Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 41)

Nếu thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài thì Chính phủ phải nghĩ tới biện pháp hạn chế, thường dùng là tăng thu, giảm chi với nguyên tắc là không gây ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế. Khi sử dụng biện pháp tăng thu giảm chi không giải quyết được thì sử dụng biện pháp tài trợ cho thâm hụt: vay nợ trong nước (vay dân), vay nợ nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại tệ, vay ngân hàng (in tiền).

Câu 22: Cung, cầu tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Trung ương:

* Mức cung tiền (Ms) là tổng số tiền có khả năng thanh khoản. Nó bao gồm

tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so với tiền cơ sở vì hoạt động tạo ra tiền của ngân hàng Thương mại.

* Các nhân tố quyết định mức cung tiền:

- Quy mô của lượng tiền cơ sở.

- Khả năng tạo ra tiền của ngân hàng Thương mại.

* Cung tiền: Trong nền kinh tế hiện đại cung tiền biểu hiện dưới nhiều

hình thức, bao gồm nhiều loại tài sản, tài chính khác nhau. Chúng được phân loại tùy theo mức độ linh động. Mức độ linh động là thể hiện sự thuận tiện của chúng trong chi dùng. Cung tiền được phân thành những thành phần sau; M1 gồm tiền mặt, séc tiết kiệm không kỳ hạn, M1 là tài sản tài chính hoặc không kém sinh lợi nhưng lại có tính linh động cao. M1 chủ yếu dùng trong giao dịch mua bán vì vậy nó còn được gọi là “tiền giao dịch”.

M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn tương đối ngắn. Tiền gửi có kỳ hạn là tài sản sinh lợi nhưng mức độ linh động kém hơn M1. M3 = M2 + tiền gửi có kỳ hạn dài, các chứng khoán cơ bản: cổ phiếu, trái phiếu....

Tùy theo mức độ linh động của tài sản chính có thể phân thành M4 M5 … Trên giác độ kinh tế vĩ mô người ta quan tâm nhiều đến M1 M2 ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể chọn M1 M2 (là đại lượng chính đo mức cung tiền). Nhiều nước đang phát triển thường chọn M2 là đại lượng chính đo được cung tiền.

* Cầu tiền: là khối lượng tiền cần thiết để chi tiêu thường xuyên đều đặn

cho tiêu dùng cá nhân và cho sản xuất kinh doanh, gọi là mức cầu về tiền giao dịch. Khi giá tăng mức cầu về danh nghĩa cũng tăng theo để mua dù hàng hóa và dịch vụ cần thiết đã định. Như vậy thực chất cầu về tiền là nhu cầu về cán cân tiền tệ thanh toán. Cầu về tiền (MD) phụ thuộc. Người ta giữ một phần tài sản của mình dưới dạng tiền để mua đủ hàng hóa và dịch vụ cần thiết, thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng, cấu về tiền phụ thuộc vào thu nhập (Y = NI).

Lãi suất (r): Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất (r) mà tài sản tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu, lãi suất (r) chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

Trong các điều kiện khác không đổi, khi lãi suất giảm xuống người ta muốn để tài sản dưới dạng tiền hơn là để dưới dạng trái phiếu.

Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa (r) và (MD) được gọi là hàm cầu về tiền (hàm ưa thích tiền).

MDtt = kY – hr

Trong đó; MDtt là mức cầu về tiền thực tế; k, h - là các hệ số đo độ nhạy cảm của cầu về tiền với lãi suất và thu nhập.; Y – là thu nhập; r - là lãi suất

Chức năng của ngân hàng Trung ương

- Là ngân hàng của các ngân hàng Thương mại:

+ Giữ các tài khoản dự trữ cho ngân hàng Thương mại.

+ Cho ngân hàng Thương mại vay trong trường hợp khẩn cấp. - Là ngân hàng của Chính phủ:

+ Giữ các tài khoản của Chính phủ.

+ Nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc Nhà nước. + Hỗ trợ chính sách tài khoá (mua tín phiếu).

- Kiểm soát mức cung tiền: bằng việc thực thi các chính sách tiền tệ.

Thực thi chính sách tiền tệ

- Điều chỉnh mức cung tiền bằng các công cụ nhằm tác động vào tiền cơ sở và số nhân tiền (điều chỉnh lãi suất chiết khấu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc).

- Thông qua hoạt động tín dụng: trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng và hoạt động thị trường mở.

- Với NHTM:

+ Chỉ đạo để dự trữ bắt buộc đối với (khoản tiền gửi không kỳ hạn). + Đóng vai trò trung gian thanh toán séc giữa các NHTM.

+ Cho NHTM vay tiền khi cần thiết. - Với chính phủ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giữ TK ngân sách cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay với KBNN. + Hỗ trợ thực hiện chính sách tài khóa của Chính phủ, bằng cách mua trái phiếu của Chính phủ.

+ Kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thực thi chính sách tiền tệ.

+ NHTW có trách nhiệm kiểm soát và điều tiết thị trường Tài chính.

* Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng TW (NHTW):

- Nghiệp vụ thị trường mở: Là thị trường ngân hàng TW dùng để mua bán trái phiếu Kho bạc Nhà nước;

- Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc;

- Quy định lãi suất cơ bản: Tùy theo từng thời kỳ mà NHTW ấn định lãi suất cơ bản khác nhau, trên cơ sở đó mà các Ngân hàng thương mại (NHTM) ấn định lãi suất cho phù hợp.

- Lãi suất chiết khấu: NHTW quy định lãi suất khi cho NHTM vay tiền, thông thường lãi suất chiết khấu thấp hơn so với lãi suất trên thị trường để kích thích các NHTM tìm nguồn đầu tư.

- Quy định trực tiếp lãi suất: Quy định trần lãi suất tiền gửi, tiền vay; quy định lãi suất tái cấp vốn; quy định hạn mức tín dụng...

Câu 23: Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và sự phối hợp hai

chính sách

1.Chính sách tài khoá

Giả sử nền kinh tế đang ở điểm E0 cân bằng đồng thời cả hai thị trường với lãi suất i0 và sản lượng Y0. Bây giờ Chính phủ tăng chi tiêu, tổng cầu tăng làm IS dịch chuyển sang phải (IS0 sang IS1). Đáng lẽ ở mức lãi suất i0, sản lượng cân bằng phải ở mức Y2 và điểm cân bằng mới phải ở E2, nhưng do cung tiền không đổi mà cầu tiền lại tăng, do tổng cầu tăng nên lãi suất đã tăng lên, hạn chế bớt thu nhập để giảm cầu tiền. Cuối cùng sản lượng cân bằng ở điểm E1 với lãi suất i1 > i0 và thu nhập Y1 < Y2.

Như vậy khi mức cung tiền không đổi, sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ đã làm tăng sản lượng và đẩy lãi suất lên, đồng thời gây hiện tượng "tháo lui đầu tư". Nếu chính sách tài khoá của Chính phủ đồng thời được mở rộng cung tiền đủ để duy trì mức lãi suất thì đường LM sẽ dịch chuyển sang phải (LM0 sang LM1),

gây hiện tượng tháo lui đầu tư). Như vậy, chính sách tài khoá mở rộng, đồng thời nới lỏng cung tiền sẽ đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 41)