Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người: “Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 7: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về tính chất, chức năng
văn hoá Vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc?
Giảng viên: Bùi Thọ Quang
NHÓM THẢO LUẬN Nhóm 5 – Lớp 42
1 Đặng Thị Vân Anh
2 Nguyễn Hoàng Anh
3 Nguyễn Trọng Ánh (Nhóm Trưởng)
4 Phạm Thị Ngọc Bích
5 Trần Đình Đức
6 Đinh Văn Hải
7 Hoàng Nguyệt Hằng
8 Mai Đức Hùng
Trang 29 Nguyễn Thị Thanh Huyền
10.Phạm Thị Thanh Nga
11.Nguyễn Yến Ngọc
12.Đặng Thị Hồng Nhung
13.Vũ Thị Như Quỳnh
14.Hồ Thị Thảo
15.Nguyễn Thu Thủy
16.Cao Thị Huyền Trang
17.Đào Văn Trọng
18.Phạm Thị Thanh Vân
Trang 3Lời mở đầu
Văn hóa là một dòng chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc và của loài người Với tất cả các vĩ nhân - mà tên tuổi của họ sáng chói khắp bầu trời nhân loại như là biểu tượng của “những bông hoa trác việt nhất của trái đất là trí tuệ con người” (Ph.Ăngghen) - cái cốt lõi của văn hóa là đổi mới và tiến bộ từ thấp đến cao, là sự nỗ lực không ngừng để giải phóng con người khỏi vòng tối tăm, ngu dốt, đau khổ, khỏi mọi hình thức bóc lột, bất công tàn bạo; là thiện chí và khoan dung,
là mưu tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người Chính vì vậy mà tư tưởng, sự nghiệp, nhân cách của họ, xưa nay đều vẫn có một sức mạnh phi thường dẫu bão táp, rêu phong và cát bụi của thời gian cũng không thể khỏa lấp, giập vùi xuống đáy hư vô của dĩ vãng Trên những bức tường thành vừa cổ kính, vừa hiện đại của văn hóa nhân loại, bóng dáng của các vĩ nhân càng ngày càng tươi đẹp thêm, hùng
vĩ hơn, to lớn lên trong trí nhớ của loài người ngưỡng mộ, kính cẩn và biết ơn Ra vậy, văn hóa đích thực là vì Con Người và do đấy nó thuộc về Con Người, là tài sản, là hành trang mà Con Người tiến bước đến tương lai Nó là cái chân đế vững chắc, cao lớn dần lên để cho các thế hệ sau có thể “đứng lên vai thế hệ trước” mà tiến bước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hoá luôn có một vị trí quan trọng Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây dựng đất nước Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người: “Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
Trang 4nhau Người là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, và là nhà văn hoá kiệt xuất”
Với tầm vóc của một danh nhân văn hoá thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hoá Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hoá và vấn đề gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở
lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hôm nay
1 Khái niệm văn hóa:
1.1 Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về Văn hóa:
Xuất phát từ cách tiếp cận Mác-xít và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, coi văn hóa không đơn thuần là đời sống tinh thần của con người – xã hội, mà từ trong bản chất của mình, nó chính là linh hồn, là hệ thần kinh của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của cả dân tộc, là sức sống vươn lên của thời đại
Học thuyết Mác-Lênin về văn hoá được dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các hình thái kinh tế – xã hội như những giai đoạn phát triển tuần tự của xã hội loài người, về mối quan hệ tương hỗ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Theo đó văn hoá là tính đặc thù của xã hội, thể hiện mức độ phát triển lịch sử mà con người đạt được Văn hoá là biểu hiện sự thống nhất của tự nhiên
Trang 5mình không chỉ những giá trị cụ thể như máy móc, công cụ kỹ thuật, kết quả nhận thức, các tác phẩm nghệ thuật, các chuẩn mực pháp quyền, đạo đức.v.v…mà còn cả sức mạnh chủ quan của con người và những khả năng trong hoạt động như tri thức, sự khéo léo, thói quen nghề nghiệp, mức độ phát triển của khả năng cảm thụ thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và hình thức giao tiếp của con người trong xã hội
1.2 Định nghĩa về văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hóa, đó là: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Trong đó, văn hoá bao hàm hai lĩnh vực: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Văn hoá vật chất biểu hiện lĩnh vực hoạt động vật chất và toàn bộ kết quả của hoạt động này, bao gồm: công cụ lao động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày như ăn, mặc, đi lại, thông tin, giao lưu.v.v… Văn hoá tinh thần được phản ánh trong hoạt động ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần, cùng với toàn bộ kết quả của nó như: hoạt động nhận thức, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, giáo dục đào tạo, tôn giáo tín ngưỡng.v.v…Tuy nhiên việc phân định hai lĩnh vực văn hoá trên đây chỉ là tương đối vì mỗi kết quả của những hoạt động này đều hàm chứa trong mình nó cả hai giá trị, giá trị vật chất và giá trị tinh thần
