PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại cà chua
Thành phần các loài sâu hại trong một phạm vi vùng lãnh thổ có thể khác nhau do cơ cấu cây trồng và một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5
sự thay đổi về số lượng loài sâu hại trên cây trồng theo thời gian là sự biến đổi khí hậu, thể hiện ở các yếu tố như: sự tăng nhiệt độ trung bình năm,hạn hán, mưa, bão... Thời gian trước, các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu thưởng được đề cập tới trên cà chua là: mốc sương, rệp, nhện đỏ, dòi đục lá... và cho đến nay, các đối tượng gây hại lại thuộc về nhóm sâu hại trên hoa, quả như bọ trĩ, bọ xít chích hút quả, bọ phấn, các loài sâu ăn tạp bộ cánh vẩy như sâu xanh H. armigera, sâu xanh thuốc lá H. asutla, sâu khoang S litura
Theo Kenedy et al., (2000) thành phần các loài sâu hại có thể thay đổi do sự thay đổi do sự thay đổi ngay bên trong các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm: cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác, những tiến bộ về công nghệ (giống sinh trưởng vô hạn, hữu hạn; gieo thẳng, trồng cây con...). Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ít hiệu quả như lúa, khoai sang một số loại rau màu hiệu quả kinh tế cao như cà chua, các loại đậu,.... hoặc trong kỹ thuật canh tác sự có mặt của các loại màng phủ nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và làm thay đổi thành phần loài cũng như tác hại của sâu hại, đặc biệt là nhóm côn trùng chích hút, rầy, rệp, bọ trĩ, bọ phấn ...
Trên cây cà chua phát hiện 208 loài côn trùng và 10 loài nhện nhỏ gây hại, trong đó Helicoverpa armigera là loài côn trùng ăn tạp và phá hoại chủ yếu, gây ra tổn thất năng suất đến 70%; Aphis gossypii là côn trung gây hại vào mùa khô và là vector truyền bệnh khảm virus dưa chuột; bọ phấn (Bemisia argentifolii và Bemisia tabaci) cũng là loài gây hại nghiêm trọng và vector truyền virus vàng lá cà chua; bọ trí (Thrips sp.) cũng là đối tượng nguy hiểm, đặc biệt là Frankliniella occidentalis, đây đồng thời là vector truyền bệnh virus đốm héo cà chua (SWV).
Theo Meena et al., (2010), loài gây hại trên quả cà chua bao gồm
Spodoptera exigua, Lygus hesperus, Phthorimaea operculella. Ngoài ra, còn có các loài chích hút (Euschistus conpersus và Nezara viridula), sâu hồng cà chua (Keiferia lycopersicella) và sâu Spodoptera praefica. Một số loài sâu hại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6
lá (Liriomyza sativae và một số loài khác), Autographa californica,
Trichoplusiani, nhện hại cà chua (Aculops lycopersici), bọ cánh cứng hại lá
(Epitrix hirtipennis và Limonius spp.).
Theo tổ chức Nông lương liên hợp quốc (FAO, 2006), sâu hại cà chua đã xác định có 5 loài gây hại chính, cần có biện pháp quản lý hiệu quả đó là sâu xám (Agrotis ipsilom Hufnagel), sâu xanh đục quả, (Helicoverpa armigera
Hübner), bọ phấn (Bemisia tabaci Gennadius), dòi đục lá (Liriomyza sativae
Blandchard) và rệp bột sọc (Ferrisia virgate Cockerell).
Ricky (2010) khi nghiên cứu về thành phần côn trùng và nhên hại cà chua ở Hoa Kỳ đã ghi nhận rằng có trên 11 loài côn trùng và nhên hại cà chua, bao gồm: sâu đục quả (Helicoverpa zea Boddie), sâu sừng (Manduca quinquemaculata Haworth), sâu sừng hại thuốc lá (Manduca sexta L.), sâu đục quả sọc vàng (Spodoptera ornithogalli Guence), bọ cánh cứng hại khoai tây (Leptinotarsa decemlineata Say), ngài đêm đa màu (Peridroma saucia
Hubner), sâu xám (Agrotis ipsilon Hufnagel), các loại cánh cứng hại lá, rệp đào (Myzus persicae Sulzer), rầy hại (Empoasca fabae Harris), nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae Koch).
Theo một số tác giả, trong các loài côn trùng và nhện hại cà chua, sâu đục quả (Helicoverpa armigera Hübner) có mức độ gây hại nguy hiểm nhất. Chúng đã xuất hiện và gây hại trên tất cả các vùng trồng cà chua của châu Á. Tại Tamil Nadu (miền Nam Ấn Độ), Srinivasan (1959) đã ghi nhận có 40- 50% số quả bị hại; còn ở Pujab (miền Bắc Ấn Độ), Singh andSingh(1975) đã ghi nhận được có tới 30% quả cà chua bị sâu xanh gây hại. Tương tự, tại Philipin, Thái Lan và Đài Loan, Talekar et al. (1984) cũng đã ghi nhận mức độ thiệt hại do sâu xanh (Helicoverpa armigera Hübner) lên tới 55-60%.
Theo Lange and Bronson, (1981), cây cà chua bị nhiều loài sâu hại tấn công từ khi cây mới mọc cho đến khi thu hoạch. Giai đoạn cây con có sâu xám, giai đoạn sing trưởng sinh dưỡng có rất nhiều loài sâu ăn lá và sâu chích
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7
hút dịch cây. Và đặc biệt là giai đoạn quả có sâu khoang (S. litura) và sâu xanh (H. armigera) đục quả, chúng làm giảm năng suất có lúc lên tới 23%.
Kết quả điều tra của các tác giả Umeh et al. (2002) tại 5 bang thuộc phía Bắc và phía Nam Nigeria (Bauchi, Kaduna, Kano, Plateau and Oyo) cho thấy, 2 loài dịch hại chiếm ưu thế trên cây cà chua là sâu xanh H. armigera và bọ phấn Bemisia tabaci. Sự gây hại của chúng đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và phẩm chất quả cà chua.
Kết quả điều tra của Mailafiya et al., (2014) ở vùng Bama (Nigeria), thành phần sâu hại cà chua thu được 4 loài gồm sâu xanh H. armigera, Bọ phấn
Bemisia tabaci Nhện đỏ Tetranychus sp. và sâu xanh da láng S. littoralis. Trong đó sâu xanh và bọ phấn là 2 loài có mức độ gây hại nặng nhất.