Lạm phát thường xảy ra khi:
- Tốc độ tăng chỉ số giá khác nhau giữa các nhóm hàng hoá. - Tốc độ tăng giá với tăng lương xảy ra không đồng thời.
Từ 2 đặc điểm dẫn tới thay đổi tương đối về giá (giá cả tương đối đã thay đổi). Vì thế tác hại của lạm phát không phải do giá tăng, mà do giá tương đối thay đổi. Do đó tác hại là:
+ Khó khăn cho những người làm công ăn lương hoặc những người có khối lượng tiền mặt lớn (vì trượt giá nên giá trị thực tế của tiền giảm).
+ Đồng thời do chỉ số giá khác nhau của hàng hoá, dẫn tới phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tầng lớp trong xã hội tạo nên kẻ giàu, người nghèo.
+ Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế (có doanh nghiệp phất lên, có doanh nghiệp bị phá sản).
Ngoài việc phân loại và tác hại của lạm phát như trên, ta còn chia lạm phát thành 2 loại:
* Lạm phát dự kiến là lạm phát thấy trước theo dự kiến (mọi người dự kiến
khá chính xác chỉ số giá tương đối tăng đều (ví dụ chỉ số giá tăng 1%/tháng). Loại này không gây tổn hại cho nền kinh tế, nhưng gây nên những phiền toái trong giao dịch (điều chỉnh lương, điều chỉnh những tính toán trong các hợp đồng mua bán.
* Lạm phát không dự kiến là lạm phát không thấy trước, ngoài dự định, con
người thường bị bất ngờ về tốc độ của nó. Loại này vừa gây nên những phiền toái, vừa tác động đến phân phối lại của cải ảnh hưởng tâm lý xã hội. Vì thế phòng ngừa và chống lạm phát là chiến lược của các quốc gia; cái giá phải trả cho giảm phát là rất lớn (ở Mỹ giảm lạm phát 1%, Chính phủ đã phải chi hàng trăm tỷ Đô la).
2.4 Các lý thuyết về lạm phát
2.4.1 Lạm phát cầu kéo: là AD tăng mạnh khi Y > Y* (đồ thị). Bản chất
của loại này là phải chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. Tại E0 có Y > Y* do đó AD0 dịch chuyển lên AD1 giá tăng từ P0 lên P1 => điểm cân bằng mới E1 có P tăng, Y không tăng dẫn tới ASLR thẳng đứng.
2.4.2 Lạm phát chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra khi Y < Y* gọi là lạm
phát đình trệ, lạm phát nguy hiểm. Vì lạm phát tăng, Y giảm, việc làm giảm. Lý do , do các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào tăng (xăng, dầu, điện...) đẩy chi phí lên cao. Hoặc do thiên tai, chiến tranh, chính trị làm ASSR0 dịch chuyển lên ASSR1 mặc dù AD không đổi, nhưng P tăng và Y giảm. Tại E1 và E0 thì P1 > P0 còn Y1 < Y0.
Trừ lạm phát phi mã và siêu lạm phát, còn lạm phát vừa phải vẫn duy trì đều với mốc lịch sử của nó (mọi người biết trước) gọi là lạm phát ỳ, lạm phát dự kiến có AS và AD tăng cùng tốc độ, và giá cũng tăng theo dự kiến, nhưng Y không đổi.
Khi có lạm phát dự kiến thì nền kinh tế ổn định, vì mọi hoạt động đều được điều chỉnh chủ động.
2.4.4 Lạm phát với tiền tệ và lãi suất * Lạm phát với tiền tệ
MS/P = LP
Từ biểu thức cân bằng tiền tệ cho thấy cung tiền luôn phải phù hợp với cầu tiền. Khi Y = Y* nếu LP tăng mà MS không tăng chỉ dẫn tới P tăng làm cho lạm phát tăng tương ứng với tỷ lệ tăng cung tiền danh nghĩa. Khi gặp cơn sốt cung (giá đầu vào tăng) lúc này MS giảm. Do đó để đáp ứng cầu tiền thực tế thì Chính phủ tăng cung tiền danh nghĩa cũng dẫn tới lạm phát tăng.
* Lạm phát với lãi suất
Khi cung tiền danh nghĩa MSn tăng thì lãi suất danh nghĩa in cũng tăng (thực chất lãi suất thực tế ir không đổi). Vì vậy ir = in - gP