1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và vận dụng các nguyên tắc vào việc xây dựng luật bảo hiểm xã hội

18 3,9K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,91 KB

Nội dung

NGUYÊN TẮC MỨC HƯỞNG BHXH TRÊN CƠ SỞ MỨC ĐÓNG, THỜI GIAN ĐÓNG, CHIA SẺ CỘNG ĐỒNG VÀ NGUYÊN TẮC SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG LUẬT BH……….. Xét về góc độ pháp lý : BHXH là sự đảm bả

Trang 1

MỤCLỤC Trang

LỜI MỞ ĐẦU………2

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN……… …… ……3

I Khái quát chung về BHXH……….… …3

1 Sơ lược sự ra đời của BHXH……….……3

2 Khái niệm BHXH……… 3

II Nguyên tắc cơ bản của BHXH và liên hệ thực tiễn………4

1 Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH………… 4

1.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc……… 4

1.2 Nội dung………5

1.3 Ý nghĩa……… …5

1.4 Liên hệ……… …6

2 Mức hưởng BHXH dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và chia sẻ cộng động……….6

2.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc……… 6

2.2 Nội dung……… 6

2.3 Ý nghĩa……… … …6

2.4 Liên hệ……….….…6

3 Nguyên tắc số đông bù số ít……… 6

3.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc………6

3.2 Nội dung……… …6

3.3 Ý nghĩa……… … 6

3.4 Liên hệ……… ……6

4 Nhà nước thống nhất quản lý BHXH……… ….…6

4.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc………6

4.2 Nội dung……….… 7

4.3 .Ý nghĩa………7

4.4 Liên hệ……….…7

Trang 2

5 BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với

điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước……….……7

5.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc………7

5.2 Nội dung……… ……….…8

5.3 Ý nghĩa……….……8

5.4 Liên hệ……… ……8

CHƯƠNG II NGUYÊN TẮC MỨC HƯỞNG BHXH TRÊN CƠ SỞ MỨC ĐÓNG, THỜI GIAN ĐÓNG, CHIA SẺ CỘNG ĐỒNG VÀ NGUYÊN TẮC SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG LUẬT BH……….

I.Nguyên tắc mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng, chia sẻ cộng đồng……… 9

II Nguyên tắc số đông bù số ít………

KẾT LUẬN……….………….

Danh mục từ viết tắt……… ….

Danh mục tài liệu tham khảo………

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời buổi bùng nổ của nền kinh tế thị trường hiện nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) không còn trở nên xa lạ với con người nữa Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững Đồng thời BHXH

có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao động và dân

cư-là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị- xã hội trong nền kinh tế thị trường Nếu như chính sách BHXH là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, thì các nguyên tắc của BHXH là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu trong việc hoạch định các chính sách BHXH

Vì vậy em xin chọn đề tài “ Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và vận

dụng các nguyên tắc vào việc xây dựng Luật bảo hiểm xã hội” Nội dung của

đề tài của em bao gồm 3 ý chính:

1 Khái niệm BHXH

2 Năm nguyên tắc cơ bản của BHXH

3 Việc vận dụng các nguyên tắc vào xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội

Do trình độ lý luận và thực tiễn của em còn nhiều hạn chế, nên bài viết của

em không tránh khỏi những khuyến khuyết.Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến quý báu từ phía thầy (cô) Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Phùng Bá Đề đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này

Trang 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH.

I Khái quát chung về bảo hiểm xã hội.

1 Sơ lược về sự ra đời của bảo hiểm xã hội.

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người thông qua lao động

để nuôi sống bản thân mình Song không phải lúc nào lao động cũng tạo ra của cải vật chất, thu nhập để phục vụ con người có những lúc họ phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hoặc gặp những rủi ro bất ngờ xảy ra như

ốm đau, bị tai nạn… Do vậy con người phải nương tựa vào nhau, liên kết với nhau để chia sẻ bớt khó khăn và bảo hiểm cho người lao động ra đời

BHXH lần đầu tiên xuất hiện ở Đức vào thế kỷ XIX để trợ giúp cho người lao động gặp rủi ro biến cố mà bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn tới suy giảm hoặc mất thu nhập Trong hệ thống BHXH này đã tồn tại các chế độ như: chế độ bảo hiểm ốm đau do những người lao động đóng góp, chế độ tai nạn lao động do chủ doanh nghiệp đóng góp, chế độ bảo hiểm người già và tàn tật do ngân sách tài trợ theo trách nhiệm quản lý xã hội BHXH Đức ra đời đã phát triển ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam

2 Khái niệm Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách xã hội đã được thể chế hóa và thực hiện theo Luật BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc Do vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về BHXH :

Xét về góc độ kinh tế : BHXH được coi là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được dồn tích từ sự đóng góp của người sử dụng lao động

và người lao động theo quy định của pháp luật, nhằm hổ trợ cho việc giải quyết

Trang 5

những nhu cầu sinh sống thiết yếu cuả người lao động và gia đình họ khi gặp rủi

ro dẫn tới việc giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động Xét về góc độ xã hội : BHXH là sự liên kết giữa những người lao động xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của người lao động và người sử dụng lao động Khi tham gia quan hệ lao động này người lao động sẽ hưởng một khoản trợ cấp nhất định nếu có những biến cố rủi ro trên cơ sở sự đóng góp của các bên

Xét về góc độ pháp lý : BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động, khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do ốm đau, thai sản hoặc bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ

sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam : BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ bảo hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình người lao động đảm bảo an sinh xã hội

II Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và liên hệ thực tiễn.

Nguyên tắc BHXH luôn là những vấn đề, những quan điểm cơ bản được đặt

ra và thực hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của BHXH Là một loại hình bảo hiểm mang mục đích xã hội, BHXH vừa phải thực hiện các nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm, vừa phải thực hiện các nguyên tắc mang tính xã hội của mình BHXH bao gồm những nguyên tắc sau :

1 Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH.

1.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc.

Mọi người lao động đều có thể gặp rủi ro, do vậy họ có quyền bình đẳng tham gia và hưởng BHXH Trong thực tế không phải lúc nào cuộc sống và lao

Trang 6

động cũng dễ dàng thuận lợi, có thu nhập thường xuyên và mọi điều kiện sống bình thường, có nhiều trường hợp bất lợi phát sinh làm giảm hoặc mất thu nhập

Ví dụ như ốm đau, tai nạn lao động, hoặc… Do vậy khi rơi vào các trường hợp trên các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống không vì thế mất đi Ngược lại đòi hỏi lại không ngừng tăng lên Bởi vậy, được cộng đồng chia sẻ rủi ro là một nhu cầu chính đáng của mọi người Đó là một trong những phương thức bảo đảm quyền bình đẳng cho người lao động trên phương diện xã hội, nhất là trong điều kiện BHXH có sự bảo trợ của Nhà nước

Mặt khác, mọi người lao động dù có làm việc trong lĩnh vực nào đều có những đóng góp nhất định cho xã hội Quyền tham gia và hưởng BHXH không

bị phân biệt về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế, có tham gia hoạt động lao động hay không…

Bên cạnh đó quyền hưởng BHXH đã được pháp luật quốc tế và quốc gia công nhận Trong Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/12/1948)

đã ghi nhận “ Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền hưởng BHXH” Ở Việt Nam, quyền tham gia và hưởng BHXH của người lao động được ghi nhận trong Hiến Pháp (điều 56) và Bộ luật Lao Động (điều 7)

1.2 Nội dung của nguyên tắc.

- Tất cả mọi người đều có quyền tham gia BHXH: Không dựa trên sự phân biệt

về tuôỉ tác địa vị xã hội, ngành nghề, vùng miền tôn giáo…

- Quyền hưởng BHXH : không dựa theo các yếu tố đã nêu trên và phụ thuộc vào mức độ rủi ro, phụ thuộc vào mức đóng tình hình kinh tế xã hội ( ngân quỹ Nhà nước)

1.3 Ý nghĩa.

Nhằm quy định về đối tượng tham gia và hưởng BHXH và đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm

Trang 7

1.4 Liên hệ vào chính sách BHXH.

Chính sách BHXH là sự kết hợp giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Đối tượng tham gia của BHXH là người lao động(NLĐ) bao gồm: công nhân viên chức nhà nước, NLĐ theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, NLĐ trong lực lượng vũ trang Còn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm: NLĐ ( người lam nghề tự do, nông dân…), người sử dụng lao động (NSDLĐ) : cơ quan hành chính,doanh nghiệp, hợp tác xã… Như vậy, trong chính sách BHXH, mọi người lao động tham gia quan hệ lao động đều được đảm bảo quyền hưởng BHXH

2 Mức hưởng BHXH dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và

chia sẻ cộng đồng.

2.1Cơ sở đề ra nguyên tắc.

- Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của BHXH- cân đối thu chi, tài chính

- Đảm bảo sự công bằng giữa người tham gia BHXH với nhau, mức độ rủi

ro và chia sẻ cộng đồng

- Mục đích của BHXH là an sinh xã hội

2.2 Nội dung.

- Mức hưởng phải dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng: người nào đóng với mức lương cao và thời gian đóng dài thì được hưởng nhiều và ngược lại

- Mức hưởng phải có sự chia sẻ trong cộng đồng: người không gặp rủi ro sẽ chia sẻ với những người không may gặp rủi ro trong cuộc sống

2.3 Ý nghĩa: Với nguyên tắc này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách dễ

dàng quy định về mức đóng và mức hưởng BHXH

2.4 Liên hệ trong các chế độ của BHXH

Trang 8

BHXH bao gồm 5 chế độ điển hình: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất

Mỗi một chế độ đều được quy định cụ thể trong Luật BHXH gồm : đối tượng hưởng của BHXH và điều kiện hưởng, thời gian hưởng trợ cấp, xác định mức trợ cấp, công thức tính mức hưởng riêng cho từng chế độ BHXH

3 BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít.

3.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc.

- Theo nguyên tắc chung : Số đông bù số ít Với nguyên tắc này số đông

NLĐ tham gia BHXH có quãng thời gian làm việc có thu nhập sẽ bù cho

số ít người lao động gặp rủi ro và có quãng thời gian không làm việc nên không có thu nhập

- Bên cạnh đó là BHXH còn dựa trên quy luật số lớn

3.2 Nội dung.

BHXH lấy số đông người tham gia để chia sẻ cho số ít những người không may gặp rủi ro

Đồng thời lấy số đông quãng thời gian làm việc có thu nhập để bù lại số ít quãng thời gian không làm được việc, không có thu nhập

3.3 Ý nghĩa.

Nguyên tắc lấy số đông bù số ít có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện BHXH và được vận dụng xuyên suôt trong việc quản lý quỹ BHXH Cụ thể

là nguồn hình thành quỹ và sử dụng quỹ BHXH

3.4 Liên hệ vào nguồn hình thành quỹ và sử dụng quỹ BHXH.

Trang 9

Nguồn hình thành quỹ BHXH bắt buộc: Bao gồm NSDLĐ, NLĐ, lãi, Nhà nước và một số nguồn khác… NSDLĐ trích % doanh thu để đóng BHXH nhiều hơn NLĐ

Nguồn hình thành quỹ BHXH tự nguyện : NSDLĐ Thường thì NSDLĐ sẽ trích từ 15% đến 18%/ thu nhập tháng làm căn cứ đóng Mức trích được quy định theo từng năm

4 Nhà nước thống nhất quản lý BHXH.

4.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc

- Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH theo đúng định hướng.

- Đảm bảo sự công bằng cho các bên tham gia BHXH và đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện chính sách BHXH

- Đảm bảo thực hiện mục tiêu BHXH và an sinh xã hội.

- Đảm bảo quyền cho NLĐ : BHXH là hoạt động phi lợi nhuận, là dịch vụ

hoạt động công Nhà nước không chỉ đánh thuế mà còn bảo hộ Ví dụ như khi lạm phát cao, BHXH không đủ chi trả thì Nhà nước sẽ trích một phần ngân sách (từ thuế) để tri trả cho bảo hiểm

4.2 Nội dung.

Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống BHXH dựa trên các chức năng sau: + Lập pháp: xây dựng các văn bản luật thông qua Quốc hội và ban hành các chính sách liên quan đến vấn đề BHXH

Ví dụ như xây dựng Luật Lao Động

+ Hành pháp: tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra…

+Tư pháp : xử lý vi phạm xã hội, giải quyết thư từ khướu nại (Ví dụ như Hà Nội khởi tố 10 công ty nợ BHXH kéo dài ra tòa…)

4.3 Ý nghĩa.

Trang 10

Việc Nhà nước thống nhất trong quản lý BHXH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra, tạo lập cơ chế trong việc thực hiện BHXH

4.4 Liên hệ với việc xây dựng ban hành Luật BHXH.

Luật BHXH được xây dựng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện những quy định trong pháp luật về BHXH hiện hành, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Các chế độ BHXH xây dựng theo nguyên tắc mức đóng và chia sẻ cộng đồng nhằm bảo đảm quan hệ hài hòa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, mở rộng các chế độ BHXH, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Luật BHXH được chia làm ba loại hình bảo hiểm :Bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định

về luật bảo hiểm nhằm đảm bảo sự công bằng của xã hội

5 BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

5.1 Cơ sở đề ra nguyên tắc.

- Các bên tham gia BHXH đều có các lợi ích riêng nên cần đảm bảo mối tương quan giữa các bên tham gia

- Hoạt động BHXH có nhiều mục tiêu riêng biệt

- Tồn tại lợi ích chung và mục tiêu chung của toàn bộ xã hội

- Đảm bảo tính khả thi

5.2 Nội dung.

Bản thân NLĐ vừa là người tham gia, vừa là người hưởng lợi Do vậy trong BHXH phải biết kết hợp hài hòa giữa các lợi ích Trước hết là lợi ích giữa các bên tham gia BHXH : giữa NLĐ- NSDLĐ; NLĐ- NLĐ Đồng thời lợi ích riêng giữa các bên tham gia BHXH với lợi ích chung của BHXH

Trang 11

Kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu: Trong lĩnh vực kinh tế- xã hội, kinh tế

là cơ sở để đảm bảo thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội Đồng thời mục tiêu riêng của BHXH phù hợp với mục tiêu chung của toàn xã hội

Phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

5.3 Ý nghĩa.

Giúp cho các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn cân nhắc các yếu

tố ảnh hưởng đến tổng thể chính sách BHXH trong từng thời kỳ khác nhau

5.4 Liên hệ

Trên thực tế không chỉ NLĐ mà các bên tham gia cũng được hưởng lợi ích khi tham gia quan hệ này Do vậy, Đảng ta đã phải coi trọng chính sách xã hội là động lực để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời phải coi trọng chính sách kinh tế

là cơ sở và tiền đề để thực hiện chính sách xã hội Đúng vậy thông thường nếu các quốc gia có kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro xã hội thì diện bao phủ của chính phủ sẽ lớn Từ đó họ có thể đưa ra những hoạch định chính sách BHXH mang mục tiêu kinh tế chính trị phù hợp với từng quốc gia Nó được biểu hiện rõ rệt trong việc xây dựng các chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó có các chế độ BHXH dựa trên cơ sở khoa học của bảo hiểm như (khả năng kinh tế, điều kiện làm việc ,điều kiện nơi sống…)

CHƯƠNG II NGUYÊN TẮC MỨC HƯỞNG BHXH TRÊN CƠ

SỞ MỨC ĐÓNG, THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM CHIA SẺ CỘNG ĐỒNG VÀ NGUYÊN TẮC SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT ĐƯỢC VẬN DỤNG VÀO LUẬT BHXH.

Trang 12

I Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia

sẻ cộng đồng.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời

gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng được biểu hiện cụ thể trong các “ chế

độ bảo hiểm xã hội” Điều đó được thể hiện như sau:

1 Chế độ ốm đau.

Theo Luật BHXH đã quy định thời gian được hưởng trợ cấp ốm đau đươc

hưởng như sau:

+ Bản thân người lao động bị ốm đau thông thường: căn cứ vào thời gian đóng BHXH thì người lao động được hưởng chế độ trong 1 năm như sau:

Thời gian đóng BHXH

(Năm)

Làm việc trong điều kiện bình thường(%)

Làm việc trong điều kiện

độc hại (%)

+ Bản thân người lao động bị ốm đau dài ngày:

Tối đa không quá 180 ngày/năm thì được hưởng 75% mức lương

Từ 180 ngày trở lên thì phụ thuộc vào thời gian đóng :

Thời gian đóng BHXH

( Năm)

Mức hưởng (%) lương

Ngày đăng: 30/06/2015, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w