1 Lực lượng lao động bao gồm những người từ đủ 5 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp.
3.2.1 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây được xem là nhân tố chính quyết định tốc độ tăng TFP cũng như tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Giải pháp trước
mắt đó là nâng cao trình độ văn hoá và trình độ nhận thức cho người lao động. Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giao dục Việt Nam 2011 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế Việt Nam, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo cần được nâng cao trên tất cả các mặt như phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
Nhà nước có chính sách thiết thực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có trình độ quản lý thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo người lao động. Trong đó chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực: đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học, …. Các lĩnh vực này có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cần phát triển nhanh để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường vận động ODA cho giáo dục ở mọi cấp học, ưu tiên cho cấp phổ cập, dành một tỷ lệ thích đáng vốn ODA (kể cả đi vay ưu đãi) đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
Mở rộng hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cahcs thu hút các nhà giáo dục và đào tạo nghề nước ngoài hoặc tích cực đầu tư và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm môi trường giáo dục nước ngoài để học tập kinh nghiệm từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ hay Thụy Điển và truyền dạy cho học sinh nước nhà tiếp cận được với nền khoa học tiên tiến.
Phát triển mô hình khuyến học và hướng nghiệp nhằm nâng cao ý thức và giúp học sinh, phụ huynh hiểu biết thêm về các thông tin ngành nghề, lợi ích của việc chọn đúng ngành nghề để học tập và phát triển.