Một số thành tựu trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật (Trang 27 - 29)

- Chủ thể thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

2.1.1. Một số thành tựu trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương.

2.1.1. Một số thành tựu trong hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương. quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương.

Qua 20 năm đổi mới, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, tạo được bước chuyển biến cơ bản trong hoạt động quản lý nhà nước từ chủ yếu bằng chính sách, mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho quy trình lập pháp, lập quy, đáp ứng được những vướng mắc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm tính thực thi, tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống. Vì vậy, làm thế nào để bảo đảm chất lượng của chúng luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2002) đã quy định những cơ chế, phương pháp để bảo đảm mục tiêu này, trong đó, có cơ chế thẩm định.

“Thẩm định” là một chế định luật. Lần đầu tiên, tại Điều 29 và Điều 63 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 đã quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Có thể khẳng định thẩm định là một hoạt động mang tính

chất tiền kiểm do một cơ quan chuyên trách thực hiện. Cùng với các hoạt động nghiên cứu, soạn thảo, góp ý kiến, thẩm tra, hoạt động thẩm định nhằm góp phần bảo đảm chất lượng của thể thức cũng như nội dung của dự án, dự thảo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước ta. Qua hơn 10 năm triển khai, hoạt động thẩm định đã đạt được một số thành tựu cơ bản, góp phần quan trọng vào hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản của nhà nước ta. Một số nguyên tắc cơ bản của công tác thẩm định, nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và khoa học, trình tự, thủ tục và thời hạn thẩm định cũng như các điều kiện bảo đảm cho công tác thẩm định đã được xác lập và dần đi vào nề nếp. Chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định dần được nâng cao thể hiện tương đối đầy đủ tính chất tham mưu, phản biện của công tác này.

Với vai trò là một trong những khâu quan trọng trong quy trình lập pháp ở nước ta, thẩm định góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Nhận thức được vai trò của hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, trong thời gian qua, Lãnh đạo Bộ Tư pháp luôn xác định đây là mảng công tác quan trọng của Bộ, của Ngành và dành nhiều ưu tiên cũng như sự quan tâm chỉ đạo tới công tác này với mong muốn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực hơn. Đối với Bộ nói chung và các đơn vị xây dựng pháp luật nói riêng thì thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là mảng hoạt động quan trọng với khối lượng công việc lớn, tính chất công việc phức tạp. Chỉ tính riêng năm công tác 2007, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và Chương trình công tác năm 2007 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thì năm 2007, Bộ Tư pháp phải thẩm định 25 dự án luật, 05 dự án pháp lệnh, 03 nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 145 nghị định, 02 nghị quyết của Chính phủ, 74 quyết định và 13 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 302 đề án khác. Tính từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/11/2007,

Bộ Tư pháp đã thực hiện thẩm định xong cho 315 dự thảo văn bản pháp luật, trong đó thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là 304 dự thảo chiếm 96,5 %, thẩm định Điều ước quốc tế là là 11 dự thảo văn bản chiếm 3,5 %, với 34 lĩnh vực khác nhau. Các dự án, dự thảo khá đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh – quốc phòng của nước ta. Trung bình Bộ Tư pháp thẩm định 28 văn bản trong một tháng. Tổng số các đơn vị chủ trì chuẩn bị báo cáo thẩm định là: 06 đơn vị, trong đó tỷ lệ về khối lượng thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lĩnh vực thẩm định như: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế thẩm định 132/304 dự thảo (tỷ lệ 43,4 %) gồm 14 lĩnh vực khác nhau; Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính thẩm định 114/304 dự thảo (tỷ lệ 37,5 %) gồm 10 lĩnh vực khác nhau; Vụ Pháp luật Quốc tế thẩm định 42/304 dự thảo (tỷ lệ 13,8 %) gồm 06 lĩnh vực khác nhau; Viện Khoa học pháp lý thẩm định 13/304 dự thảo (tỷ lệ 4,6 %) gồm 02 lĩnh vực khác nhau; Cục Trợ giúp pháp lý thẩm định 01/304 dự thảo (tỷ lệ 0,3 %) ; Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định 01/304 dự thảo (tỷ lệ 0,3% )2.

Số liệu trên cho thấy các văn bản thẩm định của Bộ có khối lượng khá lớn trong một năm, lĩnh vực thẩm định tương đối rộng. Nhiệm vụ chủ trì soạn thảo công văn thẩm định tập trung chủ yếu vào 03 đơn vị xây dựng pháp luật, nhất là hai vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và Hình sự - Hành chính (chiếm 80,9% tổng số văn bản thẩm định). Qua nghiên cứu các công văn thẩm định của Bộ trong năm 2007, cho thấy đa số các công văn thẩm định đều đề cập đến sự cần thiết ban hành văn bản; sự phù hợp với đường lối chính sách của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất và đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w