Nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 65)

1 Lực lượng lao động bao gồm những người từ đủ 5 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp.

3.2.2Nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra những giải pháp tăng năng suất phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để áp dụng:

Rà soát lại từ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thiết bị, công nghệ, lao động, vật tư, nguyên liệu... đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (theo phương pháp SWOT) đối với từng khâu, từng bộ phận, từng vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp và đối với toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tìm biện pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể, từng khâu và từng bộ phận cụ thể cũng như tổng thể doanh nghiệp.

Sử dụng nhân lực có hiệu quả, chú trọng từ khâu tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm lao động có trình độ, năng lực phù hợp; đồng thời, tăng cường đào tạo và đạo tạo lại để nâng cao trình độ, kỹ năng của người quản lý và lao động; tạo môi trường làm việc thân mật, cởi mở nhằm làm cho nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp, phát huy sáng kiến, tăng khả năng làm việc theo nhóm.

Áp dụng các công cụ quản lý năng suất hiện đại trên thế giới hiện nay cho doanh nghiệp như công cụ quản lý lãng phí (7W), mô hình Kaizen của Nhật Bản (5S), hệ thống quản lý chất lượng ISO, TQM...

Chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, chú ý tính đến yếu tố dài hạn và thân thiện với môi trường. Trong xu hướng phát triển bền vững hiện nay, các cần chú trọng thực hiện "năng suất xanh" - là một chiến lược tăng năng suất gắn với bảo vệ môi trường do APO đề xướng.

Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề đều cần những chuyên gia có hiểu biết và nhiều kiến thức chuyên sâu. Các doanh nghiệp cần phải đào tạo những chuyên gia như thế để có thể giảng dạy trực tiếp cho công nhân phụ trách sản xuất, khi

đó người công nhân sẽ nắm bắt dễ dàng và biết được mình đang làm công việc gì bởi việc học qua thực nghiệp sẽ dễ dàng và ghi sâu hơn là việc học tập qua sách vở.

Năng suất lao động là một chỉ tiêu chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Để nâng cao năng suất lao động, ngoài sự nỗ lực toàn diện trên nhiều mặt và thường xuyên liên tục của các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền theo tinh thần hướng về doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của năng suất nhân tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 65)