Những nghiên cứu về loài sâu khoang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội (Trang 36 - 44)

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.2. Những nghiên cứu về loài sâu khoang

Sâu khoang là đối tượng hại quan trọng. Tuy sự gây hại của nó không thường xuyên nhưng sức ăn của sâu non rất lớn. Sâu non tuổi nhỏ tập trung thành từng đám gặm ăn lá, khi sâu lớn ăn thủng lá và có thể cắn trụi hết lá, cành hoa, trục quả. Đặc biệt khi phát sinh thành dịch chúng gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng.

Theo Liu et al, (1995) trong suốt thời gian sâu non (6 tuổi), một sâu non của sâu khoang có thể ăn hết 174,4 cm2 lá cải bắp. Sức ăn của sâu non sâu khoang gấp 85,4 lần so với sâu non sâu tơ và gấp 3,9 lần so với sâu non sâu xanh bướm trắng. Trong điều kiện nhiệt độ không khí cao (29oC - 30oC) và độ ẩm không khí trên 90% thích hợp cho sâu khoang phát triển về số lượng. Mưa là yếu tố hạn chế với số lượng quần thể sâu khoang trên đồng bởi sâu khoang có pha nhộng sống ở trong đất, nếu bị ngập nước kéo dài sẽ làm cho nhộng chết.

S. litura (Fabricius) (Lepidoptera: Noctuidae) là loài sâu ăn tạp, gây thiệt hại rất nhiều trồng rau màu ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác (Shu, 1959; Hill, 1975; Shivayogeshwara et al., 1991). S. litura cũng được biết đến như là sâu hại phổ biến trên cây thuốc lá. Mặc dù nó đã từng gây nên dịch trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

thuốc lá ở miền bắc Trung Quốc nhưng trong nhiều năm, nó đã và đang dần trở thành một côn trùng gây hại rất quan trọng trong những năm gần đây (Guan and Chen 1999; Gao et al., 2004). Sâu khoang có tính kháng với nhiều loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng, đặc biệt là nhóm pyrethroid và carbamate, dẫn đến sự thất bại của việc phòng chống sâu khoang bằng biện pháp hóa học (Wu et al., 1995; Kranthi et al., 2002)

Nghiên cứu về tác động của cây ký chủ đến đặc tính sinh học của côn trùng là rất quan trọng, trong sự hiểu biết về cây ký chủ phù hợp của các loài côn trùng thực vật lây lan. Đã có một số nghiên cứu đặc điểm sinh học của S. litura trên cây ký chủ khác nhau trong điều kiện môi trường khác nhau, đặc biệt là ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, nơi S. litura là một dịch hại quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu tác động của các cây ký chủ của sâu khoang S. litura theo các điều kiện môi trường giống nhau.

Thời gian phát triển của sâu non của S. litura rất khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, và sự phát triển sẽ bị kéo dài dưới tác động của nhiệt độ thấp hoặc cao (Zhu et al., 2000, Chen et al., 2002 ; Seema et al., 2004.). Ví dụ, trên thuốc lá, sâu non sâu khoang phát triển khoảng từ 19,3 – 23,3 ngày ở 26°C (Chen et al., 2002 ) và khoảng 30 ngày ở 23°C. Tương tự như vậy, trên đậu đũa, phát triển của sâu non sâu khoang dao động từ 10,1 ngày ở 28°C (Zhu et al., 2005 ) lên 15,8 ngày ở 26°C.

Tỷ lệ sâu non sống sót và tỷ lệ hóa nhộng của S. litura rất khác nhau trên các cây ký chủ khác nhau, từ 49,0 đến 100% (Patel et al. 1987) trên cây thuốc lá. Bae (1999) cho thấy tỷ lệ hóa nhộng của sâu khoang được tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Ở 24°C tỷ lệ hóa nhộng của sâu non sâu khoang trên 3 loại cây ký chủ (khoai lang, tía tô và đậu tương) tương ứng là 30,0; 33,3 và 38,5%. Nhưng ở nhiệt độ cao hơn (32oC), thì tỷ lệ hóa nhộng của sâu non sâu khoang trên 3 loại cây ký chủ trên tăng lên tương ứng là 57,5; 80,0 và 87,5%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Zhu et al., (2005) phát hiện ra rằng sâu non S. litura không thích ăn lá chuối và có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp so với cây ký chủ khác.

Trên rau họ hoa thập tự, sâu khoang là đối tượng được xếp vị trí quan trọng sau sâu tơ. Tuy sự gây hại của sâu khoang không thường xuyên nhưng sức ăn của ấu trùng rất lớn. Liu et al. (1995), Duodu and Biney (1982) nhận thấy trong suốt thời gian 6 tuổi một sâu non của sâu khoang có thể ăn hết 174,4 cm2 lá bắp cải. Riêng tuổi 5 và 6 sâu ăn hết 114,1 cm2 lá, chiếm 63,3% tổng lượng thức ăn của sâu non. Sức ăn của sâu non gấp 85,4 lần so với sâu tơ và gấp 3,9 lần so với sâu xanh bướm trắng.

Muniappan and Murutani (1992), Liu et al. (1995) cho rằng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao (29 – 30oC) và ẩm độ không khí trên 90% thích hợp cho sâu khoang phát triển về số lượng. Các tác giả cũng cho biết quần thể sâu khoang phát triển nhanh với mật độ cao trên bắp cải (185,7 con/10 cây), cải dưa và cải cuốn (169 con/10 cây). Ngược lại chúng có mật độ thấp trên cải trắng (27,7 con/10 cây) và cải xanh (40,4 con/10 cây). Roweli et al. (1992) cho rằng sự giảm sút nhanh chóng về số lượng sâu khoang trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ tới các loài kẻ thù tự nhiên đặc biệt là các loài ong ký sinh.

Calumpang (2013), sâu khoang S. litura có tính lựa chọn vật chủ để đẻ trứng rất cao. Trong số 13 loại cây trồng và cây dại được thí nghiệm, thì sâu khoang chọn đẻ trứng trên cây cỏ Companion nhiều nhất (5,5 ổ trứng/thí nghiệm). Còn trên cây cà tím, sâu khoang ít lựa chọn để đẻ trứng nhất (0,2 ổ trứng/thí nghiệm).

Theo tác giả Nakamura (1973) khi nghiên cứu về tỷ lệ trứng nở và giới tính của sâu khoang S. litura ở Nhật Bản cho biết, nhiệt độ hầu như không ảnh hưởng đến tổng lượng trứng đẻ của trưởng thành cái cũng như đối với tỷ lệ trứng nở trong phạm vi nhiệt độ biến động trong khoảng 18 – 30oC. Và tỷ lệ giới tính của chúng thì giảm dần theo thứ tự ổ trứng được đẻ ra. Ổ trứng đầu tiên có tỷ lệ đực/cái cân đối nhất. Những ổ trứng đẻ sau có tỷ lệ giới tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Tổng số cá thể điều tra (con) Mật độ sâu (con/m2) =

Tổng số diện tích điều tra (m2)

Thời gian phát dục các pha:

N n . X X N 1 i i i ∑ = =

Trong đó: X : Thời gian phát dục trung bình

Xi: Thời gian phát dục cá thể ở ngày thứ i Ni: Số cá thể phát dục đến ngày thứ i N: Tổng số cá thể theo dõi

Tổng số ổ/trứng thu được Sức đẻ trứng (ổ/cái hoặc quả/cái) =

Tổng số cặp theo dõi Tổng số trứng nở Tỷ lệ nở trứng (%) = × 100 Tổng số trứng theo dõi Số cá thể đực Tỷ lệ đực : cái = Số cá thể cái Số cá thể sống sót đến trưởng thành Tỷ lệ sống sót (%) = × 100 Tổng cá thể theo dõi

Tổng số sâu đục vào quả

Sức gây hại trên quả (%) = × 100

Tổng số cá thể theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)