2.1 Phương pháp giá trị gia tăng (VA - Value Added)
Tính GDP theo luồng sản phẩm có thể trùng: như gạo với rượu, hoặc chè búp tươi với chè búp khô. Mà GDP là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, do đó để có hàng hoá cuối cùng đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều công đoạn (mỗi hãng hoàn chỉnh 1 phần giá trị của hàng hoá đó). Vì vậy để tránh tính trùng, ta có khái niệm giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng, là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng (giá trị sản xuất)
của một doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ (chi phí trung gian) từ các doanh nghiệp khác mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.
GO = IC + VA hay VA = GO - IC
IC: Chi phí trung gian (nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng hoá). VA: bao gồm W, i, r, T, Pr, Am.
T: toàn bộ các khoản thuế.
VA của 1 doanh nghiệp là phần đóng góp của doanh nghiệp đó vào tổng sản lượng của nền kinh tế. Tổng VA của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ trong 1 năm là GDP.
Vì vậy, tính GDP theo VA cũng cho kết quả như 2 cách tính trên.
2.2 Phương pháp tính phúc lợi kinh tế ròng (NEW - Net EconomicsWelfare) Welfare)
Tính GDP theo luồng sản phẩm có thể sót: sản phẩm tự cung, tự cấp; những thiệt hại môi trường; lậu thuế, do đó chưa đầy đủ. Phương pháp tính phúc lợi kinh tế ròng giải quyết những thiếu sot trên, hơn nữa nó còn đánh giá mức độ hưởng thụ của mọi công dân (kể cả thời gian nghỉ ngơi). Cách tính NEW:
NEW = GNP - Bất lợi + Có lợi cho xã hội
Bất lợi: ô nhiễm, ách tắc giao thông.
Có lợi: môi trường trong lành, đường phố sạch đẹp.
Hạn chế của NEW: là phương pháp mới, chưa theo dõi được; hơn nữa rất khó xác định bất lợi và có lợi. Vì thế, vẫn dùng GNP.
Chương 5: Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Câu 20: Tổng cầu và sản lượng cân bằng: