh gây hại nặng trên các cây trồng như: cà chua (rau xanh, rau họ thập tự, đậu trạch, đậu đũa …), cây màu (đậu tương, thuốc lá, khoai tây…) và trên nhiều loại cây trồng khác (điền thanh, thầu dầu…) (Bộ môn Côn trùng, 2004)

Ở Việt Nam các nghiên cứu của Nguyễn Duy Nhất (1970) là một nghiên cứu khá đầy đủ về sâu khoang Khi nhiệt độ không khí dưới 20oC thời gian phát dục của sâu bị kéo dài và ẩm độ dưới 78% thì quá trình phát dục của sâu cũng bị ảnh hưởng, nhất là sâu tuổi 1 – 2 Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho phát dục của sâu là 28 – 30oC và ẩm độ không khí là 85 – 92% Ngoài ra

độ ẩm đất thích hợp cho sâu hoá nhộng khoảng 20% Nếu bị ngập nước 4 – 5

Trang 22

ngày thì nhộng chết 100%

Sâu khoang có tiềm năng sinh sản cao, một ngài cái đẻ từ 2,3 – 6,4 ổ trứng với tổng số lượng trứng đẻ từ 123,3 – 1605,0 trứng Tác giả cho rằng thức ăn là điều kiện chủ yếu quyết định số lượng phát sinh của quần thể sâu khoang trên đồng ruộng Nguyễn Duy Nhất (1970)

Theo tác giả Đặng Thị Dung (2006), mỗi trưởng thành cái sâu khoang

có thể đẻ 2-4 ổ trứng, với số trứng khoảng 700 – 1000 quả với điều kiện sâu non ăn lá đậu tương

Theo Lê Văn Trịnh (1998) cho biết, vòng đời của sâu khoang từ 22 – 30 ngày Trong đó giai đoạn trứng là 2 – 3 ngày, sâu non 14 – 17 ngày, nhộng 6 – 8 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành là từ 1 – 3 ngày Tiềm năng sinh sản của sâu khoang rất lớn Lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 125 –

1524 trứng tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng thức ăn cho sâu non

Ngoài các cây rau họ hoa thập tự như su hào, bắp cải, rau cải, chúng còn phá hại nặng trên các cây quan trọng khác như bông, đay, thuốc lá, cà chua, cây họ đậu Trên thế giới chúng phân bố ở các nước như Ấn độ, Miến Điện, Malayxia, Cămpuchia, Lào, trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ai Cập, Châu Mỹ… Ở Việt Nam chúng có mặt khắp nơi trồng các cây trên

Mặc dù là loài sâu hại khá phổ biến nhưng sâu khoang (S litura) chưa

thực sự được quan tâm và nghiên cứu nhiều, có thể là do tác động về thiệt hại kinh tế của loài sâu hại trên cà chua chưa cao và cũng chưa bao giờ bùng phát thành dịch hại nguy hiểm nên chưa được nghiên cứu cụ thể Chính vì vậy

những nghiên cứu ở Việt Nam hay trên thế giới về sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) trên cà chua còn khá hạn chế

Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu mới đây, người ta đã phát hiện thấy sâu khoang trên các cây trồng khác nhau như cà chua, đậu xanh, khoai tây, rau muống, dưa chuột… tại Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc

Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, … sâu khoang (S litura Fabricius)

Trang 23

thường gây hại nặng trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, ít phá hại trong mùa mưa

Theo Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh (2004), trưởng thành của sâu khoang có chiều dài thân 20 – 25 mm, sải cánh rộng 35 – 45 mm Cánh trước màu nâu vàng, phần giữa từ cạnh trước cánh tới cạnh sau cánh có 1 vân ngang rộng, màu trắng Đời của trưởng thành thường sống trung bình 1 – 2 tuần tùy điều kiện thức ăn Trung bình 1 ngài cái đẻ 300 trứng, thời gian đẻ 5 – 7 ngày, đôi khi tới 10 – 12 ngày

Trứng của sâu khoang có hình bán cầu, đường kính 0,5 mm Bề mặt trứng có những đường khia dọc từ đỉnh xuống đáy (36 – 39 đường)

Cũng theo Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh (2004), sâu non của sâu khoang có thời gian phát dục từ 20 – 25 ngày, có 5 – 6 tuổi tùy vào điều kiện môi trường, ở điều kiện thuận lợi chiều dài của sâu non có thể dài tới 35 – 53mm, sâu non lúc nhỏ có màu lục, càng lớn thì sâu chuyển sang màu nâu đậm, trên cơ thể có 1 sọc vàng chạy ở 2 bên hông, từ đốt thứ 1 đến đốt cuối cùng của bụng, dọc đường chạy đó có những điểm hình bán nguyệt từ đốt thứ

1 đến thứ 8 của bụng, mỗi đốt đều có 2 chấm đen nhỏ nhưng 2 chấm đen ở đốt thứ 1 là rõ nét nhất – đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt sâu khoang

(Spodoptera litura Fabr.) với những loài khác

Nhộng: thời gian nhộng từ 7 – 10 ngày, chiều dai nhộng từ 18 – 20 mm, nhộng có màu nâu tươi hoặc nâu tối, cuối bụng có đôi gai ngắn

Trang 24

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius), (Lepidoptera: Noctuidae)

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

Cây cà chua Lycopersicum escullentum được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu sâu khoang S litura

3.1.3 Dụng cụ nghiên cứu

- Dụng cụ thu bắt sâu hại: vợt, ống hút, hộp nhựa đựng mẫu, túi nilon

- Dụng cụ nuôi sinh học: hộp nuôi sâu, lồng lưới nuôi sâu, đĩa petri, chậu trồng cây, giấy thấm, bút dạ …

- Hóa chất: cồn 30 - 70%

- Các dụng cụ khác: sổ ghi số liệu, bút bi, bút chì, máy tính

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm

- Một số cánh đồng trồng cà chua tại Gia Lâm, Hà Nội

- Phòng nuôi sâu bán tự nhiên, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2013

3.3 Nội dung nghiên cứu

Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng sản xuất Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên cà chua tại Gia Lâm, Hà Nội

Điều tra diễn biến mật độ sâu khoang S litura vụ thu đông 2013 tại Gia

Lâm, Hà Nội

Trang 25

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang trên cây cà chua trong phòng nuôi sinh học (thời gian phát dục các pha, sức đẻ trứng, thời gian sống của trưởng thành, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực cái… )

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của sâu khoang (ảnh hưởng của thức ăn của sâu non, thức ăn của trưởng thành … đến một số chỉ tiêu sinh học)

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng sản xuất

Sử dụng phiếu điều tra nông dân theo mẫu (Phụ lục 2) được xây dựng các chỉ tiêu điều tra cần thiết đến nắm tình hình Tổng số hộ điều tra: N=30

3.4.2 Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vảy vụ thu đông 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội

Để xác định được thành phần sâu hại bộ cánh vảy Lepidoptera chúng tôi tiến hành điều tra trên sinh quần đồng ruộng cà chua, điền tra theo phương pháp

tự do, định kỳ 7 ngày/lần trên các vùng trồng cà chua vụ thu đông 2013 tại Gia Lâm, Hà Nội Thu thập những mẫu sâu non bắt gặp về nuôi tiếp cho đến trưởng thành để giám định tên theo tài liệu của Bộ môn Côn trùng Khi điều tra quan sát tổng thể trên đồng ruộng bằng mắt thường để phát hiện của sâu hại

3.4.3 Điều tra diễn biến mật độ sâu khoang hại cà chua

Áp dụng phương pháp điều tra theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, (2010) Điều tra định kỳ 7 ngày/lần Trên vùng trồng cà chua vụ thu đông năm 2013

và đông xuân 2013-2014 tại Gia Lâm, Hà Nội Chọn ruộng cà chua đại diện,

- Mỗi ruộng điều tra chọn 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo góc của ruộng cà chua, mỗi điểm điều tra 1 m2, điểm điều tra cách bờ ít nhất 2m

- Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng sâu hại trên cà chua và sâu khoang trên từng cây cà chua, trên mặt đất ở trong điểm điều tra

Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ sâu khoang (con/m2)

3.4.4 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của sâu khoang S litura

* Thu mẫu và nhân nuôi nguồn sâu

Trang 26

Ra đồng quan sát và thu những cá thể sâu non tuổi lớn về nhà nuôi tiếp cho đến khi chúng hóa nhộng để có trưởng thành Thả tất cả những con trưởng thành vào lồng lưới cách ly trong có chậu trồng cây cà chua 2-4 lá kép Hàng ngày làm vệ sinh, theo dõi hoạt động ghép đôi, đẻ trứng Quan sát để thu trứng, phục vụ mục đích nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái

* Nghiên cứu đặc điểm hình thái sâu khoang

Trứng: Những ổ trứng mới đẻ ra, lấy một ổ soi dưới kính lúp soi nổi, dùng bút lông chuyển từng quả một, soi riêng, quan sát hình dáng, vân và màu sắc để mô tả và đo kích thước của 30 quả

Sâu non: Những cá thể sâu non vừa nở từ trứng, được chuyển sang giấy

kẻ ôli để soi dưới kính lúp soi nổi Quan sát kỹ các vân, sọc dọc cơ thể để mô

tả và đo kích thước của 30 con Đối với các tuổi tiếp theo cũng làm tương tự cho đến tuổi 6

Nhộng: Những cá thể sâu non vừa hóa nhộng được đặt lên giấy ôli và quan sát dưới kính lúp soi nổi để mô tả sự thay đổi màu hàng ngày Đo kích thước của 30 nhộng

Trưởng thành: Lấy những con trưởng thành mới vũ hóa bóp vào ngực cho ngất lịm, sau đó đem căng cánh, ép vào giấy để 2 ngày trong phòng Sau đem đặt trên giấy ôli và soi dưới kính để mô tả vân cánh, đo kích thước của

15 con đực, 15 con cái

3.4.5 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu khoang S litura

* Phương pháp nuôi sinh học

Khi trưởng thành vũ hoá, tiến hành ghép đôi trong lồng lưới đã chuẩn bị sẵn chậu cây cà chua với thức ăn là mật ong nguyên chất Khi trưởng thành cái đẻ trứng sau 6 tiếng thì chuyển trưởng thành sang lồng khác để tiến hành thu trứng nuôi cá thể

Chuẩn bị đĩa petri để chuyển trứng vào như sau: lót một lớp giấy thấm nước không màu, không mùi, đặt lá cây cà chua (nguồn cà chua được trồng

Trang 27

riêng biệt trong khu nhà lưới) lên bề mặt giấy và dùng panh và kéo cắt ổ trứng chuyển nhẹ nhàng vào đĩa petri đã được đánh số

Theo dõi và ghi chép số liệu 2 lần/ngày (vào 8 giờ sáng và 14 giờ chiều cùng ngày) đến khi trứng nở

Nuôi tiếp sâu non mới nở cho đến khi trưởng thành vũ hóa và đẻ quả

trứng đầu tiên để xác định vòng đời của loại sâu khoang S litura Hàng ngày

thay lá cà chua và xịt nước ẩm vào giấy thấm để giữ nguồn thức ăn luôn tươi

và mới, khi tiến hành làm vệ sinh hộp nuôi, không gây ảnh hưởng đến sâu non

Quan sát khi sâu non tuổi 6 ngừng ăn và chuyển động chậm chạp, lúc này chúng tôi tiến hành chuyển sâu non tuổi 6 vào hộp nuôi sâu kích thước 7 x

8 cm (Φ × h) đã chuẩn bị sẵn 1 lớp đất tơi xốp và được đánh dấu cùng số thứ

tự với đĩa petri nuôi cá thể để sâu tiến hành hoá nhộng

Khi trưởng thành vũ hoá, tiến hành phân biệt đực cái dựa vào kích thước, đặc điểm hình thái để ghép đôi Chuyển hộp nhựa của trưởng thành đực, trưởng thành cái vào trong hộp nuôi có kích thước 15 × 20 cm (Φ × h) đã chuận bị sẵn với thức ăn là mật ong nguyên chất 100% (mât ong nguyên chất được thấm vào trong cục bông không màu, không mùi) Tránh làm xây xước đến trưởng thành ảnh hưởng đến thí nghiệm

Hàng ngày bổ sung thức ăn là mật ong, theo dõi và ghi chép xác định một

số chỉ tiêu sinh học như nhịp điệu đẻ trứng và đời của sâu khoang S litura được

nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của phòng nuôi sâu bán tự nhiên

* Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu khoang trên cây cà chua

Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu khoang được thực hiện trong phòng thí nghiệm bán tự nhiên thuộc Bộ môn Côn trùng,

Khoa Nông học, Học Nông nghiệp Việt Nam

a/ Nghiên cứu thời gian phát dục các pha

Trang 28

+ Pha trứng: Tính từ khi trứng được đẻ ra cho tới khi trứng nở ra sâu non tuổi

1 Ghi chép thời gian trứng nở, số quả trứng nở / tổng số quả trứng theo dõi Tổng số trứng theo dõi: tất cả các quả trứng của 1 ổ

+ Pha sâu non: Cho những cá thể sâu non S litura vừa nở từ các trứng cùng

ngày đưa vào các hộp có giấy lót ẩm, cung cấp thức ăn hàng ngày là lá cà chua non Mỗi ngày thay thức ăn 1 lần Theo dõi 2 lần vào buổi sáng và chiều, đến khi chúng lột xác sang tuổi 2 Tiếp tục theo dõi thời gian phát dục ở các tuổi tiếp theo cũng tương tự cho đến cuối tuổi 6 Số cá thể theo dõi mỗi tuổi:

N = 30

+ Pha nhộng: Khi sâu non tuổi cuối chuẩn bị hóa nhộng ngừng ăn Chuyển

từng cá thể vào mỗi hộp nuôi sâu có kích thước 7 x 8 cm (Φ × h) đã chuẩn bị sẵn 1 lớp đất tơi xốp 4-5 cm Tiếp tục theo dõi cho tới khi lột xác hóa trưởng thành Số cá thể nhộng cần theo dõi N = 30

+ Pha trưởng thành: Những cá thể nhộng vũ hóa trưởng thành cùng ngày

cho ghép (1đực + 1cái) vào cùng hộp mica có kích thước 15 X 20 cm (Φ × h), trong hộp có lá cà chua làm giá thể để chúng đẻ trứng Theo dõi đến khi thấy

ổ trứng đầu tiên N = 15 cá thể cái

b/ Nghiên cứu sức đẻ trứng của trưởng thành:

Kết hợp chỉ tiêu nghiên cứu thời gian phát dục của trưởng thành, 15 cặp (đực + cái) được theo dõi tiếp để thu các ổ trứng cho đến khi trưởng thành cái chết sinh lý Ghi chép số liệu số ổ trứng của mỗi cặp trưởng thành đẻ và đếm

Trang 29

Theo dõi tất cả những sâu non của sâu khoang thu ngoài đồng cho đến khi hóa nhộng Còn trong phòng thí nghiệm, mỗi lứa theo dõi 40 nhộng Ghi chép số liệu để so sánh chỉ tiêu này ở trong phòng và ngoài đồng

e/ Nghiên cứu tỷ lệ sống sót:

Chọn các cá thể từ sâu tuổi 1 mới nở và tiến hành nuôi đến khi chúng vào nhộng rồi vũ hóa trưởng thành Tổng cá thể theo dõi: N = 100 cá thể

3.4.6 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của sâu khoang S litura

a/ Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến thời gian phát dục pha sâu non:

Thí nghiệm bố trí 2 công thức (CT):

CT1: Thức ăn là lá non cà chua

CT2: Thức ăn là lá bánh tẻ cà chua

Mỗi công thức theo dõi với số lượng cá thể N=30, với điều kiện

nhiệt-ẩm độ ở phòng nuôi sâu bán tự nhiên

Chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát dục từng tuổi của sâu non

b/ Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của

trưởng thành cái S litura và tỷ lệ trứng nở:

Trang 30

c/ Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến sức ăn lá cà chua của sâu non sâu khoang:

ra đo diện tích lá bị ăn cũng trên giấy kẻ ô vuông mm, đếm số ô vuông của lá

bị khuyết do sâu ăn Ghi chép số liệu để tính toán

d/ Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi sâu khoang đến khả năng đục quả cà chua: Chọn 20-30 cá thể của mỗi tuổi (nở hoặc lột xác cùng ngày), cho riêng rẽ mỗi con một hộp mica có kích thước 7 × 8 cm (Φ×h) Trong mỗi hộp bỏ vào một quả cà chua xanh có đường kính 2-3cm Thay quả cà chua mới 3 ngày/lần Xác định ảnh hưởng của tuổi sâu khoang đến khả năng đục vào quả

cà chua của toàn pha sâu non và tuổi gây hại mạnh nhất

3.5 Chỉ tiêu theo dõi và Phương pháp tính toán

Số lần bắt gặp đối tượng

Độ thường gặp (%) = x 100

Tổng số lần điều tra Mức thang quy định:

Ký hiệu Mức độ phổ biến Độ thường gặp

+ : Ít phổ biến > 10 – 20 %

++ : Phổ biến > 20 – 50 %

+++ : Rất phổ biến > 50 %

Trang 31

Tổng số cá thể điều tra (con) Mật độ sâu (con/m2) =

Tổng số diện tích điều tra (m2)

Thời gian phát dục các pha:

N

n.XX

N 1 i

i i

=

=

Trong đó: X : Thời gian phát dục trung bình

Xi: Thời gian phát dục cá thể ở ngày thứ i

Ni: Số cá thể phát dục đến ngày thứ i

N: Tổng số cá thể theo dõi

Tổng số ổ/trứng thu được Sức đẻ trứng (ổ/cái hoặc quả/cái) =

Tổng số sâu đục vào quả

Tổng số cá thể theo dõi

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê sinh học bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và IRRISTAT 4.0

Trang 32

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên Cây cà chua vụ

Thu Đông 2013 tại vùng sản xuất rau Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Để nắm bắt được tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân chúng tôi đã tiến hành điều tra tại một số địa điểm nghiên cứu bằng việc sử dụng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp nông dân về tình hình sử dụng thuốc trừ sâu Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.1

Qua kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

* Mức độ sử dụng thuốc trừ sâu

Đặng Xá là vùng chuyên sản xuất rau, quả một phần diện tích đã được đăng ký là vùng sản xuất rau an toàn nên ý thức sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau của người trồng rau cao hơn Ngoài việc phỏng vấn các hộ thuộc diện đăng ký sản phẩm rau an toàn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ khác để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại hai địa bàn nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy Đặng Xá là vùng sản xuất rau an toàn, song người nông dân vẫn vẫn sử dụng thuốc BVTV không đúng chủng loại và liều lượng theo khuyến cáo ghi trên nhãn bao bì sản phẩm mà chủ yếu,

sử dụng thuốc theo sự giới thiệu của người bán hàng (50%) Liều lượng sử dụng ở đây cao hơn 1,5 lần so với khuyến cáo

Số lần sử dụng thuốc trừ sâu trong 1 vụ tại địa phương là tương đối cao Trong đó có số lần phun/vụ (7,13 lần/vụ) Tỷ lệ số hộ đảm bảo khoảng cách giữa lần phun cuối cùng đến khi thu hoạch chưa đến 5 ngày còn khá cao (43,33%) Số ngày đảm bảo sau khi phun (>7 ngày) chỉ đạt 26,67%

Trang 33

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng sản xuất

rau ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

2 Căn cứ khi mua

thuốc (%)

Nghe quảng cáo trên báo đài 10,00

phun thuốc cuối đến

khi thu hoạch (%)

Phun khi sâu vừa xuất hiện 36,67

Ghi chú: Số hộ điều tra là 30

Khi được hỏi về thời điểm sử dụng thuốc thì tỷ lệ nông dân phun thuốc theo theo ngưỡng thì chỉ có 33,33% nông dân phun thuốc khi tới ngưỡng Do việc tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn cho người sản xuất rau chưa thật tốt, có nhiều hộ

Trang 34

nông dân thấy người hàng xóm phun thuốc là cũng tiến hành phun theo (16,67%)

Về phương pháp sử dụng thuốc cho thấy tại địa bàn điều tra, tỷ lệ người dân sử dụng đơn lẻ một loại thuốc thấp (23.33%) tổng số phiếu điều tra Việc trộn hỗn hợp 2 loại thuốc còn khá phổ biến (63.33%) Trộn hỗn hợp nhiều loại thuốc trong bình vào một lần phun là 10% Qua quá trình điều tra, ý thức

và sự hiểu biết của người sản xuất rau tại địa bàn trên vẫn chưa cao Theo người sản xuất, khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc sẽ nâng cao hiệu quả phòng trừ, mở rộng phổ tác động của thuốc và chi phí giảm do chỉ cần mua những loại thuốc rẻ tiền và đỡ tốn công phun thuốc Tuy nhiên, khi hỗn hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng thì không những không tăng được hiệu lực của thuốc mà còn làm giảm tác dụng của thuốc đối với sâu hại, tạo cho sâu hại tính kháng thuốc, tiêu diệt thiên địch, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, người sản xuất và người tiêu dùng

4.2 Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy trên cây cà chua vụ thu đông năm 2013 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Với mục tiêu xác định thành phần loài và tìm hiểu khả năng gây hại của tập hợp sâu hại chính trên cây cà chua, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại cà chua trên một số vùng trồng cà chua chính ở Gia Lâm Hà Nội

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trên cây cà chua ở Gia Lâm, Hà Nội xuất hiện 6 loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy, trong đó có 5 loài thuộc họ ngài đêm Noctuidae, 1 loài thuộc họ Agromyzidae, 1 loài thuốc họ Thripidae Qua điều tra cho thấy có 2 loài xuất hiện phổ biến (>51% số lần bắt gặp) là sâu khoang

Spodoptera litura (Fabricius), sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) Rất

ít xuất hiện là loài sâu róm Amsacta sp với mức độ bắt gặp (<10% số lần bắt

gặp) Có 2 loài xuất hiện với mức độ phổ biến trung bình (21-50% số lần bắt

gặp) là sâu xanh H asullta và sâu đo xanh Thysanoplusia orichalcea (Fabricius)

Trang 35

Bảng 4.2 Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) trên cà

chua vụ thu đông năm 2013 Đặng Xá, Gia Lâm Hà Nội

TT Tên Việt

hại chính

Mức độ phổ biến

Như vậy qua điều tra cho thấy, ở vụ cà chua thu đông năm 2013, có 3 loài sâu hại chính, trong đó có sâu khoang, chúng hại chủ yếu giai đoạn hoa, quả làm thiệt hại năng suất rất lớn nếu không phòng trừ tốt

So với tài liệu của Hill and Waller (1988), trên cây cà chua, sâu hại thuộc bộ cánh vảy có 10 loài, chủ yếu thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), trong

đó quan trọng nhất là sâu xanh H armigera

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với Bộ môn Côn

trùng (2004), Nguyễn Đức Khiêm (chủ biên, 2006), đó là sâu khoang (S litura)

và sâu xanh (H armigera) là những loài sâu hại chủ yếu trên cây cà chua

Trang 36

Hình 4.1 Sâu khoang S litura Hình 4.2 Sâu xanh H armigera

Hình 4.3 Sâu xám (Agrotis ypsilon Rottemberg)

Nguồn: PhouThone CHANTHAVONGSA_2013

4.3 Diễn biến mật độ của sâu khoang trên cây cà chua vụ thu đông năm

2013 và đông-xuân 2013-2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Hiện nay các vùng trồng cà chua an toàn được thành lập với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, do hiểu biết về sâu hại còn hạn chế Trên cà chua, sâu khoang đang là đối tượng gây hại quan trọng do khả năng sinh sản và gây hại lớn, mật độ cao, đã gây không ít thiệt hại về kinh

tế cho người trồng cà chua

Để tìm hiểu diễn biến mật độ của loài sâu này, chúng tôi tiến hành điều tra trên vùng sản xuất rau cà chua vụ thu đông năm 2013 tại Gia Lâm Hà Nội Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.3

Ngày đăng: 01/07/2015, 20:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Côn trùng, (2004). Giáo trình Côn trùng chuyên khoa. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 113-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Côn trùng chuyên khoa
Tác giả: Bộ môn Côn trùng
Nhà XB: NXB. Nông nghiệp
Năm: 2004
2. Bộ Nông nghiệp &amp; PTNT, (2010). QCVN 01-38: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Tài liệu lưu hành nội bộ. Tr. 7- 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về "phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng
Tác giả: Bộ Nông nghiệp &amp; PTNT
Năm: 2010
3. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, (2002). “Giáo trình cây rau”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2002
5. Phạm Tiến Dũng, (2003). Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy vi tính bằng IRRISTAT 4.0 trong Windows, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy vi tính bằng IRRISTAT 4.0 "trong Windows
Tác giả: Phạm Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2003
6. Nguyễn Văn Đĩnh, (2006). Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Văn Đĩnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
8. Vũ Thị Lan Hương (2009). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh đục quả cả chua Helicoverpa armigera Hubner và biện pháp phòng chống tại An Dương – Hải Phòng vụ đông xuân 2008 – 2009. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Helicoverpa armigera
Tác giả: Vũ Thị Lan Hương
Năm: 2009
10. Lương Thị Kiểm (2003). Nghiên cứu phòng chống ruồi đục lá Liriomyza sativa trong chương trình quản lý cây cà chua tổng hợp (ICM) tại Đông Anh vụ xuân hè 2003.Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liriomyza sativa
Tác giả: Lương Thị Kiểm
Năm: 2003
11. Nguyễn Duy Nhất, (1970). “Đặc tính sinh vật học, quy luật phát sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến mật độ sâu khoang trên đồng ruộng vùng Hà Nội”. Tạp chí KHKT nông nghiệp, số 6/1970, tr: 674 – 679 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc tính sinh vật học, quy luật phát sinh và những yếu tố "ảnh hưởng đến mật độ sâu khoang trên đồng ruộng vùng Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Duy Nhất
Năm: 1970
4. Đặng Thị Dung (2006), Sâu hại đậu tương và biện pháp phòng trừ. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội: 51-58 Khác
7. Nguyễn Văn Đĩnh,Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Thu Cúc, Phạm Văn Lầm (chủ biên), (2012). Côn trùng và Động vật hại nông nghiệp Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 101-102 Khác
9. Nguyễn Đức Khiêm (chủ biên), (2006). Giáo trình côn trùng Nông nghiệp. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội: 151-153, 160-164 Khác
12. Mai Phú Quý, Vũ Thị Chi (2005). Tính đa dạng côn trùng trong sinh quần rau quả. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần 5 – Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
13. Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh (2004). Giáo trình côn trùng học chuyên khoa. Đại Học Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w