Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái, tỉ lệ trứng nở của sâu khoang S litura

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội (Trang 67 - 69)

S. litura ở điều kiện pha sâu non ăn lá cà chua Chỉ tiêu theo dõ

4.6.1.Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái, tỉ lệ trứng nở của sâu khoang S litura

t l trng n ca sâu khoang S. litura

Một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến số lượng cá thể của từng loài trong quần thể sinh vật trên đồng ruộng là khả năng đẻ trứng của chúng. Ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm của loài thì yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu khoang. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của điều kiện thức ăn thêm đến khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái, chúng tôi tiến hành 5 thí nghiệm với các loại thức ăn là dung dịch chua ngọt, mật ong 10%, mật ong 50%, mật ong nguyên chất và nước lã trên 15 cặp trưởng thành sâu khoang. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.13.

Qua kết quả ở bảng 4.13 cho thấy, khi sử dụng thức ăn thêm là dung dịch chua ngọt thì thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái sâu khoang là 7 ngày với tổng số trứng trung bình là 959,2 ± 82,2 quả. Ở ngày đẻ thứ 4 thì ghi nhận được trưởng thành cái sâu khoang đẻ được nhiều trứng nhất 338,81 ± 59,5 quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Với thức ăn là mật ong 10%, thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái là 6 ngày với tổng số trứng trung bình là 788,87 ± 104,1 quả thời điểm ghi nhận được trưởng thành cái khi ăn mật ong 10% đẻ nhiều trứng nhất là ở ngày đẻ thứ 4 với 265,01 ± 58,6 quả; khi sử dụng thức ăn là mật ong 50%, thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái là 7 ngày với tổng số trứng trung bình là 983,84 ± 77,5 quả.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái sâu khoang (S. litura)ở nhiệt-ẩm độ 26,4 ± 2,7oC; 80,5 ± 3,4%

Ngày

đẻ

trứng

Sức đẻ trứng của trưởng thành cái ở các điều kiện thức ăn thêm khác nhau (quả/cái/ngày)

Dung dịch chua ngọt Mật ong 10% Mật ong 50% Mật ong nguyên chất Nước lã 1 45,51 ± 12,2 51,60±18,1 82,16±41,1 125,16±38,6 24,07±15,1 2 148,06±53,3 120,32±27,2 99,61±18,6 168,67±69,1 134,31±32,2 3 142,34±41,8 166,24±32,5 305,16±56,6 385,72±64,5 79,16±41,0 4 338,81±59,5 265,01±58,6 223,67±18,5 296,06±39,0 75,23±17,2 5 121,67±28,4 120,67±23,4 152,91±28,3 207,63±23,0 0 6 101,72±25,2 65,03±36,5 73,17±31,4 118,46±36,9 0 7 52,06±23,7 0 47,16±10,2 75,76±21,7 0 8 0 0 0 0 0 Tổng 959,2±82,2c 788,9±104,1b 983,8±77,5c 1277,5±210,2d 335,5±48,3a LSD5% 137,4 CV% 15,7

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong phạm vi hàng không có sự sai khác ởđộ tin cậy p

≤ 0,05. Số cặp theo dõi ở mỗi công thức: N = 15. Dung dịch chua ngọt có công thức 4:4:1:1 (Dấm : Đường : Rượu : Nước).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Khi sử dụng thức ăn là mật ong nguyên chất, thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái là 7 ngày với tổng số trứng trung bình là 1277,5 ± 210,2 quả; thời gian này là 5 ngày và tổng số trứng trung bình là 335,5 ± 48,3 quả khi sử dụng nước lã. Đây cũng là công thức cho số ngày đẻ trứng và số trứng thấp nhất mà chúng tôi ghi nhận được. Số trứng mà trưởng thành đẻ cao nhất trong ngày thứ 2 cũng chỉ đạt 134,31±32,2 quả.

Hình 4.18. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn thêm đến sức đẻ trứng trưởng thành cái sâu khoang (Spodoptera litura)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu khoang spodoptera litura (fabricius) trên cà chua vụ thu đông 2013 tại gia lâm, hà nội (Trang 67 - 69)