1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế việt nam

74 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP) là một trong những chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn và lao động, là căn cứ quan trọng để phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ của mỗi ngành, mỗi địa phương hay một quốc gia. Chính vì vậy năng suất các nhân tố tổng hợp đã trở thành chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, đang được nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước thuộc Tổ chức Năng suất Châu Á (viết tắt trong tiếng Anh là APO) quan tâm nghiên cứu để áp dụng. Với lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp đế góp phần làm rõ ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua.

MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt 3 Danh mục bảng 4 Danh mục hình 5 Lời mở đầu 1 Chương I 4 Cơ sở lý luận về năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 4 1.1 Cơ sở lý luận về năng suất nhân tố tổng hợp 4 1.1.1 Khái niệm về năng suất 4 1.1.2 Khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp 6 1.1.3 Các nhân tố đánh giá năng suất nhân tố tổng hợp 8 1.1.4 Phương pháp đo lường tốc độ gia tăng năng suất tổng hợp 9 1.2 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế 11 1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 11 1.2.2 Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế 12 1.2.3 Phương pháp đo lường tốc độ tăng trưởng 19 1.3 Vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế 20 Chương II 23 Thực trạng vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế 23 Việt Nam 23 2.1 Thực trạng tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 23 2.1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 24 2.1.2 So sánh tốc độ tăng GDP của Việt Nam với một số nước châu Á 29 2.1.3 GDP bình quân đầu người 30 2.1.4 GDP bình quân đầu người với một số nước châu Á 32 2.2 Thực trạng vấn đề năng suất nhân tố tổng hợp tại Việt Nam 33 2.3 Đánh giá vai trò của TFP vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 39 2.4 Những khó khăn còn tồn tại 42 2.4.1 Vấn đề năng suất lao động và cơ cấu lao động 43 2.4.2 Năng suất lao động và kỹ năng 46 2.4.3 Nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như các doanh nghiệp về vai trò và tác dụng của TFP còn hạn chế 52 2.4.4 Hiệu quả đầu tư thấp 53 Chương III 54 Kinh nghiệm thành công của một số nước và Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của TFP Trong thời gian tới 54 3.1 Kinh nghiệm thành công của một số nước châu Á 54 3.1.1 Hàn Quốc tăng tỷ trọng TFP thông qua đầu tư vào khoa học công nghệ 54 3.1.2 Xin-ga-po với chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao 56 3.2 Một số kiến nghị và chính sánh nhằm nâng cao tỷ trọng và tác dụng của TFP trong thời gian tới 58 3.2.1 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 58 3.2.2 Nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp 60 3.2.3 Tăng cường đổi mới công nghệ 61 3.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 63 3.2.5 Hình thành phong trào năng suất rộng khắp trong cả nước và trong tất cả các ngành, các lĩnh vực 64 3.2.6 Về công tác thống kê 65 Kết luận 67 Tài liệu tham khảo 68 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APO: Tổ chức Năng suất châu Á (Asian Productivity Organization) CMKT: Chuyên môn kỹ thuật CN-XD: Công nghiệp – xây dựng DV: Dịch vụ FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNI: Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income) GNP: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product) KHKT: Khoa học kỹ thuật NLN, TS: Nông lâm nghiệp, thủy sản ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Offical Development Assistance) R&D: Nghiên cứu và phát triển (Research and Development) TFP: Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Để tồn tại và phát triển, thì bất kỳ một quốc gia nào cũng phải dựa vào sự tăng trưởng của chính mình. Muốn đạt được sự tăng trưởng thì cần phải tăng năng suất bởi vì tăng trưởng và tăng năng suất có quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó tăng năng suất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phát triển bền vững của mỗi xã hội. Từ xưa tới nay các nhà học giả kinh điển cũng như hiện đại đều coi năng suất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và sự tiến bộ chung của toàn nhân loại. Năng suất tác động một cách tổng hợp đến tất cả các hoạt động sản xuất của xã hội, là yếu tố cần thiết để nâng cao cuộc sống của con người. Tăng năng suất đảm bảo sự phồn vinh của mỗi quốc gia và đối với sự tiến bộ của xã hội loài người nói chung. Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế, tự do hoá thương mại và sự cạnh tranh gay gắt thì vai trò tăng năng suất có một tầm cao mới. Nâng cao năng suất được coi là thúc đẩy nội lực của các hoạt động kinh tế, là nguồn gốc, nền tảng của sự phát triển bền vững của xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP) là một trong những chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn và lao động, là căn cứ quan trọng để phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ của mỗi ngành, mỗi địa phương hay một quốc gia. Chính vì vậy năng suất các nhân tố tổng hợp đã trở thành chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, đang được nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước thuộc Tổ chức Năng suất Châu Á (viết tắt trong tiếng Anh là APO) quan tâm nghiên cứu để áp dụng. Với lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp đế góp phần làm rõ ảnh hưởng của năng suất nhân tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua. 2 2. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, không có nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề ảnh hưởng của TFP tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra những phương pháp và công thức tính tác động của TFP tới tăng trưởng. Tiêu biểu là các công trình: Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp theo cách tiếp cận thống kê của Phó Giáo sư Tiến sĩ Tăng Văn Khiên đã đề cập đến quá trình hình thành công thức tính tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp chung. Viện Năng suất Việt Nam cũng đưa ra một số bài báo khoa học về khái niệm và cách tính TFP. Ngoài ra, báo cáo năng suất của Viện Năng suất cũng có khái quát qua đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tuy nhiên, báo cáo chưa được cập nhật số liệu mới nhất. Ngoài ra còn một số công trình nhưng chỉ đưa ra được ảnh hưởng TFP lên từng ngành nhỏ cụ thể hoặc của một tỉnh, doanh nghiệp nào đó mà các dữ liệu vẫn chưa được cập nhật đến thời gian gần đây. Chính vì thế, khóa luận “Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam” sẽ đánh giá ảnh hưởng của TFP vào tăng trưởng, đưa ra những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải và kết hợp các bài học kinh nghiệm từ các nước để rút ra những kiến nghị góp phần nâng cao tỷ trọng và tác dụng của TFP. 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu, bài viết đề cập đến vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và câu hỏi đặt ra là liệu TFP có tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế hay không. Về phạm vi nghiên cứu, giới hạn về thời gian của khóa luận từ năm 2006 đến năm 2014. Giới hạn về không gian là địa bàn Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích, đưa ra những đánh giá dựa trên dẫn chưng và chứng minh bằng số liệu cụ thể kết hợp với lý luận và thực tiễn bên cạnh việc mô hình hóa. 3 Về nguồn số liệu, đề tài sử dụng nguồn số liệu từ trang web của Tổng cục Thống kê, trang web của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu trong Niên giám Thống kê và Báo cáo Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chương 2: Thực trạng vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chương 3: Kinh nghiệm thành công của một số nước và một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của TFP trong thời gian tới. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc Sĩ Lê Thảo Huyền, người đã tận tình hỗ trợ về kiến thức chuyên môn, giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường, thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội. Lời cuối cùng, em muốn cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tinh thần để giúp em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Trần Cường 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận về năng suất nhân tố tổng hợp 1.1.1 Khái niệm về năng suất Quá trình sản xuất xã hội đòi hỏi phải có đủ 3 yếu tố tham gia: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Lao động (con người) sử dụng tư liệu lao động, công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của cá nhân cũng như xã hội. Mối tương quan - giữa một bên là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh và một bên là sản phẩm được tạo ra trong quá trình đó; được gọi là năng suất. Theo ngôn ngữ hiện đại, phần lao động + đối tượng lao động + tư liệu lao động đã sử dụng trong quá trình sản xuất được gọi là “đầu vào”. Còn sản phẩm kết quả sản xuất được tạo ra tương ứng với đầu vào đã được sử dụng gọi là “đầu ra”. Năng suất chính là quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào. Vậy năng suất hiểu một cách khái quát nhất chính là quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào. Mối quan hệ tích số giữa đầu ra và đầu vào này được thể hiện dưới công thức sau: Đầu ra = Năng suất * Đầu vào Từ xa xưa, loài người đã mong muốn làm việc “ngày một tốt hơn”, “hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay”. Đó là ước mơ tự nhiên, là ham mê bản chất nhất của con người; đó là niềm tin, hy vọng, là động lực nội tâm của mỗi con người, thôi thúc con người tìm mọi cách để làm việc sao cho đạt kết quả nhiều hơn, có năng suất cao hơn, với chất lượng tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ không ngừng của nhân loại. 5 Tuy nhiên, khái niệm về năng suất được hình thành muộn hơn và cũng có quá trình phát triển lịch sử của nó, từ thấp lên cao, từ giản đơn đến phức tạp và được hoàn chỉnh dần. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu (khoảng cuối thế kỷ thứ 18), cuộc cách mạng trong kỹ thuật sản xuất thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, chuyển từ công trường thủ công sang công xưởng sản xuất, và cũng chính từ đó xuất hiện nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, mở rộng phân công lao động xã hội, thì nền công nghiệp đã có những bước tiến nhảy vọt, “khả năng, hiệu quả” của sản xuất đạt trình độ cao hơn hẳn trước đó, thì thuật ngữ năng suất cũng được bắt đầu xuất hiện. Và cũng phải trải qua một thế kỷ mới hình thành rõ nét với ý nghĩa thông thường lúc đó như là một “khả năng sản xuất của con người” - năng suất chỉ có giới hạn chủ yếu và đồng nhất với năng suất lao động. Hiện nay, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa do Uỷ ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh châu Âu họp tại Roma năm 1959 đưa ra; định nghĩa này đã được các nước thừa nhận và áp dụng; theo đó, năng suất là phong cách nhằm tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới. Khái niệm mới về năng suất bao hàm nội dung trong khi coi trọng sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào với suất tiêu hao lao động và nguyên vật liệu thấp và hàm lượng trí tuệ - khoa học công nghệ ngày càng cao. Nói tới năng suất, người ta chú trọng hơn yêu cầu tổng số đầu ra phải tăng lên, tăng nhanh hơn tổng số đầu vào, để có ngày càng nhiều sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư, tạo thêm việc làm cho người lao động. Theo một cách khác, tăng năng suất không chỉ tăng thêm kết quả sản xuất của một đơn vị đầu vào mà còn phải tăng thêm ngày càng nhiều số đơn vị có mức năng suất cao. Điều đó có nghĩa là [...]... tính được mức năng suất nhân tố tổng hợp và tính được tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp 1.2 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế 1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại mỗ i quốc gia trong quá trình phát triển, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển và cùng với thời gian,... tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa 1.3 Vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Chúng ta đều đã quen thuộc với khái niệm năng suất lao động Ta đem sản lượng của một nhà máy chia cho số công nhân và có kết quả sản lượng bao nhiêu tấn trên mỗi công nhân mỗi năm Đôi khi năng suất... thì tăng trưởng kinh tế có các khái niệm sau: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong mộ t khoảng thời gian nhất định Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia hoặc sản lượ ng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định Nếu tiếp cận trong dài hạn, thì tăng trưởng kinh tế. .. 2.1.2 So sánh tốc độ tăng GDP của Việt Nam với một số nước châu Á Hì nh 2.4 Tốc độ tăng GDP Việt Nam so với một số nước châu Á giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: % Nguồn: Số liệu Ngân hàng Thế giới Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức khá so với một số nước châu Á và tương đối ổn định Hiện nay, Ấn Độ, Lào và Trung Quốc có tố c độ phát... Mỹ, TFP tăng trưởng nhanh hơn mức đó (2,2%) trong thời gian từ 1948 đến 1973, tăng trưởng chậm (gần 0%) trong thời gian 1973-89, và lại tăng trưởng nhanh hơn kể từ 1990 Các nước châu Mỹ La tinh có tỉ lệ tăng trưởng TFP rất khác biệt nhau, đôi khi âm nhưng ít khi cao hơn 1,5%/năm kể từ 1960 23 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NĂNG SUẤ T NHÂN TỐ TỔNG HỢP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2.1... tăng trưởng kinh tế 1.2.2.1 Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế được xây dựng bởi William Petty (1623 – 1687), Adam Smith (1723 – 1790) và David Ricardo (1772 – 1823) Theo đó, quan điểm này có những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, họ cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó yếu tố căn bản của tăng. .. hình tăng trưởng theo chiều sâu chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ 1.2.3 Phương pháp đo lường tốc độ tăng trưởng Để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế, ta có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn 20 Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh Tốc độ tăng trưởng kinh. .. thiết cho chiến lượng phát triển kinh tế dựa trên TFP Các nhân tố đánh giá năng suất nhân tố tổng hợp: Giáo dục và đào tạo: Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực lượng lao động Nói một cách tổng quát, những công nhân được đào tạo tốt hơn sẽ làm việc năng suất hơn và tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng hơn Đó là lực lượng chủ đạo trong tăng TFP Cơ cấu vốn: Trong thị trường... độ tăng TFP theo phương pháp hạch toán và phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb-Douglas 10 1.1.4.1 Tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp theo phương pháp hạch toá n Công thức tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp ( ) Theo phương pháp hạch toán do Tổ chức Năng suất Châu Á đưa vào áp dụng có dạng: = – (α + β ) Trong đó: là tốc độ tăng giá trị tăng thêm hoặc tốc độ tăng. .. tính) Tốc độ tăng GDP (%) 6,98 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 2.1 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê 25 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng . về năng suất nhân tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chương 2: Thực trạng vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chương 3: Kinh. Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam làm khóa luận tốt nghiệp đế góp phần làm rõ ảnh hưởng của năng suất nhân tố. mức năng suất nhân tố tổng hợp và tính được tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp. 1.2 Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế 1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh

Ngày đăng: 30/06/2015, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Công, 2008, Bài giảng và thựa hành lý thuyết kinh tế vĩ mô, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng và thựa hành lý thuyết kinh tế vĩ "mô
Nhà XB: NXB Lao động
2. Mai Ngọc Cường, 1999, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008, Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000- 2004, NXB Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000-2004
Nhà XB: NXB Kinh tế Quốc dân
4. Trần Thọ Đạt, Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam , Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, tháng 1/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam", Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
5. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung, Vai trò của năng suất tổng hợp nhân tố trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam , Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 169, tháng 7/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của năng suất tổng hợp nhân tố trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
6. Trần Thọ Đạt, Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Bài trình bài tại Diễn đàn Năng suất Chất lượng lần thứ 16 tại Hà Nội, tháng 2/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
8. Tăng Văn Khiên, Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp theo cách tiếp cận thống kê , Tạp chí Khoa học Thống kê, Số 4/2002, trang 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp theo cách tiếp cận thống kê
9. Trịnh Minh Tâm, Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Thành phốHồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp
10.Trần Bình Trọng, 2009, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
12.Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2010, Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp , Hà Nội.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp
1. Bao Dinh Ho, 2012, Total factor productivity in Vietnamese agriculture and its determinants , Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Total factor productivity in Vietnamese agriculture and its determinants
2. ILSSA-Manpower, 2014, Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3. World Bank, 2012, Putting higher education to work, skill and research for growth in East Asia, Regional Report, Washington DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Putting higher education to work, skill and research for growth in East Asia, Regional Report
4. World Bank, 2013, Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy , Hanoi.WEBSITE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy
1. Website của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thành phố Hồ Chí Minh, http://www.chicuctdc.gov.vn/index.php Link
2. Website của Ngân hàng Thế giới, https://www.worldbank.org 3. Website của Tổng cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn/ Link
4. Website của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. http://www.vass.gov.vn/Pages/Index.aspx Link
5. Website của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, http://www.ciem.org.vn/home.aspx Link
7. Tăng Văn Khiên, Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp của công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991 – 2003 Khác
11.Tổng cục Thống kê, 2014, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w