Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên Cây cà chua vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội (Trang 45 - 47)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên Cây cà chua vụ

Thu Đông 2013 tại vùng sản xuất rau Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Để nắm bắt được tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân chúng tôi đã tiến hành điều tra tại một số địa điểm nghiên cứu bằng việc sử dụng phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp nông dân về tình hình sử dụng thuốc trừ sâu. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.1.

Qua kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

* Mc độ s dng thuc tr sâu

Đặng Xá là vùng chuyên sản xuất rau, quả một phần diện tích đã được đăng ký là vùng sản xuất rau an toàn nên ý thức sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau của người trồng rau cao hơn. Ngoài việc phỏng vấn các hộ thuộc diện đăng ký sản phẩm rau an toàn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ khác để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại hai địa bàn nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy Đặng Xá là vùng sản xuất rau an toàn, song người nông dân vẫn vẫn sử dụng thuốc BVTV không đúng chủng loại và liều lượng theo khuyến cáo ghi trên nhãn bao bì sản phẩm mà chủ yếu, sử dụng thuốc theo sự giới thiệu của người bán hàng (50%). Liều lượng sử dụng ở đây cao hơn 1,5 lần so với khuyến cáo.

Số lần sử dụng thuốc trừ sâu trong 1 vụ tại địa phương là tương đối cao. Trong đó có số lần phun/vụ (7,13 lần/vụ). Tỷ lệ số hộ đảm bảo khoảng cách giữa lần phun cuối cùng đến khi thu hoạch chưa đến 5 ngày còn khá cao (43,33%). Số ngày đảm bảo sau khi phun (>7 ngày) chỉ đạt 26,67%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cà chua tại vùng sản xuất rau ởĐặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Chỉ tiêu điều tra Đặng Xá

1. Liều lượng tăng so với khuyến cáo (lần) 1,5 2. Căn cứ khi mua

thuốc (%)

Theo nông dân xung quanh 13.33 Theo cán bộ kỹ thuật 26,67 Theo người bán thuốc 50,00 Nghe quảng cáo trên báo đài 10,00

3. Khi pha thuốc (%) Tự ý 36,67

Theo chỉ dẫn trên nhãn 63,33 4. Số lần phun/vụ (lần) Phun 2 lần 13,33 Phun 3 lần 26,67 Phun 4 lần 50,00 Phun > 4 lần 10,00 5. Khoảng cách từ lần phun thuốc cuối đến

khi thu hoạch (%)

< 5 ngày 43,33

5 – 7 ngày 30,00

> 7 ngày 26,67

6. Thời điểm sử dụng thuốc (%)

Phun theo người khác 30,00 Phun khi sâu vừa xuất hiện 36,67

Phun theo ngưỡng 33,33

7. Phương pháp sử dụng thuốc (%)

Đơn lẻ 1 loại thuốc 26,67

Hỗn hợp 2 loại 63,33

> 2 loại 10,00

Ghi chú: Số hộđiều tra là 30

Khi được hỏi về thời điểm sử dụng thuốc thì tỷ lệ nông dân phun thuốc theo theo ngưỡng thì chỉ có 33,33% nông dân phun thuốc khi tới ngưỡng. Do việc tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn cho người sản xuất rau chưa thật tốt, có nhiều hộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

nông dân thấy người hàng xóm phun thuốc là cũng tiến hành phun theo (16,67%). Về phương pháp sử dụng thuốc cho thấy tại địa bàn điều tra, tỷ lệ người dân sử dụng đơn lẻ một loại thuốc thấp (23.33%) tổng số phiếu điều tra. Việc trộn hỗn hợp 2 loại thuốc còn khá phổ biến (63.33%). Trộn hỗn hợp nhiều loại thuốc trong bình vào một lần phun là 10%. Qua quá trình điều tra, ý thức và sự hiểu biết của người sản xuất rau tại địa bàn trên vẫn chưa cao. Theo người sản xuất, khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc sẽ nâng cao hiệu quả phòng trừ, mở rộng phổ tác động của thuốc và chi phí giảm do chỉ cần mua những loại thuốc rẻ tiền và đỡ tốn công phun thuốc. Tuy nhiên, khi hỗn hợp các loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng thì không những không tăng được hiệu lực của thuốc mà còn làm giảm tác dụng của thuốc đối với sâu hại, tạo cho sâu hại tính kháng thuốc, tiêu diệt thiên địch, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, người sản xuất và người tiêu dùng.

4.2. Thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy trên cây cà chua vụ thu đông năm 2013 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)