gây hại trên quả cà chua
Một số tài liệu đề cập đến sự gây hại quan trọng của sâu khoang trên quả cà chua (Bộ môn Côn trùng, 2004; Nguyễn Đức Khiêm (chủ biên) 2006; Nguyễn Văn Đĩnh và cs., (chủ biên, 2012). Tuy nhiên, tuổi nào của sâu khoang gây hại nặng, đến tuổi nào của sâu non mới có khả năng đục vào quả thì hầu như chưa được đề cập đến. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi bố trí thí nghiệm theo dõi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Khả năng đục vào quả cà chua của sâu non sâu khoang
S. Litura Tuổi Tuổi phát dục Số cá thể theo dõi (con) Số cá thểđục được vào quả (con) Tỷ lệ cá thểđục được vào quả (%)
1 ngày sau TN 2 ngày sau TN
Tuổi 1 30 0 0 0 Tuổi 2 30 0 0 0 Tuổi 3 30 0 0 0 Tuổi 4 30 21 30 100 Tuổi 5 30 30 30 100 Tuổi 6 30 30 30 100
Ghi chú: Nhiệt độ trung bình: 25,5 ± 2,5oC; Ẩm độ trung bình: 76,3 ± 3,3%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
Hình 4.19. Sâu khoang S. litura bắt đầu đục vào quả cà chua
Số liệu nghiên cứu cho thấy, ở các tuồi khác nhau thì sâu khoang có khả năng đục vào quả cà chua khác nhau. Ở tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 không ghi nhận được sâu đục vào quả cà chua. Sau 1 ngày thí nghiệm tuổi 4 đã thấy sâu đục quả, với 30 sâu theo dõi thì có 21 con có thể đục vào quả tức 70% số cá thể theo dõi đục vào quả. Và sau 2 ngày thí nghiệm có 100% số sâu tuổi 4 đều đục được vào quả cà chua. Với sâu non tuổi 5 và tuổi 6 thì 100% số sâu thí nghiệm đục được vào quả ngay trong ngày đầu tiên sau khi thả cho tiếp xúc với quả cà chua.
Như vậy, chỉ có sâu tuổi lớn (tuổi 4 – 6) mới có khả năng gây hại trên quả. Còn tuổi nhỏ (tuổi 1 – 3) chỉ gây hại trên lá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50