tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên

52 3.5K 3
tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Kinh tế học là gì? Kinh tế học vi mô, vĩ mô? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô? 1.1 Kinh tế học 1.1.1 Kinh tế học là gì? Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu những vấn đề mà con người và xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm có hiệu quả và phân phối các hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong xã hội để tiêu dùng. Từ khái niệm cho thấy kinh tế học nghiên cứu: - Các nguồn lực khan hiếm. - Con người và xã hội lựa chọn và sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hoá, dịch vụ. - Phân phối các hàng hoá, dịch vụ cho từng đối tượng trong xã hội. Ví dụ: Chính phủ cung ứng hàng hoá công cộng (y tế, quốc phòng, giáo dục); hãng (doanh 1.3.1 Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của từng tế bào kinh tế. Nó tập trung nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá thể, hãng, doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Ví dụ: doanh nghiệp lựa chọn quyết định sản xuất quần áo, không sản xuất giày dép. 1.3.2 Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của cả một quốc gia. Nó nhấn mạnh đến sự tương tác trong nền kinh tế nói chung. Ví dụ: Chính phủ lựa chọn chính sách tài khoá hoặc chính sách tiền tệ để giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế, sẽ ảnh hưởng đến đầu tư, việc làm và tăng trưởng kinh tế. 1.3.3 Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh và Chính phủ có những chính sách thích hợp để kinh tế vi mô phát huy tác dụng. 1 Câu 2: Ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế? Sự khan hiếm của các nguồn lực quy định sự khan hiếm của các sản vật đầu ra (trong kinh tế học, người ta thường gọi chung là các hàng hóa). Khi trạng thái khan hiếm được coi là phổ biến, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, mọi xã hội đều phải đương đầu với những sự lựa chọn: Sản xuất cái gi? Sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Đây chính là ba vấn đề kinh tế cơ bản mà mọi xã hội đều phải giải quyết. Sản xuất cái gì? Ở mỗi thời điểm xác định, xã hội nên sản xuất những hàng hóa hay dịch vụ nào? với các chủng loại cụ thể ra sao? Mỗi thứ hàng hóa hay dịch vụ cần được sản xuất với những khối lượng nào? Do buộc phải đánh đổi hay lựa chọn nên người ta không thể không cân nhắc để đáp ứng nhu cầu nhằm tăng cường năng lực sản xuất của xã hội? Ví dụ, khi khó khăn thì tập trung sản xuất lương thực, khi đời sống dã được nâng cao thì tập trung sản xuất những sản phẩm cao cấp: thực phẩm sạch, đồ dùng cao cấp (ô tô, máy giặt, sinh vật cảnh ). Sản xuất như thế nào? Với danh mục và số lượng các hàng hóa được lựa chọn để sản xuất, xã hội cũng cần phải cân nhắc xem có thể sản xuất ra chúng bằng những cách thức sản xuất thích hợp nào? Đây chính là vấn đề kinh tế cơ bản thứ hai mà xã hội phải giải quyết. Nguồn gốc của vấn đề này cũng liên quan đến sự khan hiếm. Một khi nguồn lực không phải là vô hạn, việc lựa chọn cách thức sản xuất hợp lý là cần thiết, vì nếu không, người ta sẽ buộc phải trả giá. Sản xuất cho ai? Rốt cục những hàng hóa hay dịch vụ mà xã hội tạo ra được phân phối ra sao giữa những nhóm xã hội hay cá nhân khác nhau? Ai là những người được sử dụng, hưởng lợi từ những hàng hóa này? Nói tóm lại, phân phối những hàng hóa khan hiếm như thế nào cũng là một vấn đề kinh tế cơ bản mà mọi xã hội đều phải xử lý. Các cách phân phối hàng hóa hay thu nhập khác nhau, chắc chắn sẽ đem lại hệ quả khác nhau. Xã hội cần phải lựa chọn cách thức phân phối nào đó để có thể tạo ra những động lực cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển không ngừng của mình. Ví dụ, cùng một loại sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng có mức thu nhập khác nhau thì sản phẩm đó phải được đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại, chất lượng và giá cả khác nhau. Ba vấn đề:“Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ qua lại với nhau, là những vấn đề kinh tế chung mà các xã hội khác nhau từ xưa đến này đều phải giải quyết. Tuy nhiên tuy từng điều kiện cụ thể của mỗi Quốc gia, doanh nghiệp, trong các hệ thống kinh tế khác nhau, cách thức giải quyết các vấn đề này cũng khác nhau. VD: DN đã đổi mới được CN thì cần đặt vấn đề thị trường lên hàng đầu 2 Câu 3: Mô hình kinh tế hỗn hợp, ưu, nhược điểm và vận dụng vào thực tế nước ta? Cho tới nay thế giới đã trải qua ba mô hình kinh tế cơ bản : Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung; Mô hình kinh tế thị trường và Mô hình kinh tế hỗn hợp. Hiện nay, hầu hết các nước đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Mô hình kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách quan, lại vừa coi trọng được nhân tố chủ quan. Điều này có nghĩa là nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi một mặt phải phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng giá cả thị trường, lấy lợi nhuận tối đa làm mục tiêu kinh doanh. Mặt khác, đòi hỏi tăng cường vai trò và sự can thiệp của Nhà nước trong quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Chính vì vậy, muốn phát triển nền kinh tế hỗn hợp phải coi trọng cả vai trò của thị trường và vai trò của Chính phủ. Đây là mô hình kinh tế tối ưu, nó phát huy được ưu điểm của cả mô hình kinh tế thị trường và mô hình kinh tế kế hoạch hoá; đồng thời hạn chế thấp nhất tiêu cực của 2 mô hình kinh tế đó. Hiện nay, nhiều nước áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp để phát triển kinh tế của nước mình. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia có mức độ can thiệp của Nhà nước khác nhau và có tên gọi khác nhau: ở phương Tây gọi là nền kinh tế thị trường điều tiết; ở Đức gọi là nền kinh tế thị trường - xã hội; ở Việt Nam gọi là nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vận dụng: Trước đây chúng ta áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội: công bằng xã hội; an ninh quốc phòng, đặc biệt là huy động các nguồn lực phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, tuy nhiên mô hình này sau đó đã bộc lộ những hạn chế tư tưởng bao cấp, quan liêu, áp đặt không kích thích sản xuất phát triển, từ năm 1986 đến nay thực hiện đường lối đổi mới do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo chúng ta đã lựa chọn mô hình kinh tế hỗn hợp xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN và đã gặt hái được những thành công từ một nươc khủng hoảng thiếu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tục đã đưa nước ta thoát khỏi nhóm nước nghèo kém phát triển Mô hình kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các vấn đề KT cơ bản của các DN ở VN theo hướng vừa trước hết bảo đảm cho sự tăng trưởng, đạt lợi nhuận cao, hiệu quả lớn trong kinh doanh, vừa quan tâm đúng mức cho đến những vấn đề công bằng xã hội, văn minh, sự bền vững môi trường sinh thái và an ninh trong từng doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp trong quá trình lựa chọn tối ưu cả yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo công bằng xã hội, cả hai yêu cầu này đều là đòi hỏi tất yếu của con người, của xã hội Việt Nam đi 3 lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta lựa chọn con đường tăng trưởng kinh tế 9%-10% GDP tuy có thể chậm, nhưng bảo đảm ổn định, bền vững, công bằng xã hội. Hãy nhìn qua Thái Lan trong kế hoạch điều chỉnh 5 năm lần thứ 8 (sau 35 năm tăng trưởng nhanh) sẽ thấy rõ con đường lựa chọn của chúng ta là hợp lý. Đó là định hướng cơ bản quyết định đến sự lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam. * Phần này bổ sung: 1. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung có đặc trưng cơ bản là các vấn đề kinh tế cơ bản đều do Nhà nước (Chính phủ) quyết định. Cơ quan kế hoạch của Chính phủ quyết định về sản xuất cái gì, thế nào và cho ai. Sau đó là các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới gia đình và doanh nghiệp (các tổ chức và cá nhân). Ưu điểm, tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội thuận lợi: công bằng xã hội; an ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng…. Nhược điểm, hạn chế tính năng động sáng tạo, tư tưởng bao cấp, quan liêu, áp đặt không kích thích sản xuất phát triển. 2. Mô hình kinh tế thị trường là mọi hoạt động kinh tế đều do thị trường điều tiết, gọi là "bàn tay vô hình" chi phối nền kinh tế; không có Chính phủ can thiệp. Do đó, sự lựa chọn 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do quan hệ cung, cầu chi phối. Ưu điểm: phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân, thường xuyên đổi mới công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nhược điểm: do cạnh tranh vì động cơ tối đa hoá lợi nhuận nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ thống sinh thái thường xuyên bị đe doạ, phân hoá giàu nghèo, khó khăn giải quyết các vấn đề xã hội (an ninh quốc phòng, bảo vệ đê điều…). 4 Chương 2: Cầu, cung và sự hình thành giá cả thị trường Câu 4: Cầu, cung quan hệ cầu, cung? ( Tr 15) 1. Cầu: - Khái niệm: Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác định. Có cầu cá nhân và cầu thị trường. - Lượng cầu (luật cầu, hay là số cầu): Số lượng hàng hóa dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hóa dịch vụ giảm xuống. - Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu như: Thu nhập của người tiêu dùng; giá cả của các loại hàng hóa liên quan (giá hàng hóa thay thế, giá hàng hóa bổ sung); quy mô dân số (quy mô thị trường); thị hiếu; các kỳ vọng, quy luật của cầu. Giúp ta lựa chọn đúng đắn, định giá đúng. 2. Cung - Khái niệm: Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau. - Lượng cung: số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã tăng lên khi giá của nó tăng lên. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cung như: Giá cả của các yếu tố sản xuất (đầu vào); công nghệ; Chính sách thuế; số lượng người sản xuất; các kỳ vọng. 3 Quan hệ cầu, cung thể hiện trên ba trạng thái ( quan hệ cung, cầu hàng hoá trên thị trường) a. Trạng thái cân bằng cung cầu: Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng - mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung. *. Hay nói cách khác: Quan hệ cung cầu luôn ở trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có giá cân bằng và sản lượng cân bằng. Ví dụ về trạng thái cân bằng cung, cầu gạo trên thị trường (bảng 1). Bảng 1: Quan hệ cung, cầu gạo tại một thị trường P (1000 đ/kg) Q D (tấn/ ngày) Q S (tấn/ ngày) Dư thừa hay thiếu hụt 3 50 30 Thiếu hụt 20 4 40 40 Cân bằng 5 30 50 Dư thừa 10 Trên bảng 1 cho thấy, chỉ ở mức giá P = 4000 đ/ kg thì cả cầu và cung bằng nhau, đây chính là điểm cân bằng thị trường. Tại điểm cân bằng thị trường có P S 5 = P D = 4000đ/ kg, và Q S = Q D = 40 tần/ ngày; ở các mức giá khác thì cầu, cung đều không bằng nhau (hoặc dư cầu, hoặc dư cung). b) Trạng thái không cân bằng cung cầu (hay dư thừa hay thiếu hụt của thị trường): Khi giá cả của thị trường không bằng với mức giá cân bằng chung sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức giá đó. Không cân bằng thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung (thặng dư cầu), hay cung lớn hơn cầu (thặng dư cung) ở một mức giá nào đó. - Cung lớn hơn cầu dẫn đến dư thừa hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Đây là tình trạng dư cung, do đó các nhà sản xuất muốn bán được hàng hoá thì phải giảm giá hoặc phải có sự điều tiết của Nhà nước. - Cung nhỏ hơn cầu dẫn đến tình trang thiếu hụt hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Đây là tình trạng dư cầu, do đó các nhà sản xuất thường tăng giá. Như vậy, bất cứ lúc nào giá cả trên thị trường cao hay thấp hơn giá cân bằng đều dẫn tới trạng thái rối loạn cân bằng thị trường, còn gọi là trạng thái dư thừa hay thiếu hụt. VD: Q s = 30 ; Q D = 10 Vẽ đồ thị c) Trạng thái cân bằng mới (hay là sự thay đổi của trạng thái cân bằng): xuất hiện khi có các yếu tố hoạt động tập thể của người mua và người bán làm dịch chuyển (gọi là yếu tố ngoại sinh). Tuy nhiên trạng thái cân bằng này không phải là vĩnh cửu, nó tồn tại cho đến khi các đường cầu, cung mới xuất hiện. * Trạng thái cân bằng mới do dịch chuyển đường cầu (hình 2.7) Hình 2.7 cho thấy các yếu tố tác động tới cầu: số người tiêu dùng tăng hoặc thị hiếu đang ưa chuộng… đã làm đường cầu dịch chuyển sang phải, điểm cân bằng cũ E 0 bị phá vỡ, hình thành điểm cân bằng mới E 1 (giá cao hơn và lượng cầu lớn hơn cũ) VD: Đồ thị * Trạng thái cân bằng mới do dịch chuyển đường cung (hình 2.8) 6 7 Câu 5: Nội dung cơ bản lý thuyết về cung 1. Khái niệm Cung là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định. Hay nói cách khác, cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được. Cung có hai loại: cung cá nhân và cung thị trường. - Cung cá nhân là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà một người (cá nhân) có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định. - Cung thị trường là tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau. Nó chính là tổng hợp của cung cá nhân. Như vậy, cung không phải là một số lượng cụ thể mà là một danh sách đầy đủ về số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có thể bán ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. .2 Số cung, biểu cung, đường cung và quy luật cung - Số cung: là tương quan giữa giá cả P với lượng cung Q trong một thời gian nhất định. Ví dụ, giá đường 5000đ/kg tương ứng lượng đường bán 25 tấn; nếu giá 4500đ/kg tương ứng lượng đường bán 20 tấn. - Biểu cung là phản ánh mối tương quan giữa giá cả với số cung được ghi trong biểu. Ví dụ biểu cung sau đây (bảng 2.2). Bảng 2.2. Biểu cung về gạo tại một thị trường Giá - P (1000đ/kg) 2 3 4 5 Số cung - Q (ngàn tấn/ ngày ) 3 4 5 6 Trong bảng 2.2 cho thấy ở mức giá 5000đ/kg có lượng cung tương ứng 6000 tấn. Khi giá càng giảm thị lượng cung càng giảm. - Đường cung là phản ánh mối tương quan giữa giá cả với số cung được biểu diễn trên đồ thị. Ví dụ, từ bảng 2.2, ta có đường cung (hình 2.4). Đường cung thông thường có xu hướng dốc lên từ trái sang phải. Có nghĩa là ở mức giá cao có nhiều người sản xuất cung ứng nhiều hàng hoá ra thị trường hơn. Đường cung cong là đặc trưng chung của đường cung thị trường. 8 3 Quy luật cung Quy luật cung phản ánh khi giá cả của một mặt hàng tăng cao (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi) thì lượng cung về hàng hoá đó tăng lên, và ngược lại khi giá giảm xuống thì cung giảm. Hay P 1 < P 2 < P 3 => Q 1 < Q 2 < Q 3 4. Các yếu tố xác định cung và hàm số cung - Các yếu tố xác định cung - Giá cả đầu vào, khi giá cả các chi phí đầu vào tăng lên thì người sản xuất, các hãng chỉ sản xuất ra lượng hàng hoá ít hơn. Ngược lại, khi giá cả các chi phí đầu vào giảm xuống thì người sản xuất, các hãng sẽ sản xuất ra được lượng hàng hoá nhiều hơn. - Công nghệ. Công nghệ có ý nghĩa quyết định tới cung hàng hoá. Một công nghệ tiên tiến sẽ cho năng suất lao động cao, giảm định mức chi phí đầu vào trên đơn vị sản phẩm do đó sản xuất được nhiều hàng hoá cho thị trường. - Số người sản xuất càng nhiều (các yếu tố khác không đổi) thì càng cung ứng được nhiều hàng hoá hơn. - Chính sách vĩ mô của Nhà nước, khi Nhà nước can thiệp bằng các chính sách: thuế, trợ giá, ưu tiên mặt hàng…thì cung hàng hoá cũng thay đổi. - Hàm số cung Để phản ánh các yếu tố xác định cung ở phần trên, ta có thể viết dưới dạng đại số được gọi là hàm số cung: S xt = f (P x , G, N, T…) S xt : là hàm số cung 1 loại hàng hoá. P x : giá của chính hàng hoá đó. G: chính sách của Chính phủ. N: số người sản xuất. T: công nghệ. 5. Di và dịch chuyển đường cung Di chuyển đường cung Di chuyển đường cung là những thay đổi của cung chạy dọc trên đường cung (hình 2.5). 9 Hình 2.5 cho biết khi giá cả giảm xuống thì cung di chuyển giảm từ điểm A xuống điểm B, có nghĩa là Q giảm. Ngược lại, khi giá cả tăng lên thì cung di chuyển tăng từ điểm B lên điểm A, có nghĩa là Q tăng. Dịch chuyển đường cung Hình 2.6 cho biết đường cung SS có thể dịch chuyển sang phải hoặc sang trái khi có những biến số ngoại sinh tác động đến cung: giá cả hàng hoá liên quan, công nghệ, số người sản xuất, chính sách của Nhà nước… Khi số người sản xuất tăng (các yếu tố khác không đổi) thì đường cung SS dịch chuyển sang phải, cung tăng. Ngược lại, khi số người sản xuất giảm (các yếu tố khác không đổi) thì đường cung SS dịch chuyển sang trái, cung giảm. Hoặc Chính phủ đánh thuế cao hàng hoá đó thì đường cung SS dịch chuyển sang trái, cung giảm. Điều này có nghĩa là các biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cung. 5. Vận dụng toán đại số trong phân tích trạng thái cân bằng cung, cầu Theo dõi bảng số liệu hoặc phân tích đồ thị, ta xác định được điểm cân bằng cung, cầu. Nhưng ta cũng có thể sử dụng toán đại số để xác định điểm cân bằng cung, cầu trên cơ sở xây dựng hàm số cung, hàm số cầu. Ví dụ về tình hình cung, cầu ngô diễn biến (bảng2.4). * Xây dựng phương trình đường cung, đường cầu: Từ số liệu, ta có phương trình tổng quát y =ax + b - Phương trình đường cầu sẽ là q D = -5P + 28 - Phương trình đường cung sẽ là q S = 5P + 3 Bảng 2.4 Những thông tin về thị trường ngô P= 1000đ/kg 2 2,2 2,4 q D =1000 tấn 18 17 16 q S = 1000 tấn 13 14 15 10 [...]... toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng chi phí tính toán (số tiền thực tế doanh nghiệp phải bỏ ra và thu về trong sản xuất kinh doanh; không tính chi phí tiềm ẩn) - Lợi nhuận kinh tế được phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh Nó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu khi bán hàng với tổng chi phí kinh tế (cả chi phí thực tế và chi phí cơ hội Vì vậy, nó là... tính toán rất có ý nghĩa cho kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Chi phí kinh tế: Chi phí kinh tế là chi phí được tính toán đầy đủ nhất của quá trình sản xuất kinh doanh Nó bao gồm: chi phí tính toán (thực sự phải trả tiền), và chi phí cơ hội (chi phí bị bỏ qua khi không sử dụng tài nguyên theo khả năng có lợi nhất) Ví... chọn phương án sản xuất kinh doanh cho hiệu quả Kinh tế cao - Lợi nhuận trung bình là phần lợi nhuận được tính toán trên cơ sở tỷ lệ lãi của vốn đầu tư mà chủ doanh nghiệp đã bỏ vào quá trình kinh doanh Do vậy, khi lợi nhuận đạt mức trung bình thì lợi nhuận kinh tế bằng không Phấn đấu để lợi nhuận kinh tế cao hơn lợi nhuận trung bình là mục tiêu của sự lựa chọn đối với chủ doanh nghiệp .2 Nguồn gốc... tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và bán hàng hóa với giá cao nhất để sau khi trừ chi phí cho các đầu vào ít nhất và bán hàng hóa với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không... không co giãn Phần: LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ 20 Câu 11: Phân loại chi phí 1 Phân loại chi phí căn cứ vào đặc điểm, tính chất và phương pháp tính Nếu căn cứ vào đặc điểm, tính chất và phương pháp tính chi phí, ta có 3 loại: - Chi phí tài nguyên: Chi phí tài nguyên là chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (thường được biểu hiện bằng hiện vật) Đó là đất, nước, giống và. .. doanh nghiệp lựa chọn phương án hành động có lợi nhất Bảng 4.3 Sự khác nhau giữa chi phí kinh tế với chi phí tính toán ĐVT: Triệu đồng Theo quan niệm tính toán Theo quan niệm kinh tế Giá trị Giá trị Các khoản (triệu Các khoản (triệu đồng) đồng) Tổng doanh thu 102000 Tổng doanh thu 102000 Tổng chi phí 74000 Tổng chi phí tính 74000 toán Lao động 10000 Lao động 10000 Nguyên vật liệu 59000 Nguyên vật liệu. .. xuất kinh doanh, có nhiều lý do để hình thành nên lợi nhuận: - Nắm được thời cơ kinh doanh: cơ hội thị trường, hợp tác kinh tế, chính sách của quốc gia, quốc tế - Chọn được phương án tối ưu trong sản xuất kinh doanh (kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cho sản lượng tối đa) - Kiểm soát được gía cả và sản phẩm bán ra trên thị trường (lợi thế độc quyền) - Mạo hiểm, sáng tạo, đổi mới hàng hoá kinh doanh, ... không quan tâm sự khác nhau giữa GDP và GNP Vì sau khi xác định GDP, ta điều chỉnh một chút sẽ có GNP 1.1 Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô 32 Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô Một nền kinh tế có hàng triệu các đơn vị, hãng tương tác lẫn nhau Để đơn giản hoá, ta nghiên cứu sơ đồ đơn giản nhất (chỉ có 2 tác nhân: hộ gia đình và hãng kinh doanh) Sự tương tác của 2 tác nhân tạo nên dòng luân chuyển kinh tế. .. giữa các hàng hóa dịch vụ với nhau như: tỷ giá giữa hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp; Nhà nước có quyền định giá và hình thành giá b) Kiểm soát giá của Nhà nước: Kinh tế thị trường có những khuyết tật của nó Do vậy cần thi t phải có sự can thi p có chủ tâm của Chính phủ nhằm điều tiết kinh tế thị trường theo hướng tích cực của nền kinh tế *) Nhà nước ấn định giá trần(Pc): Khi mức trần được nhà nước... quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp - Là chỉ tiêu phản ánh cả về số lượng cũng như chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Phấn đấu tăng lợi nhuận là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 26 Câu 14: Phân loại và nguồn gốc của . Câu 1: Kinh tế học là gì? Kinh tế học vi mô, vĩ mô? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô? 1.1 Kinh tế học 1.1.1 Kinh tế học là gì? Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn,. hoá công cộng (y tế, quốc phòng, giáo dục); hãng (doanh 1.3.1 Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của từng tế bào kinh. giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô hoàn chỉnh và Chính

Ngày đăng: 29/06/2015, 14:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

  • Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô

  • Hai phương pháp tính GDP

    • Phương pháp tính theo thu nhập hoặc chi phí

      • Thâm hụt ngân sách chu kỳ = Thâm hụt ngân sách thực tế - Thâm hụt ngân sách cơ cấu

      • Chức năng của ngân hàng Trung ương

      • Thực thi chính sách tiền tệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan