Những tồn tại và khuyết điểm trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật (Trang 39 - 43)

- Chủ thể thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

22. Bộ Tư pháp Hội thảo khoa học thực tiễn Các giải pháp nâng cao chất lượng lượng thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội Tháng 12

2.2.2. Những tồn tại và khuyết điểm trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền địa

tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền địa phương.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp năm 2008 được xác định là công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật . Nhưng những thông tin như thế này đã đặt ra câu hỏi lớn đối với hoạt động thẩm định hiện nay: năm 2007, Bình Thuận kiểm tra được gần

60.000 văn bản, Nam Định hơn 34.000, Thanh Hoá hơn 50.000…Riêng Thái Nguyên, trong năm 2007 đã thẩm định, góp ý hơn 10.000 văn bản. Thái Bình soạn thảo hơn ba nghìn văn bản, trong khi Thừa Thiên Huế gần 2.400 văn bản. Không biết có sai sót gì khi nhập dữ liệu, nếu không cần xem xét lại cách ban hành và thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật ở những địa phương này4.

Xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. ở đó, hệ thống văn bản pháp quy phải được thống nhất cao độ. Công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành, do đó, cần được đẩy mạnh đồng thời với việc nâng cao năng lực xây dựng văn bản pháp quy và ra quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước và chính quyền cơ sở. Những số liệu trên cho thấy, tình trạng ban hành văn bản tuỳ tiện của các địa phương đã làm cho hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Chất lượng văn bản do các địa phương ban hành đang đặt trong tình trạng báo động. Điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác xây dựng pháp luật ở địa phương, một trong những hạn chế thường thấy là hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Qua khảo sát ở một số địa phương cho thấy vai trò thẩm tra của các Ban của Hội đồng nhân dân và thẩm định của Sở Tư pháp không được chú trọng, thậm chí rất mờ nhạt. Những tồn tại trong hoạt động thẩm tra của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân thường thấy như: Số lượng báo cáo, đề án tại các kỳ họp, nhất là kỳ họp thường lệ khá nhiều, có báo cáo hàng chục trang, chứa đựng nhiều thông số kỹ thuật chuyên ngành, thuật ngữ kinh tế, pháp lý... Trong khi đó, thời gian thẩm tra ngắn đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện, cụ thể các vấn đề, mà các thành viên ban thẩm tra hầu hết lại hoạt động kiêm nghiệm nên khó đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Dự thảo báo cáo, đề án thường được giao cho chuyên viên thẩm tra và xây dựng; Trưởng hoặc Phó ban chuyên 4Theo Người đại biểu.com.vn – Trang thông tin điện tử của quốc hội

trách xem xét dự thảo rồi bố trí một cuộc họp ban vào trước ngày khai mạc kỳ họp để nghiên cứu và thống nhất báo cáo thẩm tra. Trong khi đó, cán bộ chuyên việc giúp việc cho Ban chỉ có một hai người, hiểu biết không toàn diện, do đó chất lượng thẩm tra thường thấp. Mặt khác, kinh phí tài liệu và phương tiện phục vụ công tác thẩm tra chưa đầy đủ nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động này.

Việc thẩm định pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành và về nguyên tắc thuộc trách nhiệm của các cơ quan tư pháp địa phương ( Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp ). Nhưng thực tế ở một số địa phương còn có tình trạng nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân do các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân hoặc do thư ký của Uỷ ban nhân dân phụ trách từng lĩnh vực tự soạn thảo, không có sự thẩm định của cơ quan tư pháp nhưng vẫn được trình Uỷ ban nhân dân ký ban hành. Theo báo cáo tình hình xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật năm 2007 của Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang cho thấy: một số văn bản khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành chưa lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp nhưng vẫn được trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký ban hành. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là nhiều văn bản của Uỷ ban nhân dân có vi phạm về thủ tục, về hình thức văn bản, về nội dung quy định nhưng chúng chỉ được các cơ quan tư pháp địa phương phát hiện sau khi văn bản đã được ban hành. Ví dụ: theo báo cáo của tỉnh Bình Định, do không tuân thủ trình tự lấy ý kiến thẩm định của cơ quan tư pháp trong quá trình soạn thảo văn bản nên có đến 20,9 % tổng số văn bản được ban hành và được rà soát có vi phạm về nội dung và hình thức. Có nơi trong tỉnh, thậm chí cứ 4 văn bản được ban hành thì có 1 văn bản vi phạm về nội dung và hình thức.

ở một số địa phương, khi quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã không quy định rõ

Sở Tư pháp là cơ quan có chức năng thẩm định tính pháp lý của dự thảo văn bản như: Thanh Hoá, Bình Định, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế…Hoặc ở tỉnh Yên Bái, do một số ngành chức năng quản lý lĩnh vực cụ thể cho rằng cơ quan tư pháp không am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ trong từng lĩnh vực quản lý cụ thể nên không cần thiết phải có ý kiến tham gia của Sở Tư pháp đối với dự thảo văn bản mà các ngành đó trực tiếp soạn thảo rồi trình Uỷ ban nhân dân xem xét, ban hành.

Việc gửi văn bản quy phạm pháp luật đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền thẩm định vẫn chưa được thực hiện triệt để. Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành vi phạm các điều kiện đánh giá tính hợp pháp của văn bản chiếm tỷ lệ khá cao (như Tuyên Quang chiếm tỷ lệ 66,14%). Điều này thể hiện sự yếu kém của công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra ở địa phương còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm chuyên môn; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thầm định, thẩm tra ở cấp huyện chưa đảm bảo, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Những hạn chế, bất cập trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật ở các địa phương vẫn tồn tại là do nhiều nguyên nhân, trong đó hầu hết các địa phương, các ban ngành chưa xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật, chưa nhận thức hết tác hại của việc bỏ qua công tác này. Một nguyên nhân cũng cần nói thêm ở đây là việc ở nhiều địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp còn quá mỏng, chưa đủ sức đảm đương trách nhiệm được giao. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra còn yếu về nghiệp vụ, không thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra, nên đã xảy ra những sai sót trong công tác

văn bản có thể dễ dàng nhận thấy là do trình độ non yếu của cán bộ làm công tác nghiệp vụ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w