Quan điểm trên của Hồ Chủ tịch đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hoá Nó không chỉ bao hàm hoạt động tinh thần của con người mà
Trang 6còn cả những hoạt động vật chất mà trong đó chứa đựng, phản ánh tác động của tư duy đến kết quả của hoạt động Đồng thời chỉ ra nguồn gốc động lực sâu xa của văn hoá đó là nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội – một hoạt động khác hẳn với hoạt động sinh tồn bầy đàn của các loài động vật Theo ý nghĩa này, chất văn hoá được hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt động kể cả hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất cùng với các giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra trong hoạt động của mình
1.3 Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới của Hồ Chí Minh:
Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:
- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng
- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan tới phúc lợi của nhân dân trong
xã hội
- Xây dựng chính trị: dân quyền
- Xây dựng kinh tế
Như vậy,ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước
2 Tính chất của văn hóa:
Trang 7
Hiểu rõ được tầm quan trọng của văn hóa, vì vậy ngay sau khi nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa mới gắn liền với nước Việt Nam mới Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng lao động ngày 11/2/1951, Hồ Chí Minh nêu rõ:” Xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích của thuộc địa và ảnh hưởng của văn hóa đế quốc Đồng thời, phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”
2.1 Tính dân tộc:
Nền văn hóa không phải tự nhiên mà có mà nó phải trải qua một quá trình cùng với sự phát triển lâu đời của dân tộc Vì vậy xây dựng nền văn hóa mới phải dực trên nền tảng của các giá trị truyền thống dân tộc.Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa , phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều kiện kịch sử mới của đất nước
Hiệu ứng lịch sử có một quy luật rất nghiêm ngặt Đó là quy luật phát triển tự nhiên môi sinh của các quá trình văn hóa Nếu truyền thống không phát triển kịp các giá trị mới thì sự hấp thụ văn hóa sẽ gặp nhiều khó khăn và xuất hiện hai khuynh hướng trong nền văn hóa: khuynh hướng bảo thủ và khoa học lai căng Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trước và cảnh báo: “ phải tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt chước.” người cho rằng: “để được như vậy phải trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy việt nam, phải lột tả cho hết tinh thần dân tộc, đó là chủ nghĩa
Trang 8yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ,tự lực, tự cường,…của dân tộc” ; “ nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa, vò lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình
sẽ chiếm được vị trí ngang với các nền văn hóa trên thế giới”
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong tư tưởng HCM là một giá trị quan trọng Nó đã tạo nên khí phách kiên cường và chủ nghĩa anh hùng Việt Nam Tuy nhiên chủ nghĩa yêu nước truyền thống coi vấn đền dân tộc theo một thế giới quan
“ vị chủng ” Xây dựng nền văn hóa mới, tư tưởng biến nền văn hóa dân tộc thành
“ một bộ phận tinh thần quốc tế “ Một mặt mỗi dân tộc phải chăm lo tới sự phát triển toàn diện của mình mặt khác nó phải xác lập được nguyên lý giao tiếp văn hóa bình đẳng trên nền tảng giá trị Người cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại…Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam đề hợp với tinh thần dân chủ”
Văn hóa VN vừa kết tinh bản sắc dân tộc, vừa gắn với các giá trị văn hóa loài người Dưới ánh sáng tư tưởng HCM, mấy chục năm qua văn hóa VN đã được cơ cấu lại theo định chuẩn tính dân tộc mới
2.2 Tính khoa học:
Trang 9Để phát triền được các giá trị truyền thống, hấp thụ các cái mới cơ cấu lại nền văn hóa Việt Nam, HCM coi việc xây dựng một hệ thống các giá trị khoa học trong đời sống xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính đại tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học mác xít, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, phải biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Nền văn hóa truyền thống toàn cơ cấu của nó chưa được xây dựng trên nền tảng khoa hoc, nước ta xây dựng nền văn hóa mới bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Vì vậy, để bù đắp lại sự thiếu hụt về các giá trị khoa hoc và cơ cấu lại nền văn hóa Việt Nam, Đảng cộng sản cũng như Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Chỉ có khoa học mới đưa nền văn hóa việt nam bước vào thời đại mới
Chỉ có khoa học mới cải tạo được cacsc phong tục tập quán lạc hậu
Chỉ có khoa học mới bắt kịp được nền văn minh thế giới
Nền văn hóa dực trên cơ sở khoa học là dựa vào chiếc kiềng ba chân của cái đúng , cái chân lý là: quy luật khách quan, cơ cấu công nghệ và hành lang pháp lý
Thực chất của nền văn hóa như vậy chưa từng có trong lịch sử dân tộc, bởi vì nó phải xây dựng một cơ cấu giai cấp mới, một nhà nước pháp quyền Việt Nam và một phương pháp tư duy biện chứng
2.3 Tính đại chúng:
Nguyên tắc đại chúng hóa mà đề cương văn hóa năm 1943 đã được Hồ Chí Minh khẳng định tại đại hội đảng lần II năm 1951 Xuất phát từ một quan điểm lịch sử, đó là nguyên tắc giải phóng năng lượng sáng tạo to lớn Ánh sáng của nó mở đường, rọi
Trang 10chiếu xuống long sâu của xã hội, làm bật dậy các khả năng sáng tạo và khêu gợi trong tận cùng tâm khảm những khát vọng sáng tạo của hàng triệu quần chúng đã từng bị lịch sử dồn nén và bỏ quên
Tính đại chúng của nền văn hóa thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên Hồ Chí Minh nói: “văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên ta phải nói là phục vụ nhân dân”; “quần chúng là những người sáng tạo Những sáng tác
ấy là những hòn ngọc quý” Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề nhân dân của văn hóa là vấn đề quan trọng, Người nói: “chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng nguồn nhựa sống, còn nếu nhà văn quên điều đó nhân dân cũng sẽ quên anh ta”
Trong tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh, khái niệm nhân dân, đại chúng vừa có tính phổ cập vừa có tính nâng cao Trong đó, tính phổ cập ở chỗ dễ hiểu, nhiều người cùng biết, nhiều người cùng thực hiện, thực hiện một lần rồi lại thực hiện nhiều lần Người nói: “văn hóa – nghệ thuật phải làm sao cho mọi người tích xem, khi xem thì hiểu, xem một lần rồi muốn xem thêm” và tính nâng cao ở chỗ nó kết tinh tinh hoa của cộng đồng rộng lớn, thể hiện khát vọng vươn lên của nhừng lực lượng cách mạng
và có thể cách mạng tới cùng Nó làm nền tảng của mọi sự phát triển lành mạnh của xã hội HCM nói về phẩm chất của nhân dân: “đằng sau sự phục tùng tiêu cực giấu 1 cái
gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm”
Hồ Chí Minh quan tâm đến tính đại chúng của văn hóa trên nền tảng giá trị và tính liên tục của lịch sử: các giá trị văn hóa do quần chúng sáng tạo, phục vụ quần chúng, đánh thức những nhà văn hóa trong biển cả quần chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo ra những vòng khâu chất lượng vô tận của chủ thể và đối tượng văn hóa trong các nhu cầu ngày càng cao của lịch sử
Trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, tính đại chúng vừa mang tính chính trị vừa mang tính phổ cập và nâng cao của văn hóa Văn hóa khơi dậy các khả năng sáng tạo
Trang 11của đại chúng, chúng tạo nên các chủ thể có chất lượng cao của lịch sử Đó chính là nội dung cơ bản của yếu tố văn hóa trong sự phát triển của xã hội
3 Chức năng của văn hóa:
Văn hóa nghệ thuật tuy có những lớp, những vùng cộng đồng rộng lớn song cái lõi cứng nhất của nó vẫn là hệ tư tưởng Nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam được xây dựng trên hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão đã được Việt hóa Nền văn hóa mới phải dựa trên hệ tư tưởng Mác-Lênin Năm 1927, HCM đã viết trong cuốn đường cách mệnh: “ bấy giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin” Người cho rằng: “càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu” Theo Hồ Chí Minh,chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng với ba chức năng chủ yếu là: bồi dưỡng
tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, nâng cao dân trí và bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái nhân, cái thiện, cái mĩ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
Văn hóa thuộc đời sống tinh thần của xã hội Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần của xã hội và con người Vì vậy , theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lí quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn Tư tưởng và tình cảm rât phong phú, nhưng phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc