Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội
Trang 1
mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để nhà nướcquản lý xã hội Vì vậy, xây dựng pháp luật là một hoạt động quan trọnghàng đầu của bất kỳ nước nào Pháp luật, trước hết là kết quả của việc thểchế hoá các chủ trương đường lối, chính sách, định hướng phát triển củamỗi quốc gia và trở thành qui ước hành xử chung cho mọi người trong xãhội Là một trong những yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật
có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗiquốc gia Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận: “Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa” Quan điểm này cho thấy, trong công cuộc xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân với mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là một đòi hỏi cấp thiết.Mặt khác, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là điều kiện tối cần thiếtbảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, lànguyên tắc hiến định trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phùhợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, nhu cầu quản lý nhànước là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả quản
lý nhà nước Có thể thấy, chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật vàkhả năng áp dụng văn bản trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào việc tuânthủ chặt chẽ quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật,một trong những khâu cơ bản của quy trình đó là hoạt động thẩm định,thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Từ khi có Luật
Trang 2Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1999, và được sửa đổi, bổsung năm 2002; Nghị định 161/ 2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật và quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạmpháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10-01-2007 của Thủ tướng Chính phủ Việc thẩm định, thẩm tra dự án, dựthảo văn bản quy phạm pháp luật đã có bước chuyển biến về chất, gópphần nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật, đồng thời đảmbảo tính thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật
Tuy nhiên, thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thờigian qua cho thấy, hoạt động thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: thời hạnthẩm định, thẩm tra kéo dài, nội dung thẩm định, thẩm tra có khi cònnặng về hình thức, thiếu các biện pháp khảo sát rộng rãi, chất lượng vănbản thẩm định, thẩm tra đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòihỏi đặt ra Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyênnhân đó là chưa xác định được một cơ chế thẩm định, thẩm tra thực sựhợp lý và hiệu quả; một số quy định của pháp luật về hoạt động thẩmđịnh, thẩm tra còn mang tính nguyên tắc, thiếu tính cụ thể; việc tổ chứcthẩm định, thẩm tra còn chưa kịp thời; đội ngũ cán bộ công chức thựchiện công tác thẩm định, thẩm tra còn thiếu về số lượng, và bất cập vềchất lượng; sự phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩmđịnh, thẩm tra và các bộ, ngành có liên quan còn chưa chặt chẽ; một sốđiều kiện đảm bảo cần thiết đối với hoạt động thẩm định, thẩm tra cònhạn chế, bất cập
Để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộcủa hệ thống pháp luật cũng như tính khả thi của văn bản quy phạm phápluật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong điều
Trang 3kiện “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” phù hợp với yêu cầu
“Tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lậppháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành vàhướng dẫn thi hành luật mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thẩm định, thẩm tra vănbản quy phạm pháp luật, một giai đoạn quan trọng trong qui trình xâydựng văn bản quy phạm pháp luật, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quyphạm pháp luật” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình Qua việcnghiên cứu đề tài này tôi muốn góp thêm ý kiến dù là nhỏ bé của mìnhvào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quyphạm pháp luật nói riêng, qua đó nâng cao được hoạt động xây dựng vàban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung trong thời gian tới Mặc
dù được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của giáo viên hướng dẫnnhưng do tính phức tạp của vấn đề và sự hiểu biết của một sinh viên cóhạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, rất mongđược sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và những người quan tâmđến đề tài, để đề tài được hoàn thiện hơn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật đã đượcmột số tác giả đề cập, song đến nay chưa có tác giả và tác phẩm nào luậngiải khoa học một cách toàn diện về hoạt động này Trên thực tế, về mặtnghiên cứu, đã có nhiều bài viết dưới dạng tham luận, hội thảo, nghiêncứu đăng trên các tạp chí và một số sách chuyên khảo đề cập từ nhiều góc
độ khác nhau về hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật nói chung, hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm phápluật nói riêng Có thể liệt kê các nghiên cứu đó như: Viện Nghiên cứuKhoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, chuyên đề “Bàn về thẩm quyền, thủ tục
và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa
Trang 4phương” số 3 năm 1999; chuyên đề cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoànthiện cơ chế thẩm định của Bộ Tư pháp đối với các dự án, dự thảo vănbản quy phạm pháp luật; Tiến sỹ Phạm Tuấn Khải “ Vấn đề thẩm định,kiểm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình chínhphủ” tạp chí dân chủ và pháp luật số 11,12 năm 2002; Bộ Tư pháp,chương trình phát triển Liên Hợp Quốc “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụsoạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật”, Hà nội- 2002
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là bước đầu nghiên cứu một cách có hệthống những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thẩm định, thẩm travăn bản quy phạm pháp luật, cũng như đề xuất những biện pháp góp phầnhoàn thiện pháp luật về hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạmpháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động này
4 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động thẩm định, thẩm travăn bản quy phạm pháp luật
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quyphạm pháp luật
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
CHƯƠNG 1
Trang 5Một số vấn đề lý luận về hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
1.1 Khái niệm thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
1.1.1 Khái niệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội, ra đời, tồn tại và
phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định Hai hiện tượng nàyluôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Nhà nước không thể tồn tại nếuthiếu pháp luật và ngược lại, pháp luật chỉ hình thành, phát triển và pháthuy hiệu lực bằng con đường nhà nước Đánh giá sự phát triển của mộtQuốc gia, ngoài những yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội
….thì một trong những yếu tố quan trọng đó là sự phát triển của hệ thốngpháp luật Pháp luật phải phản ánh được sự phát triển của đất nước, hơnnữa nó cần phải đi trước một bước để mở đường cho sự phát triển kinh tế,
xã hội Để làm được điều này đòi hỏi những nhà hoạch định chính sáchphải có tầm nhìn chiến lược, họ phải như một: “kiến trúc sư” trong hoạtđộng xây dựng pháp luật, để sản phẩm của việc xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật không chỉ có giá trị với hiện tại mà còn giữđược giá trị trong tương lai
Từ khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hànhnăm 1996 và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2002, hoạt độngthẩm định văn bản quy phạm pháp luật đã chính thức trở thành công đoạnquan trọng và cần thiết trong quá trình lập pháp, lập quy Cơ chế thẩmđịnh dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định trongLuật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996; sửa đổi, bổ sung năm2002; Nghị định số 165/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
Trang 6hành luật này và Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thẩmđịnh dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Thực tế triển khai hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luậtcho thấy cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thẩm định để khẳng định vàphát huy vai trò của công tác này trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quảcủa các văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng trong quản lýnhà nước Để có thể đưa ra một mô hình hợp lý về cơ chế thẩm định,trước hết cần tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận về hoạt động này Theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998: “thẩm định là xem xét để xácđịnh về chất lượng” Le petit Larousse- Từ điển bách khoa toàn thư củaPháp năm 1993 giải thích: “Contrôle( thẩm định) là việc kiểm tra điều tramột cách kỹ lưỡng tính đúng đắn và giá trị của một văn bản” Gutachten(thẩm định), theo từ điển luật học của Đức do Gerhard Koebler chủ biên(Nhà xuất bản Muechen, xuất bản lần thứ 6 năm 1994) “là sự đánh giácủa nhà chuyên môn đối với các dữ kiện để từ đó đưa ra kết luận” Theo
Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý Bộ tư pháp biên soạn thì:
“thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mangtính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó Hoạt động này do tổchức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện…Việc thẩm định
có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự án,thẩmđịnh báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết
kế quy hoạch xây dựng, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm phápluật ”
Như vậy, thẩm định trước hết là hoạt động của một chủ thể được tiếnhành nhằm kiểm tra, đánh giá văn bản theo những tiêu chí nhất định Tínhđúng đắn của văn bản có thể được nhìn nhận dưới những góc độ khácnhau, tuỳ thuộc vào loại, tính chất của văn bản Nhưng tựu chung lại, bất
kỳ một văn bản nào cũng chỉ được coi là tiến gần đến chân lý nếu nóphản ánh một cách trung thành hiện thực khách quan: các quy luật, các
Trang 7quá trình và hiện tượng tự nhiên, xã hội Đối với quy phạm pháp luật vàvăn bản quy phạm pháp luật, tính đúng đắn của chúng thể hiện ở nhữngđiểm sau đây:
- Tuân thủ quy tắc của kỹ thuật lập pháp mà trước hết là những yêucầu về sự chính xác, tính xác định của những quy phạm;
- Phù hợp với Hiến pháp, các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn;được ban hành theo đúng thẩm quyền trong phạm vi chức năngcủa cơ quan tương ứng;
- Phù hợp với cơ sở, quan điểm của khoa học pháp lý, với các họcthuyết kinh tế, chính trị và các lĩnh vực khoa học xã hội khác;
- Đáp ứng các yêu cầu về hình thức: bảo đảm tính logic và tuân thủcác quy tắc về ngôn ngữ, ngữ pháp
Thực tế cho thấy, việc vi phạm những qui tắc nói trên sẽ dẫn đến sựthiếu hoàn chỉnh hoặc thậm chí, những lỗi hay sai phạm của văn bản.Nhiệm vụ và vai trò của nhà thẩm định là xem xét nội dung và hình thứccủa dự án, dự thảo để đưa ra những đánh giá có tính chuyên môn về tínhđúng đắn của văn bản đó Xét về bản chất, thẩm định là việc kiểm tratrước nhằm phát hiện những vi phạm, khiếm khuyết, hạn chế và dự báo,phòng ngừa những sai trái có thể có trong dự thảo Quy chế thẩm định dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định
số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 1quy định: Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đâygọi chung là dự án, dự thảo) là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung
và hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp,tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật
Như vậy, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động
nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức, kĩ thuật soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp
Trang 8pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong
hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật 1
Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một hoạtđộng thuộc quy trình soạn thảo, và là khâu bắt buộc trong quy trình soạnthảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chuyên môn về tưpháp có thẩm quyền tiến hành nhằm đánh giá toàn diện, khách quan vàchính xác dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành,phê duyệt và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, phê chuẩn
1.1.2 Khái niệm thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
Lập pháp là chức năng cơ bản và quan trọng của Quốc hội Nhưngsản xuất ra một sản phẩm luật là cả một quy trình khép kín và đòi hỏitrách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra – các
bộ, ngành của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội…Khi tất cả các giaiđoạn trong quy trình khép kín đó thực hiện tốt thì sản phẩm lập pháp mớiphản ánh đúng được sự phát triển của xã hội và đi vào đời sống Thẩm travăn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động trong quy trình khép kín
ấy Cũng như thẩm định, thẩm tra là một hoạt động có mục đích và nộidung tương tự Theo Từ điển Luật học năm 1999 cắt nghĩa thẩm tra dự ánluật, pháp lệnh như sau: “Thẩm tra là việc xem xét lại kỹ lưỡng dự ánluật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Uỷ ban pháp luật hoặc một Uỷ banhữu quan của Quốc hội hay một Uỷ ban lâm thời được Quốc hội chỉ địnhtiến hành trước khi trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Cơ quan thẩm traxem xét cả về hình thức và nội dung nhưng tập trung vào xem xét sự phùhợp với chủ trương, chính sách của Đảng: tính hợp hiến, hợp pháp, đốitượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án.”
1 Thông tin khoa học pháp lý- Viện Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp số 9/2002
Chuyên đề cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện cơ chế thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Trang 9Như vậy, thẩm định, thẩm tra đều là những hoạt động nhằm đánhgiá, góp phần hoàn thiện nội dung cũng như hình thức của dự án, dự thảo.Mặc dù có một số điểm tương đồng với những hoạt động được tiến hànhvới mục đích kiểm tra trước văn bản, song có thể phân biệt thẩm định,thẩm tra qua những đặc trưng về: chủ thể, đối tượng, nội dung, tính chất
và vị trí, vai trò của hai hoạt động này trong quá trình xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật Để đánh giá nội dung và để việc ban hành văn bảnquy phạm pháp luật có hiệu quả, điều cần thiết đòi hỏi là các hoạt độngthẩm định, thẩm tra phải được đánh giá, kiểm tra, xem xét một cáchkhách quan và kết quả của thẩm định, thẩm tra phải được sử dụng nhưmột văn bản có giá trị pháp lý Có nghĩa là kết quả thẩm định, thẩm traphải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một cách toàn diện
và có hiệu lực bắt buộc đối với đối tượng thẩm định, thẩm tra Đặc điểmchung lớn nhất của thẩm định, thẩm tra là xem xét đánh giá những quyđịnh mang tính chủ quan do một cơ quan có thẩm quyền ban hành trên cơ
sở những yếu tố khách quan: quy luật của sự vận động xã hội; tính thốngnhất của hệ thống pháp luật; cơ chế điều chỉnh pháp luật v v Nếu cácquy định đó là tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của các điều kiện kinh tế xãhội, quản lý Nhà nước, thì sẽ thúc đẩy phát triển đất nước Ngược lại, nếucác quy định đó không dựa trên các điều kiện kinh tế – xã hội hoặc khôngphù hợp thì sẽ trở thành lực cản, thậm chí đẩy lùi sự phát triển của xã hội
và quản lý Nhà nước Khác với các nước trên thế giới, hệ thống pháp luậtcủa nước ta chưa thực sự hoàn thiện và còn chồng chéo; nhiều văn bản ởcác ngành, lĩnh vực còn mâu thuẫn, thậm chí triệt tiêu hiệu lực của nhaudẫn đến hiệu quả pháp luật thấp, pháp chế XHCN bị vi phạm Trong tìnhhình như vậy, cùng với các biện pháp khác, công tác thẩm định, thẩm travăn bản quy phạm pháp luật giữ vị trí hết sức quan trọng nhằm góp phầnbảo đảm tính thống nhất của pháp luật
1.2 Nguyên tắc thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
Trang 10Thẩm định và thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật là một hoạtđộng có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng văn bản quy phạmpháp luật Do vậy, để làm tốt công tác này cũng như nâng cao chất lượng
và hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, khi tiến hành thẩm định,thẩm tra phải đảm bảo những nguyên tắc chỉ đạo quá trình thẩm định,thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật, để văn bản luôn luôn đáp ứng đượccác yêu cầu nội tại của hệ thống pháp luật cũng như phản ánh đầy đủ ýchí và lợi ích của nhân dân, thống nhất về hình thức nội dung, phù hợpvới yều cầu thực tế đời sống xã hội
Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật banhành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ- TTg ngày 10-01-2007 quyđịnh về nguyên tắc thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luậtphải đảm bảo các nguyên tắc sau: Bảo đảm tính khách quan và khoa học;tuân thủ trình tự thủ tục và thời hạn thẩm định, thẩm tra theo quy định củaLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy chế này; bảo đảm sựphối hợp giữa các cơ quan liên quan
Yêu cầu về tính khách quan và khoa học được đặt ra nhằm đảm bảocho văn bản được ban hành thể hiện ý chí của mọi người dân trong xã hộichứ không phải đại diện cho lợi ích của cơ quan ban hành Vì vậy cơquan thẩm định, thẩm tra khi tiến hành thẩm định, thẩm tra cần đứng trênlợi ích của nhân dân để đánh giá về nội dung, hình thức của văn bản đượcban hành, cũng như tính khả thi của dự án đó trên thực tế Đánh giá mộtcách khoa học về dự án, dự thảo cần có cái nhìn tổng thể về những mặtđược hay chưa được của dự án, dự thảo từ đó đề xuất những biện phápthích hợp để nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo Đảm bảo trình tựthủ tục và thời hạn tiến hành thẩm định, thẩm tra cũng là nguyên tắc đượcđặt ra khi tiến hành hoạt động này Chỉ khi các yêu cầu trên được đảmbảo thì văn bản quy phạm pháp luật ban hành ra mới có hiệu lực trênthực tế Thời hạn thẩm định, thẩm tra được đảm bảo thì các khâu khác
Trang 11trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản sẽ được thực hiện thuận lợi
và đúng kế hoạch của hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,mặt khác nó cũng giúp các cơ quan tiến hành hoạt động này có ý thứctrách nhiệm về nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt Hoạt động xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động mang tính sáng tạo vàcũng rất phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và có ảnhhưởng rộng lớn tới toàn xã hội, vì vậy sự phối hợp tốt giữa các cơ quan sẽđem lại hiệu quả cao cho công tác xây dựng văn bản
1.3 Phạm vi thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
1.3.1 Phạm vi thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của
các cơ quan trung ương.
Phạm vi nội dung thẩm định, thẩm tra đối với dự án, dự thảo vănbản quy phạm pháp luật chủ yếu liên quan đến các khía cạnh pháp lý của
dự án, dự thảo Việc xác định đúng phạm vi nội dung thẩm định, thẩm tra
có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộcủa hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khả thi của văn bản, qua đó gópphần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội bằng phápluật Một văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu về hìnhthức, nội dung cũng như thủ tục, trình tự ban hành Đặc điểm của hệthống văn bản quy phạm pháp luật là không chỉ thể hiện trình độ pháttriển kinh tế – xã hội mà còn phản ánh ý chí chủ quan của nhà làm luật.Bằng quy phạm pháp luật, nhà lập pháp định ra khuôn mẫu của hành vi
xử sự, thiết lập một trật tự theo tư duy của mình hoặc cấm đoán nhữnghành vi mà theo họ, cản trở sự phát triển của xã hội, sự tồn tại bìnhthường của Nhà nước Là sản phẩm của hoạt động tư duy, văn bản quyphạm pháp luật có ý nghĩa bắt buộc chung, trở thành thước đo sự đúngđắn của hành vi xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và điềuquan trọng là trở thành ranh giới của tự do mà vượt ra khỏi đó, chủ thể viphạm sẽ bị áp dụng những chế tài tương ứng Chính vì vậy, việc xem xét
Trang 12phạm vi nội dung văn bản là nhiệm vụ được đánh giá là trọng tâm tronghoạt động thẩm định, thẩm tra Cụ thể, phạm vi thẩm định, thẩm tra vănbản quy phạm pháp luật gồm những nội dung sau:
- Sự cần thiết ban hành văn bản: Xác định mức độ cần thiết phải
ban hành văn bản Những tiêu chí được dùng để đánh giá sự cần thiết là: Yêu cầu quản lý nhà nước: công tác quản lý nhà nước đã thật sự đòihỏi phải có văn bản để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý chưa
Ví dụ, sự cần thiết ban hành nghị định của Chính phủ quy định tổ chức vàhoạt động của Thanh tra chuyên ngành Du lịch để đáp ứng yêu cầu thanhtra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;
Yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vựchoặc đối với vấn đề mà văn bản đó điều chỉnh;
Yêu cầu phải quy định chi tiết thi hành hoặc hướng dẫn thi hànhnhững văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Ví dụ, Chính phủ banhành nghị định để quy định chi tiết thi hành luật hoặc Bộ trưởng ban hànhthông tư để hướng dẫn thi hành nghị định của Chính phủ
Văn bản thẩm định phải thể hiện sự tán thành hoặc không tán thànhviệc soạn thảo, ban hành văn bản tại thời điểm đó với lý do hợp pháp vàhợp lý
Ví dụ: Công văn số 1462/BTP- PLHSHC ngày 17/10/2001 thẩmđịnh dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Khiếu nại, tố cáo về nội dung “sự cần thiết ban hành vănbản” đã nêu như sau:
“…a) Bộ Tư pháp tán thành về sự cần thiết ban hành Nghị định củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo Luật này đãđược Quốc hội chính thức thông qua ngày 2/12/1998 và có hiệu lực từngày 1/01/2000 Để Luật Khiếu nại, tố cáo thật sự đi vào cuộc sống, pháthuy hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội thì việc ban hành Nghị địnhcủa Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này là thật sự cần thiết, đòi
Trang 13hỏi sự khẩn trương, nỗ lực của cơ quan chủ trì soạn thảo và sự phối hợpchặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để kịp thời hoàn chỉnh Dự thảo trìnhChính phủ ban hành trong thời gian sớm nhất.”
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản
Việc xem xét đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có phù hợpvới dự thảo hay không cần dựa trên các yếu tố sau đây:
Vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh;
Hình thức văn bản được soạn thảo
Việc xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo được tiếnhành với sự cân nhắc, đánh giá về sự rộng, hẹp, về tính đa dạng hay phứctạp của vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh Khi thẩm định dự thảoLuật Doanh nghiệp 2005 về đối tượng, phạm vi điều chỉnh đã được quyđịnh trong dự thảo bao gồm: phạm vi điều chỉnh của Luật quy định vềviệc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộcmọi thành phần kinh tế; quy định về nhóm công ty Đối tượng áp dụng làcác doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tổ chức, cá nhân có liênquan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.Như vậy, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo là phù hợp tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giai đoạn đất nước đang đổimới nền kinh tế phát triển mạnh các doanh nghiệp ngày càng nhiều
- Sự phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
Tiêu chí để đánh giá dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phùhợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là nội dung các vănkiện của Đảng đề cập đến những vấn đề trực tiếp liên quan đến đối tượngphạm vi mà dự án, dự thảo điều chỉnh Đây là một trong những nội dungquan trọng nhất của báo cáo thẩm định, thẩm tra bởi nó bảo đảm chohoạt động thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng Để kết luận sựphù hợp của dự án, dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách
Trang 14của Đảng, cần căn cứ vào các văn kiện của Đảng, cần căn cứ vào nhữngnội dung mà văn kiện đề cập để đối chiếu, so sánh với các vấn đề mà dự
án, dự thảo điều chỉnh
Ví dụ: Khi tiến hành thẩm định dự thảo Nghị định của chính phủ quyđịnh về cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng, sau khi nghiên cứu,đối chiếu so sánh với các văn bản của Đảng, nội dung công văn thẩmđịnh của Bộ Tư pháp số 1430/BTP – PLHSHC kết luận như sau:
“Về cơ bản, Bộ Tư pháp thấy dự thảo Nghị định có nội dung phùhợp với đường lối, chính sách của Đảng Các quy định nêu trong dự thảoNghị định dựa trên quy định của Luật Phòng, chống ma tuý ngày9/12/2000, của chương trình Quốc gia phòng chống tệ nạn ma tuý giaiđoạn 2000 – 2005 và đặc biệt là phù hợp với tinh thần của văn kiện Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ IX, cụ thể là phần Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội giai đoạn 2000 – 2010 về nội dung các chính sách xã hội đề cậptrong văn kiện này”
- Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật
Để thẩm định tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộcủa nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống phápluật hiện hành, cần xem xét, kiểm tra nội dung của dự thảo văn bản đượcthẩm định, thẩm tra có bảo đảm các yêu cầu sau hay không:
Một là, sự phù hợp của các quy định trong dự thảo văn bản cầnthẩm định, thẩm tra với các quy định của Hiến pháp Trong trường hợpHiến pháp không có quy định trực tiếp về vấn đề mà văn bản quy định thìcần xem xét, cân nhắc xem nội dung dự thảo văn bản có phù hợp với tinhthần của Hiến pháp hay không
Ví dụ: Khi thẩm định dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủtục và chế độ cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma tuý thì cầnkhẳng định nội dung của văn bản phù hợp với Điều 61 Hiến pháp năm
Trang 151992 là “Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh
xã hội nguy hiểm”
Hai là, tính thống nhất, đồng bộ của nội dung dự án, dự thảo vănbản với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặcngang bằng có liên quan đến dự thảo văn bản cần thẩm định
Bảo đảm tính thống nhất của nội dung dự thảo văn bản quy phạmpháp luật với hệ thống pháp luật hiện hành là bảo đảm sự phù hợp giữacác quy định trong dự thảo với các quy định hiện hành, không có tìnhtrạng chồng chéo, mâu thuẫn trong pháp luật hiện hành Bảo đảm tínhđồng bộ của nội dung dự thảo với hệ thống pháp luật hiện hành nghĩa là
dự thảo cùng với hệ thống pháp luật hiện hành phải tạo ra được một chỉnhthể hoàn chỉnh hài hòa và thống nhất
- Tính khả thi của văn bản
Tính khả thi của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thẩmđịnh, thẩm tra có thể kết luận qua việc xem xét các khía cạnh sau đây:
Một là, nội dung các quy định của dự thảo phải bảo đảm tính cụthể, chi tiết để tổ chức thực hiện hoặc áp dụng được trong thực tiễn Hai
là, sự phù hợp của nội dung dự thảo với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại,nghĩa là nội dung các quy định có thể thực hiện được trong điều kiện đờisống xã hội
Ví dụ: quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi củangười tham gia giao thông điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũbảo hiểm với mức tiền phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Nghịđịnh số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ) là phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội hiện tại
Ba là, sự phù hợp của các quy định trong dự thảo với ý thức phápluật của đối tượng áp dụng văn bản Bốn là, phù hợp với khả năng tổ chứcthực hiện các quy định thuộc nội dung dự thảo của các cơ quan có trách
Trang 16nhiệm thực thi các quy định đó Năm là, việc kế thừa kinh nghiệm thựcthi các quy định của pháp luật về những vấn đề có liên quan đến nội dungđiều chỉnh của dự thảo văn bản.
- Việc tuân theo thủ tục và trình tự soạn thảo văn bản; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quyđịnh trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy khi đánhgiá về vấn đề này chủ thể thẩm định, thẩm tra cần xem xét, đối chiếu vớinhững quy định trong luật để xác định xem văn bản đã được xây dựng,ban hành theo đúng trình tự, thủ tục chưa Đánh giá kỹ thuật soạn thảo vàngôn ngữ pháp lý của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng vậy,ngoài việc căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thìkinh nghiệm thực tiễn của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtcũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá về kỹ thuật soạn thảo vàngôn ngữ pháp lý sử dụng trong đó Thẩm định về kỹ thuật soạn thảo vănbản quy phạm pháp luật bao gồm việc nhận xét, đánh giá về kỹ thuật sắpxếp, bố cục phần, chương, mục, điều, khoản, điểm của dự thảo văn bản;đánh giá về kỹ năng diễn đạt nội dung các quy phạm trong dự thảo, tínhchính xác của ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ chuyên ngành mà dự thảovăn bản sử dụng để chuyển tải nội dung các quy phạm Khác với thẩmđịnh, phạm vi thẩm tra không tiến hành việc xem xét về kỹ thuật soạnthảo và ngôn ngữ pháp lý, công việc này đựoc giao cho chủ thể thẩm địnhtiến hành
Đề cập đến phạm vi thẩm định có một số ý kiến cho rằng cơ quanthẩm định còn phải phát biểu về sự phù hợp của văn bản với các điều ướcquốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập, nhất là trong tinh thần xâydựng nhà nước pháp quyền và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay Vấn
đề này phải được nghiên cứu với mục đích hoàn thiện cơ chế thẩm định
dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Và quy chế thẩm định dự án,
Trang 17dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo quyết định số05/2007/QĐ-TTg đã quy định về vấn đề này.
1.3.2 Phạm vi thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của
các cơ quan chính quyền địa phương.
Cũng như văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương,phạm vi thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quanchính quyền địa phương cũng có những nội dung tương tự Tuy nhiên, dotính chất của văn bản ban hành ở điạ phương chỉ có tính áp dụng với nơivăn bản được ban hành nên phạm vi thẩm định, thẩm tra văn bản quyphạm pháp luật của cơ quan chính quyền địa phương thu hẹp hơn so vớivăn bản do trung ương ban hành Theo đó, phạm vi thẩm định văn bảnquy phạm pháp luật do cơ quan chính quyền địa phương ban hành có cácnội dung như: sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điềuchỉnh của văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của vănbản với hệ thống pháp luật; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản Phạm
vi thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: sự phù hợp của nộidung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện pháttriển kinh tế – xã hội của địa phương; tính hợp hiến, hợp pháp và tínhthống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật
1.4 Chủ thể thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
1.4.1 Chủ thể thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của
các cơ quan trung ương
- Chủ thể thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạtđộng quan trọng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hiệu quả quản lýnhà nước được quyết định phần nào bởi chất lượng của những văn bảnquy phạm pháp luật Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới một cơ chế kiểmtra trước văn bản quy phạm pháp luật đã được thiết lập nhằm loại trừ
Trang 18những khiếm khuyết của văn bản mà thẩm định là một trong những mắtxích của cơ chế đó Việc lựa chọn chủ thể thẩm định không chỉ phụ thuộcvào ý chí chủ quan của nhà làm luật, mà phải dựa trên những cơ sở lýluận cũng như thực tiễn và bị chi phối không ít bởi đặc thù tổ chức các cơquan nhà nước Qua nghiên cứu quy trình lập pháp, lập quy ở một sốnước, có thể đưa ra hai mô hình chủ thể thẩm định phổ biến sau: Cơ quanthẩm định là một cơ cấu trực thuộc Chính phủ; Chủ thể thẩm định độc lậpvới bộ máy hành pháp.
Đối với mô hình thứ nhất, cơ quan thẩm định là Bộ Tư pháp nhưĐức, Hungary, hoặc Hội đồng lập pháp trực thuộc Chính phủ như ở Cộnghoà Séc Đại diện của mô hình thứ hai là Tham chính viện ở Cộng hoàPháp Mặc dù có tên gọi, địa vị pháp lý khác nhau và mối quan hệ vớiChính phủ cũng hết sức khác nhau, song giữa những chủ thể được giaonhiệm vụ thẩm định có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là họ đều amhiểu và hoạt động trong lĩnh vực pháp luật Trước khi được trình lênChính phủ, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể được xem xét,bình luận bởi nhiều chủ thể khác nhau (trong đó có những chủ thể thuộc
cơ cấu nhà nước hoặc những chủ thể phi nhà nước) Đối với người được
giao thẩm định, nhiệm vụ cơ bản nhất là đánh giá văn bản dưới góc độ
chuyên môn để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản Không phải
vô tình mà chủ thể thẩm định được coi là nhà chuyên môn hoặc chuyêngia và chính tư cách đó đã tạo ra sự khách quan vô tư của họ khi đưa ranhững kết luận về giá trị của một văn bản
Như vậy, tiêu chí tiên quyết để lựa chọn chủ thể thẩm định dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật là khả năng xem xét văn bản về mặt pháp lý
để có thể đưa ra những đánh giá có tính chuyên môn về tính đúng đắn của
dự thảo: tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của dự thảo và kỹ thuật soạnthảo văn bản ở Việt Nam, nhà lập pháp đã cân nhắc và giao cho Bộ Tưpháp đảm nhiệm công việc thẩm định là cơ quan của Chính phủ thực hiện
Trang 19chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp, xây dựng vàtham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, có kinhnghiệm trong việc soạn thảo các dự án văn bản quy phạm pháp luật vềdân sự, hình sự…Vì vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan có điều kiện và là chủthể có thể đảm đương trách nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lýcác dự án luật, pháp lệnh, văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh docác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảotrước khi trình Chính phủ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm
2002 tại Điều 29 quy định: “Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự
án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để Chính phủ xem xét trướckhi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Đối với các
dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Bộ Tư pháp chủ trìsoạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định” Dựthảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được gửi đến Bộ Tưpháp để tham gia ý kiến chính thức trước khi trình Thủ tướng Chính phủxem xét, ban hành Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị của các Bộ, cơquan ngang Bộ phải được tổ chức pháp chế của Bộ, ngành đó thẩm địnhtrước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký ban hành Dựthảo nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch phải được các tổ chức phápchế của từng cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội tham gia ban hành vănbản đó thẩm định về mặt pháp lý trước khi trình ký ban hành.Trên thực
tế, Bộ Tư pháp có trách nhiệm rất cao trong quá trình thẩm định, như khinhận được Hồ sơ thẩm định, Bộ Tư pháp phải tổ chức thẩm định, yêu cầu
cơ quan soạn thảo thuyết trình về dự án, cung cấp thông tin, tài liệu cóliên quan đến dự án, dự thảo; mời các nhà khoa học và chuyên gia amhiểu các vấn đề tham gia thẩm định hoặc thành lập Hội đồng thẩm định.Như vậy, khi xem xét chủ thể thẩm định, có thể đưa ra nhận định rằng:trong quá trình thẩm định của Bộ Tư pháp, tính khách quan của dự thảo
Trang 20văn bản quy phạm pháp luật sẽ được đảm bảo, phạm vi và nội dung thẩmđịnh sẽ rộng và mang tính tiên quyết, là cơ sở tiền đề cho các khâu tiếptheo.
- Chủ thể thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốchội được quy định tại Điều 94 và Điều 95 Hiến pháp năm 1992 và đượcsửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2001, và các điều từ Điều 26 đếnĐiều 33 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều vào năm 2007 Theo quy định của pháp luật, dự thảo văn bản quyphạm pháp luật sau khi được biên soạn, cơ quan soạn thảo sẽ gửi dự thảovăn bản đến cơ quan thẩm tra Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật sửa đổi, bổ sung năm 2002, nghị định 161/2005/NĐ-CP quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtquy định rõ trách nhiệm thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết củaQuốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụQuốc hội trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phảiđược Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra Uỷban pháp luật với tư cách là cơ quan giúp Quốc hội về lĩnh vực lập phápcho nên có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thốngnhất của hệ thống pháp luật đối với các dự thảo luật, pháp lệnh do Hộiđồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra Điều đó
có nghĩa là các dự thảo luật, pháp lệnh có liên quan đến lĩnh vực chuyênngành kinh tế –xã hội thì các Uỷ ban chuyên môn tương ứng chỉ chịutrách nhiệm nội dung, còn tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của
dự thảo với hệ thống pháp luật, kỹ thuật lập pháp sẽ do Uỷ ban pháp luậtđảm nhiệm
Trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình dự án luật thìQuốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Uỷ ban lâm thời để
Trang 21thẩm tra dự án luật đó; đối với dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghịquyết do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trình, thì Uỷ banThường vụ Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra Theo điều 32 Nghịđịnh 161/2005/NĐ-CP thì Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thẩm tra
dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi cơ quan chủ trì soạnthảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 6điều 2 nghị định số 18/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòngChính phủ
1.4.2 Chủ thể thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của
các cơ quan chính quyền địa phương
- Chủ thể thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật dù được ban hành ở cấp nào cũng tácđộng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, do đó cơchế “kiểm tra trước văn bản” phải được áp dụng đối với cả cơ quan chínhquyền địa phương trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm phápluật Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân năm 2004 đã quy định thẩm định là một khâu bắt buộctrong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện nhằm đảm bảo và nângcao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền địaphương Vai trò thẩm định được giao cho cơ quan tư pháp, là cơ quantham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân trong lĩnh vực tư pháp Tínhchất của thẩm định ở đây đóng vai trò tham mưu, bảo đảm tính pháp lý vàtính toàn diện của dự thảo văn bản Uỷ ban nhân dân sẽ quyết định việctrình hay không trình đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân,ban hành hay không ban hành đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷban nhân dân
Trang 22Cơ chế thẩm định chỉ đặt ra đối với dự thảo nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình, đối với dựthảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện do Uỷ ban nhân dâncùng cấp trình thì Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 không đặt ra quy chế này.Theo Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dânn năm 2004 và Điều 21 của Nghị định số91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định: Dự thảo nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình phảiđược cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhândân.
Thẩm định dự thảo văn bản là giai đoạn kiểm tra trước văn bản, cóvai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độxây dựng dự thảo văn bản Do đó, để bảo đảm công tác xây dựng phápluật của cơ quan chính quyền cấp tỉnh dần dần đi vào nề nếp thì cùng vớiviệc quy định thẩm định là một khâu bắt buộc trong việc soạn thảo, banhành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Luật cũng quy địnhthẩm định là một khâu bắt buộc trong việc soạn thảo, ban hành quyếtđịnh, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện Cơ quan tư phápcùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực tưpháp, do đó với vị trí là cơ quan chuyên môn, giúp việc thì ý kiến thẩmđịnh của cơ quan tư pháp cũng chỉ có tính chất tham mưu Theo Điều 38
và Điều 42 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 thì: Dự thảo quyết định, chỉ thị của
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phải được cơ quan tư pháp cùng cấpthẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân Như vậy, hoạt động thẩmđịnh được giao cho Sở Tư pháp (trong việc thẩm định văn bản quy phạm
Trang 23pháp luật của cấp tỉnh) và Phòng Tư pháp tiến hành (đối với văn bản quyphạm pháp luật của cấp huyện)
- Chủ thể thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật
Cùng với việc quy định thẩm định là khâu bắt buộc trong quy trìnhsoạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện thì hoạt động thẩm tra cũng được quy định là một khâu bắt buộctrong quy trình soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện Thẩm tra là giai đoạn kiểm tra trước văn bản, có vai trò quan trọngtrong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung Mụcđích của kiểm tra trước là xem xét một cách toàn diện hình thức và nộidung văn bản nhằm đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thốngnhất của văn bản với hệ thống pháp luật, tính đúng đắn cũng như kỹ thuậtthể hiện văn bản; phát hiện những khiếm khuyết của văn bản để kịp thờikhắc phục ngay từ giai đoạn chuẩn bị trình và xem xét thông qua Đây làmột trong những biện pháp bảo đảm chất lượng của văn bản; tăng cườngnguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật So sánh vớicông việc thẩm định thì quy trình, phạm vi thẩm tra không khác nhiều sovới thẩm định Điểm khác nhau chủ yếu là về thẩm quyền và hình thứcthẩm tra
Các Ban của Hội đồng nhân dân là bộ phận tham mưu giúp việccho Hội đồng nhân dân Do đó, vai trò thẩm tra dự thảo nghị quyết củaHội đồng nhân dân được giao cho Ban của Hội đồng nhân dân Hoạt độngthẩm tra ở đây cũng chỉ đóng vai trò tham mưu, bảo đảm phương diệnpháp lý của dự thảo nghị quyết, còn việc xem xét, thông qua ban hànhnghị quyết do Hội đồng nhân dân quyết định Việc phân công Ban củaHội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết được thực hiện ngay từgiai đoạn lập chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.Theo Điều 27 và Điều 31 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật củaHội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004 quy định: Dự thảo nghị
Trang 24quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phải được Ban của Hộiđồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân.
Luật không quy định giai đoạn thẩm định đối với dự thảo nghịquyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, thẩm tra vẫn là khâubắt buộc trong việc soạn thảo, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhândân cấp huyện Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyệnphải được Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp thẩm tra trước khi trìnhHội đồng nhân dân Đối với dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhândân các cấp Luật không quy định thẩm tra là giai đoạn bắt buộc Như vậy,hoạt động thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật chỉ được tiến hành với dựthảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện do Ban củaHội đồng nhân dân tiến cùng cấp tiến hành, đối với dự thảo quyết định,chỉ thị Luật không quy định giai đoạn này
1.5 Giá trị pháp lý và ý nghĩa của hoạt động thẩm định, thẩm tra
văn bản quy phạm pháp luật.
Là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạmpháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữachủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiệnvăn bản đó Nếu không có thẩm định, thẩm tra thì đối tượng ban hành sẽkhó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợppháp, tính khả thi của dự án, dự thảo văn bản Chẳng hạn, cùng một nộidung mà nghị định của Chính phủ quy định khác so với luật hoặc pháplệnh, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập,hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì giá trị pháp lý của
dự án đó trên thực tế không có khả năng thực hiện Với tư cách là nhữngđánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra
là định hướng chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể banhành dự án, dự thảo Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có ý nghĩa làm
Trang 25cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký ( cơ quan có thẩmquyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình tự thực hiện các dự án, dựthảo đó sau khi được ban hành
Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có ý nghĩa làm giảm bớt sự căngthẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan (khi giải quyết nhữngvấn đề có tính chất liên ngành) bằng cách cung cấp những thông tin cầnthiết và thiết kế lại một hoặc nhiều những vấn đề còn có ý kiến khácnhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việcsoạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và cóhiệu lực Kinh nghiệm trong những năm qua (từ khi có Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 1996) đến nay cho thấy, các cơ quanban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xâydựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoahọc, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự án, dự thảo Chất lượng thẩmđịnh, thẩm tra một dự án, dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xâydựng pháp luật, tác động tới quy mô của việc thực hiện pháp luật Ngượclại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thểsoạn thảo, ban hành và kết quả là, dự án, dự thảo sẽ gây thiệt hại cho xãhội Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt, không nắm bắt, tuân thủcác quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽlàm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian đểgiải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luậthiện hành
Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người cóthẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự án, dựthảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng
dự án, dự thảo Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quyphạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự án,
dự thảo cho các Bộ, ngành chủ trì xây dựng nội dung thì việc xem xét,
Trang 26đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm bảo đảm chất lượng là việclàm không thể thiếu được Thông thường, xây dựng dự án, dự thảo chỉkhai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình màkhó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng banđầu ấy(của Bộ, ngành) nhiệm vụ của những người làm công tác thẩmđịnh cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho những ý tưởng đó trởthành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.
Hơn nữa, thẩm định, thẩm tra còn có giá trị: buộc chủ thể soạn thảohoặc ban hành dự án, dự thảo phải tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định;
Có thể phủ quyết một phần hoặc toàn bộ nội dung của dự thảo, dự án; đưa
ra kiến nghị, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định vàtạo ra cơ chế phối hợp giải quyết công việc có tính chất liên ngành giữachủ thể soạn thảo hoặc ban hành dự án, dự thảo với các cơ quan, tổ chứchữu quan; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hànhhoặc ban hành mới dự án, dự thảo Như vậy, ngoài giá trị là xem xét,kiểm tra (đôi khi là tư vấn) công tác thẩm định, thẩm tra còn tạo ra một cơchế bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các ý kiến của cơ quan thẩm định.Giá trị pháp lý này ở nước ta còn bị coi nhẹ ở một số nước, vai trò thẩmđịnh không chỉ dừng lại ở xem xét, kiến nghị mà chủ thể thẩm định còn
có thể đưa các dự án, dự thảo ra trước công luận( báo chí) hoặc đề nghịxem xét dự án, dự thảo trước Toà Hành chính (như ở Pháp và một sốbang của CHLB Đức), hoặc Chính phủ trao thẩm quyền đình chỉ cho cơquan thẩm định và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, huỷ
bỏ văn bản đó
Trang 272.1.1 Một số thành tựu trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản
quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương.
Qua 20 năm đổi mới, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thốngpháp luật ngày càng đồng bộ, tạo được bước chuyển biến cơ bản tronghoạt động quản lý nhà nước từ chủ yếu bằng chính sách, mệnh lệnh hànhchính sang quản lý bằng pháp luật Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã tạo cơ sở pháp lýđồng bộ, thống nhất cho quy trình lập pháp, lập quy, đáp ứng được nhữngvướng mắc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trongthời kỳ đổi mới Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật là một trongnhững yếu tố cơ bản bảo đảm tính thực thi, tính hiệu lực và hiệu quả củapháp luật trong cuộc sống Vì vậy, làm thế nào để bảo đảm chất lượngcủa chúng luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2002) đã quy địnhnhững cơ chế, phương pháp để bảo đảm mục tiêu này, trong đó, có cơ chếthẩm định
“Thẩm định” là một chế định luật Lần đầu tiên, tại Điều 29 vàĐiều 63 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 đã quy địnhtrách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định các dự án luật, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ xemxét, quyết định Có thể khẳng định thẩm định là một hoạt động mang tính
Trang 28chất tiền kiểm do một cơ quan chuyên trách thực hiện Cùng với các hoạtđộng nghiên cứu, soạn thảo, góp ý kiến, thẩm tra, hoạt động thẩm địnhnhằm góp phần bảo đảm chất lượng của thể thức cũng như nội dung của
dự án, dự thảo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật của nhà nước ta Qua hơn 10 năm triển khai, hoạt động thẩm định đãđạt được một số thành tựu cơ bản, góp phần quan trọng vào hoạt độngsoạn thảo, ban hành văn bản của nhà nước ta Một số nguyên tắc cơ bảncủa công tác thẩm định, nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và khoahọc, trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định cũng như các điều kiện bảođảm cho công tác thẩm định đã được xác lập và dần đi vào nề nếp Chấtlượng, hiệu quả công tác thẩm định dần được nâng cao thể hiện tương đốiđầy đủ tính chất tham mưu, phản biện của công tác này
Với vai trò là một trong những khâu quan trọng trong quy trình lậppháp ở nước ta, thẩm định góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp,tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thốngpháp luật Nhận thức được vai trò của hoạt động thẩm định văn bản quyphạm pháp luật, trong thời gian qua, Lãnh đạo Bộ Tư pháp luôn xác địnhđây là mảng công tác quan trọng của Bộ, của Ngành và dành nhiều ưutiên cũng như sự quan tâm chỉ đạo tới công tác này với mong muốn tạo ranhững chuyển biến mạnh mẽ, tích cực hơn Đối với Bộ nói chung và cácđơn vị xây dựng pháp luật nói riêng thì thẩm định văn bản quy phạmpháp luật là mảng hoạt động quan trọng với khối lượng công việc lớn,tính chất công việc phức tạp Chỉ tính riêng năm công tác 2007, theoChương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Chương trìnhcông tác năm 2007 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thì năm 2007,
Bộ Tư pháp phải thẩm định 25 dự án luật, 05 dự án pháp lệnh, 03 nghịquyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 145 nghị định, 02 nghịquyết của Chính phủ, 74 quyết định và 13 chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ và 302 đề án khác Tính từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/11/2007,
Trang 29Bộ Tư pháp đã thực hiện thẩm định xong cho 315 dự thảo văn bản phápluật, trong đó thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là 304 dựthảo chiếm 96,5 %, thẩm định Điều ước quốc tế là là 11 dự thảo văn bảnchiếm 3,5 %, với 34 lĩnh vực khác nhau Các dự án, dự thảo khá đa dạng,liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội,đối ngoại, an ninh – quốc phòng của nước ta Trung bình Bộ Tư phápthẩm định 28 văn bản trong một tháng Tổng số các đơn vị chủ trì chuẩn
bị báo cáo thẩm định là: 06 đơn vị, trong đó tỷ lệ về khối lượng thẩm địnhcác dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lĩnh vực thẩm địnhnhư: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế thẩm định 132/304 dự thảo (tỷ lệ 43,4
%) gồm 14 lĩnh vực khác nhau; Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính thẩmđịnh 114/304 dự thảo (tỷ lệ 37,5 %) gồm 10 lĩnh vực khác nhau; Vụ Phápluật Quốc tế thẩm định 42/304 dự thảo (tỷ lệ 13,8 %) gồm 06 lĩnh vựckhác nhau; Viện Khoa học pháp lý thẩm định 13/304 dự thảo (tỷ lệ 4,6
%) gồm 02 lĩnh vực khác nhau; Cục Trợ giúp pháp lý thẩm định 01/304
dự thảo (tỷ lệ 0,3 %) ; Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định 01/304 dự thảo (tỷ lệ0,3% )2
Số liệu trên cho thấy các văn bản thẩm định của Bộ có khối lượngkhá lớn trong một năm, lĩnh vực thẩm định tương đối rộng Nhiệm vụ chủtrì soạn thảo công văn thẩm định tập trung chủ yếu vào 03 đơn vị xâydựng pháp luật, nhất là hai vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và Hình sự -Hành chính (chiếm 80,9% tổng số văn bản thẩm định) Qua nghiên cứucác công văn thẩm định của Bộ trong năm 2007, cho thấy đa số các côngvăn thẩm định đều đề cập đến sự cần thiết ban hành văn bản; sự phù hợpvới đường lối chính sách của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tínhthống nhất và đồng
2 2 Bộ Tư pháp - Hội thảo khoa học - thực tiễn Các giải pháp nâng cao chất lượng lượng thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội -Tháng 12 - 2007
Trang 30bộ trong hệ thống pháp luật của dự thảo gửi thẩm định Ví dụ: Trong 44
dự thảo nghị định do Vụ pháp luật Dân sự Kinh tế thẩm định có 44/44 đềcập đến tính cần thiết; 40/44 đề cập đến tính hợp hiến, tính hợp pháp, tínhthống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật Đối tượng, phạm vi điềuchỉnh, tính khả thi của dự thảo đều được các công văn thẩm định đề cậpđến, sự phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việctuân thủ trình tự thủ tục soạn thảo và vấn đề ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảovăn bản đều được thể hiện rõ trong các công văn thẩm định
Nhìn chung, công tác thẩm định đã được nâng cao về chất lượng,không có sai sót gì lớn về quan điểm chính trị, về chuyên môn nghiệp vụpháp lý Công tác thẩm định đã dần đi vào nề nếp, góp phần xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật, phục vụ kịp thời cho công cuộc đổi mớiđất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thế giới vàkhu vực Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định đã dần dần được tăngthêm về số lượng, nâng cao về trình độ, ít nhiều đã có kinh nghiệm trongcông tác này Công tác thẩm định và tiếp thu ý kiến thẩm định đã gópphần hoàn thiện cơ bản về hình thức, thể thức, tính pháp lý của văn bản;hạn chế sự chồng chéo, đảm bảo tính thống nhất của văn bản giữa các cơquan Việc thẩm định dự thảo trước khi trình các cấp ban hành đã bảođảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án luật,pháp lệnh trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trước khi trìnhChính phủ Nhờ công tác thẩm định đã khắc phục được tính “cục bộ”trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Đồng thời, cơ quanthẩm định đã kịp thời đưa ra các đề xuất hay để xử lý các vấn đề còn có ýkiến khác nhau giữa các Bộ, ngành làm cơ sở cho Chính phủ, các cơ quan
có thẩm quyền xem xét, quyết định
Khác với thẩm định, hoạt động thẩm tra thuộc về Hội đồng dân tộc
và các Uỷ ban của Quốc hội Để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tínhthống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật Thời gian qua Hội đồng
Trang 31dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra nhiều dựthảo.Trong số những Uỷ ban của Quốc hội được giao nhiệm vụ thẩm trathì Uỷ ban pháp luật giữ vai trò quan trọng nhất Quốc hội khoá IX đãthông qua 41 luật, thì Uỷ ban pháp luật của Quốc hội chủ trì thẩm tra 18luật, chiếm 43 % số lượng luật được thông qua; Uỷ ban Thường vụ Quốchội đã thông qua 43 pháp lệnh thì Uỷ ban pháp luật chủ trì thẩm tra 16pháp lệnh, chiếm 37,2 % Với số liệu trên cho thấy trách nhiệm và vai tròcủa Uỷ ban pháp luật trong hoạt động thẩm tra dự thảo luật và pháp lệnh
là rất lớn Như vậy, cùng với hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo vănbản quy phạm pháp luật đã góp phần nâng cao được chất lượng các dựthảo, đảm bảo được tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộcủa các dự thảo trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm tra đã được nâng cao về chuyên mônnghiệp vụ và ý thức được trách nhiệm của mình khi tiến hành hoạt độngthẩm tra Ngoài ra, thời hạn thẩm tra cũng dần đáp ứng được yêu cầu,đảm bảo đúng tiến độ, thời hạn trình báo cáo thẩm tra Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội 2007 đã quy định rõ tráchnhiệm thẩm tra của từng Uỷ ban của Quốc hội theo các lĩnh vực mà các
Uỷ ban phụ trách đã tạo ra cơ sở pháp lý để các Uỷ ban làm tốt công tácnày
Từ thực tế trên cho thấy, hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bảnquy phạm pháp luật đã được các cơ quan tiến hành thường xuyên trongnhiều năm qua và đạt được những kết quả đáng khích lệ Hoạt động thẩmđịnh được xác định là một giai đoạn bắt buộc trong quy trình xây dựngvăn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiệnnghiêm túc Qua đó, phát huy được vai trò bảo đảm tính hợp hiến, hợppháp, tính thống nhất cho mỗi dự thảo và qua đó chất lượng văn bản quyphạm pháp luật ngày càng được nâng cao Điều đó càng khẳng định hoạtđộng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật ngày càng trở lên